Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích tác phẩm tức nước vỡ bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.28 KB, 5 trang )

Phân tích tác phẩm Tức nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố là nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, nhà phê bình văn học, nhà nghiên
cứu văn hóa nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông được xem là nhà văn hiện
thức tiêu biểu nhất của nền văn học Việt nam thế kỉ 20.

Tìm hiểu văn bản:

1, Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng:
Cai lệ là chức danh gì? Hắn có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì?

Cai lệ là chức danh thấp nhất trong quân dội chế độ cũ. Hắn có vai trò là tay sai
đắc lực trong việc trưng thu sưu thuế của người dân.

Cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu anh Dậu với thái độ và dụng cụ như thế
nào?

Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, tay thừng.

Cai lệ đã nói năng, hành động như thế nào đối với vợ chồng chị Dậu?

+ Hùng hổ tiến vào nhà, ra oai

+ Thét “Thằng kia nộp tiền sưu mau”


+ Trợn ngược hai mắt, quát …

+ Giọng hầm hè, đe doạ

+ Ra lệnh trói anh Dậu, đánh chị Dậu, anh Dậu.



Qua các hành động trên, em hiểu gì về tính cách của cai Lệ?

– Hung hăng, cậy quyền cậy thế, tàn ác, táng tận lương tâm, đánh người không
chút xót thương).

2, Nhân vật chị Dậu:
– Là một người phụ nữ nông dân chất phác, hiền dịu, yêu thương chồng, biết nhẫn
nhục, chịu đựng có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng, quyết liệt.

Trước thái độ của cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu đã cư xử như thế nào? Vì
sao?

– Chị cố nhẫn nhịn, sợ đến run run nhưng chị vẫn cố “thiết tha” trình bày hoàn
cảnh khó khăn của gia đình. Chị gọi chúng bằng ông và xưng cháu vì chị biết thân
phận nhỏ bé của mình và mong chúng không đánh đập, hành hạ anh Dậu.

Vì sao từ chỗ van xin chị Dậu lại dám đánh lại bọn chúng?


Van xin không được, can ngăn cũng không xong, bằng lời lẽ cũng vô ích -> liều
mạng lại để cứu chồng.

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh bất ngờ đến như vậy?

Do sức mạnh của lòng căm hờn và uất hận đã dồn nén bấy lâu. Nó bắt nguồn từ
lòng yêu thương chồng con.

Trước thái độ của cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu đã cư xử như thế nào? Vì
sao?


Chị cố nhịn, run run, chị vẫn cố “Thiết tha” trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia
đình; gọi bằng ông và xưng cháu -> Vì chị biết thân phận -> mong chúng không
đánh đập, hành hạ anh Dậu.

Vì sao từ chỗ van xin chị Dậu lại dám đánh lại bọn chúng?

Van xin không được, can ngăn cũng không xong, bằng lời lẽ cũng vô ích -> liều
mạng lại để cứu chồng.

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh bất ngờ đến như vậy?

Do sức mạnh của lòng căm hờn và uất hận đã dồn nén bấy lâu. Nó bắt nguồn từ
lòng yêu thương chồng con.


Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về chị Dậu?

Là người nông dân mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng vị tha, yêu thương chồng
con, biết nhẫn nhục, chịu đựng nhưng không yếu đuối. Khi bị đẩy đến bước đường
cùng thì vùng lên chống trả quyết liệt.

Em hiểu như thế nào về nhan đề đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? Theo em cách đặt
tên như vậy có thoả đáng không?

Ngòi bút của Ngô Tất Tố đã toát lên giá trị hiện thực: “Có áp bức, có đấu tranh”.
“Tức nước vỡ bờ” cách đặt tên như vậy là thoả đáng.

Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan:
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”?


– Đây là đoạn tạo nên những tình huống bất ngờ cho người đọc. Trong đoạn trích
hai nhân vật chị Dậu và cai lệ được miêu tả rõ nét. Cai lệ là một tên tay sai nhưng
được tác giả tập trung miêu tả nổi bật, bên cạnh đó thì chị Dậu mọi lời lẽ, hành
động đều nhất quán.

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: Với tác phẩm “Tắt đèn” Ngô Tất Tố đã “xui
người nông dân nổi loạn”. Em hiểu gì về vấn đề đó?

– Có lẽ đó là một nhận xét đúng vì trong tác phẩm Ngô Tất Tố chưa chỉ ra cho
người nông dân cách đấu tranh nhưng ông đã làm toát lên cái chân lí hiện thực rất
đơn giản: “Tức nước ắt có vỡ bờ; ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.


Nêu vắn tắt giá trị nghệ thuật của đoạn trích?

– Khắc họa nhân vật rõ nét, ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động; ngôn ngữ kể
chuyện, miêu tả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thật đặc sắc.

Nghệ thuật:

– Tạo dựng tình huống có tính kịch “Tức nước vỡ bờ”.

– Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành
động, tâm lí).



×