Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phân tích bài thơ về tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.22 KB, 1 trang )

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Ngữ văn lớp 9
Bình chọn:

Trong bài thơ này, những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả giải
thích nguyên nhân cũng rất thực: "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung
kính vỡ đi rồi", câu thơ đậm chất văn xuôi lại có giọng thản nhiên, càng gây ra sự chú ý về vẻ khác lạ
của những chiếc xe.



Nhân vật người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.



So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ Đồng chí - Chính Hữu và Bài thơ...



Đọc “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" rồi trả lời các câu hỏi sau



Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 131 SGK Văn 9

Xem thêm: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài, tưởng như có chỗ thừa. Nhưng vì thế mà rất
độc đáo, thu hút sự chú ý. Nhan đề ấy làm nổi bật hình ảnh của bài thơ. Những chiếc xe không
kính. Hình ảnh này là sự phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu sâu sắc
hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “Bàỉ thơ” cho thấy rõ
hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe


không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu là Phạm Tiến Duật
muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung,
vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.
Những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường là một hình ảnh độc đáo của bài thơ.
Hình ảnh xe cộ, tàu thuyền đưa vào thơ văn thường được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hoá” và
thường mang ý nghĩa tượng trưng.
Trong bài thơ này, những chiếc xe không kính là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi. Tác giả
giải thích nguyên nhân cũng rất thực: "Không có kính không phải là xe không có kính Bom giật
bom rung kính vỡ đi rồi", câu thơ đậm chất văn xuôi lại có giọng thản nhiên, càng gây ra sự chú
ý về vẻ khác lạ của những chiếc xe. Cách giải thích của tác giả cho thấy đây là những chiếc xe
đã đi qua bom đạn thứ thách, là xe của những con người quả cảm. Cái không bình thường của
xe đã được bình thường hóa.

Xem thêm tại: />


×