Kính thưa quý vị Đại biểu
Kính thưa các vị khách quý,
Cùng tất cả cán bộ, nhân viên, giáo viên trường TH Tà Long.
Hôm nay hoà chung với không khí vui tươi trên toàn quốc để chào mừng ngày
Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Giáo dục Tà Long chúng tôi long trọng tổ chức buổi toạ
đàm để ôn lại truyền thống và tôn vinh công lao to lớn của các thầy cô giáo- Người đưa
đò cho bao lớp học sinh đến bến bờ tri thức.
Nhân dịp này Cho phép tôi kính cẩn nghiêng mình ghi nhớ công lao của những
thầy cô đã nằm xuống trên mảnh đất Tà Long. Cho phép tôi gửi lời chào thân trọng đến
cô Trịnh Thị Liên, Thầy La Hữu Hải là những nhà giáo dục đã cống hiến trọn đời mình
cho nền giáo dục nước nhà, hôm nay đã nghĩ hưu. Chúc mừng các thầy cô giáo có mặt
hôm nay và quý vị đại biểu lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc
Dân tộc ta với truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Từ xa xưa trong tang cương
đã nhắc đến Quân sư phụ vị thế của người thầy chỉ đứng sau vua là người đứng đầu của
một quốc gia. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy. Mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm đô hộ
của giặc ngoại xâm, nhưng không vì thế mà truyền thống tôn sư trọng đạo của người
Việt Nam ta không ngừng được vun đắp. Trong lịch sử của nước nhà đã có những
người thầy làm rạng danh non sông như: Thầy giáo Lê Quý Đôn - nhà bác học đầu tiên
của quốc gia, thầy giáo Chu Văn An người từng giâng sớ xin đề nghị chém đầu nhuững
tham quan lộng quyền. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng: là những người thầy mẫu mực của thời đại mới. Ngày nay tiếp bước cha ông
Các thầy, các cô đã làm rạng danh cho đất nước . Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11,
cũng bắt đầu từ ngày hiến chương quốc tế. Tháng 7-1946 có một tổ chức Quốc tế các
nhà giáo tiến bộ được thành lập tại Paris (Thủ đô nước Pháp) đã lấy tên là: Liên hiệp
quốc tế các công đoàn giáo dục. Năm 1949 tại hội nghi Vacsxava- Ba Lan. Tổ chức
FISE (tổ chức các công đoàn giáo dục trên thế giới) xây dựng một bản "Hiến chương
các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư
sản, phong kiến, xây dụng nền giáo dục tiến bộ. Bảo vệ những quyền lợi, vật chất và
tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của
nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo
dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để trang thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội
ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học
sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục Cách mạng, tranh thủ sự
đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa
của của nhân dân ta.
Sau khi thành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22/7/1951) công đoàn giáo
dục Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên của FISE và được mời dự hội nghị của
FISE ở Vienne ( thủ đô nước Áo) vào mùa xuân 1953. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng
Bộ giáo dục Nguyển Khánh Toàn làm trưởng đoàn.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957 tại thủ đô Vacsxava, hội nghị FISE có 57 nước dự.
Công đoàn giáo dục Việt Nam có tham gia và quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày
"Quốc tế hiến chương nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức trên toàn Miền Bắc nước ta.
Những năm sau đó còn được tổ chức ở các vùng giải phóng ở Miền Nam. Hàng năm
vào dịp kỷ niệm 20-11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số
tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động
viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em, giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây
dựng nền giáo dục theo đường lối giáo dục của Đảng Cộng Sản Việt Nam, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành
sứ mạng lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20-11 đã trở thành truyền thống
với mọi nội dung của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế theo đề nghị của ngành giáo dục ngày 28/9/1982 Hội đồng bộ
trưởng(nay thuộc chính phủ) đã ban hành quyêt định số 167- HĐBT về ngày nhà giáo
Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:
Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt nam
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng năm từ tháng 10 các cấp chính
quyền và toàn thể cần họp và xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo
viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp thiết,
tiếp tục nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới
Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về
phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh
dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó và ra sức
phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng năm do uỷ ban nhân dân và hội đồng các
cấp chủ trì, có sự phối hợp giữa các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp,
các ngành cần phân công cán bộ lảnh đạo đi thăm hỏi giáo viên. Tổ chức các cuộc gặp
mặt thân mật với giáo viên. Nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có
thành tích.
Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực,
tránh hình thức phô trương và gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng
dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của trường và địa phương.
Qua đây ta thấy hàng năm cứ đến ngày 20-11, lớp lớp thế hệ học sinh chúng ta
đem những bông hoa tươi thắm tặng thầy cô giáo với lòng biết ơn sâu sằc.
Có câu ca dao nói rằng:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Nền giáo dục Tà Long đã thấm nhuần tư tưởng tôn sư trọng đạo ấy, hơn 34 năm-
quảng thời gian chưa phải là dài so với bề dày lịch sử của một đất nước hiếu học,
nhưng với Tà Long sự hiện hữu của giáo dục đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng mổi
người dân địa phương. Năm 1972 sau khi Quảng trị được giải phóng nền giáo dục cách
mạng đã sớm gieo những mầm xanh trên mảnh đất này. Thế nhưng Tà Long là một xã
đặc biệt khó khăn dân cư thưa thớt, kinh tế thiếu thốn cùng với địa hình phức tạp do đó
giáo dục xã nhà phát triển khá chậm chạp trong những năm qua. Năm 1979-1980 thầy
giáo Hồ Đức Quang đã nhận chức vụ Hiệu trưởng, lúc này với số lượng cán bộ giáo
viên được tăng cường lên từ vùng đồng bằng, giáo dục Tà Long đã chuyển mình một
cách mạnh mẽ, số cơ sở nhà trường được phát triển rộng khắp trong tất cả các thôn bản.
Đồng thời với số lượng học sinh đến trường ngày càng đông là ý thức học tập của
người dân từng bước được năng cao
rõ rệt. Cho đến nay tổng số lớp học là lớp được mở trên 8 thôn trong toàn xã, dặc
biệt trường có 2 bậc TH và THCS với số học sinh em. Đội ngũ cán bộ giáo viên ,
nhân viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực đảm bảo cho công tác giáo dục trong thời
kỳ đất nước bước vào quá trình hội nhập và đổi mới. Ai đã đến Tà Long dẫu chỉ một
lần sẽ không khỏi ngỡ ngàng rằng nơi mảnh đất vô cùng gian khó này nền giáo dục vẫn
đứng vững và ngày càng phát triển khởi sắc. Từ mái trường Tà Long bao thế hệ học
sinh đã trưởng thành và làm rạng rỡ cho mảnh đất quê hương. Họ đã ,đang và sẽ cống
hiến tài năng, trí tuệ của mình để phục vụ cho đất nước. Một xã vô cùng khó khăn như
Tà Long, địa hình dàn trải, trình độ dân trí chưa cao, để đưa cái chữ cho con em đồng
bào các dân tộc đã là một việc làm rất khó. Nhưng với tấm lòng yêu nghề , yêu trẻ và
tinh thần vượt khó , bao thế hệ thầy giáo, cô giáo đã không quản khó khăn, ngày đêm
miệt mài bên trang giáo án giúp các em tiếp thu được những kiến thức, tinh hoa của
dân tộc và của nhân loại.Có được thành quả như ngày hôm nay là sự quan tâm , chỉ đạo
sâu sát của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo huyện, phòng giáo dục Đakrông,
HĐND - UBND xã Tà Long. Đặc biệt là sự nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên
nhà trường. Cùng với quá trình phát triển và trưởng thành của trường, đội ngũ cán bộ
giáo viên không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trải qua hơn
34 năm hình thành và phát triển, giờ đây nhìn lại lịch sử của mình, mặc dù những gì đã
làm được đang còn khiêm tốn, nhưng sự nghiệp giáo dục Tà Long đã có những bước đi
vững vàng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.Chúng ta tự
hào và tin tưởng rằng trường TH và THCS Tà Long sẽ tiếp tục trang sử của mình một
cách xứng đáng với những gì đã có, đang có và chắc chắn sẽ có.
Để cho nền giáo dục xã nhà ngày càng phát triển đi lên , mỗi cán bộ giáo viên
chúng ta cần quyết tâm thực hiện đưa nền giáo dục xã nhà sánh cùng nền giáo dục của
đất nước. Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt chủ đề của năm học:
"Đổi mới công tác quản lí tài chính, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
và năm công nghệ thông tin vào trường học". Kết hợp với các lực lượng xã hội để giáo
dục toàn diện cho học sinh.Thực hiện đầy đủ các chủ trương của ngành. Thầy và trò có
sự gắn kết giữa việc dạy tốt và học tốt để năng cao chất lượng giáo dục xã nhà. Tập thể
giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Đoàn kết thực hiện
tốt mục tiêu , phương hướng và nhiệm vụ vủa năm học.
Cuối cùng tôi xin chúc sức khoẻ đến quý vị đại biểu, các vị khách quý cùng các
thầy giáo, cô giáo trong ngày lễ trọng đại này.