Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81 TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------

LẠI VĂN LÂM

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN
VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81
TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU
Hevea brasiliensis

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------

LẠI VĂN LÂM

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG NÔNG HỌC – DI TRUYỀN
VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN DI TRUYỀN IRRDB’81
TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY CAO SU
Hevea brasiliensis


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phan Thanh Kiếm
2. Tiến Sĩ Trần Thị Thúy Hoa

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Tác giả chân thành cám ơn sâu sắc:
 PGS. TS. Phan Thanh Kiếm và TS. Trần Thị Thúy Hoa đã tận tình hướng dẫn
khoa học và quan tâm động viên trong suốt quá trình thực hiện luận án.
 Ông Mai Văn Sơn, nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã
tạo điều kiện thuận lợi, động viên trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả trân trọng cảm ơn:
 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã cho phép
thực hiện luận án.
 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tập Đồn Cơng Nghiệp Cao Su Việt
Nam, Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã cấp nguồn kinh phí thực hiện các
đề tài liên quan đến luận án.
 Phòng Đào Tạo Sau Đại Học và Khoa Nông Học Trường Đại Học Nơng Lâm đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình học tập chương trình
nghiên cứu sinh.
 Các cán bộ nghiên cứu Bộ Môn Giống và Trung Tâm Tây Nguyên thuộc Viện

Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã cộng tác triển khai thí nghiệm, thu thập số
liệu, xử lý số liệu, đặc biệt ThS. Lê Mậu Túy, ThS. Vũ Văn Trường, ThS. Lê Thị
Thùy Trang, ThS. Phạm Hải Dương, ThS. Lê Hoàng Ngọc Anh, KS. Trần Thanh,
TS. Huỳnh Bảo Lam.
 GS. Ngơ Văn Hồng, ngun Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt
Nam, đã đặt nền móng ban đầu cho cơng tác lưu giữ và nghiên cứu nguồn di
truyền cây cao su.
 Gia đình đã ủng hộ trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tác giả luận án

Lại Văn Lâm


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu mà tôi trực tiếp tiến hành và tổ
chức thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phan Thanh Kiếm và TS. Trần Thị
Thúy Hoa, tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, với sự cộng tác của Bộ Môn
Giống và Trung Tâm Nghiên Cứu Chuyển Giao Kỹ Thuật Cao Su Tây Nguyên
thuộc Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực do tôi đúc kết và đã được đăng tải từng phần trên các tạp chí chuyên
ngành trong và ngoài nước.
Tác giả luận án

Lại Văn Lâm


iv


TÓM TẮT
Các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng nông học, sự đa
dạng và cấu trúc di truyền, cũng như khả năng ứng dụng vào chương trình cải tiến
giống cao su của nguồn gen IRRDB’81 đang được lưu giữ tại Việt Nam. Tổng số
916 mẫu giống cao su, trong đó có 820 mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81, đã
được đánh giá về đặc tính năng suất mủ, sinh trưởng, các bệnh hại chính và các đặc
tính phụ khác ở giai đoạn trưởng thành trên 4 thí nghiệm đồng ruộng ở Đông Nam
bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu đa dạng di truyền và cấu trúc di truyền đã được thực
hiện với chỉ thị isozyme cho 204 mẫu giống trong đó có 162 mẫu giống thuộc
nguồn gen IRRDB’81, và với chỉ thị RAPD cho 250 mẫu giống trong đó có 150
mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81. Tổng số 2.988 cây lai trong đó có 1.428
cây lai giữa nguồn gen Wickham với nguồn gen IRRDB’81 đã được đánh giá về các
đặc tính năng suất mủ, sinh trưởng và bệnh phấn trắng trên 5 thí nghiệm tuyển non
tại Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam. Ngồi ra, một số thơng số di truyền học cũng
được nghiên cứu cho cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 ở giai đoạn non.
Nhìn chung, nguồn gen IRRDB’81 thua kém xa nguồn gen thuần hóa
Wickham, vốn đã được cải tiến di truyền gần một thế kỷ qua, về năng suất mủ và ở
mức độ ít hơn về sinh trưởng. Tuy nhiên nguồn gen IRRDB’81 cho thấy có sự biến
thiên rất lớn về năng suất mủ, giúp việc chọn lọc các mẫu giống thuộc nguồn gen
này về năng suất có hiệu quả. Khơng có sự khác biệt về nguồn gốc địa lý trong
nguồn gen IRRDB’81 cho đặc tính năng suất mủ và sinh trưởng, và phần lớn sự
biến thiên ở các đặc tính này chủ yếu do biến thiên bởi bản thân các mẫu giống. Kết
quả đánh giá cũng cho thấy trong nguồn gen IRRDB’81 có sự hiện diện những mẫu
giống có khả năng chống chịu bệnh phấn trắng, rụng lá mùa mưa, nấm hồng và loét
sọc mặt cạo. Dựa trên kết quả đánh giá, đã chọn lọc được 53 mẫu giống thuộc
nguồn gen IRRDB’81 có triển vọng về năng suất, sinh trưởng và một số đặc tính
phụ để bổ sung vào sử dụng trong chương trình cải tiến giống cao su lâu dài. Trong
số các mẫu giống được chọn lọc RO 62/26, MT/I/2 và MT 8/27 có năng suất mủ



v

triển vọng cần được đưa vào khảo nghiệm trên qui mơ lớn nhằm mục đích ứng dụng
vào sản xuất.
Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng và cấu trúc di truyền của nguồn gen
IRRDB’81 bằng chỉ thị isozyme và chỉ thị RAPD cho thấy nguồn gen này có sự đa
dạng di truyền rất cao có thể giúp mở rộng hữu hiệu vốn di truyền cây cao su ở Việt
Nam. Biến thiên di truyền do các cá thể mẫu giống góp phần quan trọng vào tổng
lượng biến thiên di truyền của nguồn gen này hơn là biến thiên do nguồn gốc địa lý.
Trên cơ sở chỉ thị RAPD có thể phân nguồn gen IRRDB’81 thành 3 nhóm chính
theo quan hệ di truyền. Chỉ thị RAPD cũng giúp phân nhóm rõ rệt cho 150 mẫu
giống IRRDB’81 theo khoảng cách di truyền. Cả hai chỉ thị đều có hiệu quả trong
nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền nguồn gen IRRDB’81, trong đó chỉ thị
RAPD hiệu quả hơn do có số lượng alen đa hình cao hơn nhiều.
Kết quả đánh giá hậu duệ lai giữa nguồn gen Wickham với IRRDB’81 ở giai
đoạn non cho thấy có sự biến thiên di truyền rất lớn về năng suất mủ và sinh trưởng
ở quần thể cây lai. Tổng cộng có 70 dịng lai Wickham x IRRDB’81 xuất sắc về
năng suất mủ và sinh trưởng đã được chọn lọc cho các bước đánh giá qui mô lớn
tiếp theo. Đã phát hiện được một số tổ hợp bố mẹ và mẫu giống IRRDB’81 làm bố
có khả năng tạo cây lai chống chịu với bệnh phấn trắng. Nghiên cứu các đặc điểm di
truyền ở cây lai tạo ra từ tổ hợp Wickham x IRRDB’81 cho thấy quần thể này có hệ
số biến thiên kiểu hình và kiểu gen rất lớn cho năng suất mủ và sinh trưởng. Ngoài
ra, hệ số di truyền theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp cao về năng suất mủ và sinh trưởng
ở quần thể cây lai cho thấy việc chọn lọc cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 theo kiểu
hình vẫn có hiệu quả cho các tính trạng này. Trong tương lai cần tiếp tục di nhập
thêm nguồn gen IRRDB’81, hình thành bộ sưu tập cơng tác để tập trung nguồn lực
nghiên cứu sâu, nâng cấp di truyền bản thân nguồn gen IRRDB’81 và đưa các mẫu
giống IRRDB’81 có triển vọng vào chương trình lai hữu tính nhằm khai thác hiệu
quả lai xa.



vi

SUMMARY
Studies on agronomic – genetic potentials of the IRRDB’81 germplasm and
its utilization in the breeding program of the rubber tree Hevea brasiliensis.
A total of 916 Hevea accessions, including 820 from the IRRDB’81
germplasm, was evaluated for their latex yield, growth, major rubber diseases and
other secondary characteristics at the maturity stage in 4 field trials in the Southeast
region and the Highlands. Genetic variability and structure were studied for 204
Hevea accessions, including 162 from the IRRDB’81 germplasm, using isozyme
markers, and for 250 Hevea accessions, including 150 from the IRRDB’81
germplasm, using RAPD markers. A total of 2,988 rubber offspring, among them
1,428 derived from crosses of Wickham and IRRDB’81 germplasm, was evaluated
at the nursery stage for their latex yield, growth and Oidium disease in 5 early
selection trials at the Rubber Research Institute of Vietnam. Additionally, various
genetic parameters were also explored for offspring derived from the IRRDB’81
germplasm at the nursery stage.
In general, the IRRDB’81 germplasm was far inferior to the domesticated
Wickham genetic resource, which has been genetically improved for nearly a
century, in latex productivity and to a lesser extent, in growth. However, the
IRRDB’81 germplasm possessed very large variation in latex yield leading to good
response to selection for latex productivity. Differences due to geographical origins
in latex yield and growth were not detected and most of the variation for these
characteristics could be accounted for by individual accessions themselves. Results
also showed that accessions tolerant to powdery mildew disease, Phytophthora leaf
fall disease, pink disease and black stripe disease existed in the IRRDB’81
germplasm. A total of 53 IRRDB’81 accessions of promising performance in latex
yield, growth and secondary characteristics was selected for further utilization in the

long term rubber breeding program. Among them, RO 62/26, MT/I/2 and MT 8/27


vii

exhibited good latex productivity and should be further tested on large scales for
commercial application purpose.
Studies on the genetic variability and structure in the IRRDB’81 germplasm
using isozyme and RAPD markers showed that the resource possessed the very
large genetic variability which would help to effectively broaden the Hevea genetic
base in Vietnam. The genetic variability contributed by individual accessions
accounted for much greater part of the total genetic variability than that contributed
by geographical origins. The IRRDB’81 germplasm could be generally divided into
three clusters based on the genetic relationship by RAPD markers. Based on the
genetic distance by RAPD markers, 150 studied IRRDB’81 accessions were also
clearly clustered into various groups. Although both markers were effective in
evaluation of the genetic variability of the IRRDB’81 germplasm but RAPD
markers with higher numbers of polymorphic alleles exhibited better performance.
Results of evaluation of offspring derived from Wickham x IRRDB’81
crosses at the nursery stage showed that there existed the great genetic variation for
latex yield and growth in the hybrid population. A total of 70 hybrids derived from
Wickham x IRRDB’81 crosses were selected for their excellent performance in
latex productivity and growth for further testing on large scales. Certain crosses and
IRRDB’81 accessions as male parents which could create offspring tolerant to
powdery mildew disease were also recorded. The Wickham x IRRDB’81 hybrid
population possessed the high genotypic and phenotypic coefficients of variation for
latex yield and growth. Additionally, the high broad sense and narrow sense
heritability estimates for latex yield and growth recorded in the hybrid population
indicated that the selection in offspring derived from the IRRDB’81 germplasm
based on phenotypic values would still be effective for these characteristics. In the

future, to introduce more IRRDB’81 accessions to Vietnam, to create the working
collection for focussed studies and to include promising IRRDB’81 accessions into
the rubber breeding program for exploitation of the outbreeding effects would be
necessary tasks.


viii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ
Lời cam đoan
Tóm tắt
Summary
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ, các hình
MỞ ĐẦU …………………………….………………….......…….................…....
1. Tính cấp thiết của đề tài …...…………………………..……………..….…....
2. Mục tiêu của đề tài ...…......……………………………….…………………...
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..………………….……………..…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………….……………..…
5. Những đóng góp mới của luận án …………………………….…………….…
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .………………………....….…..……….....
1.1. Tóm lược lịch sử và hiện trạng phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và
Việt Nam …...........……………………………………..…...........…………
1.1.1. Lịch sử di nhập cây cao su Hevea vào châu Á …………..……….………..
1.1.2. Phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới ………………………….......…..
1.1.3. Phát triển cao su ở Việt Nam ………………………………………...…….

1.2. Các đặc điểm của cây cao su …..………..…………………………...………
1.2.1. Vùng phân bố tự nhiên của cây cao su …………………………...………..
1.2.2. Đặc tính thực vật học của cây cao su Hevea brasiliensis …………...……...
1.2.3. Đặc điểm di truyền của cây cao su Hevea brasiliensis ……………….........
1.2.4. Các phương thức nhân giống ở cây cao su …………………………...……
1.3. Các nguồn di truyền cây cao su ……………….………..……………………
1.3.1. Nguồn di truyền cây cao su Wickham ……………………………………..
1.3.2. Các nguồn di truyền cây cao su sau nguồn Wickham ……………………..
1.3.3. Nguồn di truyền cây cao su IRRDB’81 ……………………………...…….
1.4. Cải tiến giống cây cao su ………….……….…………..………………...…..
1.4.1. Mục tiêu cải tiến giống cây cao su …………………………………….......
1.4.2. Phương pháp cải tiến giống cao su cơ bản …………………………...……
1.5. Nghiên cứu đánh giá và ứng dụng nguồn di truyền IRRDB’81 .....…….……
1.5.1. Đánh giá về phân loại học ……………………………………………...….
1.5.2. Đánh giá về đặc điểm nông học và sinh học ………………………...…….

trang
i
ii
iii
iv
vi
viii
xi
xiii
xvi
1
1
2
3

4
4
4
5
5
5
6
7
7
8
10
11
12
12
14
14
15
15
16
24
24
24


ix

1.5.3. Đánh giá về đa dạng di truyền …..………………………………......…
1.5.4. Nghiên cứu sử dụng nguồn di truyền IRRDB’81 ….……………………….
1.5.5. Nghiên cứu đánh giá nguồn di truyền IRRRDB’81 tại Việt Nam ...............
Chƣơng 2 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...…

2.1. Nghiên cứu đánh giá các đặc tính nơng học của nguồn di truyền IRRDB’81..
2.2. Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 bằng
chỉ thị isozyme và chỉ thị RAPD .......…….......………………………….…..
2.2.1. Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 bằng
chỉ thị isozyme …………………….......…...…………………………........
2.2.2. Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 bằng
chỉ thị RAPD ...………………………………........……………………...…
2.3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng nguồn gen IRRDB’81 vào chương trình cải
tiến giống cao su ….....…………………………………...………..................
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN …....…………....…...…………………
3.1. Đặc tính nơng học của nguồn di truyền cao su IRRDB’81 ….…....………….
3.1.1. Năng suất mủ cao su ……………………………………….......…………..
3.1.2. Sinh trưởng, tăng trưởng trong khi cạo và dầy vỏ nguyên sinh …...……….
3.1.3. Đặc tính mẫn cảm – chống chịu bệnh hại ….........…………………………
3.1.4. Chọn lọc nguồn di truyền IRRDB’81 về các đặc tính nơng học …………..
3.2. Đặc điểm đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 ………………....…..
3.2.1. Đặc điểm đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 bằng chỉ thị
isozyme ..........................................................................................................
3.2.1.1. Đa dạng di truyền theo chỉ thị isozyme ………........................…..............
3.2.1.2. Quan hệ di truyền theo chỉ thị isozyme ………………………………..…
3.2.2. Đặc điểm đa dạng di truyền của nguồn gen IRRDB’81 bằng chỉ thị RAPD
3.2.2.1. Đa dạng di truyền theo chỉ thị RAPD……………………………………..
3.2.2.2. Thành phần biến thiên phân tử theo chỉ thị RAPD ………………............
3.2.2.3. Quan hệ di truyền theo chỉ thị RAPD …………………………...…….….
3.3. Ứng dụng nguồn di truyền IRRDB’81 vào chương trình cải tiến giống cao su
3.3.1. Đặc điểm nơng học cây lai xuất phát từ nguồn gen IRRDB’81 …….......….
3.3.1.1. Đặc điểm năng suất mủ và sinh trưởng …................………………..........
3.3.1. 2. Chọn lọc cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 có triển vọng về năng suất và sinh
trưởng .…………….........................................................................……….
3.3.1.3. Đặc điểm chống chịu bệnh phấn trắng của cây lai từ nguồn gen IRRDB’81 ...….

3.3.2. Đặc điểm di truyền của cây lai và bố mẹ lai trong tổ hợp Wickham x
IRRDB’81 .………………………………………………………..........…..
3.3.2.1. Tương quan giữa tính trạng năng suất và sinh trưởng giai đoạn non ở cây
lai trong tổ hợp Wikcham x IRRDB’81 ..….....………………………….
3.3.2.2. ớc lượng các thông số di truyền giai đoạn non …………………...…….
3.3.3. Phương hướng cải tiến và vận dụng nguồn gen IRRDB’81 .………...……..
3.3.3.1. Mở rộng nguồn gen IRRDB’81…………………………………………...

27
30
32
36
36
40
40
43
47
53
53
53
66
76
82
86
86
86
91
97
97
104

106
114
114
114
121
127
129
129
130
134
134


x

3.3.3.2. Đánh giá nguồn gen IRRDB’81 và hình thành bộ sưu tập công tác ……..
3.3.3.3. Nâng cấp di truyền quần thể nguồn gen IRRDB’81 và sử dụng vào
chương trình cải tiến giống cao su ………………………………...…….
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………................…...
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ……………………………........…..
PHỤ LỤC .......………………………………………………………......…….....…

134
135
140
143
154
155



xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

:

AMOVA
ANRPC

:
:

CIRAD

:

ctv
GCA
GCV%
g/c/c
IRRDB

:
:
:
:
:


IRRDB’81

:

IRSG

:

LH

:

MRB
MT

:
:

N
PCV%
RAPD
RRII

:
:
:
:

RRIM


:

RRIT

:

RO

:

SGLK91

:

SGLK94

:

SGLK96

:

SGCS97

:

Nguồn di truyền cây cao su IRRDB’81 được sưu tập từ bang Acre
của Brasil.
Analysis of molecular variance: Phân tích phương sai phân tử.
Association of Natural Rubber Producing Countries: Hiệp hội các

nước sản xuất cao su thiên nhiên.
Centre de Coopération Internationale en Recherche Agronomique
pour le Développment: Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát
triển nông nghiệp Pháp.
Cộng tác viên
Khả năng phối hợp chung (General combining ability).
Genotypic Coefficient of Variation: Hệ số biến thiên kiểu gen.
Gram mủ khô/cây/lần cạo mủ.
International Rubber Research and Development Board: Ủy hội
nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế.
Nguồn di truyền cây cao su do IRRDB sưu tập tại 3 bang Acre,
Mato Grosso và Rondonia thuộc Brasil năm 1981.
International Rubber Study Group: Tổ chức nghiên cứu cao su
quốc tế.
Ký hiệu giống cao su được lai tạo bởi Viện nghiên cứu cao su Việt
Nam đang trong giai đoạn nghiên cứu.
Malaysian Rubber Board: Tổng cục cao su Malaysia.
Nguồn di truyền cây cao su IRRDB’81 được sưu tập từ bang Mato
Grosso của Brasil.
Số lượng mẫu giống.
Phenotypic Coefficient of Variation: Hệ số biến thiên kiểu hình.
Random Amplified Polymorphic DNA.
Rubber Reserach Institute of India: Viện nghiên cứu cao su Ấn
Độ.
Rubber Research Institute of Malaysia: Viện nghiên cứu cao su
Malaysia.
Rubber Research Institute of Thailand: Viện nghiên cứu cao su
Thái Lan.
Nguồn di truyền cây cao su IRRDB’81 được sưu tập từ bang
Rondonia của Brasil.

Thí nghiệm đánh giá nguồn gen IRRDB’81 tại trung tâm Lai Khê,
Bình Dương (VCS), trồng năm 1991.
Thí nghiệm đánh giá nguồn gen IRRDB’81 tại trung tâm Lai Khê ,
Bình Dương (VCS), trồng năm 1994.
Thí nghiệm đánh giá nguồn gen IRRDB’81 tại trung tâm Lai Khê,
Bình Dương (VCS), trồng năm 1996.
Thí nghiệm đánh giá nguồn gen IRRDB’81 tại công ty cao su Chư


xii

TNLK98

:

TNLK99

:

TNLK01

:

TNLK02

:

TNLK04

:


UPGMA
VCS
WA

:
:
:

Wickham /
W

:

Sê, Gia Lai, trồng năm 1997.
Thí nghiệm tuyển non giống cao su lai tại trung tâm Lai Khê, Bình
Dương (VCS), trồng năm 1998.
Thí nghiệm tuyển non giống cao su lai tại trung tâm Lai Khê, Bình
Dương (VCS), trồng năm 1999.
Thí nghiệm tuyển non giống cao su lai tại trung tâm Lai Khê, Bình
Dương (VCS), trồng năm 2001.
Thí nghiệm tuyển non giống cao su lai tại trung tâm Lai Khê, Bình
Dương (VCS), trồng năm 2002
Thí nghiệm tuyển non giống cao su lai tại trung tâm Lai Khê, Bình
Dương (VCS), trồng năm 2004.
Unweighted Pair Group Method with Arithmatic Mean.
Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
Nguồn giống cao su do lai tạo giữa nguồn di truyền Wickham và
nguồn di truyền Amazone khác nguồn IRRDB’81
Nguồn di truyền cao su do Wickham di nhập vào châu Á năm

1876


xiii

DANH MỤC CÁC ẢNG
Trang
Bảng 2.1

Các thí nghiệm đánh giá đặc tính nơng học nguồn gen IRRDB’81

38

Bảng 2.2

Số lượng các mẫu giống trong nghiên cứu chỉ thị isozyme

42

Bảng 2.3

Các chỉ thị isozyme trong nghiên cứu và số alen đa hình

43

Bảng 2.4

Số lượng các mẫu giống trong nghiên cứu chỉ thị RAPD

44


Bảng 2.5

Danh sách các đoạn mồi sử dụng trong nghiên cứu chỉ thị RAPD

45

Bảng 2.6

Chu kỳ nhiệt cho các đoạn mồi

46

Bảng 2.7

Chi tiết các thí nghiệm tuyển non cây lai

48

Bảng 2.8

Bảng phân tích phương sai

49

Bảng 3.1

Năng suất mủ khơ (g c c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm
SGLK91
Năng suất mủ khô (g c c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm

SGLK94
Năng suất mủ khơ (g c c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm
SGLK96
Năng suất mủ khơ (g c c) của các nguồn di truyền trên thí nghiệm
SGCS97
Năng suất mủ khô (g c c) của các tiểu nhóm địa lý trong nguồn di
truyền IRRDB’81 trên các thí nghiệm
ệ số biến thiên kiểu hình và biến thiên kiểu gen cho năng suất
mủ của nguồn di truyền IRRDB’81
So sánh năng suất mủ khô của nguồn gen IRRRDB’81 sưu tập từ
hạt và từ cành ghép trên thí nghiệm S LK91
Chọn lọc một số mẫu giống IRRDB’81 về năng suất mủ

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm
SGLK91

Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm
SGLK94
Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm
SGLK96
Sinh trưởng của các nguồn di truyền lúc mở cạo thí nghiệm
SGCS97
Sinh trưởng lúc mở cạo (Vanh thân, cm) của các tiểu nhóm địa lý
trong nguồn di truyền IRRDB’81
Hệ số biến thiên kiểu hình và hệ số biến thiên kiểu gen cho sinh
trưởng của nguồn di truyền IRRDB’81
Sinh trưởng nguồn gen IRRDB’81 sưu tập từ hạt và cành ghép

54
55
55
56
60
62
63
65
68
68
68
69
70
70


xiv


trên thí nghiệm S LK91

71

Bảng 3.16

Các mẫu giống IRRDB’81 có sinh trưởng hàng đầu

72

Bảng 3.17

Tăng trưởng trong khi cạo (Tăng vanh thân, cm năm) của các
nguồn gen
Tăng trưởng trong khi cạo (Tăng vanh thân, cm năm) của các tiểu
nhóm địa lý trong nguồn gen IRRDB’81
Độ dầy vỏ nguyên sinh (mm) của các nguồn di truyền

Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23

Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28


Bảng 3.29

Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34

Độ dầy vỏ nguyên sinh (mm) của các tiểu nhóm địa lý trong
nguồn di truyền IRRDB’81
Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng (Oidium heveae) trên các nguồn
gen
Phân bố cấp bệnh phấn trắng ở nguồn gen IRRDB’81 ( quần
thể)
Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng (Corticium salmoniclolor), bệnh
rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt cạo (Phytopphthora sp.) trên các
nguồn gen
Phân bố cấp bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt cạo
ở nguồn gen IRRDB’81 ( quần thể)
Năng suất mủ và sinh trưởng của các mẫu giống thuộc nguồn gen
IRRDB’81 được chọn lọc
Số lượng alen của 12 loci isozyme của các nguồn di truyền
Các alen isozyme đặc thù của các nhóm địa lý nguồn gen
IRRDB’81
ệ số khoảng cách di truyền Nei (1972) theo chỉ thi isozyme giữa
các nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham
và WA
ệ số khoảng cách di truyền Nei (1972) theo chỉ thị isozyme giữa
các tiểu nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen

Wickham và WA
Trình tự đoạn mồi, số băng và kích thước các sản ph m được
khuếch đại cho các nguồn gen theo chỉ thị RAPD
Số lượng băng khuếch đại và băng đa hình cho các nhóm và tiểu
nhóm địa lý theo chỉ thị RAPD
Các thông số di truyền cho các nhóm và tiểu nhóm địa lý theo chỉ thị
RAPD
Kết quả phân tích AMOVA chỉ thị RAPD cho các nguồn gen cao
su.
ệ số khoảng cách di truyền Nei (1972) giữa các nhóm địa lý của
nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham và WA theo chỉ thị
RAPD

73
74
75
76
78
78

80
81
84-85
88
90

92

93
99

101
103
105

107


xv

Bảng 3.35

111

Bảng 3.36

ệ số khoảng cách di truyền Nei (19720) giữa các tiểu nhóm địa
lý của nguồn gen IRRDB’ 81, nguồn gen Wickham và WA theo
chỉ thị RAPD
Năng suất mủ (g c c) trên các thí nghiệm tuyển non

Bảng 3.37

Sinh trưởng (Vanh thân, cm) trên các thí nghiệm tuyển non

119

Bảng 3.38

ệ số biến thiên kiểu hình và biến thiên kiểu gen cho năng suất
121

mủ và sinh trưởng giai đoạn non ở cây lai nguồn gen IRRDB’81
Chọn lọc cây lai thuộc nguồn di truyền IRRDB’81 về năng suất
123-125
và sinh trưởng
Tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng của các tổ hợp Wickham x
129
IRRDB’81 theo cấp bệnh ( quần thể)
Tương quan giữa năng suất mủ và sinh trưởng ở cây lai
130
IRRDB’81 trên thí nghiệm tuyển non.
2
ớc lượng hệ số di truyền theo theo nghĩa rộng (h BS) và nghĩa
132
hẹp (h2 NS) ở cây lai Wickham x IRRDB’81
Thành phần biến thiên về năng suất mủ và sinh trưởng của các
133
cây lai Wickham x IRRDB’81 ở các thí nghiệm tuyển non

Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41
Bảng 3.42
Bảng 3.43

117


xvi

DANH MỤC CÁC IỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.6

Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g c c) của nguồn
di truyền IRRDB’81 trên thí nghiệm S CS97
Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g c c) của nguồn
di truyền Wickham trên thí nghiệm S CS97
Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g c c) của nguồn
di truyền Lai hoa Việt Nam trên thí nghiệm S CS97
Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g c c) của
nguồn di truyền Nam Mỹ khác trên thí nghiệm S CS97
Phân bố năng suất mủ trung bình 5 năm cạo đầu (g c c) của các
nhóm địa lý thuộc nguồn gen IRRDB’81 trên thí nghiệm S CS97
Thành phần biến thiên cho năng suất mủ ở thí nghiệm S LK94

Biểu đồ 3.7

Thành phần biến thiên cho năng suất mủ ở thí nghiệm S LK96

61

Biểu đồ 3.8

90

Biểu đồ 3.16

Thành phần biến thiên ở nguồn gen IRRDB’81 theo chỉ thị

isozyme
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị isozyme cho các nhóm
địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham và WA
bằng phương pháp UPGMA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị isozyme cho các tiểu
nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81 bằng phương pháp
UPGMA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị isozyme cho các tiểu
nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham và
WA bằng phương pháp UPGMA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị RAPD cho các nhóm
địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham và WA
bằng phương pháp UPGMA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị RAPD cho các tiểu
nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81 bằng phương pháp
UPGMA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị RAPD cho các tiểu
nhóm địa lý của nguồn gen IRRDB’81, nguồn gen Wickham và
WA bằng phương pháp UP MA
Phân nhóm quan hệ di truyền theo chỉ thị RAPD cho các mẫu
giống của nguồn gen IRRDB’81 bằng phương pháp UP MA
Phân bố năng suất mủ giai đoạn tuyển non thí nghiệm TNLK02

Biểu đồ 3.17

Phân bố năng suất mủ giai đoạn tuyển non thí nghiệm TNLK04

115

Biểu đồ 3.18


Phân bố sinh trưởng giai đoạn tuyển non (vanh thân) thí nghiệm
TNLK02

120

Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5

Biểu đồ 3.9

Biểu đồ 3.10

Biểu đồ 3.11

Biểu đồ 3.12

Biểu đồ 3.13

Biểu đồ 3.14

Biểu đồ 3.15

57
57
58
58
59

61

92

94

94

107

110

110
112
115


xvii

Biểu đồ 3.19
Biểu đồ 3.20

Phân bố sinh trưởng giai đoạn tuyển non (vanh thân) thí nghiệm
TNLK04
Phân cấp bệnh phấn trắng theo bố trên cùng mẹ PB 260

120
128

Biểu đồ 3.21


Phân cấp bệnh phấn trắng theo bố trên cùng mẹ RRIC 110

128

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.3

Vùng phân bố tự nhiên của chi Hevea và loài H. brasiliensis
(George, 2000)
Chu trình cải tiến giống cao su cơ bản
Phổ điện di isozyme của một số mẫu giống thuộc nguồn gen
IRRDB'81
Sản ph m PCR với đoạn mồi OPA-18
Sản ph m PCR với đoạn mồi OPA-18 phân tích bằng phần mềm
Vision WorksLS

8
17
85
98
98


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao su thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su Hevea brasiliensis (Muell. Agr.), là
một loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp và
đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Bên cạnh đó, về bản chất cây cao
su cũng được coi là một lồi cây rừng trồng góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Từ
lâu cây cao su Hevea đã trở thành một trong những lồi cây cơng nghiệp quan trọng
nhất trên thế giới cũng như ở nước ta. Từ 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên
nhiên của Việt Nam đã vượt giá trị 1 tỉ USD, góp phần quan trọng vào nguồn thu ngoại
tệ, phát triển kinh tế cũng như phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nước ta (Tổng
cục thống kê, 2009).
Từ khi cây cao su Hevea được Wickham di nhập vào châu Á năm 1876, những
tiến bộ liên tục trong công tác cải tiến giống cao su trong vịng hơn một thế kỷ qua đã
góp phần quan trọng trong việc đưa năng suất mủ của cây cao su từ khoảng
500kg/ha/năm ở những vườn đầu tiên trồng bằng hạt không được chọn lọc lên đến trên
2.500 kg/ha/năm với những dịng vơ tính mới (Priyadarshan và Clément – Demange,
2004; Aidi-Daslin và ctv, 2007). Tuy nhiên, từ lâu các nhà chọn giống cao su đã chỉ ra
sự hạn hẹp của nguồn di truyền cây cao su do Wickham di nhập, thể hiện ở số lượng
mẫu giống giới hạn và quá trình chọn lọc định hướng năng suất mủ cao lâu dài làm xói
mịn gen, là ngun nhân quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong tương lai
của công tác cải tiến giống cao su (Wycherley, 1969; Ho, 1979; Tan, 1987). Để khắc
phục hạn chế này, Ủy hội nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế (IRRDB) đã tiến
hành một đợt sưu tập qui mô lớn nguồn di truyền cây cao su tại vùng nguyên quán


2

thuộc lưu vực Amazone, Brasil, vào năm 1981 và sau đó phân phối cho các nước trồng

cao su. Nguồn di truyền mới này được gọi là nguồn di truyền IRRDB’81.
Việt Nam đã nhận được một phần của nguồn di truyền IRRDB’81 này từ 1984
đến 1987, và từ 1985 - 1995 Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (VCS) đã tiến hành
đánh giá đợt đầu một số mẫu giống. Trong giai đoạn 1991 – 1997, VCS đã tiếp tục đưa
vào các thí nghiệm đánh giá đợt 2 các mẫu giống cịn chưa được đánh giá của bộ sưu
tập này và từ năm 1997 đã đưa một số mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 vào
chương trình lai hữu tính tạo giống cao su mới.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu đúc kết một cách đầy đủ và
hệ thống kết quả đánh giá đợt 2, cũng như chưa có các nghiên cứu về các đặc điểm di
truyền của nguồn gen cao su IRRDB’81 đang có ở Việt Nam và khả năng sử dụng
chúng trong lai hữu tính tạo giống cao su. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tiềm năng nông
học, di truyền và khả năng sử dụng nguồn di truyền IRRDB’81 trong cải tiến giống cây
cao su Hevea brasiliensis” là hết sức cần thiết để đúc kết, hệ thống hóa các kết quả
nghiên cứu nhằm góp phần khai thác hiệu quả nguồn di truyền IRRDB’81 trong
chương trình cải tiến giống cao su tại Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá nguồn tài nguyên di truyền IRRDB’81 cây cao
su và cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả nguồn di truyền này vào chương trình
cải tiến di truyền cây cao su Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giống cao su
tiến bộ trong tương lai.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá các đặc tính nơng học của các mẫu giống chưa được đánh giá thuộc
nguồn gen IRRDB’81, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu đánh giá đã có của

nguồn gen này trong giai đoạn 1991 - 2009.

-

Đánh giá sự đa dạng di truyền nguồn gen IRRDB’81 đang có tại Viện nghiên cứu
cao su Việt Nam.

-

Đánh giá các đặc điểm nông học và di truyền của hậu duệ lai từ nguồn gen
IRRDB’81 và khả năng ứng dụng nguồn gen này vào chương trình lai hữu tính tạo
giống cao su.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có các ý nghĩa khoa học sau:
-

Tạo cơ sở dữ liệu đánh giá nguồn di truyền IRRDB’81 góp phần phục vụ cho
chương trình cải tiến giống cao su Việt Nam dài hạn.

-

Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược vận dụng một cách
hữu hiệu nguồn gen IRRDB’81 vào chương trình cải tiến giống cao su Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có các ý nghĩa thực tiễn đối với sản xuất cao su tại Việt Nam như sau:
-


Chọn lọc được một số mẫu giống IRRDB’81 có tiềm năng nơng học để tiếp tục
đánh giá thích ứng vùng sinh thái.

-

Xác định được các mẫu giống IRRDB’81 có triển vọng để làm bố mẹ cho chương
trình lai tạo giống cao su trong trung hạn.

-

Bước đầu chọn lọc được ở giai đoạn non một số hậu duệ lai triển vọng có bố thuộc
nguồn di truyền IRRDB’81 để tiếp tục đánh giá trên qui mô lớn nhằm đưa vào sản
xuất từ sau năm 2020 trở đi.


4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Các mẫu giống thuộc nguồn gen IRRDB’81 và cây lai của chúng đang được đánh
giá trên các cơng trình nghiên cứu giống cao su ở các cấp độ khác nhau của Viện
nghiên cứu cao su Việt Nam đã được thiết lập từ năm 1991 đến 2004.

-

Các đặc tính nơng học, các chỉ thị di truyền isozyme và RAPD, một số thông số di
truyền của nguồn gen IRRDB’81 và cây lai của chúng.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Nguồn vật liệu: các mẫu giống thuộc bộ sưu tập IRRDB’81 đang có tại Việt Nam
(được lưu giữ tại VCS), cây lai của các tổ hợp với nguồn gen IRRDB’81.

-

Các vườn thí nghiệm đánh giá giống cao su giai đoạn trưởng thành tại VCS, Bình
Dương và Gia Lai; các vườn thí nghiệm tuyển cây lai giai đoạn non tại VCS, Bình
Dương. Các chỉ thị isozyme và RAPD được phân tích tại VCS, Bình Dương.

-

Thời gian thực hiện luận án: 2005 – 2009. Do cây cao su là cây dài ngày, vì vậy các
số liệu, kết quả trước 2005 được kế thừa từ các đề tài nghiên cứu của Viện nghiên
cứu cao su Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của luận án
Nguồn gen IRRDB’81 đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng vốn di truyền
cho chương trình lai tạo giống cao su Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên chưa có
cơng trình nghiên cứu đánh giá mức độ đa dạng và cấu trúc di truyền của nguồn gen
IRRDB’81 đang được lưu giữ tại Việt Nam, cũng như về các đặc điểm di truyền quần
thể cây lai với nguồn gen mới và khả năng sử dụng nguồn gen này vào trong chương
trình lai hữu tính tạo giống cao su. Đóng góp mới của luận án là góp phần khảo sát các
vấn đề trên một cách có hệ thống, là những đóng góp mới lần đầu tiên được nghiên cứu
đúc kết tại Việt Nam cho nguồn di truyền cao su IRRDB’81.


5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÓM LƢỢC LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU THIÊN
NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Lịch sử di nhập cây cao su Hevea vào châu Á
Từ đầu thập niên 1870, do nhu cầu cao su thiên nhiên tăng rất mạnh đã dẫn đến
sự cần thiết phải phát triển ngành trồng cây cao su trên thế giới để thay thế cho nguồn
cung cao su từ rừng tự nhiên ở Nam Mỹ vốn không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy,
đã có nhiều nỗ lực để di thực cây cao su sang trồng ở vùng nhiệt đới châu Á, nơi có các
điều kiện môi trường tương tự như vùng nguyên quán Amazone; nhưng tất cả đều
không thành công cho tới nỗ lực của Wickham vào năm 1876 (Wycherley, 1968). Từ
nguồn sưu tập này, cây cao su đã được đưa đầu tiên vào Sri Lanka năm 1876, và sau đó
lan sang các nước khác ở châu Á cũng như các nước châu Phi tạo ra sự phát triển của
ngành công nghiệp cao su thiên nhiên.
1.1.2. Phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới
Hiện nay, cây cao su được trồng thương mại tại 24 nước thuộc châu Á, Phi và
Mỹ, với diện tích cao su trên toàn thế giới đạt khoảng 10,6 triệu ha, gồm châu Á chiếm
93%, châu Phi 5% và Nam Mỹ chỉ chiếm chưa đến 2%; trong đó riêng các nước thuộc
vùng Đơng Nam Á đã chiếm đến 78% diện tích cao su thế giới (IRSG, 2009). Tổng sản
lượng cao su thế giới năm 2009 đạt 9,62 triệu tấn (IRSG, 2010). Các nước sản xuất cao
su thiên nhiên hàng đầu gồm Thái Lan với sản lượng 3,16 triệu tấn (diện tích 2,76 triệu
ha), Indonesia 2,44 triệu tấn (3,43 triệu ha) và Malaysia 856 ngàn tấn (1,24 triệu ha)


6

vào năm 2009 (IRSG, 2010). Ngoài Trung Quốc do đặc thù địa lý đã phát triển cao su
ở vùng ngoài truyền thống (vĩ tuyến 19o – 24o Bắc), một số nước khác cũng đã bắt đầu

mở rộng cao su ra các vùng có vĩ tuyến cao như Thái Lan, Lào, Ấn Độ Myanmar và
Việt Nam. Dự báo cả sản xuất lẫn nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới sẽ
tiếp tục tăng, đạt mức tương ứng 13,0 triệu tấn và 12,8 triệu tấn vào năm 2018 (Smit,
2009). Các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới gồm: Trung Quốc, Mỹ,
Nhật, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và gần đây là Brasil.
Khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong cơng nghiệp sản
xuất vỏ ruột xe, số cịn lại được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật
(băng tải, phụ kiện xe hơi, ống dẫn, v.v…), các sản phẩm cao su thông dụng (nệm, giày
dép, v.v…), và các sản phẩm cao su nhúng (găng tay, bao cao su, v.v….).
1.1.3. Phát triển cao su ở Việt Nam
Cây cao su được Yersin di nhập vào Việt Nam năm 1897 từ Bogor, Indonesia,
đã được trồng thử nghiệm tại Bình Dương và Nha Trang, sau đó đã hình thành các đồn
điền cao su đầu tiên ở Đông Nam Bộ từ 1907 và ở Tây Nguyên từ 1923. Tại miền Bắc,
trong giai đoạn 1958 – 1963 cao su đã được trồng ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và Phú
Thọ (Đặng Văn Vinh, 2000; Trần Thị Thúy Hoa, 2005). Từ 2007, cao su đã phát triển
ra một số tỉnh ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Hiện nay cây cao su có diện tích trồng lớn
nhất trong số các cây cơng nghiệp lâu năm ở Việt Nam, 674,2 ngàn ha với sản lượng
723,7 ngàn tấn năm 2009 và có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích cũng như
vùng trồng (Tổng cục thống kê, 2009; ANRPC, 2010). Việt Nam hiện đang đứng hàng
thứ 6 về diện tích, thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về khối lượng xuất khẩu cao su thiên
nhiên trên thế giới. Nhờ vào các tiến bộ về giống cũng như kỹ thuật canh tác và khai
thác, năng suất cao su trung bình cả nước đã có sự tiến bộ liên tục từ 703 kg/ha năm
1980, lên 1.222 kg/ha năm 2000, và đạt đến 1.697 kg/ha năm 2009 đứng vào nhóm 3
nước có năng suất cao nhất ở châu Á cùng với Ấn Độ và Thái Lan (ANRPC, 2010).


7

Theo qui hoạch của nhà nước, đến năm 2015 diện tích cao su của Việt Nam sẽ đạt
khoảng 800 ngàn ha với sản lượng dự kiến khoảng 1,1 triệu tấn và đến năm 2020 dự

kiến đạt 1,2 triệu tấn cao su (Thủ Tướng Chính Phủ, 2009).
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU
1.2.1. Vùng phân bố tự nhiên của cây cao su
Trong tự nhiên các loài thuộc chi Hevea phân bố ở lưu vực hệ thống sông
Amazone, Nam Mỹ, trải rộng từ vĩ tuyến 15o Nam đến 6o Bắc và từ kinh tuyến 46o đến
77o Tây (Compagnon, 1986). Các loài thuộc chi Hevea được tìm thấy mọc tự nhiên ở
Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guayana, Peru, Surinam và
Venezuela. Mặc dù các lồi khác nhau của chi Hevea có vùng cư trú ưa thích khác
nhau nhưng tất cả đều được tìm thấy ở Brazil. Chi Hevea thuộc họ Euphorbiaceae,
đến nay được biết gồm có 10 lồi: H. benthamiana, H. brasiliensis, H. camargoana, H.
camporum, H. guianensis, H. microphylla, H. nitida, H. pauciflora, H. rigidifolia và H.
spuceana (Schultes, 1990). Đặc điểm chung của các loài thuộc chi Hevea đều là dạng
thân gỗ, lá kép với ba lá chét, hoa đơn tính đồng chu, hoa cái có bầu nỗn với ba tâm
bì, hạt lớn với vỏ hạt có vân, có cùng số lượng nhiễm sắc thể 2n =36 (Schultes, 1990).
Trong vùng nguyên qn, các lồi Hevea được tìm thấy mọc tự nhiên ở nhiều vùng có
các điều kiện khí hậu, đất đai và độ cao khác nhau.
Cây cao su Hevea brasiliensis (Muell. Agr.), loài quan trọng nhất trong chi
Hevea vốn cung cấp đến 99% sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới hiện nay, có
vùng phân bố tự nhiên rất rộng chiếm đến một nửa vùng phân bố của chi. Loài này
được tìm thấy ở phía Nam lưu vực sơng Amazone trên các vùng Acre, Mato Grosso,
Rondonia và Parana của Brazil và đến tận các vùng thuộc Bolivia và Peru. Ngoài ra, H.
brasiliensis cũng được tìm thấy ở phía Bắc lưu vực Amazone tới tận phía Tây của
Manaus và xa tới tận cực Nam của Colombia. Vùng phân bố tự nhiên của cây cao su H.
brasiliensis nhìn chung có các điều kiện môi trường khá đa dạng, từ vùng đất thấp ở


×