Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cảm nhận về bài thơ rằm tháng giêng của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.1 KB, 4 trang )

Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh
Mở bài:
Rằm tháng giêng là bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh được viết khi Người sống và
hoạt động ở Việt Bắc. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng những lúc thảnh thơi,
Người đều hướng tâm hồn về với thiên nhiên. Ở Hồ Chí Minh ta nhận thấy, thiên
nhiên dưới con mắt của người lúc nào cũng tươi xanh, rộn ràng và tràn đầy sức
sống:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Thân bài:
Cảnh mùa xuân của Bác trong bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bức tranh, sao vô
cùng khoáng đạt. hai câu thơ đầu mở ra một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, rộng
lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chỉ trong hai câu thơ tả cảnh đó, Bác dùng tới ba từ xuân liên tiếp một cách ngẫu
nhiên mà rất có dụng ý nghệ thuật. Mỗi từ xuân để tả một hình ảnh: Trăng- SôngBầu trời. Miêu tả ba hình ảnh đó, Bác dùng từ “lồng lộng” và “lẫn” chính xác và
khéo léo thuần thục trong ngôn từ như một hoạ sĩ danh tiếng có tài pha màu, phác
thảo cảnh vật… vẽ nên một bức tranh xuân hài hoà và trải rộng khắp mênh mông.


Bản dịch thêm những từ sau: “lồng lộng, bát ngát, ngân”. Những từ này khá hay
nhưng thiếu từ “xuân” và “yên ba” làm cho câu thơ mất đi tính mịt mù, hư thực của
cảnh khuya và làm giảm vẻ đẹp sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.


Nếu câu đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo. nổi bật trên bầu trời
ấy là vầng trăng tròn, toả ánh sáng khắp đất trời thì câu thơ thứ hai vẽ ra một không
gian xa rộng bát ngát như không có giới hạn, với con sông, mặt nước tiếp liền với
bầu trời.

Mùa xuân đến không chỉ trên những chồi non lá biếc, mà tất cả vầng trăng đến
dòng sông, bầu trời trong thơ Bác lúc này đều đầy sức sống của mùa xuân: “Rằm
xuân lồng lộng trăng soi”. Cả vũ trụ hòa hợp trong ánh trăng soi. Ánh trăng soi rọi
cả vào trong hồn người. Trăng trở thành nguồn sáng, trở thành trung tâm của đất
trời. Trăng mang đến cho thiên nhiên một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng, mang đến một
sức sống tràn trề, khiến cho hồn người say mê.

Ẩn sau cảnh trăng xuân đó là hình ảnh của ngày mai tươi sáng đang đến gần. Ngày
mai đó được bắt đầu bằng những kế hoạch và công việc rất cụ thể, rất thực tế của
Ðảng ta và của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Ðêm trăng rằm vắng lặng, êm dịu như bức tranh thuỷ mặc, trở nên sống động và
thơ mộng bởi có sự góp mặt của những con người bất tử, đang chèo lái con thuyền
cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn. ở đó, có Chủ tịch Hồ Chí Minh- nhà thơ và
người chiến sĩ cách mạng kiên cường đang “bàn bạc việc quân”.


Bài thơ kết lại bằng một câu ngân vang cao vút và đầy thi vị: “Khuya về bát ngát
trăng ngân đầy thuyền”. Ðêm khuya không hề có bóng tối, ánh trăng toả sáng khắp
cả không gian. Hình ảnh con thuyền trở thành một hình ảnh liên tưởng và lãng mạn
tuyệt đẹp- con thuyền như chở đầy ánh trăng. Ðó là hình ảnh của con thuyền cách
mạng đang chở đầy chiến thắng, chở đầy niềm tin, đang đi tới tương lai rực rỡ huy

hoàng.

Hình ảnh, từ ngữ và cách miêu tả ở đây giống như trong thơ cổ Phương Đông. Câu
thơ thứ hai có ba từ “xuân” đã nhấn mạnh sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất trời.
Thiên nhiên trong thơ Bác mang đậm vẻ đẹp truyền thống. Bác đã khát quát trong
bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”

Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
Thi gia dã yếu hội xung phong.

Dường như bài thơ nào của Bác cũng kết thúc bằng những câu thơ bất ngờ và tuyệt
đẹp như thế. Từ vẻ đẹp của nghệ thuật, vẻ đẹp của thiên nhiên, bài thơ Rằm tháng
giêng (Nguyên tiêu) đã toát lên sức mạnh tinh thần mãnh liệt của người chiến sĩ
cách mạng.

Kết bài:
Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng không phải
vì thế mà tâm hồn Bác quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng. Đó là
phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác. Phong thái ấy còn thể hiện ở hình


ảnh con thuyền khi bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng.
Điều ấy thể hiện niềm tin vào chiến thắng, vào con đường đúng đắn của Đảng.

duongleteach.com




×