Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ebook bài giảng tâm lý học văn hóa phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.61 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VẢ NHẢN VÁN

LÊ ĐỨC PHÚC

BAI GIANG

NHA XUÀĨ BAN ĐẠI HỌC QUÕC GIA HÀ NỘI


ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
TRƯỠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI & NHẢN văn

PGS.TS. LÊ ĐỨC PHÚC

BÀI GIẢNG

TÂM LÝ HỌC
VÃN HOÁ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC
Trang
7

Mở đầu
Chương 1

Những ván đề chung



9

1. Về khái niệm “văn hoá”

9

1.1. Văn hoá là những gì do con người sáng
tạo nên, đối lập với trạng thái tự nhiên

9

1.2. Vãn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất
và tinh thần

9

1.3. Văn hoá là cái được con người thừa kế
tiếp nhận

9

1.4. Văn hoá là một phức hợp chỉnh thể,
tổng thể

10

1.5. Văn hoá là hiểu hiện, dấu ấn của một
cộng đổng


10

1.6. Văn hoá là hoạt động làm chủ tự nhiên,
xã hội và phát triển nhân cách con người

10

1.7. Văn hoá là “Sự tiến bộ của những tiến bộ”

10

2. Những đặc điểm của văn hoá

11

3. Tâm lý học vãn hoá

12

3.1. Một số xu hướng tâm lý học trong
nghiên cứu vãn hoá

12

3.2. Tâin lý học văn hoá

16


Chương 2


Chương 3

Văn hoá và sự phát trién tâm lý của
con người trong thời đại văn minh

23

1. Văn minh

23

2. Vãn minh - Đối tượng nghiên cứu
cùa tâm lý học văn hoá

25

2.1. Lối sống

27

2.2. Lẽ sống

30

2.3. Nếp sống

38

3. Về lối sống trong thời đại vãn minh hiện nay


40

3.1. Những định hướng chung

41

3.2. Mức sống

43

3.3. Chất lượng cuộc sống

44

Sự sáng tạo các giá trị văn hoá - tâm lý
học khoa học và tâm lý học nghệ thuật

53

1. Tâm lý học khoa học

53

1.1. Khái niệm “khoa học”

53

1.2. Các mục tiêu cơ bản của khoa học


55

1.3. Tâm lý học khoa học

59

1.4. Hoạt động khoa học là sáng tạo
các giá trị văn hoá

65

2. Tâm lý học nghệ thuật

69

2.1. Khái niệm “nghệ thuật”

69

2.2. Tâm lý học nghệ thuật

70


3. Xúc cản và tình cảm thẩm mỹ

80

4. Tường tiợng sáng tạo


82

5. Năng lực làm chủ và sáng tạo
các thủ pháp nghệ thuật

84

6. Tinh thầr iao động say mê và có trách nhiệm
Chương 4

Chương 5

85

Sự truyền và tiếp nhận vãn hoá

91

1. Truyền 'ăn hoá

91

1.1. Truyềi trực tiếp

94

1.2. Truyềr gián tiếp

96


2. Tiếp nhìn văn hoá

98

2.1. Về bảĩ chất của sự tiếp nhận vãn hoá

98

2.2. Văn hoá học tập

100

2.3. Xây dmg một xã hội học tập

104

Cách tiếp :ận văn hoá trong tâm lý học

111

1. Những á c h tiếp cận

111

2. Nghiên íứ>u tâm lý theo cấu trúc
các mặt &\ các quan hệ của văn hoá

113

3. Phát triển Uoàn diện con người

theo tinli Ihần văn hoá biện chứng

137

4. Văn h°á Và xã hội hoá

139

5. Phòng ngừa và chống những biểu hiện
phị vãm hoá và phản văn hoá

140

Tài liệu rtham khảo

155
5


MỞĐẢU
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt trên lĩnh
vực tâm lý học phát triển và xã hội hoá, đã dẫn đến kết luận rằng
sự phát triển của con người nói chune và của tâm lý nói riêng là
kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có văn hoá. Do đó, từ lâu,
vãn hoá đã là một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu xã
hội và thực sự trở thành đối tượng của tâm lý học như R.W.
Brislin nhận định khi bàn về nghiên cứu xuyên văn hoá (cross cultural research).
Cùng với những bước tiến trong nhận thức, các triết gia
cũng như các nhà tâm lý học đã ngày càng hiểu rõ vai trò của
văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển con người. B.D. Smith và

H.J. Vetter đã khái quát một số quan điểm để chứng minh cho sự
thật đó. S. Freud nhấn mạnh đến các giá trị vãn hoá thời thơ ấu
được trẻ học qua cha mẹ và những người khác. E. Fromm đề cao
tính quyết định của văn hoá đối với hoạt động nhân cách, giống
như quan niệm của H. Hartmann và A.Adler.G.W. Allport công
nhận những ảnh hường thuộc văn hoá tương tác với cấu trúc
nhân cách đối với hành vi của các cá nhân K. Horney, J. Dollard
và N.E. Miller xem xét tác động của văn hoá trong gia đình1.
Tuy nhiên, ở nước ta, tâm lý học vãn hoá chỉ mới được coi
là một phân ngành độc lập và giảng dạy ở các bậc đại học và sau
Barry D.Smith, H arold J . V etter (2005): C á c họ c thuyết về n h â n cách. Nxb
Văn hoá - Thông tin , tr. 626.
1

7


đại học trong thập niên vào cuối thế kỷ XX vừa qua, trước hết tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn, thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục (nay là Viện Chiến
lược và Chương trình giáo dục) của Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng như ở Khoa Tâm lý học, Học viện Chính trị Quân sự.
Cho đến nay, vị trí và vai trò quan trọng của tâm lý học
văn hoá ngày càng được khẳng định, xét về hai phương diện chủ
yếu như sau:
1. Về khoa học luận, phân ngành này có đối tượng, nhiệm
vụ và phương pháp riêng, không còn được coi như một bộ phận
của tâm lý học xã hội.
2. Về thực tiễn, tâm lý học văn hoá lúc nào cũng góp phần
tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự hình thành, phát triển nhân

cách của cá nhân cũng như sự phát triển về mọi mặt của cộng
đồng và xã hội.
Việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tâm lý học vãn hoá
đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết ở nước ta.
Tập bài giảng “Tâm lý học văn hoá” được tác giả biên
soạn sau một sô' nãm giảng dạy ở bậc đại học và cao học, cũng
như tham khảo nhiều sách háo nước ngoài. Vì thế, văn bản lần
này có thể được coi như kết quả của sự chỉnh sửa, bổ sung sau
quá trình đó.
Hà Nội, ngày 1.1.2008
Tác giả

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐẾ CHUNG
1. Về khái niệm “ vân hoá”
Sách báo thường đưa tin về sự xuất hiện thuật ngữ “Văn
hoá” trong một cuốn từ điển tiếng Anh vào năm 1920. Tuy
nhiên, người đầu tiên sử dụng từ này trong khoa học là Samuel
von Pufendorf (1632 - 1692), nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật
người Đức.
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hoá. Ở
đây, có thể đặc biệt lưu ý tới những quan niệm chủ yếu như sau:
1.1.

Văn hoá là những gì do con người sáng tạo nên, đối lập
với trạng thái tự nhiên


(M.T. Cicero (106 - 42 TCN), s. F. von Pufendorf, J. G.
Herder (1744-1803), A. Adler, G.D. Tômakhin, J.A. Keller, F.
Novak, M. Herskovits, Đình Quang....).
1.2.

Văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần

(Quan niệm của UNESCO, giới triết học Nga, J.Honigman,
L. White, các tác giả Bách khoa toàn thư Encyclopaedia Universalis
của Pháp, Trần Ngọc Thêm...).
1.3.

Văn hoá là cái được con người thừa kế, tiếp nhận
(R. Benedict, E. Herriot, G. Benedetti, Phạm Minh Hạc,

HỒ Văn Khánh...).
9


1.4.

Văn hoá là một phức hợp chỉnh thẻ, tổng th ể
(A. Kroeber, B. Malinowski, W.G Sumner, E.B. Tylor...).

1.5.

Vân hoá là biểu hiện, dấu ớn của một cộng đống
(S. Kaviraj, L.A. White, Phan Ngọc....).

1.6.


Vân hoá là hoạt động làm chủ tự nhiên, x ã hội và phát
triển nhân cách con người

(MEYERS LEXIKON, Leipzig 1980; Từ điển tiếng Việt
1994; Amadou M.Bow, Paul Henry Chombard de Lawe...).
1.7.

Ván hoá là “sự tiến bộ của những tiến bộ"
(A. Schweitzer).

Từ những quan niệm nói trên và xuất phát từ đối tượng
và nhiệm vụ tâm lý học, văn hoá có những định nghĩa riêng,
khác nhau.
Theo A.A. Belik, “những định nghĩa tâm lý về vãn hoá tạo
thành nhóm lớn nhất”2, ví dụ:
- w . Sumner định nghĩa văn hoá như là tổng thể những
thích nghi của con người với các điểu kiện sống của nó.
- R. Benedict hiểu văn hoá là hành vi ứng xử có được mà
mỗi thế hệ người cần phải nắm lại từ đầu.
- G. Stein cho rằng vãn hoá là sự tìm kiếm phép trị liệu
trong thế giới hiện đại.
- M. Herskovits coi văn hoá là tổng số những hành vi và
kiểu tư duy tạo nên một xã hội nào đó.
2 A.A. Belik (2000): Vân hoá học - Những lý thuyết nhân học văn hoá. Tạp
chí Văn hoá nghệ t h u ậ t , Hà Nội, tr.15.
10


Ngoài ra. chúng ta có thể hổ sung thêm những định nghĩa

khác như:
- Văn hoá là một lối sống (Jae-Hyeon Choe)\ (C.W.
Wisslcr)4
- Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn
ngữ, tư tưởng, thị hiếu, thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng
như toàn bộ tổ chức môi trường của con người (Bách Khoa toàn
thư Encyclopaedia Universalis của Pháp)'
- Văn hoá là khái niệm chung “chỉ các khía cạnh trí tuệ
của vãn minh trons một nhóm dân cư nào đó, được hiểu như là
sự thống nhất nhân chủng, địa lý hay ngôn ngữ. Theo nghĩa
rộng, văn hoá liên quan tới toàn bộ những huyền thoại, các nghệ
thuật, khoa học, các chuẩn mực xã hội và những thói quen, bao
gồm cả sự hình thành và tác động của chúng”6.
Từ giác độ tâm lý học, có thể hiểu văn hoá là pliửc hợp
tám lý chỉnh thể được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt
động của củ nhản, phàn ánh dấu ấn của một cộng đồng và là
một nhân tổ quan trọn ẹ bộc nhất cùa sự phát triển toàn diện
nhân cách con người.
2.

Những đăc điếm của văn hoá

Xét từ giác độ tâm lý học, văn hoá có những đặc điểm cơ
bàn như sau:
3 Sự phát hiện lại bản sắc vỏn hoá trong quá trình tăng tnẢmg kinh tế
nhanh chóng. Trong J. M atthes (Fig, 1992): Zwischen den K ulturen?
Verlag Otto Schw artz & Co. G oettingen, tr. 271
4 A.A. Belik: Đã dẫn ỏ chú thích (CT) 2, tr.15.
5 Theo Hoàng T rinh (1996): Vốn đề văn hoá và phát triển. Nxb Chính trị
Quốc gia, tr.14 (Tác giả không nêu nguồn trích dẫn cụ thể).

W.D. Froehlich (1993): Woerterbuch zur Psychologic. Deutscher Taschenbuch
Verlag. tr.250
11


2.1. Văn hoá là một nhân tô' quan trọng bậc nhất tạo ra con
người và sự phát triển tâm lý ờ trình độ cao. Sự phát triển đó
được coi như kết quả của những sự tương tác giữa kiểu gen, vãn
hoá và môi trường hoạt động của con người.
2.2. Văn hoá luôn mang tính chất kép, tiềm ẩn và tường
minh, tuỳ thuộc vào sự phát hiện, tiếp thu những giá trị của nó
Có thể nói khác đi như M. Herskovits: Vãn hoá tồn tại không
phụ thuộc vào con người và văn hoá không phải là gì khác, mà là
một hiện thực tâm lý tổn tại trong đầu óc của mỗi cá nhân.
3. T âm lý học vân hoá
3.1. M ột sô' xu hướng tám lý học trong nghiên cứu vãn hoá
Có thể nói, lịch sử của tâm lý học văn hoá bắt nguồn từ
những xu hướng chủ yếu, được trình bày dưới đây.
3.1.1. Tâm lý học các dân tộc (Voelkerpsychologie)
Đây là xu hướng tâm lý học ra đời năm 1860, xuất phát từ
những quan niệm của M. Lazarus và H. Steinthal khi xuất bãn
“Tạp chí nghiên cứu tâm lý các dân tộc và khoa học ngôn ngữ”
năm 1851. Vấn đề cơ bản là việc tiếp cận hiện tượng tâm lý phải
khắc phục được tình trạng chỉ chú ý tới cá nhân và bỏ qua mối
quan hộ giữa cá nhân và xã hội, xem nhẹ sự tham gia vào tinh
thần chung, tinh thần của nhân dân (Volksgeist).
Từ 1900, w.Wundt tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cho
công bô' một tác phẩm lớn gồm 10 tập phản ánh quan điểm cơ
bản cho rằng tâm lý học các dân tộc có nhiệm vụ nghiên cứu các
quá trình tâm lý trong mọi quan hệ vượt ra khỏi sự sinh tồn riêng

lẻ và dẫn đến sự tác động qua lại về tinh thần như điều kiện
chung của chúng.


Theo G.G. Shpet, tâm lý học dân tộc có ba nhiệm vụ cơ bản:
+ Nhận thức tâm lý về bản chất tinh thần dãn tộc và tác
dộng của nó.
+ Phát hiện các quv luật của hoạt động tinh thẩn hoặc lý
tường của dân tộc được thực hiện trong cuộc sống, trong nghệ
thuật và khoa học.
+ Tim ra các cơ sở, nguyên nhân làm xuất hiện, phát triển
hoặc thủ tiêu những đặc điểm của một dân tộc nào đó.
3.1.2. Tâm lý học nhóm
Một số nhà tâm lý học xã hội ờ Pháp như G. Le Bon (1841
- 1931), G. Tarde (1843 - 1904), ở Mỹ như w . James đã nghiên
cứu các cơ chế tâm lý của sự tương tác của con người trong
những nền văn hoá, cũng như những biến đổi văn hoá có liên
quan đến ngôn ngữ, tón giáo, tình cảm, tư tưởng, chính trị.
Ở đây, chúng ta cũng có thể nhắc đến K. Lewin (1890 - 1947).
Với khái niệm trung tâm là “không gian sống” (Lebensraum),
ông mô tả toàn bộ những gì quy định hành vi của con người.
Trong công thức V = f (PƯ) = f (L), K. Lewin đã nhấn mạnh vai
trò quy định tính cách và hành vi của cá nhân sống trong một
nền văn hoá nào đó.
3.1.3. Phân tâm học
Phân tâm học ra đời vào thế kỷ thứ XX và, như s. Freud
viết, tạo ra cái mới cùng với tác phẩm “Lý giải giấc mơ”
(Traumdeutung), được xuất bản năm 1900.
Việc coi trọng vai trò của văn hoá đã dẫn đến một cách
tiếp cận mới khi lý giải giấc mơ. Theo A. Hamburger hay A.

13


Lorenzer, thay vì xuất phát lừ sự phát triển của tuổi ấu thơ, các
nhà phán tâm học phải chú ý tới mối quan hệ với các chuẩn mực
xã hội, tới quá trình xã hội hoá “đặc thù”7.
Lý luận về văn hoá của Freud trong “Totem und Tabu”
(1912) phát triển trên nền của tư duy tiến hoá luận. “Totem và
Tabu” xuất hiện trong tiền sử loài người ở một bộ tộc nguyên
thuỷ. Ở đây, một người đàn ông tàn bạo đã chiếm đoạt các phụ
nữ và cho đầy ải, xua đuổi các con trai đến tuổi trưởng thành của
mình. Về sau, những người con trai này trốn thoát, giết và án thịt
người cha, lấy mẹ và chị em gái.
Tinh cảm tội lỗi và sự ân hận đã tạo ncn điều cấm loạn
luân (Inzesttabu) và cấm ăn thịt động vật được coi là vật tổ
(Totemtier). Đối với Freud, đó là lúc con người bắt đầu có năng
lực văn hoá.
3.1.4. Tâm lý học nhân văn
Sự ra đời của tâm lý học nhân vãn trong những năm 60 của
thế kỷ vừa qua là một minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý
học, thể hiện ở việc phản đối tâm lý học hàn lâm, hướng vào
khoa học tự nhiên, xa rời thực tiễn và cuộc sống. Theo A.
Maslow, sự sai lầm, phiến diện đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là
tâm lý học không thể nào nhận biết, hiểu được con người và các
nền văn hoá.
Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn và những nguyên tắc hoạt
động quan trọng nhất của các nhà tâm lý học nhân văn lại chưa

7 Theo A. Hamburger: Psychoanalyse und Literatur. Trong Wolfgang M ertens
(Hg., 1995): Schluesselbegriffe đer Psychoanalyse. V erlag Internationale

Psychoanalyse S tuttgart, tr. 396.
14


chú ý đầy đủ đốn những biến đổi của xã hội, của văn hoá. Vì thế,
khi phân tích các khái niệm cơ bản nhất của tàm lý học nhân vãn
như “sự thực hiện bản ngã” hay “sự hiện thức hoá bản ngã”, “trải
nghiệm bàn ngã” trong “quá trinh nhóm”, R.o. Zucha đã coi đó
là duy tâm VI, tồn lại quyết định ý thức chứ không phải ỷ thức
quyết định tồn tại.
+

mf



Tâm lý học nhân vãn của A. Maslovv (1908 - 1970) cũng
thường được nhắc đến không chỉ vì sự phân biệt hai nền vãn hoá
trong xã hội hiện đại, dược tạo ra trên cơ sở định hướng theo
những giá trị cao đẹp hay khuynh hướng quan liêu - kỹ trị trong
cuộc sống xã hội.
Cũng như E. Fromm, A. Maslow cho rằng xã hội phải coi
trọng các mục tiêu phát triển con người, những nhu cầu ở những
cấp độ khác nhau, mà cao nhất là sự tự hiện thực hoá tói mức tốt
đẹp nhất có Ihể được. Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng đối
với sự hoàn thiện nhán cách, thực hiện một đường lối giáo dục
chân chính, thậm chí, như có người đã nói, trở thành nền tảng
cho các quan niệm phát triển kinh tế như ờ Nhật vào những năm
70 - 80.
3.1.5. Tâm lý học so sánh văn hoá

Tâm lý học xuyên văn hoá hoặc so sánh văn hoá (crosscultural psychology, kulturvergleichende Psychologie) được các
nhà tâm lý học như W.D. Froehlich, A.J. Marsella, H.c. Triandis
quan niệm như một phân ngành tâm lý học ra đời trên cơ sở của
tâm lý học văn hoá và tâm lý học các dân tộc trước đây. Phạm vi
nghiên cứu của nó là những chức năng nhận thức cơ bàn (ví dụ
tri giác, tư duy), động cơ, thái độ, các khuynh hướng nghệ thuật,
sự phát triển và thực tiễn giáo đục, các quan hệ và chuẩn mực
15


nhóm cũng như những rối loạn tâm lý và ảnh hưởng của chúng
đối với những người khác và các hình thức chữa trị. Nói khác đi,
tâm lý học so sánh văn hoá tập trung xem xét các phương thức
hành vi cụ thể biểu hiện mối quan hệ với các đặc thù và chuẩn
mực mang tính vãn hoá.
3.2.

Tâm lý học ván hoá

3.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cí(u
Trong tham luận về “Tâm lý học - Một khoa học cơ bản vể
con người” tại Hội nghị các nhà tâm lý học của các nước xã hội
chủ nghĩa năm 1978 ờ Potsdam, G. Pirốp quy tâm lý học văn hoá
vào nhóm các phân ngành gắn kết với thực tiễn như tâm lý học
sư phạm, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao
động, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học sinh thái, tâm lý học tôn
giáo v.v8.
Dựa theo 27 lĩnh vực chủ yếu của APA (American
Psychological Association), nhiều nhà tâm lý học hàng đầu của
các nước nói tiếng Đức đã tiến hành phân loại theo 3 lĩnh vực

chủ yếu là tâm lý học kinh nghiệm (empirical, dựa trên cơ sở
quan sát và cả thực nghiệm), tâm lý học lý thuyết và tâm lý học
triết học. Theo các danh mục, tâm lý học văn hoá được xếp
chung vào nhóm thứ nhất cùng với tâm lý học đại cương, tâm lý
học phát triển, tâm lý học so sánh, tâm lý học xã hội, tãm lý học
pháp lý, tâm lý học quân sự, tâm lý học lao động, nghề nghiệp
và kinh tế, tâm lý học lâm sàng v.v9. Còn xét về nghiên cứu và
8 Adolf Kossakowski (Hg. 1980).’ Psychologic im Sozialismus, VEB Deutscher
Verlag der W issenschaften Berlin, tr. 295 - 296.
9 Dorsch Psychoỉogisches Woerterbuch (1996), Verlag H ans Huber, Bern.
Goettingen. Toronto. Seattle, tr. 607.
16


giang dạy, họ coi tâm lý học văn hoá là một phân ngành hướng
vào mặt xã hội (như tâm lý học ngồn ngữ, tâm lý học tôn giáo,
tâm lv học chính trị, tâm lý học y học...), chứ không thuộc nhóm
tâm lý học ứng dụng thực tiễn (như tâm lý học công nghiệp, tâm
lý học quảng cáo, tâm Iv học hàng không, trị liệu tâm lý, tâm lý
học giao thống...)10
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân ngành tâm lý học
này. Ví dụ:
- Tâm lý học văn hoá (Cultural Psychology, Psychology of
culture) là một lĩnh vực của tâm lý học xã hội, nghiên cứu các
quá trình phát triển, tiếp nhận (Rezeption) và ảnh hưởng của các
tài sản văn hoá theo nghĩa rộng nhất, ví dự nghệ thuật và các
phong cách nghệ thuật, phong tục và tập quán, các nhóm và
chuẩn mực luật pháp, ngôn ngữ, sự truyền đạt tri thức và khoa
học, các mặt giá trị chung thể hiện văn hoá. Mục đích nghiên
cứu của nó là phân tích sự quy định qua lại lẫn nhau của các hiện

tượng vãn hoá, các chuẩn mực của nhóm hay xã hội và các thái
độ cá nhân, hứng thú và hành động'1. Tuy nhiên, đây không phải
là một bộ phận hợp thành của tâm lý học xã hội.
- Tâm lý học văn hoá nghiên cứu cái tâm lý trong văn hoá
như là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và sự tương tác giữa
vãn hoá và tâm lý con người12.
Cách hiểu như quan niệm thứ hai là phù hợp với cách phân
chia các ngành tâm lý học hiện nay, phản ánh được đối tượng cơ
bàn của tâm lý học trong mối quan hệ với văn hoá.
(1996): Đã đ ẫ n ở chú thích 9, tr. 608.
11 w. Froehlich: Đã dẫn ở chú thích 6, tr.250 - 251.
12 D. Likhachôp: Vãn hoá và uăỉiminh.Bíìu ảnh Liên Xô, 2/9ữ.
10

D orsch Psychologisches Woerterbuch

17


Để làm rõ đối tượng và nhiệm vụ của nó, chúnsỉ tôi xác
định tâm lý học văn hoá nghiên cứu các hiện tượng, quá trình
và quy luật tàm lý trong sáng tạo, truyền (transmission) và liếp
nhận các giá trị văn hoá đ ể góp phần phát triển toàn diện nhân
cách con người phủ hợp với trình độ tiến htìá và văn minh
dương đại.
3.2.2. Các phương pháp nghiên

C ỉ h i 1'


Trước hết, có thể nói, việc nghiên cứu tâm lý học vãn hoá
cũng sử dụng các nhóm phương pháp và những phương tiện tàm
lý học nói chung với những biến thái khác nhau của chúng: chọn
đối tác (partner) cùng hành động thay vì trắc đạc xã hội
(Soziometrie), quan sát có tham gia (participant observation)
trong quá trình điền dã (field work) để có thể nhìn từ bên trong
(emic view) thay vì chỉ xuất phát từ cách nhìn của người ngoài
cuộc (etic view), thực nghiệm thông qua việc tổ chức hành động
giải quyết các vấn đề của tình huống thực tế trên cơ sở truyền lại
và tiếp nhận, sử dụng giá trị văn hoá thay vì chỉ thuyết giảng,
thảo luận, kiểm tra trên nhận thức v.v.
Không chỉ có tâm lý học văn hoá mà tất cả các phân ngành
tâm lý học đều phải coi trọng yếu tố văn hoá khi lựa chọn hoặc
xây dựng phương pháp nghiên cứu. Một vấn đề hết sức có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, còn mang tính thời sự cho đến bây giờ
là nhiều công trình từ nửa cuối thế kỷ XX đã cho thấy có những
khác biệt do văn hoá tạo nên ngay từ khi trẻ em mới được sinh
13 Xin xem thêm Lê Đức Phúc: Một sô điểm cần được chú ý trong nghiên
cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực. Trong Phạm Minh Hạc, Lê Đức
Phúc (Chủ biên, 2004): Một số vấn đề nghiên cứu nhản cách. Nxb. Chính
trị Quốc gia Hà Nội, tr. 380 - 379.
18


ra. Chúng ta có thể nêu lên ở đây điều tra trẽn 5 trẻ sơ sinh của
người Anh - điêng ở Zinacanteco của một số tác giả như T.B.
Brazelton, J.s. Robey và G.A. Collier, hay của D.G. Freedman
và N. Freedman khi so sánh 24 trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 ngày tuổi
người Mỹ gốc Trung Quốc với 24 trẻ như vậy người Mỹ gốc
châu Âu.

Nếu không chú ý đến những đặc điểm vãn hoá khác biệt
(differential) mà chỉ quan tâm đến những cái phổ quát
(universal) thì sự thiên lệch này sẽ dẫn đến tình trạng phản ánh
và lý giải phiến diện, thậm chí sai lầm. Các công trình nghiên
cứu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như của R.A.
LeVin ờ Kenia, những người khác ở châu Phi, Guatemala, Nam
Tư, Mỹ, Nhật đã chứng minh cho sự thật là phải khắc phục
những mặt yếu kém về phương pháp xuất phát từ quan điểm lý
luận không khoa học. Và từ lâu, các nhà tâm lý học đã cố gắng
tạo lập một cách nhìn tổng thể về mối tương liên (transaction)
giữa cá nhân - môi trường trên cơ sỏ của một mô hình bao hàm
đầy đủ các khía cạnh sinh học, tâm lý và xã hội - sinh thái như
Klaus A. Schneewind kết luận.
Cải tiến và hoàn thiện các phương pháp là một yêu cầu cần
đáp ứng, không chỉ ở nước ta. Khi bước vào thời đại văn minh
mới và sự phát triển văn hoá đã đạt tới mức cao hơn trước, dẫn
tới những thay đổi nhất định, nhưng rõ rệt trong tâm lý nói
chung, cũng như về từng mặt nhãn cách (nhận thức, xúc cảm,
động cơ, ý chí) nói riêng, thì giới khoa học luận nhấn mạnh, mọi
phương pháp khoa học không thể chỉ là sự kết hợp của những
cách làm thường thấy - cho dù đây là quá trình gian khó. Chẳng
hạn, Cartesius đã từng viết đi viết lại nhiều lần cuốn sách “de
19


Methodo”, nhưng khi đọc vào lúc cuối đời mình, Goethe vẫn cho
rằng chảng giúp ích được gì cho chúng ta cả14. Có thể, đó là một
nhận xét khắt khe nhưng lại là một minh chứng cho quan niệm
trên đây.
Cũng như vậy, trong “Discours du Congress international

de Philosophic des Science”, Gaston Bachelard có viết: “Tôi
không muốn làm lu mờ ngày hội trí tuệ này... bằng việc dẫn ra
những ví dụ về các phương pháp mà giờ đây đã thuộc về quá
khứ. Nhưng chắc các Ngài cũng biết rằng phương pháp không
được phép trở thành một vấn đề thói quen, và một lần nữa được
dựa vào một suy nghĩ của Goethe để nói rằng: “Ai luôn luôn
kiên trì trong nghiên cứu thì sớm hay muộn cũng sẽ thay đổi
phương pháp của mình” 15. Tuy nhiên, cho đến nay, sự thay đổi
đó diễn ra khá chậm chạp vì nhiều lý do. Cân cứ vào những số
liệu thu được qua một công cụ được thiết kế chung cho các lứa
tuổi, không tính đến đặc điểm, yêu cầu, điều kiện thực tế trong
môi trường văn hoá khác nhau để nhận định, đánh giá, phẩm
chất, năng lực của con người cho thấy đã đến lúc, phải có những
giải pháp cụ thể khắc phục những rào cản, sức ì thâm niên này.
Và những năm vừa qua đã chứng kiến một hướng đi khác theo
tinh thần đó. Thay cho cách làm khá phổ biến là tìm kiếm các
phương pháp từ Mỹ, ú c , Đức v.v. sau khi có được một dự án,
một đề tài khoa học, nhiều nhà tâm lý học đã cố gắng đi điền dã
để trực tiếp sống, trải nghiệm, tìm hiểu những đặc điểm tâm lý
của những người thuộc các cộng đồng vãn hoá khác nhau. Ví dụ,
chỉ bằng cách tiếp cận như thế, nhóm nghiên cứu Đề tài độc lập
u G aston B achelard (1993): Epistemologie. Fischer W issenschaft, tr. 146 147. Tác giả không chú thích vể th am lu ận này.
15 G aston B achelard (1993): Đ ã dẫn ỏ chú thích 14, tr.14.
20


cấp Nhà nước: “ Những đặc điểm tâm lv cơ bản của cộng đồn?
người ở Tày Nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến
sự phát triển kinh lế - xã hội ở khu vực này” (2004 - 2005) mới
có thể bước đầu khẳng định được những sắc thái vãn hoá riêng

biệt, độc đáo của từng dân tộc ở đây như người Khơ - me, người
Chàm, người Hoa trong mối quan hệ sinh sống, giao tiếp với
người Kinh16.

Các bài tập
Bài tập 1
N hư đ ã biết, hiện có hàng trăm định nghĩa vê văn hoá.
Anlì/Chị liãy trình bày quan niệm cùa mình vé khái niệm này?
Nôi dung:
1. Nêu một số định nghĩa khác nhau và từ đó, nhấn
mạnh sự cần thiết phải làm rõ khái niệm văn hoá trên bình
diện tâm lý học.
2. Trình bày định nghĩa văn hoá là phức hợp tâm lý chỉnh
thể được hình thành và phát triển cao độ thông qua sự tiếp thu và
sáng tạo các giá trị văn hoá trong môi trường sinh sống và hoạt
động của cá nhân hay của một cộng đồng nào đó.
3. Có ví dụ minh họa, giải thích.

Bài tập 2
Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học văn hoá là gì ?
16 Có thể xem V ũ Dũng: - Một sô đặc điểm tăm lý của cộng đồng ngiiời
Chăm tại ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang. Tạp
chí Tâm lý học, số 7, 7/2005.
- Giao tiếp của dân tộc Kinh ở vùng đổng bằng sông cửu Long. Tạp chí
T ă m lý học, s ố 9, 9/2006.
21


Nổi dung:
1. Nêu một số quan niệm khác nhau về đối tượng và nhiệm

vụ của tâm lý học văn hoá. Xác định căn cứ xuất phát chủ yếu để
bàn xét vấn đề này là mối quan hệ giữa tâm lý học và văn hoá.
2. Trình bày rõ:
2.1. Đối tượng
2.2. Nhiệm vụ
3. Có ví dụ minh họa, giải thích.

Bài tập 3
Anh/Chị hãy cho biết vì sao phải chú ý tới yếu tô' văn hoá
khi lựa chọn và xây dựng các phương plìáp nghiên cíỉu tâm lỷ,
nhân cách của con người ?
Nôi dung:
1. Trình bày và chứng minh vai trò quan trọng của yếu tố
văn hoá đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của
con người.
2. Nêu lên những định hướng phương pháp luận đối với
việc lựa chọn và xây dựng các phương pháp.
3. Liên hệ, nhận xét qua thực tiễn hiện nay.

22


Chương 2
VĂN HOÁ VÀ Sự PHÁT TRIỂN TẢM LÝ CỦA CON NGƯỜI
TRONG THỜI ĐẠI VĂN MINH
Mối quan hệ giữa văn minh và văn hoá cũng như giữa văn
minh và sự phát triển của con người cho đến nay vẫn cần được
nghiên cứu thêm, sâu hơn cả về Iv luận lẫn thực tiễn. Trên lĩnh
vực tâm lý học, đó là vấn đề văn hoá và sự phát triển tâm lý,
nhân cách trong thời đại văn minh hiện nay.

1.

Vãn minh

Trước hết, văn minh là một khái niệm được hiểu theo
những quan niệm khác nhau.
Về ngôn ngữ, người ta thường lấy tiếng Pháp, tiếng Anh và
tiếng Đức để làm ví dụ so sánh. Trong tiếng Pháp và tiếng Anh,
văn minh chỉ có nghĩa là: 1/. Toàn bộ phức hợp những tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả
những năng lực và thói quen khác mà con người đã tiếp thu với
tư cách là thành viên của xã hội. 2/. Quá trình điều chỉnh thôi
thúc bản năng và cảm xúc, làm giảm hoạt động bạo lực và hoàn
thiện các tập tục và những hình thức giao tiếp. Nhưng trong tiếng
Đức, văn minh còn được hiểu là những gì do khoa học và kỹ
thuật mang lại, phục vụ cho cuộc sống nói chung và cho sự thoả
mãn nhu cầu nói riêng17.
Xem thêm G. E ndruw eit và G. Trom m sdorff (2001): T ừ đ iể n x ã h ộ i học.
Nxb. T h ế giới, Hà Nội, tr. 545 - 548.
!7

23


Bèn cạnh đó còn các cách hiểu có những nét chung và
riêng như sau:
- “Vãn minh (Latinh, Pháp và Anh): 1/. Toàn bộ những
điều kiện vật chất và xã hội của cuộc sống được tạo ra (được cải
thiện) nhờ sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. 2/. Học vấn và
văn hoá”18.

- “Tất cả những biến đổi do con người tạo ra ở ngoài cơ thể
gọi là các thành tựu văn hoá; tập hợp toàn bộ những thành tựu ấy
gọi là văn hoá; các thời kỳ đặc trưng đỉnh cao của văn hoá gọi là
văn minh. Hay nói văn hoá đi liền với văn minh, có thể coi văn
hoá và văn minh là hai từ đồng nghĩa với nhau” 19.
- “Văn minh đồng nghĩa với vãn hoá khi người ta đối lẠp
văn minh với bạo tàn. Nhưng thông thường, văn minh được dùng
để chỉ trinh độ phát triển của nhân loại đạt được ở một thời kỳ
lịch sử nào đó. Vãn minh là thể hiện văn hoá trong lối sống”20.
- “Văn minh I. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất
định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh Ihàn
với những đặc trưng riêng. II. 1/. Có những đặc trưng riêng của
văn minh, của nền văn hoá phát triển cao. 2/. Thuộc về giai đoạn
phát triển thứ ba sau thời đại dã man, trong lịch sử xã hội loài
người kể từ khi có thuật luyện kim và chữ viết (theo phân kỳ lịch
sử xã hội của L.H. Morgan)”21.
18 Das Fremdwoerterbuch (1990): Meyers Lexlkonverlag M a n n h e im Ijeipzig.
Zuerich, tr.829 - 830.
19 Bách khoa toàn thư Anh, Tl, tr. 721 (T iến g Anh). Theo Phạm Minh Hạc
(Chủ biên, 2001): Nghiên cứu con ngưòi và nguồn n h â n lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Chính trị Quôc gia Hà Nội, tr.28.
2 0 Trần Văn Bính (Chủ biên, 1997), V ă n hoá xã h ộ i ch ủ n g h ĩa . Nxb. Chính
trị Quốc gía Hà Nội, tr.8.
2 1 Hoàng Phê (Chủ biên, 1994): T ừ đ iể n T iế n g Việt, Nxb. Khoa học Xã hội,
T rung tâm Từ điển học. Hà Nội, tr.1062.
24


“Từ văn minh thường được dùng như là đổng nghĩa với từ
vãn hoá. Tuy nhiên, nó bao gồm một cái gì hơn thế, hay đúng

h(fii nó chỉ định một tình trạng nào đấy của văn hoá, được coi là
cao lơn và cũng thực sự là cao hơn” 27.
Như vậy, Jean Golíìn cũng quan niệm như G. LeBon: “Một
nền vãn minh bao hàm những nguyên tắc cố định, kỷ luật, sự
chuvển từ bản năng sang lv trí, có viễn kiến về tương lai, một
trình độ cao về văn hoá”2\
Trong râm lý học, xét theo những ý kiến thống nhất, chúng
ta co thể định nghĩa vãn minh là trình độ phút triển lâm lý, nhân
cáci' cùa con người phù hợp với những điểu kiện kinh tế, xã hội
và V.UÌ hoú của thời đại.

2.

Văn minh - Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học văn hoá

Về lý luận và thực tiễn, văn minh thường được hiểu thiên
về p á trị vật chất, khoa học, kỹ thuật - công nghệ. Tuy nhiên,
người ta lại không thể bỏ qua những mặt khác, như chế độ chính
trị, những thành tựu văn hoá, văn học nghệ thuật khi xét một nền
vân minh nào đó như văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamie), văn
m ini Hoa Kỳ v.v. Đối với con người, mọi nhân tố thuộc một nền
vãn minh đều ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý
của mổi cá nhân. Nếu một mặt, con người trở nên văn minh nhờ
vàn hoá, và mặt khác, như A. Comte, H. Spencer, E. Durkhcim
khẳ3g định, hiện trạng của một nền văn hoá luôn luôn là sự tiếp
nối :ủa tình trạng trước đây của nó, thì rõ ràng, tâm lý cũng như

22
23


Je*n Golíin (2003): 50 từ then chốt củ a xã h ộ i học. Nxb. Thanh Niên, tr.28.
Gistave Le Bon (2006): T â m lý học đ á m đông. Nxb. T ri thức, tr.30.
25


văn hoá sẽ phát triển và đạt tới những Irình độ ngày một cao hơn,
phù hợp với từng thời đại văn minh.
Khi “Luận đàm về văn minh”, s. Freud quan tâm nhiều tới
vấn đề bản chất của nó. Ông viết: "Nền văn minh nhân loại, ý tỏi
muốn chỉ tất cả những mặt đời sống của loài người được nâng
lên cao hơn trạng thái động vật, khác với đời sống cầm thú...,
được thể hiện trên hai mặt. Một mặt gồm toàn bộ tri thức và
năng lực mà loài người có được và dùng để chi phối lực lượng tự
nhiên, làm ra của cải nhằm thoả mãn nhu cầu của mình; mặt
khác gồm các quy tắc, điều lệ, thể chế cần thiết, dùng để điều
tiết quan hệ giữa người với người, nhất là điều tiết việc phân phối
của cải. Hai mặt này của nền văn minh không độc lập với
nhau”24. Từ đó, ông xác định các đặc điểm của các nền văn minh
của xã hội loài người25:
- Mọi hoạt động và tài nguyên giúp con người chống lại
sức mạnh hung dữ có hại của tự nhiên, có tính chất văn hoá:
- Tôn trọng và tạo ra cái đẹp;
- Phương thức điều tiết quan hệ giữa người với nơười và
giữa cá nhân với xã hội.
Xét từ mối quan hộ giữa văn minh, văn hoá và tâm lý đó,
giới tâm lý học thường đề cập tới ba phạm vi nghiên cứu: Lối
sống, các giá trị định hướng hành vi và sự phân tầng xã hội.
Thực ra, đây là những nội dung vấn đề có liên quan với nhau.
Người ta luôn sống theo một triết lý, lẽ sống hướng vào những
giá trị nào đó, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi cá

nhân và tầng lớp xã hội cụ thể.
24
25

Sigmund Freud (2005): L u ậ n bàn về văn minh. Nxb. Vàn hoá - Thông tin, t r . ll.
Sigmund Freud (2005): Đã dẫn ỏ chú thích, tr.127-138.


×