Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.67 KB, 3 trang )

Suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
Mở bài:
Tôn sư trọng đạo vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đén nay.
Trong lễ giáo phong kiến, người thầy được tôn vinh ở vị trí thứ hai, trên cả người
cha, chỉ sau nhà vua, người lãnh đạo tối cao của đất nước. Xét về chức vị, người
thầy không có một địa vị nào. Nhưng xét về mức độ trọng vọng thì người thầy lại
là bậc tôn kính tối thượng. Điều đó không phải là không có lí bởi dân tộc ta vốn rất
coi trọng việc học, lấy đạo học làm nền tảng căn bản trong công cuộc trị nước và
giữ nước.

Thân bài:
Tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư là tôn quý, kính trọng và biết ơn sâu sắc người làm thầy dạy học trong xã
hội. Tấm lòng tôn kính ấy được thể hiện mọi lúc, mọi nơi bằng những hành động ý
nghĩa nhất.

Trọng đạo là gì?
Trọng đạo là xem trọng đạo học, đạo lí làm người trong xã hội. Dù thuộc bất kì
tầng lớp nào trong xã hội, con người luôn lấy nền tảng đạo đức ấy làm chuẩn mực
điều phối cung cách ứng xử cho phù hợp với các nguyên tắc đã được đặt ra.

Người biết tôn sư trọng đạo luôn tôn kính quý trọng người thầy và đạo học trong
cuộc sống. Những gì liên quan đến quá trình dạy và học đều được họ trân trọng,
giữ gìn và phát huy. Người biết tôn sư trọng đạo luôn biết vâng lời người dạy học
và quý trọng đạo học, đạo lí làm người mẫu mực mà các thầy đã nêu gương. Họ
luôn xem người thầy là chuẩn mực của đạo đức, nhân cách và tri thức trong xã hội.
Không bao giờ họ tỏ ra xem thường hay xúc phậm đến bậc tôn kính ấy. Vào những
dịp lễ trọng đại, họ luôn có những hành động thiết thực, thẻ hiện lòng biết ơn sâu
sắc đối với những người đã có công dạy dỗ họ nên người.



Tại sao phải biết tôn sư trọng đạo?
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của đân tộc ta đã dược gìn giữ qua
mấy nghìn năm lịch sử. Truyền thống quý báu ấy cần phải được tiếp tục giữ gìn và
phát huy trong thời đại mới để tiếp tục phát triển sự nghiệp học tập của nước nhà.
Bởi đầu tư cho giáo dục luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các quốc gia. trong bất kì
thời đại nào, các nahf lãnh đạo cũng đều chú ý đến nhiệm vụ ấy. Giáo dục luôn là
công cụ hữu hiệu nhất để phát huy sức mạnh đất nước.

Bác hồ cũng từng dạy răng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ta đã luôn sẵn
có một truyền thống tốt đẹp, một lực lượng hùng hậu như thế từ trước đến giờ. Cho
nên kính yêu người thầy, chăm lo cho sự nghiệp học tập, biết tôn sư trọng đạo là
một nhiệm vụ rất cần thiết để tăng cường sức mạnh quốc gia.

Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người. Nó giúp con người
sống đúng với chuẩn mực xã hội, đúng với đạo lí làm người. Ai ai cũng đi học, ai
ai cũng hiểu rõ và làm theo chuẩn mực thì xã hội sẽ yên bình, đất nước sẽ cường
thịnh.

Phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc:
Trước hết là biết quý trọng đạo lí của dân tộc ta đã ngàn năm gìn giữ.

Chăm học, chăm làm, lễ phép, cung kính với thầy cô giáo.

Luôn nghĩ về và có những hành động ý nghĩa tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô
giáo. Thường xuyên thăm hỏi, động viên và giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết.


Giải thích và ca ngợi nhiệm vụ giáo dục con người trong cộng đồng và xã hội. Phải
làm cho mọi người hiểu hơn và cùng tôn vinh, thực hiện nhiệm vụ giáo dục tri thức
và đạo đức rộng rãi trong xã hội. Phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò

và tầm quan trọng của việc học, tầm quan trọng của người thầy đối với sự phát
triển tri thức và đạo đức của con người.

Phê phán và lên án những người xem thường nhiệm vụ học tập hoặc có hành vi xúc
phạm đến nhân cách, nhân phẩm người thầy.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tôn sư trọng đạo. Không
những họ lười biếng học tập, vô lễ với thầy cô giáo mà còn có hành vi thô lỗ, xúc
phạm đến người thầy. Bởi thế, họ thường bị xã hội chỉ trích, xem thường, Những
người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Tôn sư trong đạo là sống dúng với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Thái độ ấy, phẩm chất
ấy phải được gìn giữ và phát huy hơn nữa trong cuộc sống hiện nay.

Kết bài:
Người xưa thường nói: “Không thầy đó mày làm nên”. Câu nói tuy có phần đề cao
tuyệt đối vai trò của người thầy đối với sự thành công của con người trong đời
sống nhưng không có nghĩa là không có lí. Thực tế đã chứng minh rằng mọi công
đều khởi đầu bằng sự chỉ dạy của người thầy. Bởi thế, không tôn kính người thầy,
không tôn kính đạo lí thì không thể trở thành người thành công được.



×