Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 12: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.4 KB, 7 trang )

KHÚC HÁT RU
NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Nguyễn Khoa Điềm
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin
vào sự tất thắng của cách mạng.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những
khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát bà mẹ, của tác giả.
- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
III. CHUẨN BỊ
1. GV:
- Chân dung N. K . Điềm
- Tập thơ: Đất và khát vọng
2. HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo câu hỏi sgk.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Khởi động: cho hs xem ảnh chân dung tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tập thơ
“Đất và khát vọng” vừa cho hs nghe một đoạn băng bài hát phổ thơ bài này. GV dẫn ngắn về hoàn
cảnh ra đời và sự phổ biến mau chóng và rộng rãi của bài thơ - bài hát phổ thơ.


TaiLieu.VN

Page 1


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: tìm hiểu chung về bài I. Đọc,tìm hiểu chung
thơ
1. Tác giả: 1943
- Nêu những hiểu biết về tác giả và - Quê Thừa Thiên Huế. Thuộc thế hệ nhà thơ
hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ của dân tộc.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giầu chất suy tư,
những cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư và khát
vọng của người thanh niên tri thức tham gia
tích cực vào cuộc chiến đấu giải phóng quê
hương đất nước.
- Từ năm 2000, ông giữ cương vị: Uỷ viên
chính trị, trưởng ban tư tưởng văn hoá Trung
ương.
- Là tác giả của nhiều bài thơ hay: Đất nước, có
một ngày, Mẹ và quả, Bếp lửa rừng.. tập thơ
hay nhất là “mặt đường khát vọng”
2. Tác phẩm: 1971, khi đang công tác ở chiến
khu miền Tây Thừa Thiên. Sau này bài thơ
được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984)

3. Đọc, tìm bố cục.
- Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc đều mở đầu
bằng hai câu thơ “Em Cu tai ngủ... đừng rời
lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của
người mẹ: “ngủ ngoan a kay ơi.... con mơ cho
mẹ..mai sau con lớn...” => kết cấu độc đáo
Hỏi: Lời hát ru có mấy khúc? Có gì - Giọng điệu trữ tình đặc sắc. Âm điệu dìu dặt,
đặc biệt ở từng khúc ru?
nhịp nhàng, êm ái của lời ru, thể hiện tình yêu
thương, thiết tha trìu mến của người mẹ.

Hỏi: Như vậy, mỗi khổ thơ có hai lời
ru, lời ru đầu của ai? Lời ru cuối của
ai? Mỗi lời ru thể hiện điều gì?
TaiLieu.VN

Page 2


G : Vậy, ta cần phải đọc như thế nào ?
chú ý diễn tả được đúng nhịp điệu đó
của bài thơ. Những lời ru của mẹ cần
đọc với giọng trìu mến, thiết tha, thể
hiện tình yêu thương con và ước vọng
của người mẹ

II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1) Lời ru của tác giả ( cảm xúc và suy nghĩ của
nhà thơ về bà mẹ Tà Ôi )


Hoạt động 3. Đọc tìm hiểu chi tiết

+ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

1) Lời ru của tác giả ( cảm xúc và suy
nghĩ của nhà thơ về bà mẹ Tà Ôi )

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ ” => Đó
là tiếng gọi tha thiết, trìu mến từ đáy lòng tác
giả, cảm thông sâu xa cho nỗi vất vả, cực nhọc
của bà mẹ

G : Trong các khổ thơ đều có các câu
thơ giống nhau. Đó là những câu thơ
nào ? Những câu thơ đó thể hiện điều
gì ?
=> Kết cấu này đã khắc sâu được tình
cảm của nhà thơ đối với bà mẹ và điều
mong ước của bà mẹ đối với Cu Tai :
hãy ngủ ngoan ngoãn và sống yên lành
trong tình thương của mẹ.
- Câu thơ được lặp lại nhiều lần còn
biểu hiện sự quan tâm của tác giả vì
vậy giọng điệu tha thiết, sâu lắng.

2. Hình ảnh người mẹ Tà ôi

? Qua cảm xúc của nhà thơ, hình ảnh
bà mẹ Tà Ôi được khắc hoạ cụ thể
trong những công việc gì ? Có điều gì

đáng chú ý khi bà mẹ đang làm việc ?

- Đoạn 1: Người Mẹ với công việc giã gạo
nuôi bộ đội kháng chiến

a. Công việc:

+ Nhịp chày nghiêng
+ Mồ hôi mẹ rơi

G : Phân tích sự vất vả của người mẹ ? => người mẹ Tà ôi xuất hiện trong dáng vẻ lam
lũ, vất vả.
G: Giấc ngủ của em Cu Tai được miêu
tả thế nào ? Qua lời ru thầm “tim hát
thành lời”, em hiểu gì thêm về tấm
lòng bà mẹ ?

- Giấc ngủ em nghiêng theo nhịp chày=> giấc
ngủ không bình thường, thấm đẫm mồ hôi vất
vả của người mẹ trong một điều kiện làm việc
vất vả gian truân.
- Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

- Giấc ngủ em nghiêng theo nhịp chày

- Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

- Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Nhân hoá => lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu

con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ

- Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
(Nhân hoá )
TaiLieu.VN

=> Hình ảnh thơ rất gợi cảm vừa tả việc làm và
Page 3


G : Rời tay chày, bà mẹ lên núi tỉa bắp.
Khúc hát ru lại đưa con của mẹ cùng
lên núi để tiếp tục công việc của mình.
Khi bà mẹ lên nương tỉa bắp thì hình
ảnh và tình cảm của mẹ lại được nhà
thơ biểu hiện như thế nào ? Hãy phân
tích các hình ảnh thơ đó ?

tư thế của người mẹ rất ấn tượng, vừa biểu hiện
xúc động tình cảm của mẹ đối với con, với bộ
đội cách mạng.

- Nhà thơ đã đưa ra hình ảnh so sánh
thật sáng tạo nhưng giầu ý nghĩa.

+ Lưng núi to- lưng mẹ nhỏ

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
G : Hãy phân tích câu thơ trên thấy

tình yêu lớn lao đằm thắm của mẹ với
con trai ?

- Đoạn 2: Người mẹ với công việc lao động
sản xuất
+ Tỉa bắp trên núi Ka - lưi
=> Sự so sánh tương phản giữa “lưng núi” và
“lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự vất vả của người mẹ
lao động giữa núi rừng mênh mông heo hút =>
Mẹ say mê lao động sản xuất gớp phần vào
kháng chiến
+ Mặt trời của bắp - trên đồi
+ Mặt trời của mẹ - trên lưng
=> Hình ảnh ẩn dụ độc đáo có ý nghĩa sâu sắc.
Con là mặt trời của mẹ, là nguồn hạnh phúc ấm
áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ.
Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã
nuôi giữ lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cs.

G. Những công việc của mẹ ở đoạn
thơ thứ ba có gì khác với hai đoạn
trên?

- Đoạn 3: Người mẹ với công việc tham gia
chiến đấu.
+ Mẹ chuyển lán, đạp rừng

G : Trong đoạn thơ thứ 3, người mẹ
địu con trong tư thế “đang chuyển lán,
đạp rừng”. Bà mẹ băng rừng, địu con

trên lưng đưa con đi “để giành trận
cuối”. Hình ảnh và tình cảm của bà mẹ
có gì thay đổi khi mẹ tham gia vào
cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân
tộc ?

+ địu em đi giành trận cuối.

G : Em có nhận xét gì về nhịp thơ
trong đoạn này ?

- Từ trên lưng mẹ => tới chiến trường

- Nhịp thơ trong đoạn thơ này như
dồn dập hẳn lên, diễn tả sức mạnh phi
thường của một người mẹ trong khí

=> Sự khái quát bằng hình ảnh nghệ thuật sự
thật thần kì của cuộc chiến tranh nhân dân
chống Mĩ xâm lược: đồng bào, quân và dân các

TaiLieu.VN

=> Mẹ đã trở thành người chiến sĩ trên mặt trận
chống Mĩ trong đội ngũ trùng điệp của dân tộc.
=> Tình cảm yêu thương con gắn liền, hoà
quyện với tình yêu đất nước
=> Nhịp điệu hối thúc của câu thơ gợi sự khẩn
trương gấp gáp.
Từ trong đói khổ => vào Trường Sơn


Page 4


thế toàn dân ra trận. Tình yêu nước
vẫn gắn với tình yêu thương con dạt
dào. Cu Tai vẫn cùng mẹ ra trận và em
đã trở thành một sức mạnh phi thường
giúp mẹ chiến thắng kẻ thù
G: Tóm lại, qua 3 đoạn thơ, em thấy
chân dung tình thần của người mẹ Tà
ôi- người mẹ VN hiện lên như thế
nào?

dân tộc VN đã lớn mạnh mà trưởng thành đến
thắng lợi cuối cùng trong tk 20.
* Người mẹ ấy bền bỉ, quyết tâm trong công
việc lao động, một lòng một dạ với kháng
chiến. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng
nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội,
quyết đóng góp sức mình cho cuộc chiến đấu
chung của dân tộc

G : Em có nhận xét gì về cấu trúc,
giọng điệu lời ru của mẹ ?
- Cuối mỗi đoạn thơ đều kết thúc bằng
lời ru trực tiếp của người mẹ
G: Lời ru của mẹ còn thể hiện những
niềm mơ ước gì ? Em có nhận xét gì
về những ước mơ đó ?


b. Mơ ước của mẹ
Con mơ cho mẹ

Mẹ mơ cho con

Hạt gạo trắng ngần

Vung chày lún sân

Hạt bắp lên đều

Phát 10 Ka – lưi

Thấy Bác Hồ

Người tự do



Ước mơ hiện tại

Ước mơ tương lai


HT- LM hoà quyện => lời ru bay bổng.
Vì những mong ước ấy mà người mẹ Tà Ôi đã
vượt qua mọi vất vả gian khổ trong hiện tại.
G : Hãy phân tích tên của bài thơ để
nêu lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm

- Tên đề của bài thơ cũng là một câu
thơ hay, giầu chất trí tuệ, khái quát
được tư tưởng chủ đề của toàn bài thơ.

 Như thế, qua ba khúc ru, tình cảm, khát
vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng,
ngày càng hoà cùng công cuộc kháng chiến
gian khổ, anh dũng của quê hương, đất
nước.

“ Khúc hát ru ....” nói về một em Cu
Tai, một bà mẹ Tà Ôi, nhưng nó có ý
nghĩa khái quát sâu sắc. Không chỉ là
TaiLieu.VN

Page 5


một em bé cụ thể, bà mẹ cụ thể mà có
bao nhiêu em bé, bao nhiêu bà mẹ Việt
Nam. Em lớn trên lưng mẹ, đó là một
ẩn dụ có tính chất tượng trưng. Từ
lưng mẹ bao người con đã lớn lên, đã
hi sinh cho đất nước. Chỉ một hình ảnh
ấy cũng đã thể hiện được sự ca ngợi
người mẹ vĩ đại.
Hoạt động 4Tổng kết.
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
III.Tổng kết.

1. Nội dung : Bài thơ thể hiện niềm đồng cảm
sâu sắc của nhà thơ về hình ảnh chân thật sinh
động của một bà mẹ miền núi trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ vừa giàu lòng thương con vừa
dạt dào tình cảm yêu nước trong hoàn cảnh
gian nan, vất vả của cuộc sống ở chiến khu.
2. Nghệ thuật :
Bài thơ có kết cấu của một lời hát ru, giọng
điệu ngọt ngào, trìu mến,đậm đà bản sắc dân
tộc, sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh,
điệp ngữ.
IV.Luyệntập
1. Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong
bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của
người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống
Mĩ.
- Yếu tố tự sự này giúp người đọc hiểu rõ thêm
cuộc sống gian khổ, sự bền bỉ, dẻo dai (vừa sản
xuất, vừa nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu)
của nhân dân ta ở chiến khu Trị Thiên thời
chống Mĩ.
2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình
ảnh người mẹ dân tộc Tà ô
4. Củng cố. Gv củng cố nội dung bài học
TaiLieu.VN

Page 6


5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống
của người dân ở chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ.
( Yếu tố tự sự này giúp người đọc hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ, sự bền bỉ, dẻo dai
(vừa sản xuất, vừa nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu) của nhân dân ta ở chiến khu Trị Thiên thời
chống Mĩ.)
- Soạn bài: Ánh trăng

TaiLieu.VN

Page 7



×