Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Điểm mạnh và điểm yếu của con người việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.72 KB, 7 trang )

Điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
thế giới
Mở bài:
Đầu năm 2001, trước thềm thế kỉ mới, nguyên phó Thủ tướng chính phủ Vũ Khoan
đã có bài viết nổi bậc Chuẩn bị hành trang in trên tạp chí Tia sáng nhằm nhắc nhở
thanh niên Việt Nam trước khi bước ra hội nhập với thế giới. Trong đó, đáng chú ý
nhất, tác giả chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó
xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần phải cấp bách thực hiện. Điểm mạnh và điểm yếu
của con người Việt Nam dưới góc nhìn của Vũ Khoan thực sự hết sức rõ ràng, chân
thực, đánh thức nhận thức của con người về bản thân mình.

Thân bài:
Không hề dài dòng, sau khi nêu rõ tình hình thế giới, cơ hội và thách thức đối với
đất nước, tác giải Vũ Khoan đề cập ngya đến điểm mạnh và điểm yếu của con
người Việt Nam.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới
thừa nhận là thông minh, nhạy bén với cái mới.
Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là yêu cầu
hàng đầu. Sự thông minh và nhạy bén của con người Việt Nam đặc biệt chú ý.

Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo kiệt xuất Singgapoer đã ngợi khen khi nói về con
người Việt Nam: “Việt Nam là một tộc người Do Thái thứ hai của châu Á”. “Họ là
một dân tộc thông minh và đầy nghị lực”. “Tài năng của người Việt Nam trong
việc sử dụng và cải tiến các khí tài của Liên Xô thời kỳ chiến tranh nhắc nhở chúng
ta về những phẩm chất tuyệt vời của dân tộc này”.


Sự thông minh của con người Việt Nam được chứng thực trong các cuộc thi quốc
tế. Việt nam luôn nằm trong tóp dẫn đầu về thành tích các cuộc thi toán học, vật lý
và robocon thế giới. Năng lực tư duy và chỉ số IQ của người Việt cũng rất cao,


được thế giới ngưỡng mộ.

Thế nhưng, vì thông minh và nhạy bén với cái mới nên người Việt Nam thường
hay vội vã, hấp tấp và nông cạn. Cái thông minh của người Việt Nam chúng ta nó
không hoàn chỉnh và chưa bao giờ được khuyến khích đúng mức.

Trong lịch sử, chúng ta ngại dùng từ thiên tài, nhà thông thái, triết gia, nhà tư
tưởng,… Vì sao? Vì cái thông minh của người Việt Nam chỉ là cái thông minh nhất
thời. Người ta gọi là khôn lỏi. Giỏi ứng biến nhưng không khoa học. Cho nên dân
tộc ta coi trọng cái khôn và cái khéo, khôn một cách khéo léo. Khéo này là khéo
làm hài lòng người khác chứ không phải hướng đến tính khoa học chắc chắn.

Cái khôn, cái khóe ấy thể hiện rất rõ qua Trạng Quỳnh, Trạng lợn. Họ thông minh
nhưng chỉ là khôn lỏi, giỏi ứng biến nhất thời chứ không phát huy đến đỉnh cao.
Họ chỉ khéo chứ chưa hẳn đã khôn.

Người Việt ta có nhạy bén với cái mới thật. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp vì
tính tò mò. Nó cũng mang tính nhất thời chứ không chắc chắn. Từ đó, tác giả Vũ
Khoan cũng chỉ ra là nó tạo ra lỗ hổng về kiến thức cơ bản, kém khả năng thực
hành.

Vì sao? Vì ta có thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, nhất là kĩ
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Đối với
người Việt Nam thì cái gì cũng biết. Nhưng lại không nắm vững một cái gì cả. tác
giả cũng nhấn mạnh: “không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó


bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa
đựng đày tri thức căn bản và biến đổi không ngừng.


Một điểm mạnh khác nữa của người Việt Nam là tính siêng năng, cần cù, sáng tạo.
Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ
nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc và thiết bị
rất tinh vi.

Siêng năng, cần cù vốn là một phẩm chất của con người Việt Nam từ bao đời nay
vốn gắn chặt với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nước ta nằm trong vùng khí
hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, địch họa, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Để
phát triển đời sống, con người Việt Nam đã khong ngừng nỗ lực. Bởi vậy, siêng
năng, cần cù trở thành bản tính của con người.

Đối diện với những khó khăn trong đời sống lao động sản xuất và chống xâm lăng,
họ không ngừng sáng tạo. Sức sáng tạo của họ thể hiện ngay trong công cuộc chinh
phục thiên nhiên và khuất phục kẻ thù xâm lược. Những trang sử vẻ vang là minh
chứng thuyết phục cho sức mạnh ấy.

Trong thời đại mới, con người Việt Nam không ngừng khẳng định cái mạnh ấy. Sự
sáng tạo của người Việt Nam không thua kém bất kì một dân tộc nào trên thế giới.
Ông Đỗ Đức Cường phát minh ra máy ATM làm nên cuộc cách mạng trong hệ
thống ngân hàng thế giới. Anh Đặng Hoàng Sơn, một thợ máy đã sáng chế ra bộ
tiết kiệm xăng cho xe máy. Ông Nguyễn Quốc Hào cần mẫn tự nghiên cứu chế tạo
thành công tàu ngầm mini. Ông Trần Quốc Hải kiên trì chế tạo máy bay. Dù có
những công trình chưa đạt đến hoàn hảo nhưng nó là minh chứng cho tinh thần
sáng tạo mãnh liệt của người Việt Nam. Họ là niềm tự hào Việt Nam.


Lịch sử đã chứng minh điều đó. Việc cải tiến vũ khí trong thời kì chiến tranh đã
khẳng định điều đó rất rõ ràng. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta
cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế
công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức.


Người Việt Nam ta cần cù thì đúng thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ.

Người Nhật họ thông minh không kém gì ta, nhưng họ làm tỉ mỉ lắm. Khi muốn
xây chiếc cầu, họ tính tỉ mỉ đến từng dây thép buộc, từng cái đinh, cái vít. Sẵn sàng
rồi họ làm. Còn người Việt làm đến đâu mua đến đó.

Ngay trong việc học sẽ thấy rõ. Nếu một học sinh Nhật nhận bài tập về Nhật, thì
học sinh Nhật sẽ hoạch định kế hoạch và luôn hoàn thành kế hoạch trước thời hạn.
Còn học sinh Việt Nam thì ngược lại, Họ ỷ lại tính tháo vát cảu mình đợi “nước
đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”.

Do xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp và cách sống chậm rãi nơi thôn dã vốn
rất thoải mái và thanh thản nên người Việt nam ta chưa có được những thói quen
tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Lại
thêm nền văn hóa lắm lễ hội, trọng tình nghĩa, thói lề mề trở thành một bản chất
khó bỏ.

Ngay bản tính sáng tạo một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ hay loay hoay cải
tiến, làm tắt, làm ẩu, chủ quan nóng vội, duy ý chí, không coi trọng nghiêm ngặt
quy trình công nghệ.

Khát khao khám phá, say mê nghiên cứu là một việc tốt. Nhưng sao lại đi sáng tạo
ra cái máy bay trong khi máy bay trên thế giới đã hoàn thiện. Tàu ngầm mini thì


các nước cũng có rồi, cần gì mất công nghiên cứu nữa. Bộ tiết kiệm xăng thì tiết
kiệm thật đấy nhưng có tốt cho tuổi thọ của máy không. Còn với trường hợp ông
Đỗ Đức Cường, ông ấy học ở Nhật rồi làm việc ở Mỹ. Về căn bản, ông ấy sớm
được giáo dục trong một môi trường tiên tiến rồi.


Không nên phủ nhận niềm say mê của họ, nhưng sản phẩm của họ tạo ra không thể
đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đó là một sự sáng tạo ngược, không hữu ích.

tác giả cũng khẳng định, trong xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp, những
khuyết tật ấy quả là sự cản trở ghê gớm.

Chúng ta tự hào nhân dân ta có truyền thống lâu đời biết đùm bọc, đoàn kết với
nhau cùng một lòng nồng nàn yêu nước.
Lúc đất nước hòa bình, nó là sức mạnh hăng say lao động, dựng xây đất nước. Lúc
đất nước có chiến tranh, nó biến thành nguồn sức mạnh to lớn, quét sạch quân xâm
lược ra khỏi bờ cõi. Không có gì mạnh hơn tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt
Nam.

Nhưng đáng tiếc rằng, phẩm chất cao quý ấy lại không thể hiện được sức mạnh
trong công việc làm ăn với quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay. Xã
hội Việt Nam vốn bị ảnh hưởng năng nề lễ giáo phong kiến, tính cấp bậc xã hội,
tính gia trưởng, cửa quyền vốn còn rất sâu đạm trong tâm lí và cung cách ứng xử.

Người Việt thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Cái thói “trâu buộc ghét trâu ăn”, đố
kỵ lẫn nhau khiến cho tinh thần đoàn kết bị triệt tiêu trong cộng đồng. Lúc khó
khăn còn tìm đến nhau, lúc giàu có thì ganh tỵ, so đo tính toán thiệt hơn.

Con người Việt ta thích ứng nhanh với những yêu cầu mới của công việc.


Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với
những thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Tính ứng biến là một trong những
nhân tố sống còn trong sự vận động mãnh liệt của nền kinh tế ngày nay.


Tính thích ứng nhanh thể hiện rất rõ trong tính cách người Việt. Trước những thách
thức trong công việc, người Việt Nam nhanh chóng tìm ra giải pháp và tiến hành
công việc thành công. Ví như trường hợp thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy đã khiến thế
giới phải kinh ngạc. Thế nhưng, nó lại sản sinh ra cái tật hay chế, thói khôn vặt,
“bóc ngắn cắn dài”, đắp đổi vụn vặt.

Chẳng hạn như khi làm bài kiểm tra môn văn, mình mà không làm được là mình
chế à. Chế bài viết khi làm bài là giải pháp luôn được nhiều học sinh ưu thích và
lựa chọn. Mình chế mà trúng ý thầy thì may quá. Mình chế mà không đúng thì hậu
quả thật khó lường.

Lại thêm tâm lí người Việt thích bài ngoại hoặc sùng ngoại quá mức. Không thích
thì họ kiên quyết từ bỏ dù nó tốt hay không tốt. Nguwowicj lại, khi đã thích rồi thì
nó thế nào họ cũng vui vẻ chấp nhận, chào đón.

Người Việt ta lại không coi trọng chữ tín. Điều này sẽ gây ra hậu quả lớn trong
kinh doanh và hội nhập. Bởi làm cái gì cũng phải biết giữ chữ tín, phải có đạo đức.
Nhất là khi hội nhập kinh tế thế giới với quy mô và mức độ hợp tác sâu rộng.

Người Việt nam có tinh thần tự chủ, tự cường dân tộc mạnh mẽ.
trong khó khăn, họ không ngừng tự lực vươn lên. Người Việt dựa vào sức mình là
chính, kiên trì trong hành động. Thế nhưng, họ lại thường sống ích kỉ, cá nhân vì tự
tin vào bản thân. Quan trọng hơn hết là do cái tính tự ái, tự trọng quá cao. Nếu làm


việc cá nhân, người Việt Nam làm việc rất xuất sắc. Nhưng trong nhóm, họ tỏ ra rất
vụng về. Bởi thế, trong nền sản xuất hiện đại, người Việt Nam yếu kém về tinh
thần hợp tác nhóm, cùng giải quyết chung một nhiệm vụ. Đó là một trở ngại rất lớn
khi mức độ công việc đòi hỏi phải hợp tác cao độ như hiện nay.


Kết luận:
Dù điểm mạnh hay điểm yếu nó đều thuộc về con người Việt Nam ta.Chúng ta
không thể nào phủ nhận hay chối bở những điểm yếu của mình dù mình không
thích nó. Bước vào thế kỉ mới, con người Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định sức
mạnh truyền thống của mình.

Bổn phận của chúng ta là phải nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của
người Việt Nam, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới như lời tác giả đã nói ở đầu bài.
Góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, Tôi
và các bạn lúc nào cũng phải sẵn sàng cho điều đó.

Và tuổi trẻ ngày nay cần rèn luyện mình như thế nà để sẵn sàng bước vào thế kỉ
mới, các bạn hãy tự tìm câu trả lời ở chính mình nhé. Chúc các bạn có một giờ học
thật vui vẻ và ý nghĩa.



×