Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

PHẠM NGỌC THUÝ

THIẾT KẾ CẢI TẠO TRỤC CHÍNH
TRONG CÔNG VIÊN VĂN HOÁ LÊ THỊ RIÊNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

PHẠM NGỌC THUÝ

THIẾT KẾ CẢI TẠO TRỤC CHÍNH
TRONG CÔNG VIÊN VĂN HOÁ LÊ THỊ RIÊNG

Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn :Thạc sĩ TÔN NỮ GIA ÁI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

ii


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

PHAM NGOC THUY

SUBJECT :

THE DESIGN OF MAIN PIVOTAL
IN LE THI RIENG CULTURAL PARK

Department Of Landscaping And Environmental Horticulture
GRADUATION ESSAY
Supervisor: TON NU GIA AI, MSc

Ho Chi Minh City
May 2008

iii


LỜI CẢM ƠN
Với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên,

quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh .Những người đã
trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:


Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh



Các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, đặc biệt

tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Tôn Nữ Gia Ái, thầy Nguyễn Văn
Long đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện
bài tốt nghiệp


Chị Thu Phương , đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình xin số liệu của

công viên Lê Thị Riêng


Những người bạn thân thiết, tập thể lớp DH04CH đã chia sẻ những khó

khăn vui buồn trong suốt 4 năm học, đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện bài tốt nghiệp


Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

được học tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay.

Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài tốt nghiệp nhưng chắc chắn không
tránh những sai sót, Vì vậy rất mong được sự thông cảm chia sẻ và đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài tốt nghiệp được hoàn thiện tốt hơn.Xin chân
thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2008
Sinh Viên thực hiện: Phạm Ngọc Thuý

iv


TÓM TẮT
Tiểu luận nghiên cứu “ THIẾT KẾ CẢI TẠO TRỤC CHÍNH TRONG CÔNG
VIÊN VĂN HOÁ LÊ THỊ RIÊNG” , được tiến hành tại Tp Hồ Chí Minh, thời
gian từ 1/3/2008 đến 30/5/2008.
Kết quả thu được:
 Thiết kế cải tạo chi tiết trục chính công viên
 Thuyết minh thiết kế.

v


SUMMARY
The essay surveyed “THE DESIGN OF MAIN PIVOTAL IN LE THI RIENG
CULTURAL PARK” , was processed on Ho Chi Minh city, since 1/3/20008 to
30/5/2008
The result:
- The design of main pivotal in Le Thi Rieng cultural park.
- A factual of design.

vi



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ....................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................iii
Tóm tắt .......................................................................................................iv
Mục lục.......................................................................................................vi
Danh sách các bảng ....................................................................................viii
Danh sách các hình.....................................................................................viii
Danh sách các bản vẽ ................................................................................ix
1. GIỚI THIỆU.............................................................................................. ...........1
1.1.Đặt vấn đề................................................................................. ............................1
1.2.Lý do chọn tiểu luận..............................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................................3
2.1.Khái niệm về công viên ........................................................................................3
2.2.Nghệ thuật vườn - công viên Việt Nam ................................................................3
2.3.Công viên văn hoá - nghỉ ngơi .....................................................................................7
2.4.Bản sắc vănhoá, tính hiện đại và đối thoại của các nền văn hoá .............................7

2.5.Văn hoá dân tộc trong nghệ thuật công viên .............................................................9
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... ............10
3.1. Mục tiêu........................................................................ .......................................10
3.2. Nội dung...............................................................................................................11
3.2.1.Khảo sát..................................................................................... ........................11
3.2.2.Đánh giá hiện trạng khu trục chính....................................................................16
3.2.3.Phương pháp nghiên cứu.................................... ...............................................16

vii



4. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN............................................................................17
4.1.Bản vẽ thiết kế cải tạo ...........................................................................................17
4.2.Thuyết minh thiết kế .............................................................................................23
4.3.Bảng thống kê cây xanh........................................................................................27
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................30
5.1. Kết luận................................................................................................................30
5.2. Kiến nghị................................................................................................... ..........30
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1: Bảng thống kê cây bóng mát.................. .......................................................27
Bảng 2: Bảng thống kê cây bụi trang trí, cây phủ nền................................................28
Bảng 3: Bảng thống kê vật liệu sử dụng.................. ...................................................29

DANH SÁCH CÁC HÌNH
H ÌNH

TRANG

Hình 1: Cảnh cổng vào............... ................................................................................11
Hình 2: Từ ngoài nhìn vào………………………… ..................................................12
Hình 3: Thùng rác bố trí mất vẻ mỹ quan, cây nền xấu và dở dang………………...12

Hình 4: Một tiểu cảnh tuy được cắt tỉa và nhiều cây kết hợp song chưa đẹp .............13
Hình 5: Một khu vực trồng hoa xương rồng dở dang .................................................13
Hình 6: Mặt sân thoáng rộng ......................................................................................14
Hình 7: Câu chào bằng cỏ cắt xén ..............................................................................15
Hình 8: Tượng đài đồng chí trần phú..........................................................................15
Hình 9: Hồ nước..........................................................................................................16

ix


DANH SÁCH CÁC BẢN VẼ
BẢN VẼ

TRANG

Bản 1: Mặt bằng trục chính...........................................................................................18
Bản 2: Phối cảnh các góc nhìn.................. ....................................................................19
Bản 3: Mặt bằng chi tiết ................................................................................................20
Bản 4: Mặt cắt và các chi tiết ........................................................................................21
Bản 5: Bản vẽ lưới định vị ...........................................................................................22

x


0


Chương 1
GIỚI THIỆU


1.1/Đặt vấn đề:
Việt Nam là một nước có nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc và có truyền thống
lâu đời. Những bản sắc văn hoá ấy được hình thành trong suốt quá trình gìn giữ và
xây dựng nước của ông cha ta. Việt Nam có nền văn minh Đông Sơn - nền văn
minh đã khởi động mạnh mẽ cho nền văn hoá nước ta, nền văn minh ấy đã thể
hiện sự tinh tế và bản lĩnh mạnh mẽ của dân tộc, và những tác phẩm nghệ thuật
đầu tiên ấy đã mang một dấu ấn độc đáo không phai mờ được. Nền văn minh ấy
được thể hiện rõ qua các tác phẩm, các loại hình nghệ thuật, kiến trúc. Trong số
đó, các kiến trúc đình chùa, mộ, lăng tẩm… thì kiến trúc vườn – công viên chứa
đựng một nền văn hoá đặc sắc.
Từ thời phong kiến , vườn- công viên mang tính chất vườn công trình( vườn
gắn với cung điện hay nơi thờ cúng) hoặc quần thể công trình, chỉ dùng phục vụ
cho tầng lớp thượng lưu, ở trong khuôn viên đóng kín. Năm 1954 đến nay, vườn –
công viên phát triển hơn, ảnh hưởng nhiều của nước ngoài, cả phương đông và
phương tây, công viên mang tính chất mở cho nhiều tầng lớp xã hội, phục vụ các
mục đích văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí.
1.2/ Lý do chọn tiểu luận:
Nước ta có một nền văn hoá giàu bản sắc dân tộc, nhiệm vụ của thế hệ trẻ là
phải gìn giữ và phát huy nét truyền thống đó.Trong thời đại mở cửa này, chúng ta
du nhập rất nhiều văn hoá mới, nhiều cái hay của nhân loại nhưng như thế mà
không quan tâm đến cái dân tộc thì sẽ chẳng còn nét văn hoá riêng nữa. Con người
tìm đến công viên vừa để vui chơi, giải trí vừa để tìm hiểu cái bản sắc dân tộc
1


đang được lưu giữ. Là công viên văn hoá thì phải đậm chất văn hoá, sao cho có
tính dân tộc, điều đó không những góp phần giữ vững nét truyền thống mà còn tạo
điều kiện để giới thiệu cho nước bạn về bản sắc Việt. Tôi chọn tiểu luận này với
mong muốn ở khía cạnh công viên, văn hoá Việt được khẳng định


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1/ Khái niệm về công viên:
Công viên đô thị là khu vực nghỉ ngơi, sinh hoạt văn hoá hoàn hảo nhất trong
các loại đất cây xanh đô thị. Tuỳ tính chất, quy mô, đặc điểm thiên nhiên của từng
đô thị mà người ta tổ chức các loại hình khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm
riêng.
Công viên được chia thành: công viên văn hoá - nghỉ ngơi, công viên bách
thảo, công viên bách thú, công viên rừng, công vịên thiếu nhi, công viên thể thao,
công viên bảo tồn – di tích lịch sử, công viên phong cảnh - hồ nước.
2.2/ Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam:
2.2.1/ Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến:
Thời kỳ phong kiến Việt Nam, vườn vẫn mang tính chất vườn công trình( vườn
gắn với cung điện hay nơi thờ cúng) hoặc quần thể công trình( trừ triều đại nhà
Nguyễn có một số vườn hoa công cộng thuộc về thành phố).
2.2.1.1/Vườn thượng uyển:
Vườn này dành riêng cho vua chúa, qua tư liệu mô tả các vườn, vườn có bố cục
xu hướng mô phỏng tự nhiên, thường nhấn mạnh những nét đặc trưng của vườn
nhiệt đới, vườn có cây cối um tùm trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt hồ
tự nhiên.
Các yếu tố cấu tạo nên vườn là cây bóng mát cổ thụ, cây có hương thơm dịu,
đá tự nhiên, mặt nước, chim hót hay (vàng anh), non bộ thả cá vàng, các kiến trúc
nhỏ như cầu kiều, tường hoa, đôn, chậu, đường lát đá…

3



2.2.1.2/ Vườn tôn giáo tín ngưỡng:
Chủ yếu có 3 loại: Vườn đình, vườn chùa, vườn đền.
Các sân vườn này đều gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình, đền, chùa. Là nơi
nhân dân thường lui tới nên có những nét giống nhau:
Bố cục đều theo khuynh hướng vườn - nội thất. Nghĩa là, quan niệm vườn là
một không gian tiếp tục của căn phòng.
Bố cục vườn có ba không gian: cổng, sân, vườn.
Vườn có vườn trước, vườn trong và vườn sau. Sân - vườn cổng mang tính chất
báo hiệu, đồng thời là nơi tạm nghỉ chân của khách viếng thăm hoặc qua đường.
Vì vậy, sân - vườn cổng chủ yếu là cây bóng mát cao to, cổ thụ, tạo thành quần thể
giản dị, trang nghiêm và hữu ích. Đôi khi vườn cổng có ao nước hình bán nguyệt.
Ở sân - vườn đình, vườn trước là khu vực che mát cho sân đình. Ở sân - vườn
đền và sân - vườn chùa mảnh sân vườn trước là khu vực trang trí, thường trồng
nhiều cây thấp có hoa thơm dễ gây cảm giác thanh tao. Sân vườn cạnh có bố cục
không gian kín, nằm hai bên gian thờ cúng của đền và chùa( hương hoa quyện với
hương trầm tạo không khí thoát tục). Sân - vườn chùa có thêm mảnh vườn trong
với bố cục đăng đối và chỉ trồng các loại cây quí, có hương thơm.
Vườn chùa thường có vườn bên và vừon sau trồng cây ăn quả, đôi khi có trồng
rau
2.2.1.3/ Vườn nhà ở dân gian vùng Đồng bằng bắc bộ:
Vườn thường có ba phần:
-Vườn trước: có bố cục không gian mở để hứng gió mát, thường trồng vài
cây cau, các khóm hoa có hương thơm, đôi khi trồng cây thuốc, cây ăn quả như
chanh, na…
-Vườn bên: có bố cục tự do với cây có tán lớn để che nắng đầu hồi( thường
là mt hay tre, …)
-Vườn sau: thường có bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng những loại cây
lấy quả, lấy gỗ.
-Đôi khi vườn còn có giàn dây leo ở cầu ao trước bếp, ở sân, ao nước thả cá.
4



2.2.1.4/Vườn nhà ở thành thị và của giới thượng lưu nho sĩ:
Vườn mang tính chất vườn sân, vườn thường tổ chức trong sân( giữa nhà chính
và nhà phụ). Trung tâm vườn là bể non bộ, bên trên là khoảnh vườn, thường có
giàn hoa, quanh trung tâm xếp một số chậu cảnh, địa lan, cây Quỳnh, cành giao.
Bố cục vườn cân xứng hoặc tự do tuỳ thuộc vào ý muốn của gia chủ.
2.2.1.5/Vườn lăng:
Mỗi triều đại phong kiến nước ta có bố cục vườn lăng khác nhau.
Bố cục vườn lăng có hai loại:
-Bố cục quy củ hình học:
+Bố cục đăng đối, quy tụ ở tâm là ngôi mộ: Lăng vua nhà Lý, Trần( Lăng
vua Trần Anh Tông: ba hình vuông đồng tâm và hai trục đối xứng)
+Bố cục đối xứng qua một trục dọc( trục Thần Đạo): Lăng cuối đời Trần
(Lăng vua Trần Hiến Tông), Vườn lăng vua Lê Thái Tổ.
-Bố cục tự do: Lăng vua Tự Đức
-Bố cục tự do kết hợp đối xứng qua một trục dọc( trục Thần Đạo): Vườn lăng
vua Minh Mạng.
2.2.2./ Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc:
Dưới thời Pháp thuộc, kiến trúc, đô thị và nghệ thuật vườn công viên đã có
nhiều thay đổi rõ rệt. pháp xây dựng những quần thể công trình làm trụ sở và ở
giữa những công trình này họ bố trí các vườn hoa. Vườn có bố cục đối xứng, chặt
chẽ với những đường thẳng, đường chéo, những bồn cây, hoa, có dạng hình học,
những rào cây cắt xén, những hàng cây. Nghệ thuật vườn mang ảnh hưởng phong
cách vườn Pháp thế kỉ XVII. Tuy nhiên, do xây dựng trên đất nước Việt nam nên
vườn có phần nào mang phong cách Á Đông : cây to rợp bóng mát, vườn xanh lá
quanh năm, nhiều cây hoa to, đẹp che bóng râm.
Tiêu biểu thời kì này có vườn hoa Chí Linh ( nay là vườn hoa Gandi), vườn
hoa Con Cóc, vườn hoa Canh Nông( nay là vườn Lênin).


5


2.2.3/ Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay:
Sau ngày miền Bắc giải phóng, vườn hoa cũ đã được cải tạo, trang bị thêm cho
vườn Bách thảo và xây dựng công viên lớn ở Hà Nội: công viên Thống Nhất ( sau
đổi tên thành công viên Lênin). Sau này xây dựng thêm nhiều công viên như :
công viên Thủ Lệ, công viên Tao Đàn( Tp HCM)…
Vườn – công viên hiện nay ở nước ta đã được xây dựng ở nhiều nơi , hầu
như tỉnh thành nào cũng có công viên trung tâm. Vườn – công viên cũng theo xu
hướng chung , ngày nay là nơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ cho mọi tầng lớp nhân
dân, gồm nhiều khu chức năng khác nhau: biểu diễn, văn hoá – giáo dục, nghỉ
ngơi yên tĩnh, thể thao và thiếu nhi.
Năm 1960, Hà Nội bắt đầu xây dựng công viên Thống Nhất( nay là công
viên Lênin) theo tính chất công viên” văn hoá nghỉ ngơi” của Liên Xô cũ. Đây có
thể xem là công viên đầu tiên của nước ta, làm mẫu cho nhiều công viên khác
trong toàn quốc.
2.2.4/ Các xu hướng nghệ thuật cảnh quan Việt Nam hiện nay:
Nghệ thuật cảnh quan Việt Nam với sự ảnh hưởng từ lâu của vườn cảnh
Trung Hoa, Pháp, Liên Xô theo các giai đoạn lịch sử của đất nước. Do đó, sự giao
lưu và ảnh hưởng văn hoá nói chung và nghệ thuật cảnh quan nói riêng là điều
không thể tránh khỏi.
Hiện nay cũng vì thế mà nghệ thuật cảnh quan của ta đang tồn tại nhiều hình
thức biểu hiện khác nhau.
-Xu hướng vườn cây cắt xén hình học: Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cắt
xén cây (Topiary) của phương Tây, nhưng người Việt Nam khi áp dụng đã phát
triển thêm nhiều loại hình cắt uốn cây theo các hình con vật( rồng, chim, hươu…)
và hiện nay vẫn còn được áp dụng nhiều trong các công viên công cộng, các mặt
trước trụ sở với hình thức cây thể hiện chữ.
-Xu hướng cảnh quan phong cảnh đồng quê: đây là một trào lưu nổi rộ hiện

nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du lịch sinh thái, các quán ăn cũng
như nhà ở trong đô thị. Những khu đất được quy hoạch với mạng đường tự do với
6


những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiếu cảnh mang các chủ đề về miền quê
Việt Nam như bụi tre, cau chuối, lu đất, thuyền hoa, xe thổ mộ hoa, guồng quay
nước Tây Nguyên...thật sự, đây là một phát triển tích cực trong nghệ thuật cảnh
quan theo tinh thần Việt trên cơ sở “ công viên phong cảnh đồng quê” thế kỉ
XVIII.
-Xu hướng cảnh quan kết hợp kĩ thuật: là hình thức các chậu cây được sắp
xếp trên các khung sườn sắt hình chữ nhật, kim tự tháp, hình cầu, …Đây là hình
thức thường được áp dụng để trang trí đường phố trong các ngày lễ hội, một số
trục đường, trục chính đón tiếp của khu du lịch hay vườn hoa trung tâm khu ở, đô
thị,…mà cần thiết phô trương sự hào nhoáng bên ngoài hoặc phục vụ cho nhu cầu
trưng bày ngắn hạn.
2.3/ Công viên văn hóa - nghỉ ngơi:
Công viên văn hoá - nghỉ ngơi là loại công viên có tính chất quần chúng nhất
của đô thị, trong đó có công tác giáo dục – chính trị được kết hợp với việc nghỉ
ngơi có văn hoá của nhân dân lao động trong môi trường thiên nhiên. Loại công
viên này nên ở gần trung tâm công cộng của đô thị, nơi có cảnh đẹp và không khí
trong lành, nơi có hoặc có thể tạo nên những mảng rừng cây và mặt nước có các
tuyến giao thông công cộng nối liền công viên với những khu dân dụng và khu
công nghiệp chủ yếu của đô thị.
Công viên văn hoá và nghỉ ngơi được chia thành các khu theo đặc tính sử
dụng chủ đạo:
-Khu sinh hoạt quần chúng( xem biểu diễn, vui chơi, giải trí): chiếm khoảng 57% diện tích công viên;
-Khu nghỉ ngơi yên tĩnh: chiếm 50-75% diện tích công viên;
-Khu giáo dục văn hoá( cần cách li các hình thức nghỉ ngơi ồn ào) :chiếm 3-8%
diện tích công viên;

-Khu thể thao - thể dục: chiếm 10-20% diện tích công viên;
-Khu nghỉ ngơi của thiếu nhi: chiếm 5-10% diện tích công viên;
-Khu phục vụ quản lí công viên: chiếm 1-5% diện tích công viên.
7


2.4/ Bản sắc văn hoá, tính hiện đại và đối thoại của các nền văn hoá:
Chúng ta nhất thiết phải xây dựng một nền văn hoá văn nghệ mới với nội dung
xã hội chủ nghĩa sâu sắc, nhưng vấn đề là phải làm sao cho nền văn hoá , văn nghệ
mới của ta đậm đà bản sắc dân tộc. Nhìn lại quá khứ xa xôi, chính bản sắc dân tộc,
bản sắc văn hoá dân tộc đã giúp cha ông ta giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ khi
gặp thời cơ thuận lợi, và cũng để tạo ra thời cơ thuận lợi.
Trong quá trình tiến triển hiện nay của thế giới, bản sắc văn hóa mang một ý
nghĩa mới để đạt được một ảnh hưởng rộng hơn, nó phát huy ảnh hưởng trong mọi
lĩnh vực kinh tế và xã hội với sự tìm kiếm một trật tự kinh tế mới. Vậy nên bản sắc
không thể xem như một tập hợp những đặc trưng đã được xếp đặt cố định. Hoàn
toàn ngược lại, tiến triển lịch sử của mỗi dân tộc luôn mang lại thêm những nhân
tố mới của bản sắc này. Nói một cách khác, bản sắc văn hoá, sản phẩm của lịch sử
không ngừng phong phú thêm với những sáng tạo mới của dân tộc trong tất cả các
lĩnh vực chính trị, tư tưởng đạo đức, nghệ thuật và xã hội. Cho nên bản sắc văn
hoá không hề ngược lại hoặc đối lập với tính hiện đại.
Nền văn hoá, văn nghệ mới của nước ta nhìn chung đã bắt nguồn đúng hướng
song chỗ yếu của chúng ta là vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc, bản sắc văn hoá dân
tộc chưa thật thấm sâu vào các mặt sáng tạo và sinh hoạt văn hoá.
Như đã khẳng định ở trên, bản sắc văn hoá không phải là một di sản bất di bất
dịch, cũng không phải đơn thuần là một danh mục về những truyền thống. Bản sắc
văn hoá đúng hơn là một động thái bên trong, là một quá trình sáng tạo không
ngừng của chính bản thân một xã hội, cần được phát triển và sống mãi. Bản sắc
này tự nuôi dưỡng mình bằng những màu sắc nhiều vẻ trong sự đa dạng, đồng thời
chào đón và tiếp thụ những nét độc đáo tinh hoa của những nền văn hoá khác.

Nhấn mạnh về bản sắc văn hoá không có nghĩa là khích lệ nền văn hoá của
chúng ta thu mình lại. Bởi vì văn hoá là đối thoại, là trao đổi ý kiến và kinh
nghiệm, là sự đánh giá các giá trị và truyền thống khác; trong cô đơn lẻ loi, mọi
nền văn hoá đều cạn đi và tàn lụi. Mọi nền văn hoá đều thuộc về di sản chung của
nhân loại. Chúng ta cần nhớ rằng bản sắc văn hoá của một dân tộc luôn đổi mới và
8


phong phú thêm dưới ảnh hưởng lành mạnh của các truyền thống và các giá trị của
các dân tộc khác. Vì thế chính sách văn hoá của chúng ta không bao giờ là một
chính sách đóng cửa. Tăng cường và có nhiều mối quan hệ văn hoá với các dân
tộc khác trên thế giới là một yếu tố rất quan trọng trong đường lối văn hoá của
chúng ta.
2.5/ Văn hoá dân tộc trong nghệ thuật công viên :
Nét hiện đại trong nghệ thuật vườn công viên đang rất được ưa chuộng nên
không mấy khi tìm được nét văn hoá Việt trong công viên.
Nét văn hóa trong công viên không chỉ được thể hiện qua các công trình kiến
trúc thực tiễn( đài tưởng niệm, tượng anh hùng liệt sĩ, nghệ thuật tạo hình..) mà
còn qua việc sắp xếp và bố trí cây. Cây to rợp bóng mát, vườn xanh lá quanh năm,
nhiều cây hoa to, đẹp che bóng râm. Cây được trồng là những cây không có gai,
không gây dị ứng, không có vị độc trong các bộ phận, cây không thu hút sâu bọ…
Sử dụng các loại cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta, những cây mang
đậm nét lịch sử, văn hóa, tinh thần dân tộc…như cây đa( gợi nhớ hình ảnh “cây
đa, giếng nước, mái đình” nếu kết hợp với giếng), cây tre( cây tre là hình tượng
bảo vệ vững chắc cũng như tinh thần dân tộc bất khuất), cây sứ( thường được
trồng ở đền, miếu, vườn lăng xưa…vừa mang nét cổ kính vừa đẹp và tạo bóng
mát), cau, chuối (“ trước cau, sau chuối” là biểu tượng của sự phồn thịnh được sử
dụng trong các vườn xưa cho tới nay vẫn áp dụng)….Bên cạnh đó là kết hợp sử
dụng các loại cây hoa nền và cỏ tạo cảnh sắc. Như chè tàu xưa thường làm hàng
rào cao để che tầm mắt người lạ nhìn vào nhà, hiện nay thường được tạo hàng rào

thấp khoảng 30cm tạo giá trị thẩm mỹ. Sen được thả trong các hồ vừa đẹp vừa
mang biểu tựong tinh khiết, thanh lọc – dễ thấy trong các chùa, đền…
Các vật liệu sử dụng trong công viên nên sử dụng vật liệu gần gũi với thiên
nhiên, bởi nước ta là nước mang đậm nét nhiệt đới và cảnh quan đồng quê. Các vật
liệu như là gạch gốm, mái ngói cong hay lợp lá đối với nhà chòi, tường đá ong ,
gạch nung, gốm…Các tiểu cảnh có thể là chum kết hợp với cây cỏ hay đá, cây bụi
và một chiếc đèn nhỏ … là đủ để thưởng ngoạn
9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1/ Mục tiêu:
Trục chính – khu trung tâm trong công viên là nơi thường xuyên diễn ra các lễ
hội, cuộc thi, phải là nơi có tầm nhìn rộng mở, thoáng đãng có giá trị mỹ quan cao.
Nơi đây thu hút lượng du khách đông đảo nhất, là khu vực cho các hoạt động giao
lưu văn hoá. Trung tâm là nơi tập trung dòng người từ cổng chính đổ ra các khu
chức năng trong công viên. Đây là nơi hay có các yếu tố hình khối, tổ hợp kiến
trúc… nổi bật, dễ thu hút sự chú ý từ mọi nơi trong công viên.
Đây còn là bộ mặt của công viên, là nơi đầu tiên du khách thấy, cũng là nơi
thu hút mọi ánh nhìn. Là công viên văn hoá nên phải làm sao để thấy được nét văn
hoá giàu bản sắc, truyền thống lịch sử hào hùng. Điều đó được thể hiện qua các
yếu tố tạo cảnh, trang trí, kiến trúc điêu khắc….Cùng với việc bố trí các cây bóng
mát, cây thấp kết hợp mảng hoa, cây cắt xén…và mặt nước để trục chính trở thành
không gian mang đậm tính văn hoá lịch sử, vừa đẹp vẻ hiện đại. Qua đó góp phần
giá trị thực tiễn trong tiếng nói dân tộc, nâng cao và giữ gìn các truyền thống đẹp,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người gần gũi tiếp xúc với văn hoá và đáp
ứng các nhu cầu hiểu biết về văn hoá lịch sử.
Qua thực tiễn công viên Văn hóa nghỉ ngơi Lê Thị Riêng, các yếu tố tạo hình,

tạo cảnh chưa thực sự phát huy được sự thu hút du khách.Khu trục chính có bố trí
các tượng đài tưởng niệm, nhà truyền thống. Toàn cảnh chưa có điểm nhìn hấp

10


dẫn, khu vực thiếu các mảng hoa nền đẹp, các loại cây đã già cỗi và không phong
phú…nên cần phải cải tạo.
Tôi thực hiện bài tiểu luận này với mong muốn thiết lập một khu trung tâm đạt
các yêu cầu về thẩm mỹ và sử dụng được tốt hơn. Bằng cách sử dụng kết quả của
việc bố trí cây hoa nền làm không gian mở rộng hơn, tăng cảnh sắc và giá trị thụ
cảm rất thích hợp cho nghỉ ngơi, giải trí. Ngoài ra là sử dụng các loại cây đẹp,
bóng mát, mang ý nghĩa lớn..và sử dụng kết hợp các loại vật liệu làm từ thiên
nhiên cũng như các công trình mang lại nét văn hoá đặc sắc.
Việc tạo mảng xanh khu trục chính trung tâm với các loại cây hoa phù hợp làm
tăng giá trị cảm thụ, thiết lập các giải pháp kiến tạo cảnh quan.
3.2/ Nội dung:
3.2.1/ Khảo sát:

Hình 1: Cổng vào
Qua khảo sát khu trục chính của công viên văn hoá Lê Thị Riêng, hiện trạng
cho thấy ngay phía cổng chào là đài phun nước là bình phong cho cả công viên
nhưng kích thước của công trình kết hợp với khuôn viên bao quanh làm không
gian bị thu hẹp và không thông thoáng.

11


Hình 2: Từ ngoài nhìn vào
Trục chính nhìn từ ngoài vào thấy rõ toàn màu xám của xi măng, gạch và một

màu xanh đơn điệu của cây. Công trình thiếu màu sắc của các loại hoa nền, hoa
tầng thấp…Các công trình nhỏ hiện diện trên trục chính làm che chắn tầm nhìn
(Con đường dẫn đang rộng thì bị ngăn nhỏ lại đột ngột).
Công viên có nhiều cây to tạo hiệu quả tầng cao nhưng mỹ quan tầng thấp
không có.Cây chưa được phân tầng rõ rệt nên không tạo được sự thu hút tầm nhìn.
Thùng rác đặt ở vị trí chưa tốt và còn thô, vật dụng đặt ngổn ngang và thiếu quy
hoạch

Hình 3: Thùng rác bố trí mất vẻ mỹ quan, cây nền xấu và dở dang

12


Tiểu cảnh kết hợp cây được cắt xén theo những dạng khác nhau, vài viên đá và
cụm hoa mào gà …tuy có chút màu sắc song vẫn chưa tạo đươc giá trị về điểm
nhìn, cây còn sắp xếp lộn xộn , phải tạo được thế cân bằng hoặc sắp xếp theo
nguyên tắc tầng cây từ thấp đến cao, cận cảnh, trung cảnh, viễn cảnh…

Hình 4: Một tiểu cảnh dù được cắt tỉa và nhiều loại cây kết hợp song chưa đẹp

Hình 5: Một khu vực trồng xương rồng dở dang
Cây trồng không theo nguyên tắc, quy luật, thấy rõ sự lộn xộn

13


Nhà truyền thống và đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ lấp ló sau những đám cây
làm cho công trình như xa hơn thực tế. Màu đỏ của mái ngói và hình ảnh mái cong
tạo nên nét cổ kính xưa, gợi nhớ kiến trúc văn hóa từ Hùng Vương. Các cây lớn
trở nên già cỗi và không còn đủ che bóng nhưng chính hình ảnh ấy lại làm nên vẻ

cổ kính xưa.

Hình 6: Mặt sân thoáng rộng
Mặt sân thoáng rộng nhưng không hấp dẫn vì thiếu màu sắc của câyhoa nền.
Dòng chữ chào mừng quý khách được cắt bằng cỏ nhưng lại để bên hông và
không hướng về trục chính trở nên không hữu dụng.

Hình 7: Câu chào quý khách bằng cỏ cắt xén
14


×