Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.85 KB, 3 trang )

Tuần 15/ HKI - Tiết PPCT: 44

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI
QUẢNG LĂNG.
(Lý Bạch)
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Hiểu được tình cảm chân thánh, trong sáng của của Lý Bạch đối với bạn.
+ Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thiư Dường: ý ngoài lời.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* HS chuẩn bị bài ở nhà so sánh phần dịch thơ, phiên âm…
* GV kết hợp giảng bài thơ với việc đặt những câu hỏi phát vấn kích thích hứng thú học tập
của học sinh.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1:GV hướng dẫn học sinh nắm phần
tiểu dẫn

I. Tiểu dẫn.

* HS đọc – hiểu theo sgk.

* Lý Bạch tự Thái Bạch (701 – 762)
sinh tại tỉnh Cam Túc. Ông là nhà thơ


lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được
mệnh danh là thi tiên.
* Thơ Lý Bạch rất phong phú về chủ
đề: ước mơ vươn tới lý tưởng cao đẹp,
khát vọng giải phóng cá tính, bất bình
với hiện thực tầm thường…. Đặc trưng
thơ là sự thống nhất giữa cái cao cả và
cái đẹp.


Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu
bài thơ.
* Gv giới thiệu vài nét ngắn gọn về thơ Đường.

II. Đọc – hiểu.
1. Giới thiệu thơ Đường.
* Nội dung thơ Đường phong phú:
tình yêu thiên nhiên, tình bạn, tình đất
nước, phản ánh hiện thực, cảm thông
với nhân dân lao động.
* Thơ Đường viết về tình bạn chiếm
tỷ lệ cao, các nhà thơ Đường rất trân
trọng tình bạn “Vạng lạng hoàng kim
thật dễ kiếm, Thế gian tri kỉ thật khó
tìm” hay “Ở đời biết nhau quý, cần chi
bạc với tiền”.
2. Tìm hiểu bài thơ.
2.1. Mối quan hệ không gian, thời
gian đưa tiễn.


* Học sinh đọc – hiểu.
* HS thảo luận những nội dung sau:
-> Xác lập mối quan hệ không gian và thời gian
đưa tiễn.

-> Tại sao sông Trường Giang nhiều thuyền bè
mà tác giả chỉ thấy duy chỉ có con thuyền chở bạn
mình?

-> Lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh
thien nhiên tuyệt đẹp và Dương Châu,
một tháng cảnh phồn hoa được nối bởi
dòng sông Trường Giang mà sông
Trường Giang lại nối tiếp với trời đưa
bạn vào cõi tiên, cố nhân như cách hạc
vàng. Không gian làm tăng thêm sự
thiêng lieng đáng quý và trân trọng tình
bạn.
-> Sông Trường Giang giao thông
huyết mạch của Trung Quốc. Giữa mùa
xuân thanh bình này, trên sông Truờng
Giang tấp nập thuyền bè. Vậy mà người
đưa tiễn cỉ thấy một cánh buồm đơn
chiếc của cố nhân. Vì tấm lòng định
hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn,
người đưa tiễn cũng tâm trạng ấy nhìn
theo cánh buồm đơn chiếc dần xa rồi
mất hút.
-> Người đưa tiễn cứ đứng lặng mãi
bên sông thì mới có thể thấy hình ảnh



cánh buồm lẻ loi đơn chiếc giữa trời
nước bao la, cánh buồm dân xa rồi mất
hút, vậy mà vẫn còn nhìn xa để “Chỉ
thấy sông Trường Giang chảy vào cõi
trời”. Vậy là “Cố nhân … thiên tế
lưu”.
-> Chẳng nói một lời về tình cảm.
Cả bài thơ là cảnh mà cả bài thơ là tình
– tình bằng hữu của Đường thi, tình con
người.
2.2. Nghệ thuật.

-> Những đặc sắc nghệ thuật chính trong bài?

-> Bài thơ hàm súc, cô đọng, ý tại
ngôn ngoại, mượn cảnh tả tình…

3. Hướng dẫn học sinh cũng cố bài, thực hành luyện tập, soạn bài.
* Đọc thuộc lòng bài thơ, xem lại phần ghi nhớ sgk.
* Hướng dẫn học sinh thực hành bài tập 2 phần luyên tập.
* Soạn bài Thực hành tu từ ẩn dụ và hoán dụ.



×