Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT HOA
CẮT CÀNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ KIỀU CHINH

KHẢO SÁT MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT HOA
CẮT CÀNH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : ThS. PHẠM MINH THỊNH


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
**********

NGUYEN THI KIEU CHINH

SURVEYING SOME CUT-FLOWER PRODUCTION
MODELS IN DALAT CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: PHAM MINH THINH, M.Sc.

Ho Chi Minh City
July/2008

ii


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thu thập số liệu và thực tập thực tế tại môt số Công ty và hộ
nông dân ở Thành phố Đà Lạt, với sự giúp đỡ tận tình của thầy Phạm Minh Thịnh,

các cô chú, anh chị tại các vườn, bạn bè cùng lớp,… đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở:
Hiệp hội hoa Đà Lạt.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Langbiang Farm
Công ty DaLat Hasfarm Agrivina.
Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt.
Trang trại hoa Cẩm chướng Lê Minh.
Gia đình chú Nguyễn Văn Điền.
Gia đình chú Trần Văn Tiến.
Các đơn vị nói trên đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và cung cấp
các tài liệu, thông tin cần thiết giúp tôi học hỏi thêm được một số kinh nghiệm bổ
ích và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ
Thuật Hoa Viên cùng toàn thể thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
- những người đã tận tâm dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt 4 năm học qua.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn học lớp DH04CH – những người
đã đồng hành cùng tôi trong suốt 4 năm học qua và đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn giúp đỡ, sát cánh bên tôi để tôi có
được ngày hôm nay và cũng xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành ở một số vườn cảnh tại Thành phố Đà Lạt thời gian từ tháng

3/2008 đến hết tháng 7/2008.
Kết quả thu được qua quá trình làm đề tài:
- Tìm hiểu một số mô hình sản xuất hoa cắt cành ở Đà Lạt.
- Nhận xét ưu khuyết điểm của từng mô hình.
- Tìm hiểu quy trình canh tác, kỹ thuật nhân giống một vài loài hoa cắt cành
tiêu biểu.
- Tìm ra phương hướng, giải pháp tốt nhất để thương hiệu hoa cắt cành Đà
Lạt ngày càng phát triển và vươn xa ra ngoài thế giới.

iv


SUMMARY
Subject is “ Surveying some cut–flower production models in Da Lat city ” which
was conducted at Da Lat city from March 2008 to the end of July 2008.
The results:
- To find out some cut-flower production models in Da Lat city.
- To comment on goodness and disadvantages of each model.
- To find out some culturation procedures, multiplication techniques of
several kinds of typical cut-flowers.
- To suggest some best directions and solution for Da Lat cut-flower trade
mark to develope and to get out far into the world.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................ i
Trang tựa tiếng Anh ...................................................................................... ii

Lời cám ơn ................................................................................................... iii
Tóm tắt ......................................................................................................... iv
Sumarry ......................................................................................................... v
Mục lục......................................................................................................... vi
Danh sách các hình, bảng và bản đồ ............................................................. x
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 2
1.3. Giới hạn của đề tài ................................................................................. 2
1.3.1. Về mặt khu vực ................................................................................... 2
1.3.2. Về mặt chủng loại ............................................................................... 2
2. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu.............................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................... 3
2.1.2. Địa hình............................................................................................... 4
2.1.3. Đất đai ................................................................................................. 4
2.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................. 5
2.1.4.1 Khí hậu.............................................................................................. 5
2.1.4.2 Thủy văn ........................................................................................... 5
2.1.4. Kinh tế xã hội...................................................................................... 5
2.1.4.1. Xã hội............................................................................................... 5

vi


2.1.4.2. Kinh tế............................................................................................... 6
2.1.5. Lịch sử nghề trồng hoa........................................................................ 6
2.2. Tổng quan về hoa cắt cành ở Đà lạt....................................................... 7
2.2.1. Chủng loại ........................................................................................... 7
2.2.2. Quy mô sản xuất ................................................................................. 7

2.3. Tổng quan về tình hình tiêu thụ và sản xuất hoa ở Đà Lạt .................... 8
2.3.1. Tình hình sản xuất............................................................................... 8
2.3.2. Thị trường tiêu thụ .............................................................................. 9
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt .. 12
2.3.3.1. Thuận lợi ........................................................................................ 12
2.3.3.2. Khó khăn ........................................................................................ 13
3. MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 15
3.1 Mục tiêu đề tài....................................................................................... 15
3.2. Nội dung thực hiện............................................................................... 15
3.3. Phương pháp ........................................................................................ 15
3.3.1. Công tác ngoại nghiệp....................................................................... 15
3.3.2. Công tác nội nghiệp .......................................................................... 15
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 16
4.1. Một số mô hình sản xuất hoa cắt cành tiêu biểu ở Đà Lạt................... 16
4.1.1. Mô hình sản xuất của các công ty ..................................................... 16
4.1.1.1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Langbiang Farm............................ 16
4.1.1.2. Công ty DaLat Hasfarm Agrivina.................................................. 20
4.1.1.3. Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt................ 23
4.1.1.4. Nhận xét chung ............................................................................. 25
4.1.2. Mô hình sản xuất của trang trại hoa Cẩm chướng Lê Minh ............. 26
4.1.3. Mô hình sản xuất của các hộ nông dân ............................................. 29
4.1.3.1. Mô hình sản xuất của hộ nông dân có hợp tác với công ty............ 29
4.1.3.2. Mô hình sản xuất của hộ nông dân không hợp tác với công ty ..... 31
4.2. Định hướng phát triển các mô hình...................................................... 33

vii


4.3. Một số phương pháp nhân giống ở các vườn....................................... 35
4.3.1. Nhân giống hoa Cẩm chướng ........................................................... 35

4.3.1.1. Nhân giống hữu tính ...................................................................... 35
4.3.1.2. Nhân giống vô tính......................................................................... 36
4.3.2. Nhân giống hoa Cúc đồng tiền.......................................................... 36
4.3.2.1. Nhân giống hữu tính ...................................................................... 36
4.3.2.2. Nhân giống vô tính......................................................................... 36
4.3.3. Nhân giống hoa Hồng ....................................................................... 37
4.3.3.1. Nhân giống hữu tính ...................................................................... 37
4.3.3.2. Nhân giống vô tính......................................................................... 37
4.4. Kỹ thuật canh tác một số loài............................................................... 37
4.4.1. Kỹ thuật canh tác hoa Cát tường....................................................... 37
4.4.1.1 Ươm giống ...................................................................................... 39
4.4.1.2. Chuẩn bị đất trồng.......................................................................... 39
4.4.1.3.Mật độ và khoảng cách trồng.......................................................... 39
4.4.1.4. Chăm sóc........................................................................................ 40
4.4.2. Kỹ thuật canh tác cây hoa Cẩm chướng trong nhà che plastic ......... 41
4.4.2.1. Cây giống ....................................................................................... 42
4.4.2.2. Làm đất .......................................................................................... 42
4.4.2.3. Trồng cây con................................................................................. 43
4.4.2.4. Chăm sóc........................................................................................ 43
4.4.3. Kỹ thuật canh tác Cúc đồng tiền ....................................................... 44
4.4.3.1. Đất trồng ........................................................................................ 44
4.4.3.2. Chế độ phân bón ............................................................................ 44
4.4.3.3. Sâu bệnh và cách phòng trừ ........................................................... 45
4.4.4. Kỹ thuật canh tác cây hoa Hồng ....................................................... 45
4.4.4.1. Các loại giống hoa Hồng trồng phổ biến tại Đà Lạt ...................... 45
4.4.4.2. Đất trồng ........................................................................................ 45
4.4.4.3. Chăm sóc........................................................................................ 45

viii



4.4.4.4. Tưới nước....................................................................................... 46
4.4.4.5. Phòng trừ sâu bệnh hại hoa Hồng ................................................. 46
4.4.4.6. Tỉa cành, tỉa nụ, thu hoạch và bảo quản hoa.................................. 46
4.4.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Cúc.......................................... 47
4.4.5.1. Chọn đất trồng và làm đất .............................................................. 47
4.4.5.2. Chuẩn bị đất trước khi trồng .......................................................... 47
4.4.5.3. Kỹ thuật trồng ................................................................................ 48
4.4.5.4. Chăm sóc........................................................................................ 49
4.4.5.5. Biện pháp phòng trị sâu bệnh ......................................................... 50
4.5. Kỹ thuật bảo quản hoa sau thu hoạch .................................................. 51
4.5.1. Xác định thời điểm thu hoạch hoa .................................................... 51
4.5.2. Cách thức thu hái .............................................................................. 51
4.5.3. Bảo quản hoa sau khi thu hoạch ....................................................... 52
4.5.4. Phương pháp giúp hoa nở ................................................................. 53
4.5.5. Phân loại hoa..................................................................................... 53
4.5.6. Đóng gói hoa..................................................................................... 54
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 55
5.1 Kết luận ................................................................................................. 55
5.2. Kiến nghị.............................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 57

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH - BẢNG
HÌNH

TRANG


Hình 2.1 : Bản đồ hành chánh Thành phố Đà Lạt

4

Hình 4.1. Lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Langbiang Farm
đang hướng dẫn cho nông dân về quy trình sản xuất của Công ty.

17

Hình 4.2. Trang thiết bị của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Langbiang Farm

18

Hình 4.3. Hệ thống làm mát trong nhà kính của Dalat Hasfarm

20

Hình 4.4. Hệ thống nhà kính của DaLat Hasfarm

22

Hình 4.5. Hệ thống vườn ươm và phòng nuôi cấy mô của Công ty cổ phần
Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt

23

Hình 4.6. Trang trại hoa Cẩm chướng của bác Lê Minh

26


Hình 4.7. Vườn hoa Hồng của chú Nguyễn Văn Điền

29

Hình 4.8. Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Langbiang Farm đang
kiểm tra sản phẩm ở vườn chú Điền

30

Hình 4.9. Vườn hoa Cúc đồng tiền của chú Trần Văn Tiến

32

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 : Sản lượng và giá trị xuất khẩu hoa cắt cành

10

Đà Lạt – Lâm Đồng 2004-2007
Bảng 2.2 : Giá hoa cắt cành tháng 11/2007

14

Bảng 4.1 : Các chỉ tiêu cần đạt được của mỗi giống cây

19


Bảng 4.2 : Tóm tắt các mô hình sản xuất

33

Bảng 4.3 : So sánh mô hình sản xuất của Công ty với hộ nông dân

35

Bảng 4.4 : Lượng phân cho cây Cẩm chướng trong 1 năm (kg/100m2)

43

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, con người luôn sống trong nhịp sống
bận rộn với bao lo toan vất vả. Trong tình trạng thường xuyên bị stress vì căng
thẳng, con người không mong muốn gì hơn là có một không gian thoáng đãng, một
bầu không khí trong lành tràn ngập hương sắc cỏ hoa. Với mục đích phục hồi sức
khỏe và tịnh dưỡng tinh thần cho con người, vườn hoa, công viên, vườn bách thảo,
các mảng xanh đô thị … ngày càng phát triển và được mọi người quan tâm. Vì thế,
Đà Lạt luôn là địa điểm lý tưởng cho các ngày nghỉ cuối tuần, các dịp lễ tết không
chỉ vì khí hậu quanh năm mát mẻ mà còn vì nơi đây được mệnh danh là thành phố
hoa. Từ cuối thế kỉ 19, khi bác sĩ Yersin tìm ra Đà Lạt, cao nguyên thơ mộng này đã
có hoa. Hoa có mặt ở khắp nơi : hoa dọc theo các con đường, hoa mọc ven những
triền dốc, hoa len lỏi giữa phố phường,… Có những loài hoa nổi tiếng tạo nên nét
đăc trưng riêng cho Đà Lạt như Mimosa, Dã quì,…cũng có những loài hoa dại âm

thầm nhẹ nhàng khoe sắc khắp nơi. Hoa đã trở thành một phần không thể thiếu để
làm nên Đà Lạt, hoa tựa như linh hồn của Đà Lạt.
Để góp phần làm cho thành phố này ngày thêm rực rỡ, vào những năm cuối
thế kỉ 20, nhiều nhà kinh doanh đã đầu tư trên mảnh đất này những vườn hoa với
nhiều giống hoa lạ được đưa về trồng. Nếu ngày xưa hoa Cẩm Chướng nhỏ, lẫn
trong vườn thì nay đã có những đóa Cẩm Chướng lớn được trồng với số lượng
nhiều. Rồi cả chục loại hoa Lys ra đời, thêm nhiều loại hoa Cúc lạ và đẹp…Các
vườn hoa này ngày càng phát triển với qui mô lớn, đáp ứng được nhu cầu và thị
hiếu của mọi người. Thị trường hoa cảnh Đà Lạt ngày càng được các nhà đầu tư,
giới chuyên môn, chính quyền và người dân địa phương quan tâm phát triển. Nhiều
mô hình sản xuất công nghệ cao được các công ty hoa và các hộ nông dân áp dụng

1


để trồng nên những giống hoa đều, đẹp, ít sâu bệnh. Vì thế, các thị trường hoa ở Đà
Lạt đang có những bước chuyển mình đáng kể.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Với khí hậu trong lành mát mẻ, đất đai màu mỡ, Đà Lạt là vùng đất lí tưởng
để phát triển các loài hoa nội địa cũng như nhập ngoại. Đồng thời, nếu được quan
tâm đầu tư với quy mô sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến và các doanh nghiệp có sự
liên kết hợp tác với hộ nông dân thì hoa cắt cành sẽ là trở thành nguồn kinh tế đầy
tiềm năng của Đà Lạt. Tuy nhiên, thị trường hoa cắt cành hiện nay vẫn chưa có
những nghiên cứu xây dựng các quy trình, các định hướng sản xuất mang tính khoa
học nhằm ướng dụng cho người dân trong quá trình trồng hoa cắt cành tiết kiệm
thời gian kinh phí và có hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm góp phần mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hoa cắt cành nơi đây
thì việc tìm hiểu một số mô hình sản xuất hoa cắt cành ở Thành phố Đà Lạt là thật
sự cần thiết.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Khảo sát một số mô hình sản xuất hoa cắt

cành ở Thành phố Đà Lạt ” với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Phạm Minh Thịnh Giảng viên Bộ môn Cảnh Quan Và Kĩ Thuật Hoa Viên – Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Giới hạn của đề tài
1.3.1. Về mặt khu vực
Chỉ tìm hiểu một số mô hình sản xuất của một vài Công ty hoa và một số
vườn hoa tiêu biểu của một số hộ nông dân nằm ở trung tâm và ngoại thành thành
phố Đà Lạt.
1.3.2. Về mặt chủng loại
Chủ yếu tập trung tìm hiểu về mô hình sản xuất của một số loài hoa cắt cành
như : Cẩm chướng, Hoa hồng, Lily, Cát tường và một số giống Cúc.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lí
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao 1500 m so với
mặt nước biển. Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du
lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà Lạt được xác
định như sau:
- Điểm cực Bắc: 12°04' Bắc.
- Điểm cực Nam: 11°52' Bắc.
- Điểm cực Tây: 108°20' Đông.
- Điểm cực Đông: 108°35' Đông.

Hình 2.1 : Bản đồ hành chánh Thành phố Đà Lạt


3


Phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, cách Buôn Ma Thuột 190 km.
Phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng, cách Thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km.
Phía Đông và Đông Nam giáp với Đơn Dương, cách Phan Rang 110 km.
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha.
2.1.2. Địa hình
Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520 m so với
mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét
đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh. Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị
chắn bởi núi Lang Biang, phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa
Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh.
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm
Đồng. Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, được
hiểu như toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các
đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
- Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m).
- Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn
Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
- Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
- Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
- Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
2.1.3. Đất đai
Các loại đất chính ở Đà Lạt:
- Đất Feralit nâu vàng phát triển từ đá mẹ Granit.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển từ đá mẹ Sa thạch.
- Đất Feralit vàng phát triển từ đá mẹ Phiến thạch sét.
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển từ đá mẹ Dacid.

- Đất Feralit nâu đỏ phát triển từ đá mẹ Phiến thạch sét.
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan.

4


- Đất Feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.
- Đất dốc tụ.
Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị
thoái hoá không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên
rất dễ bị rữa trôi và xói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
không cao.
2.1.4. Khí hậu thủy văn
2.1.4.1 Khí hậu
Đà Lạt có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc vùng cao. Bức xạ dồi
dào, có một chế độ nhiệt mát dịu và ổn định.
Nhiệt độ cao nhất : 31,2 oC.
Nhiệt độ thấp nhất : 5,1 oC.
Nhiệt độ bình quân :18,2 oC.
Chế độ gió : thay đổi theo mùa,: tháng 4 – 10 chủ yếu là gió Đông – Đông
Bắc, tháng 5 – 9 chủ yếu là gió Tây – Tây Nam. Trong năm, tốc độ gió trung bình
dao động từ 2,8 m/gy - 6,2 m/gy, lớn nhất vào tháng 11, nhỏ nhất vào tháng giêng.
2.1.4.2 Thủy văn
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
Lượng mưa phong phú nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa
hè, mùa đông khô hạn.
Lượng mưa trung bình : 1755mm.
Lượng mưa lớn nhất : 2016mm.
Lượng mưa bé nhất : 1356mm.

Mưa trung bình năm : 170ngày/năm.
Độ ẩm không khí : 85%.
2.1.4. Kinh tế xã hội
2.1.4.1. Xã hội
Số dân : 189.523 người.

5


Mật độ dân số : 469người/km2.
Đà Lạt có 12 phường, 3 xã với thành phần dân tộc đa dạng : Hoa, Tày, Thái,
Khmer, Mường, Nùng, Gia-Rai,Ê-Đê, Kơ Ho, Mạ, M'Nông,…
2.1.4.2. Kinh tế
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích
trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện
tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm
vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước
Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hàng năm vào khoảng 540
triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.
2.1.5. Lịch sử nghề trồng hoa
Năm 1898, trạm nông nghiệp và trạm khí tượng (Trung tâm thực nghiệm rau
hoa Đà Lạt ngày nay) được thiết lập trên một địa danh có tên là Dan Kia. Người
Pháp mang đến Đà Lạt những giống hoa từ quê hương họ và trồng trong các vườn
hoa quanh các biệt thự. Từ năm 1928, có gia đình ông Nguyễn Thái Hiến đã nghiên
cứu trồng thử trong vườn nhà ở ấp Tân Lạc các loại hoa: Layon, Cúc Marguerite,
hoa Lys, Mimosa, Thược dược. Năm 1935, ông cho trồng cây Mai anh đào dọc con
đường dốc từ cầu Ông Đạo lên khu chợ Đà Lạt (nay là khu Hòa Bình) và ven đường
từ chợ đến rạp chiếu bóng Eden (nay là khách sạn Ngọc Lan, đường Nguyễn Chí
Thanh). Ngoài ra, qua nhiều con đường những giống hoa mới cũng có mặt ở Đà Lạt
bổ sung cho bộ sưu tập hoa nơi đây ngày càng phong phú hơn.

Ngày nay, Đà Lạt có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa đã có từ lâu
đời ở Đà Lạt hay xuất xứ từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…),
châu Âu (Pháp, Hà Lan), châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, nhiều nhất là hoa thuộc hai
họ Lan và Cúc. Đến năm 1995, nông dân Đà Lạt triển khai việc ứng dụng mô hình
trồng hoa trong nhà có mái che bằng plastic để tránh cỏ dại, côn trùng. Đối với hoa
cúc nhập nội đòi hỏi có chu kỳ ánh sáng ngày dài đêm ngắn, người nông dân Đà Lạt
đã sử dụng hệ thống đèn Compact để tạo thêm ánh sáng cho hoa. Hiện nay, nhiều
nông dân đã ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt như ở Israel.

6


2.2. Tổng quan về hoa cắt cành ở Đà lạt
2.2.1. Chủng loại
Các sản phẩm hoa cắt cành chủ yếu ở Đà Lạt là : Hoa hồng, Cẩm chướng,
Cát tường, Lily, Đồng tiền, Cúc các loại, Lay ơn, …
2.2.2. Quy mô sản xuất
Trong hơn 10 năm qua, với sự tiếp sức của khoa học công nghệ và việc mạnh
dạn đầu tư vào lĩnh vực mới của các cá nhân, tổ chức kinh tế đang hoạt động trên
lĩnh vực nông nghiệp tại Đà Lạt đã thổi một luồng sinh khí mới cho hoạt động sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa cắt cành tại thành phố Đà Lạt và vùng lân cận.
Những năm 1990, với sự đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành của các
công ty 100% vốn nước ngoài đã tại Đà Lạt đã giúp cho người sản xuất rau hoa Đà
Lạt nhận thấy và nắm bắt ngay cơ hội phát triển của của ngành sản xuất hoa cắt
cành. Sự phát triển này ngày càng được khẳng định là hoàn toàn phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng du lịch dịch vụ của địa phương.
Trong hơn 10 năm, quy mô sản xuất hoa cắt cành của Đà Lạt đã phát triển
một cách nhanh chóng trên nhiều vùng sản xuất. Đến tháng 2/2007, ước tính diện
tích canh tác hoa của Đà Lạt đã đạt xấp xỉ 700 ha với trên 1200 ha gieo trồng. Sản
lượng hoa thu hoạch hàng năm cũng gia tăng một cách đáng kể và cho đến nay đã

đạt 600-700 triệu cành (năm 2007). Như vậy, kế hoạch đạt đến 1000 triệu cành có lẽ
sẽ nhanh chóng được vượt qua trong vài năm tới.
Kết quả phát triển nhanh chóng này có sực tác động rất lớn của khoa học
công nghệ trên nhiều lĩnh vực từ cây giống đến vật liệu phục vụ sản xuất, từ các
lĩnh vực sinh học, hoá học, nông học…. đều có tác động hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều
kiện cho ngành hoa cắt cành phát triển. Đến thời điểm này, vấn đề kỹ thuật và khoa
học công nghệ không còn quá sức đối với ngành sản xuất hoa cắt cành tại Đà Lạt.
2.3. Tổng quan về tình hình tiêu thụ và sản xuất hoa ở Đà Lạt
2.3.1. Tình hình sản xuất
Đến tháng 2/2007, ước tính diện tích canh tác hoa của Đà Lạt đã đạt xấp xỉ
700 ha với trên 1200 ha gieo trồng. Sản lượng hoa thu hoạch hàng năm cũng gia

7


tăng một cách đáng kể và cho đến nay đã đạt 600-700 triệu cành (năm 2007), trong
đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có diện tích canh tác khoảng 150 ha,
chiếm 12% diện tích và khoảng 18 % sản lượng, chủ yếu là hoa chất lượng cao. Số
diện tích còn lại tập trung chủ yếu vào các nông hộ, các công ty trách nhiệm hữu
hạn trong nước và các trang trại.
Kỹ thuật canh tác và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa ở Đà
Lạt nhìn chung có mặt bằng cao hơn các vùng trồng hoa khác trong nước, là vùng
trồng hoa có lợi thế so sánh về điều kiện thời tiết, do vậy Đà Lạt có thể trồng được
nhiều vụ trong năm, trồng nhiều loại hoa trong một vùng sinh thái mà các địa
phương khác không trồng được. Đà Lạt cũng là địa phương có các yếu tố cơ sở vật
chất kỹ thuật có tác động đến nghề trồng hoa theo hướng hàng hoá quy mô lớn mà
các mà các địa phương khác trong toàn quốc chưa có điều kiện như ở Đà Lạt .
- Có 02 Trường Đại học (Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin) có đào tạo chuyên
ngành Nông học và Sinh học đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn nhân lực
mạnh mẻ cho nghề trồng hoa ở Đà Lạt.

- Có các cơ quan Nghiên cứu khoa học của Trung ương và địa phương tham
gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về hoa như: Viện nghiên cứu Hạt
nhân, Phân viện sinh học Đà Lạt, Trung tâm nghiên cứu Rau, Hoa và Khoai tây,
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng.
- UBND Tỉnh Lâm Đồng và các địa phương có thế mạnh sản xuất hoa đã phê
duyệt các chương trình dự án chuyên về hoa đã tạo “cú huých” thúc đẩy cho ngành
trồng hoa phát triển với tốc độ nhanh.
- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và tiêu thụ hoa, đặc biệt
có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mang giống hoa mới và công nghệ cao vào khai
thác tiềm năng lợi thế so sánh của Đà Lạt.
- Hiện nay ở Đà Lạt có khoảng 28 cơ sở sản xuất cây giống theo công nghệ
invitro là điều kiện nhân nhanh các giống hoa mới. Kỹ thuật trồng hoa trong nhà
kính, nhà lưới, sử dung kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được các thành phần kinh tế
ngày càng áp dụng rộng rãi và được xem đây là một trong những cơ sở kỹ thuật

8


quan trọng làm tăng tính cạnh tranh của hoa Đà Lạt.
2.3.2. Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm hoa cắt cành của Đà Lạt được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội
tiêu tại Nha Trang, Đà Nẵng, Miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội…. Trong đó, thị trường tiêu thụ số lượng hoa lớn nhất là TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, đã có một số hộ tư nhân, hợp tác xã và các doanh nghiệp tư nhân,
các công ty TNHH cũng bước đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất
khẩu chủ yếu ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan,
Hà Lan, Sigapore, Đài Loan, Campuchia …,. Đối tượng tham gia xuất khẩu chủ yếu
là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty TNHH trong nước có
khả năng khai thác thị trường tốt như Đà Lạt Hasfarm, Bonie Farm, Việt Nam
Thành Công, Hoa Lan Lâm Thăng, Hiền Hoà, Sakimco, Rừng Hoa…., song sản

lượng hoa xuất khẩu còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, hàng năm chỉ mới xuất
khẩu 5 - 8% sản hượng hoa của tỉnh.
Về doanh thu, nhiều doanh nghiệp trồng hoa cao cấp theo hướng công nghệ
cao đã đạt doanh thu trên 01 ha khoảng 2 - 2,5 tỷ đồng /năm. Gía trị xuất khẩu sản
phẩm hoa cắt cành năm 2005 đạt 7,51 triệu USD; năm 2006 là 7,95 triệu USD và
trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 4,50 triệu USD.
Vấn đề cốt lõi cần giải quyết và sẽ là vấn đề tồn tại song hành với sự phát
triển của ngành hoa Đà Lạt là vấn đề thương mại.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra rất nhiều vận hội mới cho việc phát triển kinh
tế của địa phương, trong đó có lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành. Thị trường sẽ mở
rộng hơn, sản xuất trong nước có nhiều cơ hội tiếp cận với những thành tựu khoa
học kỹ thuật mới…. Nhưng bên cạnh đó cũng phải đối mặt với những khó khăn
thách thức trong cơ chế kinh tế thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm ngày
càng nâng cao là rào cản kỹ thuật quan trọng đối với những sản phẩm muốn thâm
nhập thị trường quốc tế, sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi giá thành hạ đi kèm với chất
lượng sản phẩm phải cao…
Đánh giá hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa cắt cành ở thị trường

9


quốc tế của Đà Lạt trong những năm gần đây cho thấy sản lượng xuất khẩu chỉ
chiếm xấp xỉ 5% sản lượng sản xuất. 95% còn lại được tiêu thụ trong thị trường nội
tiêu.
Bảng 2.1 : Sản lượng và giá trị xuất khẩu hoa cắt cành Đà Lạt – Lâm Đồng
2004-2007

Stt
1
2

3

Hạng mục
Sản lượng xuất khẩu
(Tr.cành)
Giá trị xuất khẩu
(USD)
Giá
trung
bình
USD/cành

2003

2004

2005

2006

2007

BQ
5 năm

33.3

31.3

30


32.5

36.7

32.7

4.54

6.92

7.50

8.10

9.80

7.37

0.14

0.22

0.25

0.25

0.27

0.23


Xét về mặt giá trị sản phẩm xuất khẩu, trong 4 năm 2004 - 2007, giá bình
quân 1 cành hoa xuất khẩu chỉ đạt 0,23 USD, tương đương 3.680 VND.
Trong toàn bộ giá thành này, chi phí vận chuyển hàng không chiếm khoảng
30%; bao bì, gia công bảo quản chiếm 30%; lợi nhuận của đơn vị kinh doanh 20%;
người sản xuất chỉ còn khoảng 20%, tương đương với khoảng trên dưới 700
đồng/cành hoa. Mức giá thành của xuất khẩu đối với người sản xuất theo phân tích
trên chỉ vừa bằng với giá tiêu dùng trong nước nhưng chất lượng sản phẩm đòi hỏi
phải cao hơn hẳn.
Vấn đề nêu ở trên không phải để xem nhẹ hoạt động xuất khẩu mà chính là
để chúng ta xem xét lại trong giai đoạn hiện nay, ngành hoa Đà Lạt nên đầu tư khai
thác thị trường nào là hiệu quả nhất ?
Thực tế cho thấy một số đơn vị nước ngoài đã tham gia đầu tư vào sản xuất
hoa chậu, hoa cắt cành tại Đà Lạt như các công ty Đà Lạt Hasfarm Agrivina, Bonie
Farm, Apolo, Sakimco, Ánh Dương, Lâm Thăng … đều đầu tư khai thác mạnh thị
trường tiêu thụ hoa tại Việt Nam.
Việt Nam có trên 85 triệu dân với hơn 20 triệu hộ, với truyền thống văn hóa
phương Đông, hoạt động thờ cúng diễn ra thường xuyên hàng tháng thì nhu cầu hoa

10


tươi là rất lớn. Với một phép tính đơn giản, chúng ta dễ dàng thấy được nhu cầu này
cần khoảng 5 - 6 tỉ cành hoa/năm. Bên cạnh đó là các ngày lễ tết trong năm, các
ngày kỷ niệm cá nhân…. cũng là những thời điểm lượng hoa cắt cành được tiêu thụ
rất lớn, ước tính khoảng 1,5 tỉ cành hoa/năm. Với khả năng sản xuất khoảng 1,2 tỉ
cành hoa vào năm 2010, Đà Lạt cũng chỉ mới đáp ứng được 25% nhu cầu hoa tươi
trong nước. Như vậy, ngành hoa Đà Lạt có nên chăng cần chú trọng khai thác có
hiệu quả thị trường nội tiêu?
Việc đầu tư chiến lược khai thác thị trường nội tiêu đối với ngành hoa Đà Lạt

có thể diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau. Có thể nhận thấy thị trường nội tiêu có
những nhóm khách hàng sau:
+ Nhóm khách hàng cao cấp : Chiếm tỷ lệ không cao, chủ yếu nằm ở những
đô thị lớn. Nhóm khách hàng này thường chỉ chú trọng về vấn đề chất lượng và
thương hiệu của sản phẩm.
+ Nhóm khách hàng trung bình : Chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu ở các thành phố
tỉnh lỵ, các khu vực kinh tế đang phát triển. Nhóm khách hàng này không đòi hỏi
nhiều lắm về chất lượng sản phẩm nhưng giá cả phải phù hợp.
+ Nhóm khách hàng bình dân : Chiếm tỷ lệ rất lớn, nằm ở tất cả các địa
phương trong nước. Nhóm này ít chú trọng về vấn đề chất lượng nhưng rất chú
trọng đến giá cả sản phẩm.
Sơ bộ với với sự phân loại trên, thiết nghĩ chúng ta cũng có thể xem xét để
hình thành những chiến lược xâm nhập vào từng nhóm khách hàng cho phù hợp.
Một yếu tố cũng cần phải xem xét là trong xu thế phát triển chung, trình độ
thưởng thức của người tiêu dùng cũng được nâng lên đáng kể. Vì vậy, không thể
xem nhẹ việc xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm có thương hiệu
sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn những sản phẩm cùng loại mà không có thương
hiệu. Hoa Cúc của nông dân Đà Lạt sản xuất ra có chất lượng khá cao như của các
công ty nước ngoài sản xuất tại Đà Lạt nhưng giá bán chỉ bằng 10 - 20%. Vấn đề ở
đây đã vượt ra ngoài yếu tố chất lượng và đi vào yếu tố thương hiệu, nhãn hiệu hàng
hóa.

11


Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang đầu tư mạnh mẽ cho công tác tìm kiếm
thị trường cho sản phẩm hoa Đà Lạt, đó là dấu hiệu tích cực của việc phát triển kinh
tế và hội nhập. Tuy nhiên, với quá nhiều những khó khăn và thách thức của sân chơi
quốc tế, thường là vượt quá khả năng tiếp cận cũng như chịu đựng của doanh
nghiệp Việt Nam thì việc quay về với thị trường nội địa để chuẩn bị cho những

bước đột phá trong tương lai cũng là một trong những giải pháp vừa phát triển
thương mại của doanh nghiệp vừa hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của nông dân.
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với ngành sản xuất hoa tại Đà Lạt
2.3.3.1. Thuận lợi
Khí hậu, đất đai của Đà Lạt và các huyện phụ cận rất thích hợp cho sự phát
triển ngành trồng hoa, thích hợp cho nhiều loại hoa có nguồn gốc ôn đới, bán ôn đới
sinh trưởng quanh năm. Là một trong những vùng sinh thái có nguồn gen cây hoa
quý, phong phú để phát triển các loại hoa mới bằng lai tạo.
Nông dân có truyền thống trồng hoa lâu đời, biết tiếp thu cái mới, chịu khó
học hỏi, cần cù. Mạnh dạn đầu tư sản xuất, thường xuyên tìm hiểu thị trường, giá cả
để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Có các Trung tâm nghiên cứu, nghiên cứu khảo nghiệm giống hoa mới, các
giống hoa hoang dại (hoa Lan) và sản xuất cây giống hoa bằng phương pháp nuôi
cấy mô, giảm chi phí giá thành đầu tư trồng mới.
Đà Lạt hiện nay đang được các Công ty nước ngoài đầu tư sản xuất, xuất
khẩu hoa. Đây là cũng là một thuận lợi để cho nông dân có khả năng tiếp cận kỹ
thuật mới và hợp tác trong việc xuất khẩu sản phẩm.
Nông dân trồng hoa ở Đà Lạt có nhiều kinh nghiệm trong nghề trồng hoa, có
khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, mạnh dạn và mạo hiểm trong đầu tư, chủ
động tìm kiếm thị trường và có tinh thần hợp tác cao.
2.3.3.2. Khó khăn
Một bộ phận nông dân còn sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá (Glay
ơn, Salem, Cẩm chướng, Hồng…), chất lượng thấp, màu sắc và độ bền kém. Các
giống mới nhập nội vào sản xuất trong nhân dân chưa được thuần hoá, nhiễm sâu

12


bệnh nhiều, màu sắc chưa chuẩn như giống gốc trồng tại nước cung ứng giống do
chưa có đầu tư nghiên cứu trên cơ sở khoa học một cách đồng bộ.

Ngành trồng hoa ở Đà Lạt giải quyết việc làm khoảng 3.500 hộ nông dân,
góp phần đóng góp giá trị sản xuất khẩu hoa ở Đà Lạt hàng năm khoảng 08 triệu
USD. Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa còn những bất cập như nguồn giống chưa chủ
động, diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, chủng loại hoa có nhiều song khi thị trường cần
số lượng lớn thì sản xuất không đáp ứng nổi, mất cơ hội với đối tác. Một số sâu
bệnh hại phát sinh chưa được xử lý kịp thời, làm một bộ phận nông dân còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó, các cấp chính quyền địa phương cần vừa tuyên truyền vừa
chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, xây dựng các liên minh sản xuất hoa.
Đại đa số nông dân chưa đủ vốn để đầu tư canh tác theo mô hình nông
nghiệp công nghệ cao như việc sử dụng giống mới chất lượng cao, sản suất hoa
trong nhà có mái che, có hệ thống tưới tự động, có kỹ thuật canh tác tiên tiến…. do
chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Trình độ hiểu biết của nông dân về khoa học kỹ thuật đối với ngành trồng
hoa chưa đồng đều, chưa được trang bị các kiến thức căn bản về đất đai, cây trồng,
sâu bệnh .. Phần lớn việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của nông dân
là tự học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Thiếu thông tin về thị trường, kỹ thuật
về giống hoa mới… Chất lượng sản phẩm hoa chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến
uy tín thương hiệu hoa Đà lạt.
Công tác chọn lọc nhân giống thực tế tiến hành tự phát của nông dân, việc
nghiên cứu của các đơn vị , các trung tâm nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu của sản
xuất, kết quả nghiên cứu giống còn chậm so với thực tiễn. Việc xây dựng quy trình
kỹ thuật của các giống hoa nhập nội mới để hướng dẫn cho nông dân, giải đáp cho
nông dân những khó khăn chưa được giải quyết một cách đồng bộ.
Trong điều kiện thị trường đòi hỏi các loại hoa đa dạng hơn về chủng loại và
màu sắc, độ bền của hoa…. song hoa ở Đà lạt chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu
cầu thị hiếu của khách hàng. Công nghệ thu hoạch và bảo quản hoa chỉ mới áp dụng
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nông dân sản xuất theo dạng

13



truyền thống là chủ yếu.
Giá cả tiêu thụ hoa còn bấp bênh, chủ yếu là nội tiêu, mặc dù có quy hoạch
tổng thể song từng địa phương chưa có quy hoạch chi tiết và kế hoạch sản xuất theo
số lượng và thị trường, do đó thực tế hoa Đà Lạt có đa dạng về chủng loại song
không đáp ứng về số lượng nhất định tham gia xuất khẩu khi gặp khách hàng lớn.
Bảng 2.2 : Giá hoa cắt cành tháng 11/2007 (Đơn vị tính : đồng/cành)
Chủng loại
Hoa hồng L1
Hoa hồng L2
Hoa cúc L1
Hoa đồng tiền L1
Hoa đồng tiền L2
Hoa glayơn L1
Hoa glayơn L2
Hoa loa kèn
Hoa lili L1
Hoa lili L2
Cẫm chướng L1

3/11
7/11 12/11 19/11 26/11
800
800
1000 2200
850
450
500
800
1700

600
700
700
800
1000 1100
700
700
8000 1100 1000
450
450
600
800
700
1000
900
1000 1500 1200
600
500
700
800
900
700
600
600
800
700
15000 15000 14000 14000 14000
14000 14000 13000 13000 13000
800
800

700
1000 1100

14

30/11
800
600
900
1000
700
1200
800
800
14000
12000
900


×