Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tính toán thiết kế hệ thông xử lý khí thải cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.06 KB, 40 trang )

ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
MỞ ĐẦU
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự
sinh tồn và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống
trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút. Không khí là lớp áo giáp bảo
vệ mọi sinh vật trên Trái Đất khỏi các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ
trụ. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, trong
những năm gần đây , vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường sống
trong đó bảo vệ môi trường không khí xung quanh không bị ô nhiễm đã và đang được
Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, tổ chức và mọi người dân quan tâm. Đó
không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Một trong các biện pháp tích cực bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường
không khí xung quanh tránh bị ô nhiễm bởi sự có mặt của các chất lạ là việc xử lý khí
thải nói chung, đặc biệt là khí thải tại các nhà máy, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi
trường hiện nay.
Hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường không khí, việc thiết kế hệ thống xử lí
khí thải, đặc biệt là khí thải lò đốt y tế là rất cần thiết.
Với trình độ và thời gian còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 1


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI


MỞ ĐẦU............................................................................................................1
MỤC LỤC..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................4
1.1.

Quy trình công nghệ............................................................................4

1.2.

Thuyết minh quy trình lò đốt...............................................................5

1.3.

Ưu nhược điểm của lò đốt...................................................................6

1.4.

Thành phần, tính chất khí thải.............................................................6

1.5.

Những ảnh hưởng của khí thải............................................................8

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI.......................................10
2.1. Các biện pháp xử lý..............................................................................10
2.1.1. Phương pháp hấp thụ......................................................................10
2.1.2 Phương pháp hấp phụ......................................................................12
2.1.3. Phương pháp đốt.............................................................................13
2.2. Ưu và nhược điểm của các phương pháp..............................................13
2.2.1. Phương pháp hấp thụ......................................................................13

2.2.2. Phương pháp hấp phụ.....................................................................14
2.2.3. Phương pháp đốt............................................................................15
2.3. Các phương pháp xử lý bụi....................................................................15
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI...............................................................27
3.1. Thông số các chất gây ô nhiễm..............................................................27
3.2. Đề xuất sơ đồ dây chuyền công nghệ.....................................................29
3.3. Tính toán và thiết kế hệ thống xử lý khí thải..........................................30
3.3.1. Trao đổi nhiệt (kiểu ống trùm)........................................................30

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 2


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
3.3.2. Lọc tay áo.......................................................................................35
3.3.3. Tháp hấp thụ...................................................................................36

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 3


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.


Quy trình công nghệ

Chất thải chờ đốt

Kiểm tra

Xỉ tro

Hóa rắn

Nạp vào buồng sơ
cấp

Nạp vào buồng thứ
cấp

Hệ thống xử lý khí

Kiểm tra

ống khói

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 4

Nước thải đưa vào
HTXLNT của công ty



ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
1.2.

Thuyết minh quy trình lò đốt

 Tại buồng sơ cấp
Các quá trình xảy ra gồm:
Sấy khô (bốc hơi nước) chất thải: chất thải được đưa vào buồng đốt sẽ thu nhiệt
từ không khí nóng của buồng đốt, nhiệt độ chất thải đạt trên 100 o C, quá trình thoát hơi
ẩm xảy ra mãnh liệt, khi nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ xảy ra quá trình nhiệt phân chất thải
và tạo khí gas.
Quá trình phân huye nhiệt tạo khí gas và cặn carbon: Chất thải bị phân hủy
nhiệt sinh ra khí gas, tức là các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản
như: CH4, CO, H2..., Thực tế với sự có mặt của oxy và khí gas trong buồng nhiệt phân
ở nhiệt độ cao đã xảy ra quá trình cháy, niệt sinh ra lại tiếp tục cấp cho quá trình nhiệt
phân, như vậy sinh ra quá trình ” tự nhiệt phân và tự đốt sinh năng lượng” mà không
cần đòi hỏi sự bổ sung năng lượng từ bên ngoài ( không cần tiến hành cấp nhiệt qua
béc đốt), do vậy đã tiết kiệm năng lượng. Thông qua quá trình kiểm soát chế độ cấp
khí và diễn biến nhiệt độ buồng sơ cấp sẽ đánh giá được giai đoạn: sấy, khí hòa và đốt
cặn trong buồng nhiệt phân.
Quá trình nhiệt phân chất thải rắn thường bắt đầu từ 250 0 C ÷ 6500C, thực tế để
nhiệt phân chất thải người ta thường tiến hành ở nhiệt độ 425 0 C ÷ 7600 C . Khi quá
trình nhiệt phân kết thúc, sẽ hình thành tro và cặn carbon, do vậy người ta còn gọi giai
đoạn này là giai đoạn carbon hóa.
 Tại buồng thứ cấp
Quá trình đốt dư khí oxy: Khí gas sinh ra từ buồng sơ cấp, được đưa lên buồng
thứ cấp để đốt triệt để. Tốc độ cháy phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất thải trong
hỗn hợp khí gas. Khi cháy hết 80%-90% chất cháy ( khí gas) thì tốc độ phản ứng giảm
dần.

 Quá trình tạo tro xỉ:

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 5


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
Giai đoạn cuối mẻ đốt, nhiệt độ buồng đốt nâng tới 950 oC để đốt cháy cặn
carbon , phần rắn không cháy được tạo thành tro xỉ. Các giai đoạn của quá trình cháy
thực tế không phải tiến hành tuần tự , tách biệt mà tiến hành gối đầu, xen kẽ nhau.
Lò nhiệt phân coi như có 2 buồng phản ứng nối tiếp nhau với 2 nhiệm vụ:
buồng sơ cấp làm nhiệm vụ sản xuất khí gas, cung cấp cho buồng thứ cấp để đốt triệt
để chất hữu cơ. Chất lượng khí gas được tạo thành phụ thuộc vào bản chất của chất
thải được nhiệt phân cũng như điều kiện nhệt phân ở buồng sơ cấp. Kiểm soát được
mối quan hệ giữa buồng sơ cấp và buồng thứ cấp đồng nghĩa với việc kiểm soát được
chế độ vận hành lò đốt hiệu quả như mong muốn.
1.3.

Ưu nhược điểm của lò đốt
Ưu điểm
-

Thế tích và khối lượng giamt tới mức nhỏ nhất
Thu hồi được năng lượng
CTR có thể được xử lý tại chỗ
Cần một diện tích tương đối nhỏ
Phù hợp vơi chất thải trơ về mặt hóa học, khó phân hủy sinh học
Tro, cặn còn lại chủ yếu là vô cơ, trơ về mặt hóa học.


Nhược điểm
-

Không phải tất cả CTR đều đốt được
Vốn đầu tưu cao
Thiết kế, vận hành phức tạp
Yêu cầu nhiên liệu đốt bổ sung
Ảnh hưởng đến môi trường nếu không kiểm soát ô nhiễm
Bảo dưỡng thường xuyên làm gián đoạn xử lý
CTR có thành phần, tính chất khác nhau nên có những công nghệ và vận
hành khác nhau.

1.4.

Thành phần, tính chất khí thải
 Tro, xỉ
Tro xỉ là những chất không cháy được có trong chất thải. Bụi bao gồm tro bay

theo khói và một số chất chưa cháy hết do sự cháy không hoàn toàn nhiên liệu cũng

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 6


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
như chất thải. Bụi từ buồng đốt chủ yếu là bụi vô cơ kích thước nhỏ, d < 100 chiếm
90%.

 Khí CO, CO2
Khi đốt cháy các chất hữu cơ có cacbon, tùy theo lượng oxy sử dụng mà có thể
sinh ra CO hoặc CO2. Khi cung cấp thiếu oxy, quá trình cháy không hoàn toàn:
2C + O2 -> 2CO
Khi cung cấp đủ oxy, quá trình cháy hàn toàn, sản phẩm là:
2C + O2 -> CO2


Khí NOx
Hai khí quan trọng của NOx là NO và NO2. Khí này được hình thành do 2

nguyên nhân:
Phản ứng của oxy và nitơ trong không khí cấp vào buồng đốt;
Phản ứng của oxy và nitơ có trong nhiên liệu.
NOx dễ dàng tạo ra khi dư thừa oxy trong quá trình cháy. Ở nhiệt độ trên 650 0C
thì NO tạo ra là chủ yếu.
 Khí SO2

Khí này được tạo ra khi đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh:
CS2 + O2 -> CO2 + SO2 + Q


Hơi axit
Khi đốt chất thải có chứa Cl, Br thì sẽ tạo ra khí HCl, HBr:
CHCl3 + O2 -> CO2 + HCl + Cl2 + Q
Đốt cháy chất thải chứa lưu huỳnh và nitơ cũng tạo hơi axit tương tự.



Dioxin và Furan

Dioxin và Furan là những hợp chất có tính độc cao phát thải từ các lò đốt rác

thải y tế. Dioxin và Furan là tên chung chỉ các hợp chất hóa học có công thức tổng
quát là Polyclorua dibenzoxin (PCCD) (C 6H2)2Cl4O2 và Polyclorua dibezofuran

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 7


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
(PCDF) (C6H2)2Cl4O2. Đó là 3 dãy vòng thơm, trong đó 2 vòng được kết nối với nhau
bằng một cặp nguyên tử oxy hay một nguyên tử oxy.
Dioxin và Furan được tạo thành bởi 2 lý do:
 Từ quá trình đốt các hợp chất thơm clorua.
 Từ qúa trình đốt các hợp chất clorua và hydrocacbon.
Ở các lò đốt rác thải y tế, Dioxin và Furan được hình thành trong quá trình
nhiệt phân hoặc cháy không hoàn toàn của các hợp chất hữu cơ chứa halogen. Một
trong những yếu tố thúc đẩy hình thành dioxin và furan là khi trong khói lò có nồng độ
bụi cao, nồng độ CO, muối clorua kim loại và muối clorua kiềm cao. Dioxin và furan
phát tán theo đường: khói thải, bụi và tro xỉ.
1.5.

Những ảnh hưởng của khí thải

 Bụi
Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh đối với người như các bệnh ngoài ra, mắt,
đường hô hấp. Các bụi có đường kính lớn hơn 10 µm thường gây tác động đến đường
hô hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Các hạt bụi có đường kính từ 1 – 5 µm

tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1 µm
thường tác động đến tới mang phổi. Các hạt trên lọt vào các hệ hô hấp thường bị thải
ra thông qua ho, hắt hơi hoặc đôi khi nuốt vào theo đường tiêu hoá.
Các hạt mắc vào phần dưới của hệ hô hấp có thể sẽ được vận chuyển đến tận mang
phổi, sự vận chuyển này phụ thuộc vào tốc độ vận chuyển của bạch cầu, các hoạt động
của mao mạch và thành mạch máu của màng phổi và các yếu tố khác. Các hạt tan thấm
qua màng phổi đi vào hệ tuần hoàn máu. Các hạt không tan được khuếch tán chậm hơn
và vào đến được mạch máu thông qua hệ tuần hoàn của bạch cầu.
 Khí SO2
Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ
đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu. SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ
hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ
thống bạch huyết. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự
trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và
SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 8


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn
mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây
thanh quản, khó thở.
 Khí NOx
Oxit nitơ có nhiều dạng, do nitơ có 5 hoá trị từ 1 đến 5. Do ôxy hoá không hoàn
toàn nên nhiều dạng oxit nitơ có hoá trị khác nhau hay đi cùng nhau, được gọi chung
là NOx. Có độc tính cao nhất là NO2 , khi chỉ tiếp xúc trong vài phút với nồng độ NO2
trong không khí 5 phần triệu đã có thể gây ảnh hưởng xấu đến phổi, tiếp xúc vài giờ
với không khí có nồng độ NO 2 khoảng 15-20 phần triệu có thể gây nguy hiểm cho

phổi, tim, gan; nồng độ NO 2 trong không khí 1% có thể gây tử vong trong vài phút.
NOx bị ôxy hoá dưới ánh sáng mặt trời có thể tạo khí Ôzôn gây chảy nước mắt và mẩn
ngứa da, NOx cũng góp phần gây bệnh hen, thậm chí ung thư phổi, làm hỏng khí quản.
 Khí CO
Khi hít phải, CO sẽ đi vào máu, chúng phản ứng với Hemoglobin (có trong
hồng cầu) thành một cấu trúc bền vững nhưng không có khả năng tải ôxy, khiến cho cơ
thể bị ngạt. Nếu lượng CO hít phải lớn, sẽ có cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Nếu CO nhiều, có thể bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh. Khi bị ôxy hoá, CO biến thành
khí cacbonic (CO2). Khí CO2 cũng gây ngạt nhưng không độc bằng CO.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 9


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI
2.1. Các biện pháp xử lý
2.1.1. Phương pháp hấp thụ
Hấp thụ là quá trình lôi cuốn chọn lọc một cấu tử nào đó từ hỗn hợp khí bởi
chất lỏng. Dựa vào sự tương tác giữa chất hấp thụ( dung môi ) và chất bị hấp thụ (chất
bị ô nhiễm) trong pha khí, phân thành 2 loại hấp thụ:
-

Hấp thụ vật lý: Dựa trên sự hòa tan của cấu tử pha khí trong pha lỏng (tương tác

-

vật lý). Hấp thụ vật lý được sử dụng rộng rãi trong xử lý khí thải.

Hấp thụ hóa học: Cấu tử trong pha khí và pha lỏng có phản ứng hóa học với
nhau (tương tác hóa học).
Quá trình hấp thụ mạnh hay yếu là tùy thuộc vào bản chất hóa học của dung

môi và các chất ô nhiễm trong chất thải.
Quá trình hấp thụ là quá trình mà truyền khối mà ở đó các phân tử chất khí
chuyển dịch và hòa tan vào chất lỏng. Sự hòa tan có thể diễn ra đồng thời với một
phản ững hóa học giữa các hợp phần của pha lỏng và pha khí hoặc không có phản ứng
hóa học.
Truyền khối thực chất là một quá trình khuếch tán mà ở đó chất khí ô nhiễm
dịch chuyển từ trạng thái có nồng cao đến trạng thái có nồng độ thấp hơn. Việc khử
chất khí diễn ra theo 3 giai đoạn:
-

Khuếch tán chất khí ô nhiễm đến bề mặt chất lỏng
Truyền ngang qua bề mặt tiếp xúc pha khí/lỏng
Khuếch tán chất khí hòa tan từ bề mặt tiếp xúc pha vào trong pha lỏng
Sự chênh lệch nồng độ ở bề mặt tiếp xúc pha thuận lợi cho động lực của quá

trình và quá trình hấp thụ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện diện tích tiếp xúc pha lớn,
độ hỗn loạn cao và độ khuếch tán cao. Bởi vì một số hợp phần của hỗn hợp khí có khả
năng hòa tan được trong chất lỏng, cho nên quá trình hấp thụ chỉ đạt hiệu quả cao khi
lựa chọn dung dịch hấp thụ có tính hòa tan cao hoặc những dung dịch phản ứng không
thuận nghịch với chất khí cần được hấp thụ.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 10



ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
Thiết bị hấp thụ có chức năng tạo ra bề mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt giữa 2
pha khí và lỏng.
Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ như sau:
-

Dòng khí được dẫn vào đáy tháp, dung dịch hấp thụ được phun vào đỉnh tháp.
Dòng khí cần xử lý tiếp tục với dung dịch hấp thụ, chất cần xử lý được giữ lại
trong dung dịch hấp thụ và được hấp thụ ở đáy tháp . Dòng khí sạch thoát ra
ngoài trên đỉnh tháp.
Có nhiều dạng kiểu thiết kế hấp thụ khác nhau và có thể phân thành các loại

chính sau:
1. Buồng phun, tháp phun: trong đó chất thải được phun thành giọt nhỏ trong
thể tích rỗng của thiết bị và cho dòng khí đi qua. Tháp phun được sử dụng khi yêu cầu
trở lực bé và khí có chứa hạt rắn
2. Thiết bị sục khí : Khí được phân tán dưới dạng các bong bóng đi qua chất
lỏng. Quá trình phân tán có thể được thực hiện bằng cách cho khí đi qua tấm xốp, tấm
đục lỗ, hoặc bằng cách khuấy cơ học .
3. Thiết bị hấp thụ kiểu sủi bọt: Khí đi qua tấm đục lỗ bên trong có chứa lớp
chất lỏng mỏng
4. Thiết bị hấp thụ có đệm bằng vật liệu rỗng (tháp đệm): là một thps dạng cột
bên trong chứa các vật liệu đệm nhằm tạo ra một bề mặt tiếp xúc cao nhất có thể cho
dòng khí và dòng lỏng tiếp xúc tốt với nhau khi chuyển động ngược chiều trong lớp
đệm. Quá trình tiếp xúc này sẽ làm cho bụi và chất ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại và
bị hấp thụ bởi dòng chất lỏng. tháp đệm được sử dụng khi năng suất nhỏ , môi trường
ăn mòn, tỷ lệ lỏng/ khí lớn. Khí không chứa bụi và hấp thụ không tọa ra cặn lắng. Vật
liệu đệm được sử dụng trong các tháp này có thể là đá nghiền, rassing, vật thể hình yên
ngựa, vòng ngăn,...

5. Tháp đĩa: có cấu tạo là một thân tháp hình trụ thẳng đứng trong có gắn các
đĩa có cấu tạo khác nhau
Như vậy để hấp thụ được một số chất nào đó ta phải dựa vào độ hòa tan chọn
lọc của chất khí trong dung môi để chọn dung môi cho thích hợp hoặc dung dịch thích
SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 11


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
hợp (trong trường hợp hấp thụ hóa học) . Quá trình hấp thụ được thực hiện tốt hay xấu
phần lớn là do tính chất dung môi quyết định, hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào
diện tích tiếp xúc bề mặt giữa khí thải và chất lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi
trường hấp thụ và tốc độ phản ứng.
2.1.2. Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là hiện tượng tăng nồng độ của một chất tan (chất bị hấp phụ) trên bề
mặt một chất rắn (chất hấp phụ). Chất đã bị hấp phụ chỉ tồn tại, không phân bố đều
khắp trong toàn bộ thể tích chất hấp phụ (còn gọi là quá trình phân bố 2 chiều).
Trong kĩ thuật xử lý ô nhiễm không khí, phương pháp hấp phụ được dùng để
thu hồi và sử dụng lại hơi của các chất hữu cơ, khử mùi các nhà máy sản xuất thực
phẩm, thuộc da, nhuộm,..
Có thể phân loại phương pháp hấp phụ như sau:

 Hấp phụ vật lý: là hấp phụ đa phân tử. Lực liên kết là lực hút giữa các
phân tử (Lực Vanderwals) không tạo thành hợp chất bề mặt.
 Hấp phụ hóa học: là hấp phụ đơn phân tử, lực liên kết là lực liên kết bề
mặt tạo nên hợp chất bề mặt.
- Dựa vào điều kiện hấp phụ
- Hấp phụ trong điều kiện động

- Hấp phụ trong điều kiện tĩnh
Hấp phụ chọn lọc: dựa vào ái lực khác nhau giữa chất ô nhiễm và bề mặt chất
rắn, phụ thuộc vào bản chất hóa học của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.
Hấp phụ trao đổi: dựa vào cường độ hoặc ái lực của các ion chất hấp phụ và
chất bị hấp phụ.
Quá trình hấp phụ có thể được tiến hành trong lớp chất hấp phụ đứng yên, tầng
sôi hoặc chuyển động. Tuy nhiên trên thực tế phổ biến nhất là thiết bị với lớp chất hấp
phụ không chuyển động được bố trí trong tháp đứng, tháp nằm hoặc tháp vòng. Tháp
đứng được sử dụng khi cần xử lý lưu lượng nhỏ.
2.1.3. Phương pháp đốt

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 12


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
Áp dụng khi lượng khí thải lớn mà nồng độ chất ô nhiễm cháy được lại rất bé
đặc biệt là những chất có mùi khó chịu.
Các chất khí được xử lý theo phương pháp đốt thường là các hợp chất
hidrocacbon, các dung môi hữu cơ,... Việc xử lý khí thải theo phương pháp này được
sử dụng trong trường hợp khí thải có nồng độ chất độc cao vượt quá giới hạn bắt cháy
và có chứa hàm lượng oxygen đủ lớn.
Quá trình đốt được thực hiện trong hệ thống gồm những thiết bị liên kết đơn
giản có khả năng đạt hiệu suất phân hủy cao. Hệ thống đốt gồm cửa lò, bộ mồi lửa đốt
bằng nhiên liệu và khí thải.
Có 2 phương pháp đốt
 Đốt bằng ngọn lửa trực tiếp (phương pháp oxy hóa nhiệt): làm cho chất ô
nhiễm cháy trực tiếp trong không khí mà không cần bổ sung thêm nhiên liệu,

chỉ cần nhiên liệu để mồi lửa và điều chỉnh.
Thiêu đốt có xúc tác( phương pháp oxy hóa xúc tác): Quá trình oxy hóa chất ô
nhiễm trên bề mặt chất xúc tác.
Để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp cần phân tích phạm vi ứng dụng, ưu
nhược điểm của các phương pháp nêu trên tạo cơ sở cho việc lựa chọn.
2.2. Ưu và nhược điểm của các phương pháp
2.2.1. Phương pháp hấp thụ

Ưu điểm:
- Rẻ, dễ ứng dụng, có thể sử dụng dung môi là nước để hấp thụ các
khí độc hại như SO2,H2S,... rất hiệu quả.
- Có thể sử dụng kết hợp khi cần rửa khí làm sạch bụi, khi trong khí thải
có chứa cả bụi lẫn các khí độc hại mà các chất khí có khả năng hòa tan
tốt trong nước rửa.
Nhược điểm:
Hiệu suất làm sạch không cao, không dùng để sử lý dòng khí có nhiệt độ cao.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 13


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
-

Quá trình hấp thụ là quá trình tỏa nhiệt nên khi thiết kế nhiều trường hợp
cần phải lắp đặt thêm thiết bị trao đổi nhiệt trong tháp hấp thụ để làm
nguội tăng hiệu quả quá trình xử lý như vậy thiết bị sẽ trở nên cồng


-

kềnh, vận hành phức tạp.
Việc lựa chọn dung môi thích hợp để xử lý rất khó khăn khi chất khí

-

không có khả năng hòa tan trong nước.
Phải tiến hành tái sinh dung môi khi dung môi đắt tiền đẻ giảm giá thành
xử lý mà công việc này lại rất khó khăn.

2.2.2. Phương pháp hấp phụ
Ưu điểm:
-

Điều chỉnh qua sttrinhf tinh vi hơn.
Có thể sử dụng kết cấu tối ưu và kích thước tối ưu cho từng đoạn của

-

thiết bị.
Tiết kiệm được chất hấp phụ, sử dụng tối đa năng suất hấp phụ.
Quá trình thực hiện liên tục dẫn đến hiệu suất cao.
Chất hấp phụ dễ kiễm và khá rẻ tiền, thường dùng nhất là than hoạt tính
để hấp phụ được nhiều chất hữu cơ.

Nhược điểm:
-

Kết cấu phức tạp

Chất hấp phụ bị mài mòn nên phải xử lý bụi.
Cường độ hấp phụ thấp do vận tốc dòng khí thấp do vận tốc khí nhỏ và

-

không có sự xáo trộn mãnh liệt than.
Hiệu quả hấp phụ kếm nếu nhiệt độ khí thải cao.
Không hiệu quả khi dòng khí ô nhiễm chứa cả bụi lẫn chất ô nhiễm thể
hơi hay khí vì bụi dễ gây nên tặc thiết bị và làm giảm hoạt tính hấp phụ
của chất hấp phụ .

2.2.3. Phương pháp đốt
Ưu điểm:
-

Phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm cháy được
Thích ứng được với sự thay đổi lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm

-

trong khí thải
Hiệu quả cao với các chất khó xử lý bằng phương pháp khác.
Có thể thu hồi nhiệt xảy ra trong quá trình đốt

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 14



ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
-

Trong những trường hợp khí thải có nhiệt độ cao có thể không cần phải

-

gia nhiệt trước khi đưa vào đốt.
Phương pháp đốt hoàn toàn phù hợp với việc xử lý các khí thải độc hại
không cần thu hồi hay khả năng thu hồi thấp, khí thu hồi không có giá trị

-

kinh tế cao
Có thể tận dụng nhiệt năng trong quá trình xử lý vào mục đích khác.

Nhược điểm:
-

Chi phí đầu tư thiết bị, vận hành lớn.
Có thể làm phức tạp thêm vấn đề ô nhiễm không khí sau đốt có chlorine,

-

N,S.
Có thể cần cấp thêm nhiên liệu bổ sung, xúc tác gây trở ngại cho việc

-

vận hành thiết bị.

Đối với dòng khí này phương pháp lựa chọn đẻ xử lý thích hợp nhất nhất
là phương pháp hấp thụ.

2.3. Các phương pháp xử lý bụi
Cơ sở lý thuyết:
 Xử lý bụi bằng phương pháp lắng trọng lực
Buồng lắng bụi là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn hơn nhiều
lần so với tiết diện đường ống dẫn khí vào để cho vận tốc dòng khí giảm xuống rất
nhỏ, nhờ đó mà hạt bụi đủ thời gian để lắng.
Buồng lắng bụi được áp dụng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60÷70 µm
trở lên và dòng khí chuyển động với vận tốc nhỏ(<1 ÷ 2m/s). Tuy nhiên các hạt có
kích thước nhỏ hơn vẫn có thể giữ lại trong buồng lắng.
Phân loại:
-

Buồng lắng đơn giản
Buồng lắng nhiều tầng
Buồng lắng có vách ngăn

Ưu và nhược điểm:
 Ưu điểm
- Rất đơn giản để xây dựng và vận hành
- Vốn đầu tư, vận hành và chi phí bảo trì thấp
SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 15


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI




- Xử lý tất cả loại bụi với bất kì nông độ nào
- Hiệu quả lắng tốt hơn buông lắng đơn giản
 Nhược điểm
- Diện tích xây dựng lớn
- Không thích hợp loại bụi <60µm
Thiết bị lọc bụi quán tính
Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính là thiết bị lợi dụng lực quán tính khi đổi chiều

dòng khí để tách bụi ra khỏi luồng khí thải. Thiết bị này thường sử dụng để tách các
loại bụi có kích thước lớn trước khi đi vào hệ thống tiếp theo.
Thiết bị có cấu tạo đơn giản gồm nhiều khoang ống hình chóp cụt có đường
kính giảm dần xếp chồng lên nhau tạo ra các góc hợp với phương thẳng đứng khoảng
600 và khoảng cách giữa các ống khoảng 5÷6 mm.
Vận tốc khí trong thiết bị khoảng 1m/s, còn ở ống vào khoảng 10m/s. Hiệu quả
xử lý của thiết bị từ 65÷80% với hạt 25÷30µm. Trở lực của chúng khoảng 150
÷390N/m2..



 Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành
- Thiết bị gọn nhẹ
- Tổn thất áp suất thấp so với các kiểu thiết bị khác
- Khả năng lắng cao hơn buồng lắng
 Nhược điểm
- Hiệu quả xử lý kém với ụi có đường kính d<5m
- Thường chỉ sử dụng để lọc bụi khô và lưu lượng không khí lớn.

Thiết bị lọc bụi ly tâm
Thiết bị lọc bụi ly tâm hay còn gọi là xiclon. Có cấu trúc gồm thân hình trụ

tròn, phía dưới thân hình trụ có phễu thu bụi và dưới cùng là ống xử lý bụi. Không khí
mang bụi đi vào ở phần trên của thiết bị máy móc theo đường ống có phương tiếp
tuyến với thân hình trụ, bởi vì vậy dòng không khí vào chuyển động theo đường xoắn
ốc từ trên xuống. Nhờ vào lực ly tâm nhưng những hạt bụi có xu hướng tiến về phía
thành ống rồi va chạm chán vào đó, mất động năng hoặc rơi xuống phễu hứng bụi. mỗi
khi dòng không khí đụng vào vào đáy phễu thì bị dội ngược lên nhưng mà vẫn nhận
được chuyển động xoáy ốc hay đi ra ngoài theo đường ống thoát khí được lắp cùng

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 16


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
trục với thân thiết bị máy móc .Nhằm có được hiệu suất lọc bụi cao người ta thường
sắp xếp hai hoặc nhiều xiclon theo kiểu mắc nối tiếp, song song hay theo kiểu chùm.

-



Ưu diểm:
Cơ cấu khá đơn giản ,
Giá thành thấp, chi phí vận hành bảo dưỡng thấp,
Có kĩ năng tiến hành việc kéo dài ,
Có thể chế tạo bằng nhiều loại vật liệu không giống nhau tùy vào yêu


cầu nhiệt độ áp suất.
 Nhược điểm :
- Năng suất thấp đối với hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 7µm
- Dể bị mài mòn nếu bụi có độ cứng cao.
- Công suất sẽ giảm nếu bụi có độ kết dính cao.
Lọc bụi trong lưới lọc bụi
Các dặc tính quan trọng nhất của lưới lọc bụi là: hiệu quả quả lọc, sức cản khí

động và thời gian của chu kì hoạt động trước khi thay mới hoặc hoàn nguyên.
Thông thường quá trình lọc xảy ra trong lưới lọc bụi có thể chia thành hai giai
đoạn. Trong giai đoạn đầu xảy ra quá trình giữ bụi trong lớp lưới sạch, trong lúc đó
xem rằng sự thay đổi cấu trúc của lớp lưới lọc do bụi bám và do các nguyên nhân khác
là không đáng kể.
Các dạng khác nhau của lưới lọc bụi
- Lưới lọc bụi kiểu tấm
- Lưới lọc tẩm dầu tự rửa
- Lưới lọc kiểu rulo tự cuộn
- Lưới lọc bằng túi vải hoặc ống tay áo
- Lưới lọc bằng sợi
 Thiết bị lọc bụi bằng điện
Thiết bị lọc bụi bằng điện gồm một dây kim loại nhẵn tiết diện bé được căng
theo trục của ống kim loại nhờ có đối trọng.
Dây kim loại được cách điện hoàn toàn với các bộ phận xung quanh và được
nạp điện một chiều với điện thế cao, khoảng 50000 V trở lên. Đó là cự âm của thiết bị.
Cực dương là ống kim loại bao bọc xung quanh cực âm và được nối đất. Dưới điện thế
cao mà dây kim loại (cực âm) được nạp, nó sẽ tạo ra bên trong ống cực dương một
điện trường mạnh và khi dòng khí mang bụi đi qua, những phân tử khí trong dòng khí
SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973


Page 17


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
sẽ bị ion hóa rồi truyền điện tích âm (electron) cho hạt bụi dưới các tác động va đập
quán tính và khuếch tán ion. Nhờ thế các hạt bụi bị hút về phía cực dương, đọng lại
trên bề mặt trong của ống trụ, mất tích điện và rơi xuống phễu chứa bụi.
 Ưu điểm:
- Có thể thu bụi với hiệu suất cao 99,5 %.
- Lưu lượng khí thải lớn, có thể thu bụi có số đo siêu nhỏ, dưới 1µm, và
-

nồng độ bụi lớn 50 g/m3.
Có thể áp dụng việc trong môi trường có nhiệt độ cao lên đến 5000
Thực hiện việc tại phạm vi áp suất cao và áp suất chân không. Có khả

năng chặn bụi có độ ẩm cao, cả dạng lỏng hay rắn.
 Nhược điểm :
- Khó khăn trong việc lọc bụi có nồng độ thay đổi lớn.
- Chi phí chế tạo cao, vận hành, bảo dưỡng cao hoặc khá rắc rối hơn một
số thiết bị máy móc khác; dễ bị hủy hoại , hư hỏng trong điều kiện khí
xả có chứa hơi axit hay chất ăn mòn; Không thể lọc bụi nhưng khí xả có
-

chứa các chất dể cháy nổ.có điện trở suất rất cao.
Tốn nhiều không gian nhằm đặt thiết bị .
Các phương pháp xử lý bụi như bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các phương pháp xử lý bụi

Nguyên lý

Sử dụng các
loại thiết bị lọc
bụi
bằng
phương pháp
khô

Buồng lắng
bụi

Buồng lắng bụi là 1 không
gian hình hộp có tiết diện
ngang lớn để cho vận tốc
dòng khí giảm xuống rất
nhỏ, nhờ thế các hạt bụi có
đủ thời gian rơi xuống
chạm đáy dưới tác dụng
của trọng lực và bị giữ lại

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 18

Phạm vi áp dụng
Sử dụng chủ yếu để
lọc các hạt bụi thô có tỷ trọng và kích
thước lớn hơn 60µm,

nồng độ ban đầu lớn,
khí chuyển động với
vận tốc nhỏ (<1÷2),
các loại bụi có tính
bám dính cao.


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI

Làm đổi chiều hướng
chuyển động của dòng khí
một cách liên tục, lặp đi lặp
lại bằng loại vật cản có
hình dáng khác nhau. Khi
Thiết bị lọc dòng khí chuyển động thì
bụi kiểu quán bụi có sức , quán tính lớn
tính
sẽ giữ nguyên hướng
chuyển động ban đầu và va
đập vào vật cản và bị giữ
lại hoặc mất động năng và
rới xuống đáy thiết bị.

Lọc các loại bụi có tỉ
trọng và kích thước
lớn hoặc bụi có tính
bám dính cao.

Không khí mang bụi đi vào
thiết bị chuyển động xoáy

nhờ các cánh hướng dòng.
Lực ly tâm sinh ra tác dụng
lên các hạt bụi và đẩy
chúng ra xa lõi và chạm
vào thành ống bao và thoát
Thiết bị lọc ra qua khe để rơi vào nơi
bụi ly tâm tập trung. Còn không khí
kiểu
nằm sạch sẽ theo ống loa với
cánh hướng dòng thoát ra
ngang
ngoài

Lọc các loại bụi có tỷ
trọng và kích thước
lớn: bụi gỗ, xi măng,
gạch
men,
bụi
thép,..bụi ko bám
dính.

Trong cyclone, lực ly tâm
xuất hiện khi dòng khí
chuyển động xoáy đi vào
theo phương tiếp tuyến với
Thiết bị lọc vỏ hình trụ. Dưới tác dụng
bụi ly tâm của lực ly tâm, các hạt bụi
kiểu đứng
bị văng ra khỏi dòng khí

đập vào thành cyclone,
phần còn lại cùng với dòng
khí chuyển động xuống đáy
phễu. Phần khí hạ xuống
đáy phễu giải phóng khỏi
các hạt được đẩy ngược lên
trên và tiếp tục chuyển
động xoáy, thoát ra ngoài

lọc các loại bụi có tỷ
trọng và kích thước
lớn: bụi gỗ, xi măng,
gạch
men,
bụi
thép,..bụi ko bám
dính.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 19


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
theo ống giữa.

Khi dòng khí mang bụi đi
qua lưới lọc các hạt bụi tiếp
cận với các sợi của vật liệu

lọc và tại đó xảy ra các tác
động tương hỗ giữa bụi và
Lưới lọc bụi
vật liệu lọc. bụi được giữ
lại dưới tác động va đập
quán tính vào lớp lưới lọc.
Quá trình lọc thực hiện
dưới tác dụng của điện
Thiết bị lọc trường. trong trường hợp
này các ion âm và dương
bụi tĩnh điện
được tạo thành. Khi dòng
khí mang bụi đi vào các hạt
bụi sẽ được tích điện. Nhờ
thế hạt bụi bị hút về phía
các điện cực đối diện và
mất điện tích rơi xuống
phễu chứa.

Lọc các loại bụi ko
có tính bám dính
hoặc ít bám dính.

Nước phun từ trên xuống,
dòng khí dẫn từ dưới lên.
Cũng có thể phun nước ở
bốn phía và dẫn khí đi
ngang. Khi có tiếp xúc giữa
dòng khí thải mang bụi và
Buồng phun các giọt nước, hạt bụi sẽ bị

Sử dụng các hoặc thùng giữ lại và bị thải ra khỏi
thiết bị ở dạng cặn bùn.
loại thiết bị lọc rửa khí rỗng
bụi
bằng
phương pháp
ướt

Sử dụng khi vận tốc
dòng vào nhỏ 0,6 ÷
1,2 m/s , kích thước
thiết bị lớn.Sử dụng
để lọc các loại bụi
thô trong khí thải
đồng thời để làm
nguội khí thải. Được
sử dụng như 1 cấp
lọc chuẩn bị để giảm
nồng độ bụi ban đầu
để đi qua lọc tĩnh
điện.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 20

Sử dụng tốt cho việc
lọc các loại bụi nhỏ
mịn (bụi hô hấp).

Chúng chỉ lọc các
loại bụi có khả năng
tích điện tốt.


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI

Vật liệu rỗng được tưới ướt
bởi nước, dòng khí dẫn từ
dưới lên hoặc đi ngang
xuyên qua lớp vật liệu. Khi
có tiếp xúc giữa dòng khí
thải mang bụi và bề mặt
được tưới ướt của vật liệu
rỗng, hạt bụi sẽ bị giữ lại
trên bề mặt vật liệu sau đó
bụi bị rửa trôi và thải ra
khỏi thiết bị ở dạng cặn
bùn.

Cần lọc sạch bụi mịn
với hiệu quả tương
đối cao. Kết hợp giữa
lọc bụi và khử khí
độc hại trong phạm
vi có thể, nhất là các
loại khí, hơi cháy
được có mặt trong
khí thải. Cho phép
làm việc với vận tốc

khí lớn ( có thể đạt
tới 10 m/s).

Cấp nước vào đĩa được đục
lỗ 1 lượng vừa đủ để tạo
một lớp nước có chiều cao
thích hợp. Dòng khí đi từ
Thiết
dưới lên qua đĩa đục lỗ làm
bị lọc bụi lớp nước sủi bọt. Bụi trong
(rửa khí) có không khí tiếp xúc với bề
đĩa
chứa mặt của những bong bóng
nước sủi bọt
nước và bị giữ lại rồi theo
nước chảy xuống thùng
chứa.

Cấp nước vào đĩa
được đục lỗ 1 lượng
vừa đủ để tạo một
lớp nước có chiều
cao thích hợp. Dòng
khí đi từ dưới lên qua
đĩa đục lỗ làm lớp
nước sủi bọt. Bụi
trong không khí tiếp
xúc với bề mặt của
những bong bóng
nước và bị giữ lại rồi

theo
nước
chảy
xuống thùng chứa.

Thiết bị khử
bụi có lớp
đệm bằng vật
liệu rỗng có
tưới
nước
(tháp rửa khí
hay
Scrubber).

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 21


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI

Thiết bị lọc
bụi (rửa khí)
với lớp hạt
hình cầu di
động

Thiết

bị lọc bụi
kiểu ướt dưới
tác động va
đập
quán
tính.

Cho dòng khí đi từ dưới lên
qua các hạt hình cầu được
làm ướt và các hạt hình cầu
này có thể di chuyển tự do
trong hỗn hợp khí nước bên
trong thiết bị. Khi đó các
hạt bụi sẽ bám vào lớp
nước trên các hạt hình cầu
và bị giữ lại. Khi các quả
cầu va chạm và cọ sát vào
nhau chúng sẽ tự rửa sạch
lớp bụi cặn bám trên bề
mặt.

Hiệu quả lọc có thể
đạt đến 99% đối với
bụi có cỡ hạt >= 2
μm. Thiết bị cho
phép nhận vận tôc
khí trong phạm vi 5 ÷
6 m/s.

Nước và khí thải chứa bụi

tiếp xúc với nhau nhờ sự va
đập của dòng khí vào bề
mặt nước. Tiếp theo hỗn
hợp khí nước luồng lách
qua các khe hở và hình
thành các giọt nước mịn
trong dòng khí. Do sự va
đập quán tính mà các hạt
bụi bị giữ lại trong nước và
không khí sạch thoát ra
ngoài

Được sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp
luyện kim để lọc bụi
thông thường và bụi
có tính dính kết cũng
như các loại bụi dễ
gây chát nổ. Hiệu
quả lọc khá cao đối
với bụi có cỡ hạt trên
3÷5 μm.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 22


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI


Xiclon ướt.

Dùng lực ly tâm để phân ly
bụi ra khỏi dòng khí tương
tự như xiclon khô. Tuy
nhiên thiết bị này được
phun nước bên trong tạo
thành 1 lớp màng trên mặt
trong của thành Xiclon, khi
bụi đã chạm vào thành thì
không có khả năng bắn
ngược trở lại vào dòng khí
do đó hiệu quả lọc được
tăng cao

Khí thải chứa bụi đi qua
ống venturi sau đó đi khí sẽ
chuyển động xoáy theo
phương tiếp tuyến trong
thân hình trụ và đi lên ra
ngoài. Tại chỗ thắt của ống
venturi có lắp vòi phun
Thiết bị lọc nước, khi khí thải đi qua
bụi
phun với vận tốc lớn sẽ cuốn
nước
bằng theo nước và tạo thành các
giọt nước mịn. Bụi trong
ống

khí thải sẽ va đập quán tính
VENTURI
vào các giọt nước và bị giữ
lại trên bề mặt giọt nước.
Sau đó khi các hạt nước
mang theo bụi chuyển động
xoắn ống trong thân hình
trụ sẽ bị ép vào thành và
trượt xuống theo ống xả ra
ngoài.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 23

Có khả năng khử
được 100% loại bụi
có đường kính hạt
trên 5 μm, và 97,9%
đối với hạt có đường
kính hạt 1 μm.


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ VÀ TÍNH TOÁN THIẾT
KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI
3.1. Thông số các chất gây ô nhiễm


 Đầu vào
Lưu lượng : 15 000 m3/h
Nhiệt độ

: 4800C

Nồng độ

:

-

SO2 : 3 600 (mg/ m3)
NOx : 2100 (mg/ m3)
CxHy: 8÷10 (ng/m3)
Bụi : 1 300 (mg/ m3)
(dbụi = 17,6µm ; khối lượng riêng của bụi ρbụi = 1 800 kg/m3)
Áp suất từ 1,3 atm

 Xử lý số liệu
Từ phương trình trạng thái khí lí tưởng, ta có:
PV = nRT
Suy ra

(3.1)
(3.2)
(3.3)

C


SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 24


ĐỒ ÁN KHÍ THẢI
(3.4)

Suy ra:
Trong đó:
C2 – Nồng độ chất thải ở 250C
C1 – Nồng độ chất thải ở 4800C
T1=480 + 273 =7530K
T2= 25 + 273 = 2980K
P2 = 1 atm
P1 =1,3 amt
Theo số liệu đầu vào và công thức 3.4 ta có :
CSO2 =

(mg/ Nm3)

CNOx = (mg/ Nm3)
Cbụi = (mg/ Nm3)

CCxHy (ngTEQ/Nm3)
 Đầu ra
Khí thải đầu ra theo QCVN 02:2012/BTNMT (Quy chuẩn kĩ thuậ quốc gia về lò đốt
chất thải rắn y tế)
Chỉ tiêu


Nồng độ chất ô
nhiễ ở 25m0C

SO2

(mg/ Nm3)

NOx

(mg/ Nm3)
(ngTEQ/Nm3)
(mg/ Nm3)

CxHy
Bụi

QCVN
02:2012/BTNMT
(cột A)
300 (mg/ Nm3)

Hiệu suất xử lý

500 (mg/ Nm3)

87,75 %

2,3 (ngTEQ/Nm3)


86,85 %

95,71 %

3

94,06 %
150 (mg/ Nm )
Nhận xét: Nồng độ các chất gây ô nhiễm đều cao hơn nhiều so với QCVN
02:2012/BTNMT. Trong đó khí SO2 có hiệu suất phải xử lý cao nhất 95,71 %. Vì vậy

SVTH: NGUYỄN THỊ HUẾ
MSV:161502973

Page 25


×