Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đóng vai người chú kể lại nội dung bài thơ lượm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.22 KB, 2 trang )

Đóng vai người chú kể lại nội dung bài thơ Lượm
Cách mạng tháng Tám thành công, ít lâu thì tôi được lệnh ra Hà Nội nhận công tác.
Bỗng nghe tin giặc Pháp nổ súng rồi tiến vào Huế, tôi vội vàng trở về Huế để tìm
hiểu tình hình.

Sau khi công việc xong xuôi, một buổi chiều, tôi đang đi trên đường Hàng Bè, chợt
nghe có tiếng gọi của một em bé. Tôi ngoảnh nhìn, thì ra là Lượm, một chú bé có
họ với tôi, ở cũng gần nhà tôi, vẫn thường gọi tôi là chú một cách thân thiết. Tôi
hơi ngạc nhiên khi nhìn cách trang phục của Lượm: áo bỏ trong quần nhưng chân
đi đất, trên đầu vắt vẻo một chiếc mũ ca-lô trông rất ngộ nghĩnh. Lạ hơn nữa,
khoác chéo qua vai Lượm là một túi xắc xinh xắn. Ngoài ra, cháu vẫn như xưa,
một cậu bé gầy, nhỏ, da ngăm ngăm, trông nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

Thấy tôi ngạc nhiên, Lượm giải thích rằng chú đã tham gia làm nhiệm vụ liên lạc.
Hằng ngày, Lượm vẫn đi học bình thường. Thỉnh thoảng có nhiệm vụ, chú sẽ nhận
thư và chuyển đến nơi nhận. Lượm còn nói, vì còn nhỏ, lại là học sinh nên giặc
không hề nghi ngờ gì. Rất nhiều lần, chú đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các đồng chí
hết sức tin tưởng.

Sau một lúc trò chuyện, Lượm như chợt nhớ ra phải đi vội. Rồi, bằng một cử chỉ
nghiêm trang, cố làm ra vẻ người lớn, Lượm giậm hai chân đứng nghiêm, tay đưa
lên vành mũ ca-lô chào theo đúng tác phong quân sự.

Nói xong, cháu vội vã cất bước, đầu ngẩng cao, vừa đi vừa huýt sáo. Tôi đứng nhìn
theo bóng Lượm xa dần, cho đến lúc Lượm như con chim chích bé bỏng nhảy trên
con đường vàng nắng chiều.

Sau hôm đó, tôi trở ra Hà Nội. Ai ngờ đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi với bé
Lượm. Hôm tháng sáu vừa rồi, tôi nhận được thư từ Huế gửi ra cho biết quê hương



ngày càng căng thẳng, giặc Pháp ngày càng cố tình gây chiến. Nhân dân đã đồng
loạt đứng lên kháng chiến. Hôm đó trận đánh của ta và địch dang diễn ra, Lượm có
nhiệm vụ phải chuyển giao một mệnh. Mệnh khẩn cấp lắm. Bên kia cánh đồng lúa,
giặc Pháp đang nhả đạn về phía quân ta, Lượm phải băng qua cánh đồng, phía
trước lưới lửa của giặc. Tình hình rất khẩn cấp, Lượm không thể chần chờ, chậm
trễ.

Với thân hình nhỏ bé, Lượm nhanh nhẹn, lúc bò, trườn, lúc thì vụt chạy qua những
đám lúa. Ban đầu bọn Pháp chưa phát hiện ra chú. Nhưng bỗng một tên giặc nhận
ra có một cái chấm nhỏ lô nhô chuyển động bên trên những ngọn bông lúa. Hắn
liến nhả ngay một loạt đạn. Rồi nhiều tên khác cũng nã súng. Từ phía quân ta,
nhiều người theo dõi bước chân Lượm từ đầu, chợt thấy Lượm ngã chúi xuống.
Cháu gượng đứng lên rồi lại ngã.

Đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh Lượm lúc hy sinh mà bức thư
kể lại. Sau khi trận đánh kết thúc, đơn vị tìm thấy cháu nằm trên cánh đồng lúa
chín. Cháu nằm như ngủ say, một bàn tay còn nắm chặt bông lúa, có lẽ lúc ấy cháu
gượng đứng lên mà không được. Cánh đồng thơm mùi lúa vừa ngậm sữa, như hồn
thơm của cháu còn phảng phất.

Đôi với tôi, Lượm không bao giờ chết. Tôi vẫn luôn luôn nhìn thấy cháu nơi những
em bé liên lạc mà tôi gặp, một chú thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn
nhiên, dũng cảm, một Trần Quốc Toản của thời đại chúng ta.



×