Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bất bình đẳng xã hội về thu nhập ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp để hạn chế bất bình đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.65 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

1

1


Đề tài: Bất bình đẳng xã hội về thu nhập ở Việt Nam hiện nay – Thực
trạng và giải pháp để hạn chế bất bình đẳng
Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao
động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập vẫn luôn tồn tại ở đa số các quốc gia
và chỉ khác biệt về mức độ giữa các quốc gia hoặc giữa các thời kỳ với nhau.
1. Bất bình đẳng xã hội về thu nhập là gì? Bất bình đẳng kinh tế?

Bất bình đẳng xã hội là sự không công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối
với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
Bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng
thu nhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia
trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có, hay thu nhập. Các vấn đề bất bình đẳng
kinh tế liên quan đến công bằng, bình đẳng về kết quả, bình đẳng về cơ hội, và tuổi
thọ.
Bất bình đẳng kinh tế khác nhau giữa các xã hội, giữa giai đoạn lịch sử, cơ cấu
kinh tế và các hệ thống (ví dụ, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội), và giữa các khả
năng của từng cá nhân để tạo ra sự giàu có.
Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
+ Sự khác nhau về điều kiện kinh tế
+ Sự khác nhau về địa vị xã hội
+ Sự khác nhau về văn hóa


+ Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị
2. Thực trạng về bất bình đẳng xã hội về thu nhập tại Việt Nam

Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, vừa được xếp vào nhóm quốc gia
có thu nhập trung bình. Tăng trưởng nhanh và bền vững luôn là ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ dân cư năm
2010 của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng của nhóm hộ
giàu nhất gấp 9,2 lần thu nhập nhóm hộ nghèo nhất, tăng so với các năm trước. Ngoài
ra, hệ số Gini của Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể,
theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam từ năm 1993 – 2006 của Tiến sỹ Lê
2

2


Quốc Hội, hệ số Ghini theo chi tiêu tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,36 (năm 2006), còn
hệ số Ghini theo thu nhập tăng từ 0,34 (năm 1993) lên 0,43 (năm 2006). Mặc dù tình
trạng bất bình đẳng của Việt Nam ít trầm trọng hơn của Trung Quốc và phân bố thu
nhập được cho là còn tương đối bình đẳng, mức bất bình đẳng đang dần tăng lên và do
đó, cần có những giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội.
Trong giai đoạn 2004-2010, chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ khá
giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độ tăng thu
nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9%, trong khi tốc độ tăng thu
nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là 4%). Các nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS) ngày
càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngày càng tập
trung trong các nhóm DTTS. Nếu như năm 1998, người DTTS chiếm 29% trong tổng
số người nghèo, thì đến năm 2010 người DTTS chiếm đến 47% trong tổng số người
nghèo tại Việt Nam.
Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 11,76%
năm 2011; 9,6% năm 2012 và 7,8% năm 2013.

Đặc biệt, chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền và ngành, với tỷ lệ hộ nghèo
tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về
trình độ dân trí cũng như về trình độ sản xuất…, đang tạo ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng
đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống ở nhiều nơi và cả nước
nói chung.
Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, BBĐ về thu nhập chính là BBĐ về kết quả và xuất
phát từ BBĐ cơ hôi, nhất là cơ hôi phát triển vốn con người thông qua giáo dục.
3. Đo lường bất bình đẳng thu nhập
-

Theo cách tiếp cận quy mô: Theo cách tiếp cận này, các nhà kinh tế thường sắp xếp cá
nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số thành các nhóm.

-

Đường cong Lorenz: Còn đường cong Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế
giữa tỉ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỉ lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận
được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa
nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đường Lorenz càng xa đường
chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng. Tuy nhiên, công cụ này còn
mang tính trực quan, chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng, do đó khó có thể
đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp phức tạp.
3

3


-

Hệ số GINI: Hệ số GINI (g) được xác định bằng cách lấy diện tích hình A (được xác

định bởi đường cong Lorenz và đường chéo OA) chia cho diện tích nửa hình vuông có
chứa đường Lorenz đó (A+B). g = A/(A+B) Từ đó: 0≤g≤1 Hệ số Gini = 0 khi diện tích
A bằng 0, có nghĩa là đường cong Lorenz và đường chéo trùng nhau, thể hiện sự bình
đẳng tuyệt đối, mọi người có mức thu nhập như nhau. hệ số Gini = 1 khi diện tích B
bằng 0, thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối, một số ít cá nhân nhận được tất cả thu
nhập, còn những người khác không nhận được gì.

-

Chỉ số TheilT: chỉ số TheilT có sự rõ ràng và chi tiết hơn Hệ số Gini, không những
tính được bất bình đẳng cả nước, nông thôn, thành thị mà còn tính được mức chênh cụ
thể giữa thành thị và nông thôn cụ thể theo cấp độ cả nước\vùng\tỉnh.

-

Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới: Theo chỉ tiêu này, có 3 mức độ bất bình đẳng
cụ thể như sau: Khi thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội
chiếm tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao; từ 12%
đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối và nếu tỷ lệ nhỏ hơn
12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng thấp.

-

Hệ số giãn cách thu nhập (Tỷ lệ Q5/Q1): Là một chỉ tiêu đơn giản, dễ tĩnh và dễ sử
dụng. Chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập được sử dụng để đánh giá tình trạng bất bình
đẳng thu nhập. Chỉ tiêu này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân
số có thu nhập cao nhất và 20% dân số có thu nhập thấp nhất. Hệ số giãn cách (chênh
lệch) càng lớn thì tình trạng bất bình đẳng càng cao.

4. Nguyên nhân gây bất bình đẳng xã hội về thu nhập tại Việt Nam

 Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên
-

Yếu tố tự nhiên (đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên...)

-

Sự khác nhau về điều kiện kinh tế
Khi cá nhân (hay nhóm) có điều kiện kinh tế tốt hơn những cá nhân (hay nhóm)
khác trong xã hội, chủ thể đó sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn. Ví dụ về tiếp cận dịch vụ giáo
dục, y tế…của các cá nhân trong xã hội.

 Sự khác nhau về địa vị xã hội

Địa vị xã hội là vị trí then chốt của một cá nhân gắn liền với quyền hạn, nghĩa vụ,
trách nhiệm trong một cơ cấu được xác định. Địa vị xã hội thường gắn với nghề
nghiệp, chức vụ của mỗi con người.
 Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị
4

4


Chính trị có thể tạo ra những quyền lực đặc biệt cho những cá nhân, các nhóm
trong xã hội. Nếu cá nhân nắm giữ chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị sẽ có
những cơ hội thuận lợi hơn người khác. Ví dụ: người làm công tác lãnh đạo, “có chân”
trong bộ máy chính quyền sẽ có cơ hội hơn để thăng tiến và có thu nhập hơn người
không nằm trong bộ máy quản lí.
 Sự khác nhau về văn hóa


Những giá trị văn hóa cũng có thể góp phần tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
giữa các cá nhân, các nhóm. Có những giá trị văn hóa làm hạn chế khả năng tiếp cận
những cơ hội tốt trong cuộc sống của con người và ngược lại.
 Giải pháp giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam

Tập trung vào tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, từ đó giảm BBĐ thu nhập.
Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, đồng thời đặt ra
vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư dựa trên
cơ sở phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích người dân làm giàu và thực hiện phân
phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực.
Ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn nữa, Chính phủ cần nhìn nhận tất cả
các dạng bất bình đẳng về kinh tế và cơ hội đang gia tăng tại Việt Nam và có các biện
pháp phù hợp. Nếu không, những người nghèo nhất và những người thiệt thòi sẽ
không được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế.
Kiểm soát lạm pháp một cách hiệu quả, đồng thởi đảm bảo cho cả người nghèo,
người mới bị nghèo được trợ giúp.
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu lớn. Đó không chỉ là mục đích của nhà nước mà
còn là mục đích của toàn xã hội nhằm xóa bỏ sự phân chia giàu nghèo, rút ngắn
khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. bao gồm: cấp đất cho người nghèo, bảo vệ
quyền sử dụng lâu dài về đất và tư liệu sản xuất cho họ; thành lập các trung tâm
khuyến nông ở địa phương hỗ trợ nông dân về kĩ thuật, công nghệ sản xuất...
Việt Nam cần xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với
các chính sách phân phối thu nhập thích hợp, tập trung vào cải cách thể chế pháp luật,
thị trường cạnh tranh, công bằng và mở, tạo sân chơi bình đẳng cho cả các doanh
nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Nâng cao nhận thức và dân trí toàn xã hội.
Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp
5

5



Đề tài: Xã hội hóa và vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách
con người - thực trạng và giải pháp ở Việt Nam hiện nay.
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm xã hội hóa
a. Bản chất xã hội của con người
-

Con người là một sinh vật bậc cao.

-

Con người là một thực thể xã hội và văn hóa.
Theo K. Marx, bản chất con người là “tổng hòa các quan hệ xã hội”, là chủ thể
của các hoạt động xã hội đồng thời phản ánh, hấp thụ các quan hệ xã hội. Trong luận
đề 6 về Feuerbach, Marx viết: “Bản chất con người không phải là một trừu tượng bên
trong mỗi cá nhân. Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội”.
H. Korte nói: “Mỗi người là một xã hội nhỏ, mỗi xã hội là một người tổng quát”.
Vì vậy, nói đến con người là nói đến nhân cách mà mỗi cá nhân đã tạo dựng được
cho mình trong quá trình xã hội hóa. Xã hội hóa đã hoàn thiện nhân cách con người,
biến các cá thể (cá thể sinh học) thành cá nhân (thực thể xã hội) và thành nhân cách
(con người xã hội).

b. Khái niệm xã hội hóa

Hiện nay, khái niệm xã hội hóa được hiểu với ba nội dung:
-


Thứ nhất, dùng để chỉ sự tăng cường chú ý, quan tâm của xã hội về vật chất và tinh
thần đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ
phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm.
VD: Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa thể dục-thể thao, …

6

6


-

Thứ hai, theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, xã hội hóa chỉ sự liên kết của nhiều
người, nhiều nhóm xã hội thậm chí cộng đồng để thực hiện những công việc mà số ít
không làm được. Đây là sự liên kết không phụ thuộc vào tính tự nguyện mà mang tính
bắt buộc. Sự liên kết này chủ yếu dùng chỉ quá trình xã hội hóa sản xuất.

-

Thứ ba, dùng trong xã hội học để chỉ quá trình xã hội hóa cá nhân, với nội dung này có
ba quan điểm sau đây:
+ Theo nhà xã hội học người Mỹ, Neil Smelser, “Xã hội hóa là quá trình mà cá
nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”. Quan điểm này nhấn
mạnh vai trò của xã hội đối với cá nhân.
+ Theo nhà xã hội học người Mỹ khác là Fichter, “Xã hội hóa là một quá trình
tương tác giữa người này và người khác, kết quả là sự chấp nhận một khuôn mẫu hành
động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Quan điểm này nhấn mạnh
vai trò tích cực, chủ động của cá nhân đối với xã hội.
+ Theo nhà xã hội học người Nga G. Andreeva, “Xã hội hóa là quá trình hai mặt:
Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường

xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ
động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt
động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.
=> Tóm lại, xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn
hóa của xã hội cũng như các khuôn mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó cá nhân đạt được
những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với
vai trò xã hội của mình, hòa nhập vào xã hội.

2. Vai trò xã hội hóa

Xã hội hóa tạo ra nhân cách, hoàn thiện và phát triển nhân cách của mỗi con
người trong xã hội.
Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong xã hội học được các nhà
xã hội học cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ
7

7


khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người trải qua những giai đoạn phát triển
khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, con người đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng,
khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể
Mỗi cá nhân trải qua các giai đoạn nhất định của xã hội hóa mà đạt được khả
năng, năng lực hoạt động để thể hiện vai trò của chính mình trong xã hội. Hoàn thiện
nhân cách của con người là cả một quá trình dài suốt cuộc đời của người ấy. Sự hoàn
thiện nhân cách đó phụ thuộc vào quá trình giáo dục xã hội.
Xã hội hóa tạo ra sự hoàn thiện, phát triển nhân cách ở mỗi người. Cá nhân thể
hiện vai trò của mình trong xã hội trong những điều kiện khác nhau. Mỗi cá nhân sẽ
chủ động tiếp nhận giá trị, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và sáng tạo tác động để xây
dựng xã hội. Quá trình đó giúp cá nhân nâng cao chất lượng hành vi xã hội của mình,

tham gia góp phần sáng tạo cho xã hội.
Như vậy, con người luôn chủ động tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội để tạo
nên nhân cách. Mặt khác, con người sáng tạo ra những cái mới, cái tiến bộ hơn để xây
dựng xã hội ngày càng phát triển. Đây là quá trình phát triển nhân cách cá nhân ngày
càng hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện nhân cách được diễn ra trong các điều kiện xã hội
nhất định. Điều này đòi hỏi phải tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho con người
nhằm tác động vào quá trình xã hội hóa theo hướng tích cực.
3.

Môi trường xã hội hóa
Môi trường xã hội hóa là nơi các cá nhân thực hiện các tương tác xã hội của mình
nhằm mục đích thu nhận, tái tạo kinh nghiệm và những giá trị chuẩn mực trong xã hội.

a.

Gia đình
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Quá trình xã
hội hóa trong gia đình được xem xét ở ba khía cạnh:

-

Thiết chế gia đình: là những quy định trong hành vi và lối sống, nhằm tạo ra sự thống
nhất các hành động trong gia đình.

8

8


-


Giáo dục gia đình: là sự truyền lại những cái đúng, cái sai và tri thức cho mỗi cá nhân
nhằm tạo ra những tri thức cao và hành vi đúng cho mỗi cá nhân.

-

Hành vi của mỗi người lớn trong gia đình thể hiện nhân cách của họ. Những hành vi
này sẽ truyền lại cho các thế hệ sau bằng các con đường bắt chước và lây lan. Vì vậy
mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương mẫu mực trong hành vi để trẻ con noi
theo.

b.

Trường học
Trường học là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương
tác với những thành viên bên ngoài xã hội.
Nhà trường là môi trường xã hội hóa rất quan trọng vì đa phần trẻ em trước khi
trưởng thành, bước vào giai đoạn tự lập, lao động và hoạt động xã hội đều phải trải
qua môi trường xã hội hóa này. Xã hội hóa trong nhà trường thường hướng vào những
vấn đề cơ bản:

-

Giáo dục tri thức: là trang bị cho con người học các tri thức của nhân loại về tự nhiên,
xã hội, con người và những kỹ năng khác trong hoạt động nhận thức, lao động của mỗi
cá nhân. Con người sẽ dần hoàn thiện về năng lực làm việc và nhận thức cao hơn.

-

Giáo dục nhân cách: các giá trị chuẩn mực, các khuôn mẫu xã hội thừa nhận được nhà

trường giảng dạy cho mỗi người học.

-

Rèn luyện ý thức, trách nhiệm với tập thể và cộng đồng.

-

Hành vi của thầy giáo, cô giáo ảnh hưởng đến hành vi của học sinh.

c.

Các nhóm xã hội
Cá nhân sống trong xã hội đều có khuynh hướng chọn cho mình vào nhóm xã hội
phù hợp. Quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều
đến quá trình xã hội hóa. Mỗi cá nhân đều có nhu cầu sống, hoạt động và thỏa mãn
nhu cầu giao tiếp, giải trí…Nhóm xã hội ra đời dựa trên những nhu cầu của con người
trong quá trình đó. Có thể chia nhóm xã hội thành các nhóm cơ bản sau:
9

9


-

Quan hệ bạn bè: là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá nhân thường chia
sẻ thái độ, tâm tư và cảm xúc với nhau.

-


Quan hệ đồng nghiệp: là quan hệ của những người cùng hoạt động chung trong một
nhóm lao động nào đó.

-

Quan hệ sở thích: là quan hệ của những người theo một sở thích hoặc đồng suy nghĩ,
quan điểm nào đó.

-

Các phương tiện, thông tin đại chúng.
Thông tin đại chúng là nguồn tư liệu chứa đựng các thông tin (chữ viết, âm
thanh, hình ảnh…) của xã hội truyền đến cá nhân thông qua các phương tiện: sách vở,
báo chí, truyền hình, truyền thanh, internet, quảng cáo ,…

-

Trong xã hội hóa, thông tin đại chúng có 2 mặt:
+ Một mặt, tăng cường ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực văn hóa cũng như
các tri thức khoa học.
+ Mặt khác, nó có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin.

4. Giáo dục và vai trò của giáo dục
a. Khái niệm giáo dục
-

Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến
đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích
cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý
thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người

trong xã hội.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội
bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là “quá trình tác động có ý thức, có
mục đích và có kết quả về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và
10

10


học sinh trong gia đình và cơ quan giáo dục mà nhà trường”.
Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa sâu sắc hơn
nhưng ít hữu hình hơn như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy
luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ
biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác.
b. Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách con người.

Vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và
tổ chức, dẫn dắt học sinh theo hướng đó.
-

Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và
từng hoạt động giáo dục cụ thể
Việc xác định mục đích giáo dục luôn là điều quan trọng nhất trong việc phát
triển nhân cách của cá nhân, với sự đúng đắn của xác định mục đích giáo dục, sự hình
thành và phát triển nhân cách của cá nhân sẽ đi theo hướng đúng đắn và cụ thể hơn.

-

Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương

pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội
dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể => Giúp cho việc hình thành và phát triển
nhân cách của từng cá nhân cụ thể hơn, phù hợp hơn.
VD: Những trường học ở đồng bằng có cơ sở vật chất và trình độ giáo dục khác
với một số trường học ở miền cao do vậy sự hình thành nhân cách cá nhân ở khu vực
đồng bằng sẽ khác với một số miền cao.

-

Tổ chức các hoạt động, giao lưu
VD: tổ chức các hoạt động giao lưu, ngày hội, trò chơi, câu lạc bộ…
=> xây dựng mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau
đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia cào các hoạt động chủ đạo ở từng
giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách
11

11


-

Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục…
Việc đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục rất quan
trọng trong việc phát triển nhân cách cá nhân. Giáo dục cần phải theo kịp sự chuyển
động không ngừng của xã hội, vì vậy sự đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp,
hình thức giáo dục là thiết yếu cho việc phát triển nhân cách cá nhân.
VD: Giáo dục đổi mới theo hướng “nhân văn hóa, xã hội hóa, đa dạng hóa” với
những phương thức thích hợp, từng bước hòa nhập và tiến kịp với trình độ trong khu
vực và trên thế giới dẫn đến sự phát triển nhân cách cá nhân thay đổi theo.


-

Yếu tố môi trường cũng có sự ảnh hưởng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
và tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó,
cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải
biến môi trường. Chính vì vậy nên việc giáo dục sẽ mang lại cho quan người những
lập trường, quan điểm đúng đắn nhất.

-

Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp
con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực
của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ.
Như vậy, giáo dục có vai trò chủ đạo tổ chức quyết định sự hình thành và tổ chức
phát triển nhân cách, hướng dẫn giáo dục cho thế hệ trẻ hình thành và hoàn thiện một
nhân cách tốt, giáo dục chính là làm cho con người ý thức được yêu cầu của tập thể,
làm cho họ biết đề ra cho mình những mục tiêu cần phấn đấu trong cuộc sống, tự bồi
dưỡng phẩm chất và năng lực mới cho bản thân. Chính những hoạt động, hành vi của
bản thân mỗi cá nhân là điều quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách.

5. Mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội hóa

Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn từ Đảng, nhà nước và nhân
dân. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đầu tư cho giáo dục và đào
tạo nhân lực có chất lượng cao luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bước sang thế kỉ
XXI với sự phát triển của công nghệ thông tin và nền kinh tế trí thức, nền kinh tế thế
12

12



giới đang có nhiều chuyển biến. Sự hợp tác đa dạng, đa phương trong nền kinh tế thị
trường đã và đang đòi hỏi các nước phải cải cách giáo dục theo hướng hiện đại. Ở
nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo điều kiện đổi mới giáo dục và xã hội đang
yêu cầu giáo dục nước nhà đẩy nhanh tốc độ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
để nước ta sớm bắt kịp các nước trong khu vực và quốc tế.

13

13


B. LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (NÊU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP)
1. Thực trạng
 Với gia đình

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện tình cảm
đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách
nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, gia
đình và mỗi cá nhân. Trong đó, gia đình có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ “Gia đình
là cái nôi nuôi dưỡng con người”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những
thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới,
hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt
Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình,
trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con
người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt
lòng, còn là đứa trẻ và kéo dài trong suốt cuộc đời mỗi con người.
Hiện nay, gia đình hạt nhân ngày càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, cuộc sống xã
hội hiện đại đã kéo mọi người theo dòng chảy công việc. Thời gian cha mẹ đi làm, con

cái đi học, rồi học thêm cả ngày nghỉ, … các thành viên trong gia đình ít có cơ hội
quây quần, gần gũi, trò chuyện với nhau. Trong khi đó, ở lứa tuổi học sinh, sinh viên
đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, rất cần sự chia sẻ, chỉ bảo của bố mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh lại có tư tưởng phó thác trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và
xã hội. Họ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ có bổn phận lo đủ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho con
học hành là đủ. Có những phụ huynh khi con cái đòi gì cũng đáp ứng mà thiếu đi sự
kiểm tra, uốn nắn kịp thời. Không ít em trở nên vô tổ chức kỷ luật, bỏ học theo bạn bè
tụ tập lêu lổng. Lỗi này do một phần thiếu ý thức của các em, nhưng phần quan trọng
là do cha mẹ, gia đình. Bời vì, nhiều bậc phụ huynh phó mặc, ít theo dõi, quan tâm các
em, lại thiếu sự phối hợp chặt chế với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục, đó là
căn nguyên dẫn đến sự buông thả, hư đốn của các em. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ
đã không đầu tư thời gian dạy con biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn
trọng người khác, không dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng, vị tha và tinh thần
đoàn kết. Có không ít bố mẹ chưa thực sự là tấm gương tốt cho con cái noi theo. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy, tấm gương của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng
14

14


giá trị nhân cách của con cái.
Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn,
có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để
các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến
định hướng giá trị nhân cách của các em. Các em sẽ có định hướng giá trị nhân cách
đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với
mong muốn của xã hội. Hiện nay vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên phải
sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá,
không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học
giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân. Tuy nhiên, để

làm được điều này thì bố mẹ trong gia đình phải có phương pháp giáo dục phù hợp và
kích thích tiềm năng phát triển của các em. Với những gia đình mà bố mẹ có cách giáo
dục sai lệch thiếu khoa học như bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm...,
gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của
các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội của một
số em bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc
cha mẹ là những người nghiện ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
Như vậy, vấn đề giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi con người rất cần sự góp
sức từ gia đình. Nếu gia đình không có một phương pháp giáo dục đúng đắn thì gia
đình nói riêng và xã hội nói chung phải gánh chịu những hậu quả không thể lường
trước được.
 Với giáo dục

Giáo dục là điều kiện tiên quyết giúp quyết định nền kinh tế đất nước đó có phát
triển hay không, xã hội có ổn định hay không, đất nước có nhiều nhân tài để phục vụ
cho đất nước hay không. Chính vì vậy giáo dục đóng vai trò to lớn đối với sự phát
triển của đất nước. Thế nhưng nền giáo dục của đất nước chúng ta hiện nay vẫn còn
-

chứa đựng nhiều bất cập, chưa vững chắc:
Hiện nay giáo dục chú trọng quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng
Nội dung chương trình giảng dạy còn lạc hậu, lỗi thời, chưa đổi mới, cải tiến hiệu quả.
Chưa áp dụng thực tiễn nhiều, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành

-

cho học sinh.
Giáo dục việt Nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc dạy “chữ” cho học sinh. Thế nhưng
việc dạy “nhân” và “nghĩa” thì lại buông lỏng, giảm sút, nhất là các mặt đạo đức, lối
15


15


sống. Việc cho học sinh có thể thực hành được các bài học vẫn chưa được đẩy mạnh,
-

khiến cho kĩ năng thực hành, tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên bị hạn chế rõ rệt.
Hệ thống giáo dục các bậc từ phổ thông đến đại học còn thiếu đồng bộ, chưa có sự cân
đối. Ở phổ thông các học sinh được học các môn khoa học mang tính lí thuyết rất
nhiều, nhưng khi lên cấp bậc đại học thì những lí thuyết ở phổ thông không được đem
ra áp dụng, khiến các sinh viên phải học lại từ đầu, như thế phải mất thêm một thời

-

gian nữa.
Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên còn rất nhiều bất cập, như việc phân phối
cán bộ giảng dạy vẫn còn chưa hợp lí về trường học. Bên cạnh đó còn có nhiều cán bộ

-

giảng dạy không có tâm đối với học trò của mình.
Việc định hướng và liên kết nước ngoài trong giáo dục còn lúng túng, mơ hồ, chưa

-

được rõ ràng.
Tư duy của nền giáo dục còn chậm chưa được đổi mới, chưa theo kịp tốc độ phát triển,
đổi mới của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, phát triển và hội nhập thế
giới. Việc thực hành cần được áp dụng từ khi còn học phổ thông, để các em có thể phát

triển tư duy, sáng tạo, chọn lựa cho mình những ngành nghề phù hợp nhất với bản
thân.

 Với các yếu tố khác
- Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Ngoài những hình thức

vui chơi, giải trí lành mạnh giúp con người thỏa mãn các nhu cầu vật chất lẫn tinh thần
thì cũng xuất hiện nhiều hình thức vui chơi giải trí không lành mạnh. Điển hình là một
số bộ phận lớp trẻ vì quá nghiện game online đã cố thức nhiều đêm dài, tìm mọi cách
moi tiền của cha mẹ tiêu xài, thậm chí trốn học, cướp giật để chơi game. Nhiều em bị
lôi cuốn vào các trang web đen, có nội dung, đồi trụy… những điều này làm ảnh
-

hưởng không tốt đến việc học tập, hình thành nhân cách ở giới trẻ hiện nay.
Các phương tiện thông tin đại chúng
Theo báo cáo mới nhất của We Are Social công bố vào tháng 1-2019, Việt Nam
hiện có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 66% dân số. Và Google.com,
Facebook.com, Youtube.com là 3 website có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.
Mạng xã hội và Youtube được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Xung
quanh chúng ta hằng ngày, hằng giờ có biết bao tấm gương giàu nghị lực vươn lên, có
hành động đẹp, có đóng góp tích cực cho đất nước, cho cộng đồng rất đáng trân trọng
ở mọi lĩnh vực, địa bàn, mọi độ tuổi khác nhau, … đã được chia sẻ lên các mạng xã
hội và lan rộng ra cộng đồng, những giá trị tích cực được nhân lên, là tấm gương cho
16

16


mọi người hướng đến, học hỏi.
Tuy nhiên hiện nay trên mạng xã hội cũng như YouTube đang tràn ngập những

đoạn video của nhiều cá nhân đăng lên những nội dung khoe hình xăm trổ, đòi nợ
thuê, hù dọa thanh trừng lẫn nhau, văng tục, chửi thề... Những đoạn video văng tục,
chửi bới, diễn cách hành xử kiểu giang hồ ngày càng thu hút nhiều người xem, đặc biệt
là giới trẻ. Nhiều hệ lụy đáng ngại có thể xảy ra từ thực trạng này. Điều trớ trêu là
chúng lại thu hút đến hàng triệu lượt xem. Một bộ phận người trẻ tung hô thần tượng
cá nhân có hành vi, lối sống trái với chuẩn mực, đạo đức, xã hội là hiện tượng rất đáng
lo ngại, nó tác động tiêu cực không chỉ đối với hành vi, nhận thức mà cả trong việc
hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của giới trẻ.
Nghịch lý là một nhân vật có tiền án, tiền sự, từng vào tù ra tội với các tội danh
đánh bạc, sử dụng ma túy như Khá “Bảnh” khi khoe những “chiến tích” bất hảo trên
mạng xã hội không những không bị tẩy chay, lên án, mà lại tạo được sức hút rất lớn
của cộng đồng mạng, sự hùa theo của đám đông thanh niên, học sinh.
Rất nhiều hành động quái dị, thậm chí coi thường pháp luật của Khá “Bảnh” trên
mạng xã hội Facebook và Youtube, như nói năng tục tĩu, chửi bậy, đỗ xe trên đường
cao tốc, đốt xe… được cộng đồng mạng phấn khích, tán dương, “like” với số lượng
lớn. Ngay cả kiểu tóc “bờm ngựa” hay điệu “múa quạt” không giống ai cũng “xâm
nhập” vào thế giới học đường, được rất nhiều học sinh bắt chước. Đỉnh điểm của sự
“thần tượng” lệch lạc này là khi Khá “Bảnh” xuất hiện ở TP Yên Bái, rất đông học
sinh, trẻ em ra đường chụp ảnh, xin chữ ký.
Khi cái xấu không những không bị lên án mà còn có môi trường để phát triển
thông qua mạng xã hội, tác động trực tiếp đến nhận thức, tư duy, thậm chí hành động
của giới trẻ, đã gióng lên hồi chuông báo động về xu hướng thần tượng lệch lạc vô
cùng nguy hiểm đang lây lan trong giới trẻ. Nó chẳng khác nào “vi rút độc hại” tiêm
nhiễm những hành vi xấu vào lớp thanh niên đang hình thành nhân cách. Nhiều giá trị
cuộc sống bị đảo lộn, những điều tốt đẹp trở nên lu mờ; hành vi xấu, thói giang hồ, côn
đồ được tung hô, đón nhận và có chỗ để tung tác.
Nhiều kênh khác có nội dung tương tự như Khá “Bảnh” cũng thu hút rất nhiều
người xem, chẳng hạn như: D M Tuyền (hơn 488.000 người theo dõi, hơn 46 triệu lượt
xem), Ngân T (gần 172.000 người theo dõi, hơn 24 triệu lượt xem), Khánh S (69.300,
24,2 triệu), Dũng T (63.900, 5 triệu) ...

17

17


Tất cả những hiện tượng trên đều tràn lan trên mạng xã hội nhưng lại có ảnh
hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của con người và đặc biệt là
giới trẻ. Hiện tượng một bộ phận bạn trẻ thần tượng các thành phần giang hồ trong thế
giới mạng như KB hay DMT, HHH, HĐ… do họ là những người trẻ đang trong giai
đoạn khẳng định bản thân và chưa đủ sự thẩm thấu về giá trị chuẩn mực.
Họ chưa được giáo dục về thẩm mỹ, về giá trị nên không đánh giá được đâu là tốt
- xấu, đúng - sai, phải - trái. Cùng với tâm lý bốc đồng, dễ bị cuốn hút với những điều
mới mẻ của tuổi trẻ, và sức mạnh của mạng xã hội hiện nay khiến họ rất dễ bị cuốn
vào trào lưu hâm mộ, tung hô các giang hồ mạng.
Ngoài ra, chuyện buông lỏng quản lý trên mạng xã hội cũng là lý do khiến những
hiện tượng xã hội đơn lẻ rất dễ bùng lên trở thành một làn sóng, trào lưu trong giới trẻ.
Một số kẻ dùng mạng xã hội để trục lợi, kiếm tiền càng khiến các hiện tượng này được
đẩy lên mạnh hơn.
1. Giải pháp
 Với gia đình
- Các bậc cha mẹ cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lý, nhất là hiểu đúng vai trò hết sức to
-

lớn của mình trong sự nghiệp “trồng người”.
Trong gia đình, cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về đạo

-

đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập.
Cha mẹ cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo


-

dõi mọi sự thay đổi của con để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị
đạo đức, nhân cách cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em

mình cho nhà trường và xã hội.
 Với giáo dục
- “Tiên học lễ hậu học văn” là quốc sách hàng đầu mà nền giáo dục cần áp dụng triệt để.
- Rèn luyện đạo đức, có những kỉ luật khắt khe đối với học sinh, sinh viên.
- Cải tiến đổi mới, cập nhập hằng năm, kết nối thực tiễn hàng lâm, đưa học sinh có cơ
-

hội được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài một cách trực tiếp nhất.
Đồng thời, đội ngũ giáo viên phải là những người ưu tú và chuẩn mực để có đủ năng
lực và phương pháp rèn luyện nhân cách học sinh, sinh viên thế hệ tương lai của đất

nước.
 Với các yếu tố khác
- Nhà trường và gia đình cần tăng cường giáo dục cho các em về các giá trị tốt, giáo dục
về tính thẩm mỹ, bởi thực sự ở nhà trường Việt Nam hiện nay chưa coi trọng giáo dục
thẩm mỹ cho các em.
18

18


-


Cần có một kế hoạch ứng phó với các nội dung xấu trên mạng xã hội, trong đó việc
phát hiện sớm các nội dung hoặc kênh xấu và yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ là một biện
pháp hiệu quả.

19

19


BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN CÁC THÀNH VIÊN
STT

HỌ TÊN

MÃ SINH
VIÊN

1

Trần Huyền Chi

18D220126

2

Lăng Minh Chiến

18D220186

3


Nguyễn.T.Thùy
Dương

18D220189

4

Trần Thị Dung

18D220127

5

Vũ Trung Đức

18D220130

6

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

18D220125

7

Nguyễn Thị Thanh
Bảo

18D220185


8

Lê Thị Thùy Dương

18D220129

9

Hoàng Thị Duyên

18D220128

10

Võ Thị Kim Dung

18D220187

20

SỐ
BUỔI
HỌP

20

SỐ
BUỔI
THẢO

LUẬN

ĐIỂM
TỰ
ĐÁNH
GIÁ

NHÓM
TRƯỞNG
ĐÁNH
GIÁ

GIÁO
VIÊN
ĐÁNH
GIÁ



×