Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

VẬT LÝ 9 BÀI 52 BÀI 53

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.46 KB, 6 trang )

* Ngày soạn: 18/02/2019
* Tiết 57 - Tuần: 30
BÀI 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1 Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
- Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng
dụng thực tế.
1.2 Kỹ năng: Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một
số ứng dụng thực tế.
1.3 Thái độ: Tích cực, hợp tác, cẩn thận.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu SGK.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: đặt câu hỏi về nội dung kiến thức.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bút laze, đèn LED, đèn pin, giấy bóng kính màu. Tivi, laptop,
- Học sinh: Đọc bài học trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Đặt vấn đề cần tìm hiểu cho bài học.
Nội dung:
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn phát
ánh sáng màu và cũng tìm hiểu xem cách tạo ra ánh sáng màu bằng cách nào?
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
GV: Nêu vấn đề.
HS: Nghe và suy nghĩ nội dùng cần tìm hiểu trong bài học.


c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nêu ý tưởng ban đầu về câu trả lời.
d) Kết luận của GV: Thái độ HS sau hoạt động.
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
* Kiến thức thứ 1: Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng
màu (10 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát
ánh sáng màu.
Nội dung: Các nguồn phát ra ánh sáng trắng: Mặt Trời (trừ lúc bình minh và hoàng
hôn), các đèn có dây tóc nóng sáng: bóng đèn pha của ô tô, xe máy, bóng đèn pin, bóng
đèn tròn, …
Các nguồn phát ánh sáng màu: Đèn LED, bút laze, đèn ống dùng trong quảng cáo.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Đọc SGK để tìm xem nguồn nào phát ra ánh sáng trắng, nguồn nào phát ra
ánh sáng màu.


GV: Yêu cầu HS đọc SGK để nêu nguồn nào phát ra ánh sáng trắng, nguồn nào
phát ra ánh sáng màu.
Nêu kết luận nguồn nào phát ra ánh sáng trắng, nguồn nào phát ra ánh sáng
màu.
HS: Xem các TN để tự tạo ra được biểu tượng cần thiết về ánh sáng trắng và ánh
sáng màu.
GV: Biểu diễn TN với đèn dây tóc, đèn pin bịt giấy màu, đèn LED.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Biết được nguồn phát ra ánh sáng trắng, nguồn
phát ra ánh sáng màu.
d) Kết luận của GV: Kiến thức học sinh cần nhớ sau hoạt động.
* Kiến thức thứ 2: Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu (20 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu cách tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc
màu.
Nội dung:

b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Quan sát TN biểu diễn, thảo luận bạn cùng bàn để trả lời C1.
GV: Biểu diễn TN, yêu cầu dựa vào kết quả thu được trả lời C1.
Kết luận vấn đề, yêu cầu HS trả lời C2.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung trả lời C1, C2, biết giải thích cho
trường hợp tương tự.
C1: a) Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.
b) Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.
c) Thấy tối.
C2: a) Trong chùm sáng trắng có màu đỏ, tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi
qua.
b) Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ nên chùm sáng đỏ đi qua
được tấm lọc màu đỏ.
c) Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng không phải màu xanh, nên
ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.
d) Kết luận của GV: Kiến thức cần nhớ và cách giải thích cho trường hợp tương
tự.
HĐ3: Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức giải bài tập/câu hỏi, mở rộng
vấn đề, GDBVMT.
Nội dung:
C3: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra
bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này
đóng vai trò như các tấm lọc màu.
C4: Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là một tấm lọc
màu.
GDBVMT: Con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất đối với ánh sáng trắng
(ánh sáng Mặt Trời). Việc sử dụng ánh sáng Mặt Trời trong sinh hoạt hàng ngày góp phần
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt và giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
- Biện pháp GDBVMT: Không nên sử dụng ánh sáng màu trong học tập và lao động

vì chúng có hại cho mắt.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Lần lượt thực hiện và đại diện trả lời C3, C4; đọc ghi nhớ và phần có thể em
chưa biết.

2


GV:
- Yêu cầu HS lần lượt thực hiện và đại diện trả lời C3, C4..
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
- Giới thiệu nội dung GDBVMT.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung trả lời câu C3, C4, ý thức GDBVMT.
d) Kết luận của GV: Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng liên
quan bài học, ý thức GDBVMT.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà.
Nội dung:
- Học bài, làm bài tập ở sách bài tập, xem bài 53.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Ghi nhận nhiệm vụ về nhà.
GV: Căn dặn HS.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Vở làm bài tập, kết quả kiểm tra bài cũ.
d) Kết luận của GV: Tìm thêm các nguồn phát ánh sáng trắng, ánh sáng màu
trong cuộc sống.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Một số câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Có bốn nguồn sáng sau đây: Bóng đèn pin đang sáng, một ngôi sao, một
đèn LED có vỏ nhựa màu đỏ và một cục than hồng trong bếp lò. Hãy cho biết mỗi nguồn
sáng trên có thể phát ra ánh sáng gì?

Câu 2: Trên các sân khấu ca nhạc ta thường thấy có nhiều ánh sáng màu khác
nhau rất đẹp, hãy tìm hiểu và cho biết người ta tạo ra các ánh sáng màu đó như thế nào?
- GV cung cấp 2 câu kiểm tra bài học cho HS làm và yêu cầu HS kiểm tra đáp án
với bạn cùng bàn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

3


* Ngày soạn: 18/02/2019
* Tiết 58 - Tuần: 30
BÀI 53. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1 Kiến thức:
- Phát biểu được khẳng định: Trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng
màu khác nhau.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính
để rút ra kết luận: Trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD để
rút ra kết luận như trên.
1.2 Kỹ năng: Giải thích được một số ứng dụng thực tế liên quan bài học. Biểu diễn
thí nghiệm.
1.3 Thái độ: Tích cực, hợp tác, cẩn thận.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu: đọc, nghiên cứu SGK.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: đặt câu hỏi về nội dung kiến thức.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, làm và trình bày kết quả thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Lăng kính, 1 đĩa CD, 1 đèn phát ra ánh sáng trắng, tấm lọc màu. Tivi,
laptop, phần mềm mô phỏng liên quan.
- Học sinh: Đọc bài học trước ở nhà, 1 đĩa CD.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Kể tên một số nguồn phát ánh sáng màu, một số nguồn phát ánh sáng
trắng.
Câu 2: Cách tạo ra ánh sáng màu được học là gì?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Đặt vấn đề cần tìm hiểu cho bài học.
Nội dung:
Trong bài học trước, ta đã thấy khi chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc
màu ta sẽ được một chùm sáng màu. Phải chăng trong chùm sáng trắng có chứa chùm
sáng màu? Bài học hôm nay giúp ta trả lời vấn đề này.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
GV: Nêu vấn đề.
HS: Nghe và suy nghĩ nội dùng cần tìm hiểu trong bài học.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nêu ý tưởng ban đầu về câu trả lời.
d) Kết luận của GV: Thái độ HS sau hoạt động, hiện tượng thực tế trong cuộc
sống liên quan kiến thức bài học.
Hoạt động 2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức

4



* Kiến thức thứ 1: Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính (20
phút)
a) Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu cách phân tích một chùm sáng trắng bằng
lăng kính
Nội dung: Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì ta sẽ thu
được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau, tạo thành một dãi màu như
cầu vồng. Màu của dãi này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Lăng kính có tác dụng tách
riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một
phương khác nhau.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Đọc SGK, quan sát và mô tả hình ảnh quan sát được. Thực hiện C3, C4.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK để định nghĩa lăng kính.
Bố trí TN1, yêu cầu HS quan sát và mô tả hình ảnh quan sát được.
Bố trí TN2, yêu cầu HS quan sát và mô tả hình ảnh quan sát được.
Thực hiện C3, C4.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Mô tả hình ảnh quan sát được. Câu trả lời C3,
C4.
d) Kết luận của GV: Hình ảnh quan sát được sau hoạt động.
* Kiến thức thứ 2: Phân tích một chùm sáng trắng bằng đĩa CD (10 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu cách phân tích một chùm sáng trắng bằng
đĩa CD.
Nội dung: có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu
bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của 1 đĩa CD.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Thực hiện TN3 và lần lượt trả lời C5, C6.
GV: Yêu cầu HS thực hiện TN3 và lần lượt trả lời C5, C6.
Kết luận vấn đề.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung trả lời C5, C6.
d) Kết luận của GV: Kết luận kiến thức chung.

HĐ3: Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Vận dụng kiến thức giải bài tập/câu hỏi, mở rộng
vấn đề, GDBVMT.
Nội dung:
C7: Có thể.
GDBVMT:
+ Cần quy định tiêu chuẩn về sử dụng đèn màu trang trí, đèn quảng cáo.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng đèn pha ô tô, xe máy là đèn phát ra ánh sáng màu.
+ Hạn chế việc sử dụng điện để thắp sáng đèn quảng cáo để tiết kiệm điện.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Thực hiện và đại diện trả lời C7; đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
GV:
- Yêu cầu HS lần lượt thực hiện và đại diện trả lời C7.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết.
- Giới thiệu nội dung GDBVMT.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung trả lời câu C7, ý thức GDBVMT.

5


d) Kết luận của GV: Kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng liên
quan bài học, ý thức GDBVMT.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối (5 phút)
a) Mục đích của hoạt động: Giao nhiệm vụ về nhà.
Nội dung:
- Học bài, làm bài tập ở sách bài tập và câu C8 SGK, xem bài 55.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Ghi nhận nhiệm vụ về nhà.
GV: Căn dặn HS.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Vở làm bài tập, kết quả kiểm tra bài cũ.

d) Kết luận của GV: Vận dụng kiến thức để tìm thêm cách phân tích ánh sáng
trắng.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học
- Một số câu hỏi, bài tập:
Nhìn vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng, … ở ngoài trời.
a) Ta thường thấy những màu gì?
b) Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng
màu.
c) Có thể coi trên là một cách phân tích chùm sáng trắng hay không? Tại sao?
- GV cung cấp âu kiểm tra bài học cho HS làm và yêu cầu HS kiểm tra đáp án với
bạn cùng bàn.
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×