Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

QUẢN LÝ TRONG CÁC LĨNH VỰC TRỌNG YẾU PHÁT HUY VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG Ở HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các quốc gia, dân tộc trong quá trình tìm kiếm con đường phát
triển của mình đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề văn hóa. Văn hóa được
khẳng định một cách đầy đủ hơn vị trí vai trò vốn có của nó trong đời
sống xã hội và trong các chiến lược phát triển của các quốc gia. Nhận
thức đúng đắn và khoa học tầm quan trọng của vấn đề văn hóa, Đảng ta
đã nhiều lần khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bản sắc
văn hóa là dấu hiệu cơ bản đặc trưng của một dân tộc, phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác. Không thể có hai dân tộc khác nhau lại có nền văn
hóa hoàn toàn thống nhất. Nếu một dân tộc để mất đi Bản sắc văn hóa
của mình thì họ không còn là họ nữa. Tuy dân tộc đó không bị tiêu vong
về mặt sinh học, nhưng họ không còn vị trí trên vũ đài lịch sử, bởi vì dân
tộc ấy đã bị hòa tan và hợp lưu vào dòng chảy của nền văn hóa khác.
Văn kiện Đại hội đã XII nhấn mạnh: “Các cấp, các ngành phải nhận thức
đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.
Phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của những năm kháng
chiến và thành tựu sau nhiều năm đổi mới. Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân huyện Kim Bôi - Hòa Bình đã nỗ lực vượt mọi khó khăn, chủ
động, sáng tạo và đạt được những bước tiến quan trọng về mọi mặt, đã
lãnh đạo đẩy mạnh công tác phát triển văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền
thống và tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu nền văn hóa dân tộc Mường
như: cuộc thi viết về nền văn hóa dân tộc, cuộc thi ẩm thực văn hóa
Mường, để nhằm nâng cao hiểu biết và tinh thần trách nhiệm giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Nhiều nét đẹp


cũng như tinh hoa văn hóa của dân tộc được kế thừa và phát huy. Các


đám hiếu, đám hỷ được tổ chức trang trọng, gọn nhẹ mà vẫn mang đậm
bản sắc văn hóa địa phương. Nhiều gia đình được công nhận danh hiệu
gia đình văn hóa, nhiều xóm đủ tiêu chuẩn là xóm bản văn hóa. Một số
lễ hội truyền thống đã được khuyến khích khôi phục và duy trì nhằm
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và giữ gìn di sản văn hóa dân
tộc Mường.
Kinh tế thị trường với những ưu điểm và hạn chế của nó, đã có ảnh
hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa dân tộc Mường ở huyện
Kim Bôi - Hòa Bình. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng
hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa bên ngoài, nhiều giá trị truyền
thống của dân tộc Mường nói chung và dân tộc Mường ở huyện Kim
Bôi, tỉnh Hòa Bình nói riêng đang dần bị mai một, pha trộn, không còn
nguyên bản sắc văn hóa.
Chính vì vậy, trước những nguy cơ đó, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước,
của Đảng bộ và cùng toàn thể nhân dân huyện Kim Bôi cần phải nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn tìm ra những giải pháp nhằm quản lý bảo
tồn văn hóa dân tộc Mường, cũng như góp phần vào mục tiêu xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy,
tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay”
để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước về giữ gìn và phát huy văn
hóa dân tộc Mường đã có nhiều công trình nghiên cứu, có những
chuyên đề tìm hiểu đến một khía cạnh của đề tài và những bài luận
án, luận văn, các bài đăng trên các báo, tạp chí, hội thảo khoa học. Đó


là những nguồn tư liệu quý báu giúp em tìm hiểu trong quá trình

nghiên cứu đề tài, trong đó bao gồm:
- Giáo trình Quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu, Khoa
Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014.
- “Quản lý hoạt động văn hóa ở cơ sở”, giáo trình Những vấn đề cơ
bản về Quản lý hành chính nhà nước, NXB Lý luận chính trị 2017.
- Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, trang Thông tin điện tử
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, ngày 28/6/2018.
- Tăng cường công tác quản lý văn hóa hiện nay, Hoàng Tuấn Anh Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ Văn hóa,
thể thao và du lịch, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 11/8/2014.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện
Sông Hinh, thực trạng và giải pháp, khóa luận tốt nghiệp của tác
giả Nguyễn Thị Hà, năm 2014.
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn giá trị
di sản văn hóa, của tác giả Kim Thư, Báo Điện tử Phú Thọ, ngày
25/12/2017.
- Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, tiểu luận của tác giả Vũ Thu Hằng
năm 2017.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các lễ hội ở Bắc Ninh,
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Hải Yến năm 2010
- Quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Mai Phương, năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích: : Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bản sắc
văn hóa dân tộc Mường nói riêng, từ đó đề xuất một số phương
hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước về



giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại huyện Kim
Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của công tác quản lý Nhà
nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý
Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Nhà nước về giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: tỉnh Hòa Bình
+ Thời gian: từ năm 2015 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mac-Lenin, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước
- Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích-tổng hợp, logic lịch
sử, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học,..
6. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và
đưa ra một số giải pháp mới nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về



giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại huyện Kim
Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo đề tài gồm 3
chương và 9 tiết.
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
hiện nay.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.

NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
MƯỜNG

1.1. Một số khái niệm
1.1.1.
Khái niệm về văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính
văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền
vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và
phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con

người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh
thần mà do con người tạo ra.
- Khái niệm về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,
văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo
nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi
theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh
vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống... + Theo Đại từ điển
tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục
và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông
tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử".
+Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt
quan niệm về văn hóa:


- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử
cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những
đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

+Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng:
Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này
cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự
nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.
+Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã
hội của mình.
+Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO:
Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc
kia.


Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con
người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
1.1.2.

Khái niệm về bản sắc văn hóa

Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được
hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất
nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường
tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua
vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn
hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì
các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến
hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái
văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam,

như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa
hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính duy tình (tình thương) trong
các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên...
1.1.3.

Khái niệm về quản lý Nhà nước

Từ khi xã hội loài người chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên chế
độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu thời kỳ phân chia giai cấp thì nhu cầu về
quản lý cũng bắt đầu xuất hiện. Trong giai đoạn đầu, việc quản lý hoàn
toàn mang tính tự phát. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội qua
các thời kỳ khác nhau tương ứng với phương thức sản xuất khác nhau thì
trình độ quản lý cũng phát triển theo. Ngày nay, cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học kỹ thuật, bên cạnh những yếu tố cơ bản tác
động tới sự phát triển của xã hội như sức lao động, trình độ lao động thì
một yếu tố được coi là quan trọng hàng đầu đó là yếu tố quản lý.
“Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã


hội… thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, các nguyên tắc, các quy
định và bằng các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng quản lý”. Như vậy, hiểu một cách đơn
giản nhất, quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý thông qua các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành
vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì
ổn định và phát triển của xã hội. Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản

của Quản lý nhà nước, đó là: chức năng lập pháp do cơ quan lập pháp
thực hiện; chức năng hành pháp (chấp hành và điều hành) do hệ thống
hành chính nhà nước đảm nhiệm; chức năng tư pháp do cơ quan tư pháp
thực hiện.
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan
thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành
các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó,
quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong
các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; hệ
thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập
pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
Nếu tiếp cận khái niệm Quản lý nhà nước dưới góc độ này, Quản lý nhà
nước bao gồm có 2 chức năng cơ bản: Lập quy được thực hiện bằng việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp
luật; Tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa
luật pháp vào đời sống xã hội.
1.1.4.

Quản lý Nhà nước về văn hóa


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc kiến thiết nước nhà có bốn lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cần được coi trọng ngang nhau.
Như vậy, lĩnh vực văn hóa được tách tương đối để nghiên cứu, xây
dựng, tổ chức và quản lý biệt khu với các lĩnh vực khác.
Quản lý Nhà nước về văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn
bộ hoạt động văn hóa cảu quốc gia bằng quyền lực của nhà nước thông
qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đa,r bảo sự phát
triển của nền văn hóa dân tộc.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa là hoạt động

quản lý được thực hiện thông qua ba cơ quan trong bộ máy nhà nước: ơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về văn hóa được hiểu là hoạt động
quản lý được thực hiện bởi bộ máy các cơ quan hành pháp. Thực chất đó
là quản lý hành chính đối với văn hóa.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa được thực hiện dựa trên
những văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa. Các tổ chức, cá nhân
tham gia các hoạt động văn hóa, được thể hiện trong cơ chế tổ chức bộ
máy trên cơ sở hệ thống những nguyên tắc, những hình thức và phương
thức quản lý nhất định. Cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa
được thể hiện ở bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa và sự phân cấp
trong quản lý theo quy trình đi từ Trung ương đến cơ sở.

1.2. Sự cần thiết của bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở , hội
nhập với quốc tế . Tuy nhiên , việc hội nhập cũng có những mặt tích cực


và tiêu cực .Nếu chúng ta tiếp thu một cách không có chọn lọc , không
có tính toán , chúng ta dễ bị tiếp thu những cái không tốt , ảnh hưởng
đến đời sống văn hoá của nước ta . Mặt khác , chúng ta còn lo ngại bị
đánh mất truyền thống dân tộc , chạy theo các nước trên thế giới , bị ảnh
hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác.
Chính vì thế , việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập , tiếp
thu những tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là
điều hết sức cần thiết . Trong đó , bản sắc dân tộc giữ một vai trò không
nhỏ trong việc hội nhập với thế giới . Mỗi một quốc gia đều có những
truyền thống , những bản sắc riêng của mình . Chúng ta cần giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc , một mặt để đem những tinh hoa của mình để
giao lưu với các nước , một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà

tan” .
Mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng của mình . Điều đó giúp chúng
ta phân biệt rõ mỗi một quốc gia . Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là
một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay . Chúng ta có bản sắc dân
tộc thì mới có thể hội nhập , giao lưu với thế giới , mới có cái để giao
lưu .Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc , chúng ta sẽ lấy gì để hội
nhập với thế giới , khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá các nước khác chi
phối , không còn bản sắc riêng của mình .
1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Người Mường cư trú ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất
ở tỉnh Hòa Bình và một số khu vực miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Người Mường sống gần với người Kinh và có cùng nguồn gốc với người
Kinh cho nên ngôn ngữ của họ cũng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường, rất gần với tiếng Việt.
Nơi người Mường định canh định cư thường là vùng miền núi, có nhiều
đất sản xuất, gần đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại và làm ăn.


Nghề truyền thống của người Mường là trồng lúa nước, nhưng họ trồng
nhiều lúa nếp hơn lúa tẻ. Gạo tẻ là cây lương thực chủ yếu trong bữa ăn
của họ; họ thường ăn những món như xôi đồ, cá đồ, cơm tẻ đồ, rau đồ...
Trang phục của người Mường cũng mang một nét đặc trưng riêng biệt,
thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế và khéo léo của người nữ. Đàn ông thường là
mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực
trái. Quần của của đàn ông thường có ống rộng và dùng khăn thắt giữa
bụng (còn gọi là khăn quần). Đàn ông đầu thường cắt tóc ngắn hoặc
quấn khăn trắng. Trang phục hằng ngày người phụ nữ Mường thường
mặc là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, ống tay dài,
áo màu nâu hoặc trắng, bên trong mặc áo yếm trắng. Đầu thường đội
khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người
khác. Váy là loại váy kín màu đen. Những nét hoa văn trên trang phục

của người Mường là nét đặc sắc không thể khững mảng hohông kể đến
là những hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp váy, thắt lưng. Kỹ thuật
dệt cạp váy rất khó, bao gồm nhiều khâu, thao tác phức tạp hơn dệt vải
thông thường, do vậy, đòi hỏi sự khéo léo cao. Đặc biệt, tài năng của
người dệt còn thể hiện ở việc bố cục, sắp xếp hoa văn trên từng bộ phận
sao cho hợp lý, đẹp mắt, để các họa tiết có thể hỗ trợ, làm nổi bật lẫn
nhau mà không phá vỡ bố cục chung. Điều khó nhất là phải tính toán,
phải nhặt ra là chúng ta làm con rồng thì con rồng gồm bao nhiêu cái
chùm để chúng ta biết có bao nhiêu sợi để tạo thành cái đầu...
Những nét đẹp mộc mạc và giản dị, những con người Mường đã làm
phong phú thêm vẻ đẹp dân tộc Việt, đã gây một nền truyền thống văn
hóa đa dạng cho đất nước Việt Nam. Bản hùng ca "Đẻ đất đẻ nước" là
bản hùng ca huyền thoại của người Mường đã thể hiện sức mạnh hào
hùng, anh dũng của dân tộc Mường.
Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng


tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và
phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự
vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung
của văn hóa dân tộc”. Trong quá trình phát triển của mình dân tộc
Mường đã để lại một di sản các giá trị văn hóa tinh thần và vật chất vô
cùng phong phú thể hiện tâm hồn, tình cảm cùng cốt cách độc đáo của
dân tộc Mường trong lối sống, lối ứng xử với tự nhiên, ứng xử giữa con
người với con người trong xã hội
1.4. Nội dung quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
1.4.1.
Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa

Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa trong từng giai đoạn để
thực hiện đường lối và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đối
với văn hóa. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đối với
bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc của nhà nước. Quá trình xây dựng
các kế hoạch văn hóa phải gắn chặt với kế hoạch chung phát triển toàn
diện xã hội, trong đó chú ý những yêu cầu triêng của văn hóa, vừa chỉ ra
được mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa văn hóa với các lĩnh vực khác
nằm trong kế hoạch chung, phải xuất phát từ thực tiễn, có tính khả thi
cao.
1.4.2.

Xây dựng thể chế, chính sách văn hóa

Để quản lý tốt hoạt động văn hóa, Nhà nước phải chú trọng xây dựng thể
chế văn hóa, gồm chuẩn mực luật pháp và chuẩn mực đạo đức.
Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định: “Nhà nước và xã hội bảo
tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế
thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo của nhân dân; Nhà nước thống


nhất quản lý sự nghiệp văn hóa”. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà
nước và xã hội chăn lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại..”.
1.4.3.

Xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinnh phí cho các
hoạt động văn hóa.


Xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động văn hóa là
nhiệm vụ cụ thể nhưng có vị trí vô cùng quan trọng trong nội dung quản
lý nhà nước. Việc đầu tư và sử dụng các nguồn lực phải trên cơ sở mô
hình hoạt động văn hóa cụ thể và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong
từng thời kỳ, giai đoạn.
1.4.4.

Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật

Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn
hóa là đảm bảo nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý, ngăn chặn và
xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.
1.5. Phương pháp và công cụ trong quản lý nhà nước về bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc
1.5.1.
Phương pháp
Phương pháp quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
là các cách thức mà các cơ quan và các cán bộ quản lý tác động đến đối
tượng theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu
đã đề ra. Gồm một số các phương pháp như: Phương pháp hành chính,
phương pháp giáo dục, phương pháp kinh tế.
1.5.2.

Công cụ

Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động
quản lý mà Nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các
chủ thể, các thành phần tham gia các hoạt động trong hoạt động bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc. Bao gồm các công cụ: Các chính sách về



bảo tồn và phát huy văn hóa của Nhà nước; Các chiến lược giữ gìn và
phát huy nền văn hóa dân tộc.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỮ
GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG
TẠI HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY.


2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.
Kim Bôi là huyện nằm giữa rìa phía đông của tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
Kim Bôi đã từng có thời gian tên là Lương Thủy - là một huyện miền
núi, phần cuối của vùng Tây Bắc (Việt Nam), là đầu nguồn của dòng
sông Bôi, một phụ lưu chính của sông Đáy (góp nước cho sông Đáy),
thuộc hệ thống sông Hồng. Nơi đây có nguồn suối nước khoáng nóng,
rất tốt cho trị liệu y học. Huyện được thành lập ngày 17/4/1959 từ việc
tách huyện Lương Sơn.
Huyện Kim Bôi phía bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn. phía
tây giáp thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong. phía nam giáp các
huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy. phía đông giáp huyện Lạc Thủy
và huyện Lương Sơn, tất cả các huyện thị này đều thuộc tỉnh Hòa Bình.
Diện tích tự nhiên của huyện Kim Bôi là 551,0338 km². Huyện có các
núi Đồi Thơi cao 1.198 m, Đồi Bù cao 833 m.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Lịch sử hình thành:
Huyện Kim Bôi được tách ra từ huyện Lương Sơn theo Nghị định
số 153-TTg ngày 17/4/1959 của Chính phủ. Từ đó ngày 17/4/1959 được

lấy là ngày thành lập huyện. Khi mới tách ra huyện có 22 xã: Bắc Sơn,
Bình Sơn, Đông Bắc, Dũng Tiến, Hạ Bì, Hợp Đồng, Hợp Kim, Hùng
Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến, Kim Truy, Lập Chiệng,
Nật Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Thượng Tiến, Trung Bì, Tú Sơn, Vĩnh
Đồng, Vĩnh Tiến.
Theo QĐ số 211/BNV ngày 07/12/1963 của Bộ Nội vụ (do Thứ trưởng
Lê Tất Đắc ký) xã Dũng Tiến được tách ra thành xã Nuông Dăm, Mị


Hòa, Sào Báy (bỏ tên xã Dũng Tiến); xã Kim Truy được tách ra thành
lập thêm xã Cuối Hạ và xã Nam Thượng; xã Tú Sơn tách ra thành lập
thêm xã Đú Sáng. Lúc này huyện có 27 xã.
Ngày 03/01/1971 thêm 8 xã của huyện Lương Sơn (Thanh Nông, Hợp
Thanh, Thanh Lương, Cao Thắng, Cao Dương, Hợp Châu, Long Sơn,
Tân Thành). Lúc này huyện có 1 thị trấn nông trường Thanh Hà và 35
xã: Bắc Sơn, Bình Sơn, Cao Dương, Cao Thắng, Cuối Hạ, Đông Bắc,
Đú Sáng, Hạ Bì, Hợp Châu, Hợp Đồng, Hợp Kim, Hợp Thanh, Hùng
Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến, Kim Truy, Lập Chiệng,
Long Sơn, Mị Hòa, Nam Thượng, Nật Sơn, Nuông Dăm, Sào Báy, Sơn
Thủy, Tân Thành, Thanh Lương, Thanh Nông, Thượng Bì, Thượng Tiến,
Trung Bì, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến.
Ngày 27/3/1978, thành lập thêm thị trấn Bo là thị trấn huyện lỵ trên cơ
sở đất đai của xã Kim Bình.
Ngày 27/3/1999, thị trấn nông trường Thanh Hà chuyển thành thị trấn
Thanh Hà.
Đến thời điểm 30/9/2009 huyện Kim Bôi có 37 đơn vị hành chính (2 thị
trấn và 35 xã)
Ngày 14/7/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP điều chỉnh
địa giới hành chính của huyện, chuyển các xã Hợp Thanh, Thanh Lương,
Cao Thắng, Cao Dương, Hợp Châu, Long Sơn, Tân Thành về huyện

Lương Sơn và chuyển thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông về huyện
Lạc Thủy.
-Hành chính:
Từ 1/10/2009 huyện Kim Bôi còn 27 xã và 1 thị trấn gồm: Bắc Sơn,
Bình Sơn, Cuối Hạ, Đông Bắc, Đú Sáng, Hạ Bì, Hợp Đồng, Hợp Kim,
Hùng Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến, Kim Truy, Lập


Chiệng, Mị Hòa, Nam Thượng, Nật Sơn, Nuông Dăm, Sào Báy, Sơn
Thủy, Thượng Bì, Thượng Tiến, Trung Bì, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Vĩnh
Tiến và thị trấn Bo là huyện lỵ huyện Kim Bôi, nằm bên bờ sông Bôi,
cạnh con đường quốc lộ 12B nối quốc lộ 6 và quốc lộ 21A.
-Dân cư: Đến thời điểm 31/12/2014, huyện Kim Bôi có 114 ngàn
người gồm dân tộc Mường, Kinh, Dao và các dân tộc khác.
-Giao thông:
Ngày trước, giao thông chưa phát triển, Kim Bôi là vùng sâu ít người
sinh sống, khai khẩn. Người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho
xôi/Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất
khó sinh sống.
Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ phát triển thuận lợi.
Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Nội) song
song với đường Hồ Chí Minh và giao cắt với đường Hồ Chí Minh tại
Đồng Danh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, gần như theo hướng Bắc
Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc Thủy.
Đường quốc lộ 12B nối đường 21A (Tại ngã Ba Hàng Đồi, xã Thanh
Nông, huyện Lạc Thủy) với đường 6 (Tại đỉnh Cun, huyện Cao Phong),
chạy dọc địa bàn huyện, theo hướng Tây Bắc Đông Nam.
Gần cạnh Đường Hồ Chí Minh mới (đoạn Hòa Lạc - Cúc Phương) chạy
qua.
-Tiềm lực phát triển du lịch:

Huyện Kim Bôi được thiên nhiên ban tặng có nguồn nước khoáng nóng
tự nhiên, với nền nhiệt 36 độ C. Ngày nay tận dụng lợi thế đó, phát triển
các khu du lịch nổi tiếng: Suối khoáng Kim Bôi, Serena Resort,.


Địa hình chủ yếu là đồi núi phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng và tham quan: Cửu thác Tú Sơn, Thác Mặt trời,..
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện
nay.
2.2.1.Đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi,
tỉnh Hòa Bình.
- Nguồn gốc: “Đẻ đất đẻ nước” là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công
cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những
quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới.
- Ngôn ngữ: Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong
ngữ chi Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt có
thể nói một cách khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%) như
sau:
Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng
mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một số
từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi= ti,đi, con dê= con tê...
Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải,
đểu= đểu, giả= giả...
Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã= đả, những=
nhửng
Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng (phát âm
lại ~ nặng= nắăng, tận= tấn (tấân)...
Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển dấu:
đông đặc= đông đặc.



Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc
thì thành dấu huyền: nắng= đằng (ví dụ: trời nắng= trới đằng)
Một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng hô(chú=ô,
cháu= xôn), nhìn (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa...
(khá giống phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh)
Nước= Dak (phát âm Đảk, ví dụ: uống nước= òng đảk (đảc); nhưng Nhà
nước thì lại khác (ví dụ: Nhà nước= Nhá nưởc = phát âm dấu sắc=dấu
hỏi (nhà=nhá; nước=nưởc) không thể gọi (nhà nước= nhá đảc)được. Nhìn= hẩu, thấy=kỉa hoặc bươn (nhìn thấy= hẩu bươn, hoặc nhìn thấy=
hẩu kỉa) - Đi= ti; đứng= từng; dậy= dấân; ngủ= tảy (ví dụ: ngủ dậy= tảy
dấân) (dấân tảy= đang ngủ mới thức giấc và dậy; ngủ được một giấc =
àn chể)... tay= xay; chân= chó - từ chỉ con vật: con trâu= con tru; con
bò= con pó; con lợn= con cùn; con ngỗng= con ngan; con ngan= con
xiêm; con gà= con kha.... (con chó= con chò; con mèo= con méo)
-Tín ngưỡng: Người Mường thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh,
Quốc mẫu Hoàng Bà. Cô Đôi Thượng Ngàn trong tín ngưỡng thờ mẫu
Tam Phủ là người Mường.
Đối với người Mường: "Vạn vật hữu linh".
Thầy tâm linh Mường gồm có:
Thầy đồng: là nam, người được thánh thần mượn thân để làm việc.
Không vào làm việc được trong đám ma.
Thầy Mỡi: giống thầy đồng nhưng là Nữ.
Thầy Mo: Người lo tang ma là chủ yếu. thầy này mới biết mo đẻ đất đẻ
tác.
Trượng (Đá Trượng): là thầy nhưng không có thánh thần ốp đồng. Thầy
này là đi học mà thành.


Thầy bùa, ếm, chài....

-Văn hóa:
+ Ăn: Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá
đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá trải đều cho khỏi nát trước khi ăn.
Rượu Cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị
đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui
tập thể.
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Ðặc
biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung
một điếu thuốc.
+ Ở: Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn
đồi, nơi đất thoải gần sông suối... Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà,
khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây
mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở,
dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản
xuất khác.
Tại sao lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn. đó là vì xưa rất
nhiều thú dữ như cọp, báo.... mà con người lại thưa ít nên phải đặt
chuồng gia súc dưới gầm sàn.Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng
gõ mõ để làm con vật sợ mà đi
Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường có tục làm lễ nhóm lửa.
Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình ba con cá to kẹp vào thanh nứa buộc lên
cột bếp, ở cột cái của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở
nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp cho đặt 3 hòn đầu rau và
hòn đá cái. Ðêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng
của ngọn lửa không tắt.


Vị trí cửa Poóng của Người Mường rất quan trọng. Người già, người
đức cao vọng trọng ngồi bên trên nhất khi ngồi, ăn, uống.
+ Trang phục: Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi

dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín
mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng
dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài
búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,
ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.
Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn
đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo
cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài
đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi
tiếng bởi các hoa văn được dệt kỳ công. Trang sức gồm vòng tay, chuỗi
hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ,
gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh
ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo
màu nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ
truyền). Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt
áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ
như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Toàn bộ phận
được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa
trung tâm cơ thể.
+ Cưới xin: Trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia
đình chuẩn bị lễ cưới. Ðể dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi
(kháo thếng), lễ bỏ trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới
lần thứ nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn
đầu đoàn nhà trai khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè


mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít
khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo),
trên miệng chón để hai con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô

dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2
vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, hai cái
đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà
trai biếu cô dì, chú bác.
Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ,
ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người
Mường rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một
tuổi mới đặt tên.
+ Sinh nở: Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều
củi, làm một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng
kín cho vợ đẻ. Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ
và chị em họ hàng nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ
cắt rốn cho đứa trẻ bằng dao nứa lấy từ đầu chiếc dui trên mái nhà. Nếu
là con trai thì dùng dao nứa mái nhà trước, nếu là con gái thì dùng dao
nứa mái nhà sau. Cuống rốn của các con trong gia đình được đựng
chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm như thế lớn lên anh em sẽ
thương yêu nhau.
Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cùng trừ mọi
điều xấu hại đến mẹ con. Ðẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh
em, bà con đến thăm hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có
vài vuông vải tự dệt, gia đình khá giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ,
anh em thân thích thì mừng gạo, mừng tiền.
Người đẻ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống
được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời
gian cữ (bảy đến mười ngày) nhất là ba ngày đầu luôn luôn phải sưởi


bên bếp lửa. Trẻ sơ sinh nếu là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc
giống), nếu là gái thì lại trìu mến gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường thì trẻ
khoảng 1 tuổi mới được đặt tên gọi chính thức.

+ Ma chay: Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3
nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang.
Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục
rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ
áo vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy mo chủ trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà
không khác so với người Kinh, tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang
ông bà, cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma.
Khi người con trai trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố
mất, nếu chống gậy gỗ thì gia đình có mẹ mất.
Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế
quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải
mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng
trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay
trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt
một chiếc ghế mây.
Sau khi chôn người chết, lấp đất. Lấy 4 viên đá to đẹp để dánh dấu mồ. 2
viên đặt ở đầu và cuối. 2 viên đặt 2 bên.4 viên đá này rất quan trọng để
tránh mất mồ mả. Tìm được 4 viên đá coi như tìm được mả.
Tết năm đầu tiên đó anh em họ hàng mang lễ đến nhà có người chết đặt
lễ cho hồn người chết đó. gọi là "đặt cành kèo". gồm gồm bánh trưng
chai rượu.


+ Lễ hội: Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa, hội
xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7,
8 âm lịch), lễ cơm mới...
+ Nghệ thuật dân gian: Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường
khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví
đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa,

hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường,
ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phúc và Phú
Thọ còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành
những âm thanh để thưởng thức gọi là "đâm đuống". Tín ngưỡng: Người
Mường thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà.
Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa
thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca
ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức
hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến.
Bên cạnh đó, người Mường còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát
đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng
mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.
Ngoài sáo, nhị, trống, kèn... thì cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc.
2.2.3.Thực trạng quản lý của nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
Kim Bôi là một trong bốn Mường lớn của tỉnh Hòa BÌnh. Người Mường
chiếm trên 80% dân số huyện. Người dân Kim Bôi luôn ý thức việc giữ
gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc mình. Theo năm tháng, từng nếp
nhà sàn được duy trì, chiêng Mường, những áng mo Mường đặc sắc
được người dân giữ gìn. Vào các ngày lễ, phụ nữ từ già tới trẻ đều mặc
trang phục truyền thống.


×