Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Dien dan khoi c he thong so do tu suy lich su 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 46 trang )

HỆ THỐNG SƠ ĐỒ TƯ DUY LỊCH SỬ 12
KHÁI QUÁT
KIẾN THỨC
KÍCH THÍCH
TƯ DUY
TIẾT KIỆM
THỜI GIAN

DỄ DÀNG
TRA CỨU

NXB Diễn đàn khối C

HỖ TRỢ
ĐẮC LỰC


THÔNG TIN TÁC GIẢ
Admin Diễn đàn khối C
Nam Đặng

0395711171
ĐẶNG VĂN NAM


Năm 1991, Liên Xô và Đông Âu
tan rã, trật tự 2 cực sụp đổ, một
trật tự đa cực được hình thành.

TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
1945 - 1991



SỤP ĐỔ

XÓI MÒN

Liên Xô - Mỹ, mỗi bên
đứng đầu một cực.

NHÂN TỐ

HÌNH
THÀNH

Sự phát triển của phong trào
GPDT, sự vươn lên của Tây Âu
và Nhật Bản, sự suy giảm vị
thế của Xô – Mỹ.

Dựa trên những quyết định của
Hội nghị Ianta 2/1945 và các thỏa
thuận sau đó của các cường quốc.


KẾT CỤC
Năm 1991, Liên Xô và Đông Âu tan
rã, thế đối đầu 2 phe không còn,
chiến tranh lạnh kết thúc.
HẬU QUẢ

DIỄN BIẾN

Diễn ra căng thẳng, kéo dài với
cuộc chạy đua của Xô – Mỹ và
các cuộc chiến tranh cục bộ khác
trên thế giới.

Quan hệ quốc tế đặt trong tình trạng
căng thẳng kéo dài, đứng trước bờ vực
của một cuộc CTTG mới.

KHỞI NGUỒN
Mưu đồ bá chủ thế giới và âm mưu
tiêu diệt Liên Xô cùng hệ thống
XHCN của Mỹ.

CHIẾN TRANH LẠNH 1947 - 1991


TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
MỤC ĐÍCH
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Thúc đẩy
quan hệ, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trên
cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết và
quyền bình đẳng giữa các quốc gia.

HOẠT ĐỘNG
Có nhiều hoạt động thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực về
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

BỐI CẢNH RA ĐỜI

Hội nghị Ianta (02/1945) đã thống nhất thành lập một tổ
chức quốc tế để gìn giữ hòa bình an ninh và trật tự thế
giới sau chiến tranh. 24/10/1945, Hiến chương có hiệu
lực, LHQ chính thức ra đời.

NGUYÊN TẮC
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự
quyết của các dân tộc. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ,
độc lập chính trị của tất cả các nước. Không can
thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp
hoà bình. Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5
nước lớn.

VAI TRÒ
Trở thành 1 diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh
nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò
quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung
đột. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
giữa các quốc gia thành viên.


LIÊN XÔ 1945 - 1991

1945
1950

1950
1973


1973
1991

Xuất sắc hoàn
thành công cuộc
khôi phục kinh tế
sau chiến tranh,
nhiều lĩnh vực vượt
chỉ tiêu đề ra.

Thực hiện nhiều kế
hoạch phát triển 5
năm và thu được
nhiều thành tựu to
lớn trên các lĩnh
vực kinh tế, khoa
học kĩ thuật, đối
ngoại... Trở thành
thành trì của phong
trào cách mạng,
hòa bình thế giới.

Chậm thích ứng,
sửa đổi trước
những biến đổi của
tình hình, khi sửa
đổi lại mắc phải sai
lầm nghiêm trọng.
Năm 1991, chế độ
XHCN ở Liên Xô

chính thức sụp đổ.


VAI TRÒ QUỐC TẾ CỦA LIÊN XÔ
1945 - 1991
Là một trong năm nước Ủy viên
Thường trực LHQ hạn chế sự thao
túng của các nước TBCN đối với tình
hình thế giới.

Là “thành trì” của phong trào
cách mạng, hòa bình, dân chủ
thế giới.
Đấu tranh liên tục cho nền hòa
bình an ninh thế giới, chống lại
các âm mưu của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động.

4
3
2

Góp phần quan trọng trong
việc tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít trong giai đoạn cuối của
CTTG2.

1



ĐÔNG BẮC Á
TỔNG QUAN

TRUNG QUỐC

Là khu vực rộng lớn và
đông dân nhất thế giới,
tài nguyên thiên nhiên
phong
phú..
Trước
CTTG2, đều bị chủ nghĩa
thực dân nô dịch trừ Nhật
Bản, Trong CTTG2, bị
Nhật bản độc chiếm. Sau
1945, khu vực có nhiều
chuyển biến.

Tháng 10/1949, nước
CHND Trung Hoa ra
đời. Cuối thập niên 90,
Hồng Kông và Ma
Cao trở về với Trung
Quốc (trừ Đài Loan).

TRIỀU TIÊN

Năm 1948, bán đảo
Triều Tiên bị chia cắt
thành hai miền theo vĩ

tuyến 38. Sau chiến
tranh Triều Tiên, vĩ
tuyến 38 vẫn là ranh giới
phân chia hai nhà nước.

PHÁT TRIỂN

Nửa sau thế kỉ
XX, các nước
Đông Bắc Á có sự
phát triển kinh tế
vượt bậc như Hàn
Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc…


NƯỚC MĨ
1945 - 2000
Phát triển mạnh mẽ sau CTTG2, trở thành
trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc
khủng hoàng, suy thoái.

KINH
TẾ

Theo đuổi “chiến lược toàn cầu”
qua các đời tổng thống với mục
đích bá chủ thế giới.


KHKT

ĐỐI
NGOẠI

Là nước khởi đầu CMKH-KT hiện
đại, đạt được nhiều thành tựu to lớn,
ngày càng phát triển mạnh mẽ, ứng
dụng rộng rãi vào sãn xuất.


LIÊN MINH CHÂU ÂU

ĐỐI NGOẠI

KINH TẾ

Chính thức ra đời năm 1993, nhằm mục đích liên minh
các nước thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ,
chính trị, đối ngoại, an ninh chung. Là tổ chức liên kết
chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

Tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với
Mĩ, đồng thời, cố gắng đa phương, đa dạng
hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

Khôi phục và phát triển nhanh chóng từ sau
CTTG2. Trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn của thế giới.


TÂY ÂU 1945 - 2000


NHẬT BẢN 1945 - 2000
Nhanh chóng khôi phục sau
chiến tranh, phát triển thần
kì, trờ thành một trong ba
trung tâm kinh tế - tài chính
lớn của thế giới.

KINH
TẾ

KHKT

Coi trọng giáo dục và KHKT, đẩy
mạnh mua bằng phát minh, chủ
yếu tập trung vào sản xuất ứng
dụng dân dụng.

Liên minh chặt chẽ với Mỹ, mở
rộng đối ngoại trên phạm vi
toàn cầu, nỗ lực vươn lên trở
thành cường quốc chính trị.

ĐỐI
NGOẠI


KHKT–VHGD


KINH TẾ
Phát triển sau giải phóng.
Đặc biệt kể từ sau Đại hội
XII 12/1978, tiến bộ
nhanh chóng, tốc độ tăng
trưởng cao, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt,

Được quan tâm phát triển,
đạt được nhiều thành tựu
nổi bật, nhất là trong lĩnh
vực hàng không, vũ trụ.

ĐỐI NGOẠI
Thi hành chính sách ủng
hộ phong trào hòa bình,
cách mạng thế giới, củng
cố vai trò và địa vị trên
trường quốc tế.

TRUNG QUỐC
1949 - 2000


GIÀNH ĐỘC LẬP
Diễn ra quyết liệt ngay sau CTTG2
dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc
đại. 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ
được thành lập.


Luôn thực hiện chính sách
hòa bình trung lập tích cực,
ủng hộ phong trào giải phóng
dân tộc thế giới.

ĐỐI NGOẠI

Cách mạng chất xám đưa Ấn Độ
thành cường quốc về công nghệ
phần mềm, công nghệ hạt nhân
và công nghệ vũ trụ (1974 chế
tạo thành công bom nguyên tử,
1975: phóng vệ tinh nhân tạo…)

KHOA HỌC
KĨ THUẬT

ẤN ĐỘ
1945 - 2000

CÔNG NGHIỆP
Phát triển mạnh công
nghiệp nặng, chế tạo máy,
điện hạt nhân..., công
nghiệp đứng thứ 10 thế giới.

NÔNG NGHIỆP
Nhờ cuộc “cách mạng xanh” từ
giữa những năm 70, Ấn Độ đã

tự túc được lương thực và từ
1995 là nước xuất khẩu gạo.


Vào thập niên 60, các nước ĐNA cần liên kết, hỗ trợ
cùng phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường
quốc, đối phó với chiến tranh Đông Dương. Nhiều tổ
chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện.

BỐI CẢNH
RA ĐỜI

SỰ THÀNH LẬP
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan).

01
02

MỤC TIÊU
Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua hợp tác
chung giữa các nước trên tinh thần duy trì hòa
bình và ổn định khu vực.

03

HOẠT ĐỘNG
1967 – 1975, còn non trẻ, hợp tác lỏng lẻo. Sau
1976 đến nay: hoạt động khởi sắc sau Hội nghị
Bali 2/1976.

Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Không
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa
bình. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

04
05

NGUYÊN TẮC

TỔ CHỨC
ASEAN


PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC THẾ GIỚI
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
Sau CTTG2, nhiều nước thực dân đế quốc suy
yếu, Liên Xô không ngừng lớn mạnh trở thành
chỗ dựa vững chắc, các lực lượng dân tộc phát
triển mạnh.

BỐI
CẢNH
Ý
NGHĨA

Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế
giới, đưa thế kỉ XX trở thành “thế kỉ giải trừ

chủ nghĩa thực dân”.

Diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt ở Á, Phi,
Mỹ Latinh, tiêu biểu có Việt Nam,
Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Cuba…

DIẾN
BIẾN
KẾT
QUẢ

Hầu hết đều thắng lợi, dẫn đến sự ra đời
của hơn 100 quốc gia độc lập.


QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1

2

Một trật tự Các quốc
đa cực đang gia đều điều
dần hình chỉnh chiến
thành với lược ngoại
nhiều nhân tố giao, tập
mới mẻ.
trung phát
triển kinh tế.


3

4

Mĩ gặp
Nhiều khu
phải nhiều vực trên thế
khó khăn
giới còn
trong việc căng thẳng,
thiết lập
không ổn
một trật tự
định..
đơn cực.


CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
SAU CHIẾN TRANH LẠNH

XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
CUỘC CÁCH MẠNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
DÂN CHỦ, HÒA BÌNH THẾ GIỚI

SỰ LỚN MẠNH CỦA
CÁC CƯỜNG QUỐC



CÁCH MẠNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH TỰU
Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh
vực KHCB, công cụ sản xuất, , năng
lượng, vật liệu mới…

TÁC ĐỘNG
Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của con người. Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng
nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo. Thúc
đẩy xu thế toàn cầu hóa. Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao
động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy
diệt đe dọa sự sống.
ĐẶC ĐIỂM

NGUỒN GỐC
Đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất, nhằm đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao
của con người. Sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài
nguyên thiên nhiên, nhu cầu của chiến tranh…

KHKT trở thành LLSX trực tiếp. Mọi phát
minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ NCKH.
Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở
đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi trước
mở đường cho sản xuất.


XU THẾ

TOÀN CẦU HÓA

BẢN
CHẤT

Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những
mối liên hệ, những ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của
tất cả các khu vực, các quốc gia, dân
tộc trên thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc
gia. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập
đoàn lớn. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương
mại, tài chính quốc tế và khu vực.

BIỂU
HIỆN
Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội.
Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an
toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc
lập tự chủ của các quốc gia.

TÍCH
CỰC
Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã
hội hóa của LLSX, đưa lại sự tăng trưởng
cao. Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh
tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao

tính cạnh tranh, hiệu quả của nền kinh tế.

TIÊU
CỰC


TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
1919 - 2000

1919

1945
1930

1975
1954

1986


TÁC
ĐỘNG
KẾT
QUẢ
NỘI
DUNG

Kinh tế có sự chuyển biến, xã hội phân hóa, mâu
thuẫn sâu sắc. Tất yếu bùng nổ phong trào yêu nước,
giải phóng dân tộc.


Tư bản Pháp giàu lên nhanh chóng, đại bộ phận nhân
dân ta ngày càng bị bần cùng hóa, nền kinh tế nước ta
tuy có chuyển biến nhưng vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phụ
thuộc chặt chẽ vào Pháp.
Tăng cường đầu tư thu lãi cao, nhất là trong công
nghiệp và nông nghiệp, tăng và đặt thêm sưu thuế,
đánh thuế mạnh hàng hóa nước khác, độc chiếm
Đông Dương.

CTTG1, Pháp tuy thắng trận nhưng thiệt hại nặng
BỐI Sau
nề nên tiến hành khai thác thuộc địa, nhất là ở Đông
CẢNH Dương để bù đắp thiệt hại, khôi phục vị thế quốc tế.

CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP
1919 - 1929


Tư sản, tiểu tư sản ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa
của Pháp, bị chèn ép, kìm hãm, bạc đãi, khinh rẻ nên đã
vươn lên đấu tranh để đòi quyền lợi.

NGUỒN
GỐC

HOẠT
ĐỘNG


PHONG TRÀO
YÊU NƯỚC
THEO KHUYNH
HƯỚNG DÂN
CHỦ TƯ SẢN
1919 - 1930

Ý
NGHĨA

KẾT
QUẢ

- Tư sản dân tộc: Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại
hóa; chống độc quyền; xuất bản báo chí; thành lập
chính đảng…
- Tiểu tư sản: Thành lập các tổ chức chính trị, xuất
bản báo chí tiến bộ, phát động một số phong trào.

Dần đi tới thỏa hiệp khi bị Pháp mua chuộc, dụ dỗ hoặc
bị đàn áp nặng nề.

Nêu cao tinh thần yêu nước, góp phần truyền bá tư tưởng
dân chủ vào nước ta, hỗ trợ thúc đẩy phong trào yêu nước,
cổ vũ thanh niên Việt Nam làm cách mạng thông qua các
con đường khác nhau. Góp phần khảo nghiệm một con
đường cứu nước.


PHONG TRÀO

CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1919 - 1929
TÁC
ĐỘNG
Ngày càng phát triển, trường
thành về ý thức giác ngộ, ý
thức giai cấp.

Công nhân Việt Nam ra đời từ KTTD1
của Pháp, phát triển nhanh chóng \vào
KTTD2. Do có điều kiện, vai trò lịch sử
nên sớm tham gia đấu tranh và nắm
quyền lãnh đạo cách mạng.

KẾT
QUẢ

HOẠT
ĐỘNG

Thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển, dẫn
tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản, trở
thành 1 trong 3 yếu tố hình thành nên Đảng
Cộng sản Việt Nam.

- 1919 – 1925: Đấu tranh tự phát, lẻ tẻ, bó hẹp
theo khu vực, chỉ nhằm mục đích kinh tế.
- 1925 – 1929: Đấu tranh tự giác, có tổ chức, có
sự liên kết phong trào, kết hợp mục đích kinh tế
chính trị, thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.


NGUỒN
GỐC

Ảnh. Xưởng Ba Son


THÀNH LẬP
HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG
THANH NIÊN

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung
Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích
cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập VNCMTN.

CHỦ TRƯƠNG
“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại,
kịch liệt tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và tay sai để tự cứu mình”.

HOẠT ĐỘNG
Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Ra báo Thanh
niên (6/1925); đầu 1927, xuất bản Đường Kách
mệnh của Nguyễn Ái Quốc. Cuối 1928, thực hiện
“vô sản hoá”.

ĐÓNG GÓP
Chuẩn bị về chính trị tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Góp phần quan trọng thúc

đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân giai
đoạn 1925 – 1930 phát triển.


SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN
AN NAM CỘNG SẢN ĐẢNG
Tháng 7/1929, tổng bộ thanh niên cùng kì bộ
Nam Kỳ của Hội VNCMTN quyết định thành
lập An Nam cộng sản Đảng, ra tờ báo Đỏ.

ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ĐẢNG
17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền
Bắc họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản
Đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa
liềm làm cơ quan ngôn luận.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Cuối 1928, đầu 1929, phong trào dân tộc dân chủ
theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh, đòi hỏi
tổ chức, lãnh đạo cao hơn. 3/1929, chi bộ cộng sản
đầu tiên ra đời. 5/1929, Hội VNCMTN phân rã.

ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN LIÊN ĐOÀN
Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu chịu ảnh
hưởng của Hội VNCMTN nay cũng tách ra để thành
lập Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929), hoạt
động chủ yếu ở Trung Kỳ.

Ý NGHĨA
Là xu thế khách quan của phong trào giải

phóng dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để
đưa đến sự thành lập một Đảng cộng sản
duy nhất ở nước ta vào đầu năm 1930.


×