Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.43 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRỒNG HOA NỀN
Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT VÀ HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRỒNG HOA NỀN
Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT VÀ HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn :Thạc sĩ TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

ii


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

NGUYEN THI BAO CHAU
SUBJECT :

INVESTIGATING SITUATION PLANTING THE
COVER-FLOWER IN THU DAU MOT- DI AN
DISTRICT - BINH DUONG PROVINCE

Deparment Of Landscaping And Invironmental Horticulture

GRADUATION ESSAY
Supervisor: TRUONG THI CAM NHUNG, MSc

Ho Chi Minh City
May 2008

iii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này tôi xin chân thành cám ơn :


Ths.Trương Thị Cẩm Nhung, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong

quá trình thực hiện tiểu luận.


Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh

Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại trường.


Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Bình Dương.



Ủy ban nhân dân Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An.



Các Hội Nông dân, Hội Sinh vật cảnh của các xã Thị xã Thủ Dầu Một và

huyện Dĩ An đã giúp đỡ tôi tiếp xúc với các hộ trồng hoa nền để thu thập số
liệu.


Cám ơn tập thể lớp Cảnh Quan khóa 30 đã cùng tôi trải qua 4 năm học


gắn bó, cùng sẻ chia niềm vui cũng như nỗi buồn.


Con cám ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng và giáo dục con thành người.

Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Bảo Châu

iv


TÓM TẮT
Tiểu luận “Khảo sát tình hình trồng hoa nền ở Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ
An” được tiến hành tại 2 Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương,
thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả thu được bao gồm:
-

Hoa nền tại Thủ Dầu Một và Dĩ An được chia làm 3 loại chính : hoa cúng,
hoa trang trí, hoa cho công trình.

-

Đa số các hộ sản xuất hoa nền là bán lẻ, bán theo đơn đặt hàng rất ít do đầu
ra không ổn định.

-


Thủ Dầu Một và Dĩ An có một cơ sở hạ tầng tốt, thiên nhiên thuận lợi.

-

Các biện pháp và kiến nghị cho định hướng trên.

v


SUMMARY

The essay “Investigating situation planting the cover-flower in Thu Dau Mot- Di
An district – Binh Duong province” was performed in Thu Dau Mot & Di An
district – Binh Duong Province in the period from March to May, 2008.
The result of that contain :
- The cover-flower in Thu Dau Mot & Di An is separated to three form:
flowers for days of anniversaries, flowers for landscapes, flower for
decorative.
- Almost the farmers produced cover-flower was retail, the contractwas less
because the output weren’t install.
- Thu Dau Mot – Di An has a vigorously developing economy, nature
advantage.
- The methods and petitions for the orient above.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa.................................................................................................... i

Lời cảm ơn……………………………………………………………….iv
Tóm tắt....................................................................................................... v
Mục lục.....................................................................................................vii
Danh sách các bảng ................................................................................... x
Danh sách các hình………………………………………………………xi
Danh sách các ảnh………………………………………………………xii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................. ......... 1
2. TỒNG QUAN VỀ HOA NỀN VÀ VÙNG KHẢO SÁT ................................... 3
2.1 Tổng quan về hoa nền................................................................................. ......... 3
2.1.1Nguồn gốc và phân loại...................................................................................... 3
2.1.1.1. Nguồn gốc ..................................................................................................... 3
2.1.1.2. Phân loại........................................................................................................ 3
2.1.2. Yếu tố tự nhiên................................................................................................. 4
2.1.2.1. Nhiệt độ......................................................................................................... 4
2.1.2.2. Độ ẩm không khí........................................................................................... 5
2.1.2.3. Ánh sáng........................................................................................................ 6
2.1.2. Đất trồng hoa ................................................................................................... 7
2.1.2.1. Đất thịt........................................................................................................... 7
2.1.2.2. Đất sét................................................................................................. .......... 8
2.1.2.3. Đất cát............................................................................................... ............ 8
2.1.2.4. Đất đen............................................................................................... ........... 8
2.1.2.5. Đất đỏ bazan....................................................................................... .......... 8
2.1.2.6. Đất phù sa........................................................................................... .......... 8

vii


2.1.2.7. Hợp chất.................................................... .................................................... 8
2.1.3. Phân bón........................................................................................................... 8
2.1.4. Giống hoa........................................................................................................10

2.2. Tổng quan về Bình Dương.................................................................................11
2.2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................11
2.2.2. Khí hậu – Thời tiết..........................................................................................12
2.2.3. Điều kiện đất đai.............................................................................................12
2.2.4.Nguồn nước và thủy văn..................................................................................13
2.2.5.Hiện trạng sản xuất hoa nền của tỉnh Bình Dương…………………………..13
2.2.5.1. Sản xuất hoa nền của tỉnh Bình Dương……………………………………13
2.2.5.2. Quy mô sản xuất hoa nền………………………………………………….14
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................16
3.1 Mục tiêu đề tài....................................................................................................16
3.2.1.Điều tra hiện trạng sản xuất hoa nền trên phạm vi khảo sát…………………16
3.2.2. Thu thập số liệu...............................................................................................16
3.2.3 Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu ...................................................................16
3.2.4. Đề xuất các giải pháp chính………………………………………………...16
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………………18
4.1 Tình hình sản xuất hoa nền ở Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An…………18
4.1.1. Đặc điểm ngành hoa nền Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An…………...18
4.1.2. Tình hình sản xuất..........................................................................................19
4.1.3 Phân tích tình hình sản xuất hoa nền………………………………………...21
4.1.3.1. Chủng lọai sản xuất ………………………………………………………21
4.1.3.2. Lọai hình sản xuất………………………………………………………...23
4.1.3.3. Nguồn giống cây………………………………………………………….24
4.1.3.4. Mức độ đầu tư chăm sóc………………………………………………….24
4.1.3.5. Chi phí đầu tư sản xuất…………………………………………………....25
4.1.3.6. Ứng dụng khoa học kỹ thuật……………………………………………...25
4.1.3.7. Thị trường tiêu thụ………………………………………………………..26

viii



4.1.3.8. Nguồn vốn vay……………………………………………………………27
4.1.3.9. Các khó khăn trong sản xuất……………………………………………...27
4.1.3.10. Thu nhập khác của hộ sản xuất hoa nền………………………………..28
4.2. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của việc sản xuất hoa nền………….28
4.3. Đề xuất hướng phát triển cho ngành hoa nền của Thị xã Thủ Dầu Một và huyện
Dĩ An đến năm 2010……………………………………………………………...31
4.4. Đề xuất các giải pháp chính……………………………………………….....33
4.4.1. Quy họach………………………………………………………………….33
4.4.2. Quản lý……………………………………………………………………..33
4.4.3.Thị trường……………………….…………………………………………..34
4.4.4. Phương thức sản xuất………………………………………………………35
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..36
5.1 Kết luận.............................................................................................................36
5.2 Kiến nghị...........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................37
PHỤ LỤC...............................................................................................................38
Phụ lục 1 : Danh sách các hộ sản xuất hoa nền.......................................................38
Phụ lục 2 : Phiếu khảo sát các hộ sản xuất hoa nền.................................................40

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Số lượng hạt giống hoa/ 1gram hạt…………...........................................11
Bảng 2.2 Diệntích sản xuất hoa nền tại Tỉnh Bình Dương qua các năm………….14
Bảng 2.3 Diện tích sản xuất hoa lài tại Tỉnh Bình Dương qua các năm…………..14

Bảng 4.1. Giá thành nguyên vật liệu………………………………………………26
Bảng 4.2 Phân bố sử dụng đất Nông – Lâm – Ngư nghiệp
đến năm 2010 – Bình Dương……………………………………….32
Bảng 4.3: Phân bố sử dụng đất Nông – Lâm – Ngư nghiệp
đến năm 2010 – Bình Dương……………………………………….33

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh Hoa kiểng
của các hộ điều tra………………………………………….19
Hình 4.2 : So sánh mức diện tích kinh doanh Hoa kiểng
của 29 hộ điều tra ……………………………………21
Hình 4.3: Tỷ lệ chủng lọai hoa ở địa bàn khảo sát…………………………22
Hình 4.4 : Phương thức tiêu thụ của các hộ sản xuất hoa nền……………..28
Hình 4.5: Các khó khăn gặp phải của các hộ sản xuất Hoa nền trên địa
bàn điều tra ……………………………………….29

xi


DANH SÁCH CÁC ẢNH
ẢNH

TRANG


Ảnh 2.1 : Một phần vườn của bà Phạm Thị Miếng
X.Chánh Mỹ-Tx.Thủ Dầu Một…………………………………………….14

Ảnh 4. 1 : Hoa vạn thọ Tagetes erecta.......................................................................23
Ảnh 4. 2 : Hoa cẩm chướng Dianthus caryophyllus………………………………...23
Ảnh 4. 3 : Hoa dừa cạn Cathranthus roseus……………………………………………23

xii


13


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoa, cỏ thiên nhiên mang không khí thóang mát , vui tươi cho tâm trạng con
người, giúp thư giản sau thời gian làm việc mệt mỏi, lấy lại sinh khí tươi tắn cho
người bệnh mới khỏe…Nói chung, hoa kiểng rất có lợi cho sức khỏe của con người
mang lại cảm giác thư thản cho tâm hồn.
Trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế Bình Dương đang trên đà phát triển
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mức sống của người dân đang được nâng cao, nhu
cầu vui chơi giải trí, thẩm mỹ, tìm đến với hoa kiểng ngày càng nhiều.
Cùng với sự thay đổi lớn đó, thì việc quy họach lại đất nông nghiệp là khó
tránh khỏi, tốc độ diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại là nguyên nhân
chính dẫn đến việc hình thành nghề mới ở tỉnh Bình Dương: ngành trồng hoa nền.
Ngành trồng hoa nền đã tạo thêm một bước tiến mới trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Bình Dương. Nó mang lại cho nền kinh tế Bình
Dương hướng phát triển mới, hướng nông nghiệp hiện đại.Tỉnh Bình Dương nói
chung, Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An nói riêng có tiềm năng rất lớn để phát

triển ngành này. Hai địa bàn nói trên có khí hậu thuận lợi cho hầu hết các lọai hoa
kiểng.Nơi có nhều nghệ nhân, công nhân lao động, kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp phong phú, là thị trường sôi động và nơi giao lưu của các khoa học tiến bộ,
là các khu công nghiệp lớn trên cả tỉnh.
Ngày nay, hoa kiểng là thị trường sôi động nhất: nhu cầu về hoa nền, hoa trang
trí nhà cửa ngày càng lớn. Vì thế tỉnh Bình Dương đã có những bước đầu phát triển
ngành trồng hoa nền.Và hai địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An đang
được đầu tư phát triển cho ngành trồng hoa.
Hiện nay, thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dĩ An do chưa có những kế họach
quản lý cho thị trường hoa nền, đang phát triển không theo trật tự. Việc nghiên cứu

1


tình hình sản xuất hoa nền nhằm phục vụ cho công tác phát triển hoa nền cho hai
địa bàn trên, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất hoa
nền nhằm đưa ra kế họach quản lý và phát triển hoa nền trong tương lai để giúp tỉnh
Bình Dương thực hiện được kế họach chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng và
chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp nói chung

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HOA NỀN VÀ VÙNG KHẢO SÁT
2.1. Tổng quan về hoa nền.
2.1.1 Nguồn gốc và phân lọai:
2.1.1.1. Nguồn gốc:
Các cây hoa kiểng có nguồn gốc hàng nghìn năm chọn lọc. Con người đem về
nuôi dưỡng, nên chúng phải thay đổi để thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nơi

chúng sinh sống nhưng chúng vẫn giữ nguyên một số đặc tính sinh học căn bản.
Các lọai hoa trên thế giới phần lớn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có khí hậu
ấm áp quanh năm, lượng mưa nhiều.
Cúc, cẩm chướng có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản.
Huệ có nguồn gốc ở Nam Mỹ, Châu Phi.
2.1.1.2. Phân lọai:
- Phân lọai theo họ thực vật:
 Dựa vào đặc trưng hình thái.
 Dựa theo lớp: họ, bộ, giống.
Ta có:
 Lớp song tử diệp.
 Lớp đơn tử diệp.
 Lớp hạt trần.
- Phân lọai theo đặc tính sinh vật học:
 Căn cứ vào đặc điểm thực vật.
 Căn cứ vào kỹ thuật trồng trọt.
Ta có các lọai sau:


Lọai trồng bằng củ: huệ, hướng dương.



Lọai dây leo: tigôn, cát đằng.

3





Lọai dạng bụi: hồng, nguyệt quới.



Lọai cây lá hình kim: tùng, phi lao.



Lọai cây thân thảo: cúc, cẩm chướng.



Lọai cây thủy sinh: sen, súng.



Lọai cây thân mộc: ngọc lan, trắc bá diệp.



Lọai cây che phủ: muời giờ, dừa cạn.



Lọai cây bonsai: cần thăng, kim quit.

2.1.2. Yếu tố tự nhiên:
Đời sống của cây hoa ngắn ngày hay có thể gọi là cây hoa nền chịu những tác
động rõ rệt của yếu tố tự nhiên đối với môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà
người trồng hoa cần phải tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này để điều khiển công

việc trồng trọt một cách hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển tối thích của hoa đạt
năng suất cao, chất lượng tốt.
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu lên cây hoa nền gồm: nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm.
2.1.2.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí tác động mạnh mẽ đến đời sống thực vật. Trong từng giai
đọan sinh trưởng và phát triển, cây trồng đòi hỏi điều kiện ngọai cảnh nhất định,
trước hết là nhiệt độ. Nhiệt độ không khí ảnh huởng rõ rệt đến sự phát triển của cây
trồng trong các giai đọan cũng như đối với các họat động sinh lý, quang hợp, hô
hấp, hấp thụ dinh dưỡng trong đất.
Đa số các lòai hoa thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, mát mẻ từ 18 – 250C. Trong
điều kiện nhiệt độ thấp, hạt giống gieo khó nẩy mầm, lâu mọc, cây con chậm lớn, sự
sinh trưởng gần như ngừng lại, cành nhánh phát sinh ít và yếu, hoa nở muộn và
không đều. Cây trưởng thành có hiện tượng bất thường: lá giòn, cành úa vàng, cây
thấp, nụ hoa mới nhú bị điếc hoặc bị khô cháy. Biện pháp khắc phục: chọn giống
chịu rét, bón phân tưới nước đầy đủ, xới đất kỹ, che chắn gió; tủ gốc rơm rạ, lá khô
hoặc vun những đống phân nhỏ giữa các hàng cây để phân tiếp tục hoai, tỏa nhiệt
làm ấm cây trong vài ba tuần.

4


Nhiệt độ thấp cũng có thuận lợi như: hoa lâu tàn, hoa cắt cành bảo quản được
lâu hơn, củ hoa được cất giữ trong điều kiện thấp để hãm sự nẩy mầm sớm; ban
đêm nhiệt độ thấp hạn chế sự hô hấp làm tiêu hao dự trữ của cây.
Nói chung, nhiệt độ không khí thích hợp hoặc khi trời ấm áp thì sự sinh trưởng
và phát triển của cây được thuận lợi, hoa tốt và nở sớm hơn, hiệu suất cao, chất
lượng tốt; trái lại nhiệt độ thấp kìm hãm sự lớn của cây.
Đi đôi với nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong đất cũng tác động mạnh mẽ đối
với sự hút nước của rễ. Những lúc nhiệt độ đất thấp khả năng hút nước của cây

giảm sút nhanh. Nhiệt độ đất chủ yếu được nâng cao bằng năng lượng bức xạ của
mặt trời, và nhờ nhiệt lượng do họat động của vi sinh vật chuyển hóa các chất màu
trong đất. Do đó, đất nhiều mùn, thóang là đất có chế độ nhiệt tốt.
Tóm lại, nhiệt độ không khí và nhiệt độ trong đất tác động mạnh mẽ đến đời
sống của cây. Nhiệt độ cao thích hợp thì thuận lợi cho sự sống của hoa, hoa nở sớm,
đạt năng suất cao, chất lượng tốt; trái lại nếu nhiệt độ quá thấp thì hoa nở chậm,
hiệu suấtvà chất lượng kém. Hiện nay, người ta đã áp dụng biên pháp tác động nhiệt
độ để thúc đẩy hoa nở sớm hơn hay hãm hoa nở chậm lại.
2.1.2.2. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hay hơi nước trong khi quyển là một yếu khí tượng quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật còn kết hợp với nhiều yếu tố
khác như ánh sáng, nhiệt độ….để tác động đến tòan bộ họat động sinh lý của hoa.
Thực vật cần độ ẩm không khí không những để lợi dụng độ ẩm đó cho nhu cầu
sinh lý của bản thân cây mà còn để hạn chế sự phát tán hơi nước của tòan bộ lá. Sự
phát tán hơi nước càng ít nếu độ ẩm không khí càng cao và ngược lại. Độ ẩm không
khí hạ thấp thì cường độ phát tán hơi nước của cây tăng ảnh hưởng xấu đến họat
động sinh lý trong cây và có hiện tượng xảy ra rõ rệt: cành lá rũ rượi tòan bộ cây
trồng xơ xác. Một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng này là: bơm phun nước,
phun hạt rất nhỏ trên tòan bộ lá cây và xung quanh cây để gây môi trường ẩm.
Đối với những cây mới bứng trồng, thì độ ẩm ảnh hưởng rõ rệt nhất. Độ ẩm không
khí cao hạn chế có hiệu qủa sự thóat hơi nước, làm cho cây không bị mất

5


nước.Người trồng trọt cần phải chú ý đến điểm này để bứng cây mà vẫn giữ cây
được tốt.
Đối với những cây sống gửi trên cây khác hoặc trên một vật đỡ khác thì đòi
hỏi độ ẩm không khí cao lại càng khắt khe hơn, vì đây là nguồn cung cấp nước
chính của cây. (vd: hoa lan)

Độ ẩm không khí cao có lợi, nhưng độ ầm không khí thấp cũng cần thiết đối
với một số trường hợp:
Hoa nở cần khí trời hanh khô, vì nếu độ ẩm cao nước đọng gây thối hoa; hoặc
gây khó khăn thu hoach hạt giống hoa.
2.1.2.3.Ánh sáng.
- Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng quan trọng đối với đời sống của thực
vật, rất cần thiết đối với sự sinh dưỡng, là điều kiện quyết định sự sinh trưởng. Bên
cạnh đó, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng cũng tác động mạnh mẽ đến
sự lớn lên, ra hoa kết quả và điều kiện đó thay đổi tùy lọai cây, tuổi cây.
- Tuy nhiên, cây con mới nẩy mầm, cành mới cắt giâm thì cần phải che kín, tạo
bóng tối để hạn chế sự thóat hơi nước và để con nhanh chóng phát sinh.
Tuy ánh sáng rất cần thiết cho sự quang hợp, nhưng nếu trong những lúc
cường độ ánh sáng qúa mạnh thì sự quang hợp cũng giảm sút, nhất là lọai cây ưa bó
ng râm.
-Nhiệt độ giúp thực vật sử dụng tối đa ánh sáng, nhưng phụ thuộc vào điều
kiện sống của cây ở từng địa phương.
-Dựa vào những phản ứng tự nhiêncủa thực vật đối với ánh sáng, người ta chia
thực vật ra làm 3 nhóm cây:
*Nhóm cây ngày ngắn:
-Cây cối không những phản ứng với cường độ ánh sáng mà còn phản
ứng với thời gian chiếu sáng ít, những cây này phần lớn sống ở nhiệt đới ( hoa huệ,
hoa sen).
-Đối với những cây hoa ngày ngắn, nên bố trí trồng ở những khu vực
nào trong vườn mà buổi chiều được che nắng khỏang từ 16h đến tối.

6


*Nhóm cây ngày dài:
-Phần lớn là cây ở ôn đới (cẩm chướng, chân chim, hướng dương).

-Đối với những cây ngày dài, nếu ngày càng dài, cây trổ hoa càng sớm.
Rút ngắn thời gian chiếu sáng, thì hoa sẽ trổ chậm hoặc không trổ, lá phát triển rậm
rạp. Vì vậy cần phải bố trí những nơi không cớm bóng, phải đảm bảo đủ ánh sáng
liên tục từ 6h – 18h.
*Nhóm cây trung tính:
-Đối với nhóm cây này, thì thời gian chiếu sáng hang ngày ít ảnh hưởng
đến việc trổ hoa, nhưng phải đảm bảo tối thiểu từ 8h – 10h/ ngày.
-Nếu đem trồng nơi dãi nắng suốt ngày thì lá bị nổ cháy, cây cằn cỗi và
khô héo đến chết. Vì thế, nên dùng những khu vực cớm bóng trong vườn để trồng
cây thuộc nhóm trung tính.
2.1.2. Đất trồng hoa.
Đất là nơi sinh sống và giúp cây trồng đứng vững và phát triển. Đất là giá đỡ
tốt nhất cho cây trồng đồng thời nó cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
2.1.2.1. Đất thịt:
Phần lớn hoa thích hợp ở đất thịt. Đất thịt có kết cấu tốt, giàu dinh dưỡng, khả
năng giữ nước cho không khí lưu thong dễ dàng. Do đó, nhiệt độ trong đất thịt điều
hòa thuận lợi cho sự phát triển của cây. Đất thịt có tỉ lệ mùn nhất định giúp hấp thụ
ánh sáng.
2.1.2.2. Đất sét:
Đất sét tuy giữ nước tốt, tương đối giàu chất mùn nhưng thấm nước kém dễ bị
ứ đọng, không khí khó xâm nhập, và khi khô cứng làm đứt rễ cây. Biện pháp cải
tạo: bón phân chuồng, phân xanh, bồi thêm mùn, đất thịt, đất cát.
2.1.2.3. Đất cát:
Đất cát tuy thấm nước nhanh không khí dễ xâm nhập nhưng là lọai đất nghèo
chất dinh dưỡng. Đất cát giữ nước kém, giữ chất mùn kém, Phân bón phân giải
nhanh. Biên pháp cải tạo: bón phân hữu cơ, bồi thêm mùn, đất thịt, đất sét.
2.1.2.4. Đất đen:

7



Là lọai đất có màu đen xám, nhẹ xốp, khi nắm trong tay đất sẹ rã nhuyễn
thành hạt nhỏ. Đất màu mỡ, thích hợp trồng lọai kiểng lâu năm, vườn ươm giâm
cành, vườn kiểng nuôi cây giống.
2.1.2.5. Đất đỏ bazan:
Là lọai màu vàng đỏ, đất màu mỡ, khi ướt dính vào chân. Đất giữ ẩm cao
nhưng khi khô, đất sẽ nứt nẻ, thích hợp với hoa dài ngày.
2.1.2.6.Đất phù sa:
Do sông ngòi bồi đắp, rất giàu dinh dưỡng và có màu sắc giống đất đỏ bazan.
Khi đem từ ruộng về, đất có lẫn rơm rạ nên xốp, thích hợp với cây hoa ngắn ngày.
2.1.2.7.Hợp chất:
Bao gồm tro trấu, đất vườn, hay đất đen, phân rác mục hay phân chuồng hoai;
dung làm bầu đất cho tất cả các lọai hoa kiểng khi vận chuyển hoặc vào bầu.
2.1.3. Phân bón và phương pháp bón:
2.1.3.1.Phân bón.
-Phân vô cơ:
Chất dinh dưỡng của hoa gồm 2 nhóm:
Đạm, lân, kali: phân đa lượng.
Sắt, mangan, bo, đồng: phân vi lượng.
-Phân đa lượng:
+Đạm: là thành phần cơ bản của chất nguyên sinhtrong tế bào, tham gia
cấu tạo diệp lục của lá, thành phần chính đảm bảo quang hợp, ảnh hưởng màu sắc
lá, màu sắc và hình dạng của hoa.
 Thiếu đạm: cây hoa dễ bị cằn cỗi, lá úa vàng, hoa không trổ được
hoặc xấu.
 Thừa đạm: than cây sẽ vống cao, yếu, dễ bị đổ, cành lá sum suê ít
hoa; khả năng chịu rét và chống sâu bệnh giảm.
 Đủ đạm: cây xanh tốt, hoa nhiều, màu sắc đậm.
+Lân(P2O5): cần thiết để hình thành chất nucleoproteit của nhân tế bào.
Tòan bộ cơ thể, hoa quả, nhất là hạt đầu cần nhiều lân.


8


 Đủ lân: cây con mọc khỏe, tỉ lệ sống cao, hoa nở sớm hơn, màu
sắc đẹp, giúp cây hút đạm nhiều,khả năng chống rét của cây tăng.
 Thiếu lân: rễ phát triển kém,cành nhánh ít, hoa ít, chóng tàn. Các
hoa để giống thì qủa lép, ít hạt và chin không đều.
+Kali(K2O):cần cho các bộ phận sinh trưởng mạnh: mầm, lá non, chóp rễ.
Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây
chịu hạn, chịu rét mạnh hơn, cùng với lân đảm bảo quá trình quang hợp của cây có
hiệu quả.
 Thiếu kali: củ hạt sẽ kém, màu sắc hoa không tươi, hoa mau tàn.
-Phân vi lượng:
Phân vi lượng cần rất ít, nhưng thiếu lại không được, không thể thay thế
được.
Thiếu cây bị úa vàng, yếu, dệ bị bệnh. Các chất này có sẵn trong đất nhưng
nếu thiếu cần phải bón thêm vào.
-Phân hữu cơ:
Thường dùng phân xanh, khô dầu, xác bã của các cơ thể, các chất bài tiết
của động thực vật. Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và mùn cho đất.
Nhược điểm của phân hữu cơ: cây hút chậm, khối lượng vận chuyển lớn,
nếu bón nhiều năm thì sẽ gây chua do tích lũy muối ( phân bắc).
2.1.4. Giống hoa:
Đối với ngành trồng hoa, việc lựa chọn giống hoa là khâu quan trọng trong
việc trồng trọt nếu như chủ vườn muốn năng suất cao. Bên cạnh đó, cũng cần các
khâu như sản xuất, thu họach, bảo quản và cây giống.
Trong vườn, phải lựa chọn những cây hoa tốt nhất giữ lại để làm giống. Việc
đánh giá là giống hoa tốt phải dựa trên các tiêu chí: hạt mẩy, nguyên vẹn, không bị
sâu bệnh.

Ngòai những cây hoa tốt nhất trong vườn, giống dã chọn để làm giống vụ tới
gọi là lọai một; sẽ chọn nhữn cây tốt còn lại gọi là lọai hai để làm giống sản xuất
chung.

9


Cần phải theo dõi sát vườn hoa để thu họach đúng lúc, không để chậm, cũng
không thu họach sớmkhi độ chin của hạt chưa đạt. Chọn những ngày khô ráo để thu
họach quả giống, hái xong phơi thật khô.
Bảo quản giống là một khâu quan trọng vì nếu chọn giống tốt mà không bảo
quản tốt, giống sẽ hỏng không mọc, hoặc tỷ lệ mọc thấp. Hạt giống được bảo quản
tốt là hạt giống khi đến mùa gieo không bị mốc meo, không bị sâu mọt, không ẩm
ướt, tỷ lệ nẩy mầm từ 90% trở lên.
Bảng 2.1:Số lượng hạt giống hoa/ 1gram hạt
Tên hoa

Số hạt/ g

Cẩm chướng gấm

900 - 1000

Vạn thọ

250- 270

Cúc lá nhám

130- 140


Hướng dương

40

Mồng gà

1400- 1500

Sao nhái màu

150

Sao nhái vàng

90

Sen cạn

14- 15

Thu hải đường

50000

Mãn đình hồng

90

Đời sống cây hoa dài hay ngắn , phẩm chất hoa tốt hay xấu, cây hoa khỏe hay

yếu phụ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng trước hết là phương pháp gây giống.
Người trồng hoa sẽ đạt năng suất cao nếu nắm vững phương pháp áp dụng cho kỹ
thuật sản xuất hoa.
Thông thường gây giống theo hai phương pháp:
- Gây giống theo phương pháp sinh sản hữu tính.
- Gây giống theo phương pháp sinh sảan vô tính.
2.2.Tổng quan về Bình Dương:
2.2.1. Vị trí địa lý:

10


Diện tích : 269.554,79 ha.
Dân số : 810.190 người (2002). Mật độ dân số bình quân:301 người/ km2 .
Đơn vị hành chính : 7 thị xã, huyện.
Ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây và Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Khí hậu – Thời tiết:
Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo – gió mùa,
có nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, một năm có hai mùa mưa và khô
rõ rệt. mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 25oC – 27oC, tổng tích ôn lớn :
9.468oC – 9.684oC/ năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định: 75 – 80
Kcal/cm2/năm.
 Giàu nắng: 2.765 giờ/ năm. Đáng lưu ý là trong năm đến 11 tháng có số
giờ nắng ≥ 200 giờ/ tháng; tổng số giờ nắng trong năm là 2.888 giờ,
trung bình 6,7– 7,2 giờ/ ngày.
Hai yếu tố ánh sáng và nhiệt độ là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng sẽ có
quang hợp cao nếu đủ cácd điều kiện nước, dưỡng chất….Thực tế, nếu gieo trồng

cây ngắn ngày có thể làm 4 – 5 vụ/năm mà vẫn đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
 Lượng mưa cao, tổng lượng mưa hàng năm khá lớn từ 1.734,2 mm/năm
(2006), nhưng phân bố không đều mà chia thành hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Xu thế lượng mưa giảm từ Tây sang Đông và từ Bắc
xuống Nam. Khỏang 84% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; vào các tháng 12 đến tháng 4 năm
sau lượng nước mưa chỉ chiếm 12 – 15% lượng mưa cả năm.
 Độ ẩm tương đối của không khí khỏang 83% (2006), mùa mưa có tháng
lên tới trị số 90%, và thấp nhất có trị số 76%.
2.2.3. Điều kiện đất đai.

11


Tổng diện tích khỏang 269.522 ha, đất tương đối bằng phẳng, thuộc dạng phù
sa cổ, và có đồi thấp.Có hai dạng địa hình chính:
 Địa hình đồng bằng gồm các bề mặt có nguồn gốc trầm tích sông,
đầm lầy biển hoặc các tích tụ thung lũng. Đất đai chủ yếu là đất phù
sa, đất phèn hoặc đất dốc tụ.
 Địa hình bậc thềm cao và đồi thấp; chủ yếu là các bậc thềm phù sa
cổ, hầu hết là đất xám trên phù sa cổ và đất nâu vàng trên phù sa cổ.
Cấu tạo đất khá đặc biệt :
 Đất đỏ vàng : 67.633 ha chiếm 25,09%.
 Đất xám : 157.957 ha chíếm 58,60%.
 Đất dốc tụ : 19.075 ha chiếm 7,08%.
 Đất phù sa : 16.136 ha chiếm 5,99%.
 Đất xáo trộn : 2.323 hachiếm 0,86%.
 Đất phèn : 996 ha chiếm 0,37%.
 Đất xói mòn : 77 ha chiếm 0,03%.
 Đất nông nghiệp chiếm diện tích khỏang 215.482 ha, với diện tích

gieo trồng cây hàng năm khỏang 30.696 ha. Diên tích gieo trồng cây
lâm nghiệp khỏang 12.651 ha.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Tỉnh Bình Dương nói chung và hai Thị xã
Thủ Dầu Một – huyện Dĩ An rất thuận lợi phát trịển cây trồng. Trong đó các lọai
hoa kiểng nói chung và hoa nền nói riêng.
2.2.4. Nguồn nước và thủy văn.
Bình Dương có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ khá phong phú, cung cấp cho cả
tỉnh trong sinh họat và tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp.
2.2.5. Hiện trạng sản xuất hoa nền của tỉnh Bình Dương.
2.2.5.1. Sản xuất hoa nền của tỉnh Bình Dương.
- Năm 1998 tổng diện tích trồng hoa kiểng là 5ha.

12


×