Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.64 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
Tuần 15 - Tiết 44: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO
NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Học sinh nắm được kiến thức về thơ Đường, qua sự phát triển và thành tựu, ảnh hưởng
của thơ Đường với Việt Nam.
- Bài thơ bộc lộ tình cảm chân thành sâu lắng của tác giả đối với người bạn của mình, qua đó
tác giả bộc lộ tâm sự của mình.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phát triển thơ.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: nội dung bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

Học sinh đọc tiểu dẫn

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Nêu vài nét về cuộc đời của Lí Bạch?

- Lí Bạch: (701-762), tự là Thái Bạch, nguyên
quán tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên.
- Tính tình hào phóng thích giao lưu, làm thơ
mơ ước giúp nước không thành.
- Là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng -“Tiên thi”.


- Nét chính về sự nghiệp của Lí Bạch?

2. Sự nghiệp sáng tác:
- Để lại trên 1000 bài thơ
- Thơ ông mang tiếng nói yêu đời, yêu thiên
nhiên và quê hương đất nước
- Nội dung thơ rất phong phú vứi chủ đềg
chính là:


- Nội dung thơ của ông.

+ ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả.
+ Khát vọng giải phóng cá nhân.
+ Bất bình với hiên jthực tầm thường
+ Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt

=> Phong cách thơ Lí Bạch.

- Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng bay
bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ
Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm nhận chung

Học sinh đọc bài thơ.
- GV giải thích thêm dịch nghĩa dịch thơ
+ Cố nhân: là bạn cũ
+Yên hoa: là hoa khói, là phồn hoa
+Tam nguyệt: là tháng 3.

Dương Châu ở tỉnh Giang Tô, Hoàng Hạc
lâu là căn lầu được xây dựng đời Đường
Vĩnh Huy vào năm 653, cao 51 mét có 5
tầng, các vành mái hiên cong như cánh hạc,
nằm trên núi Rắn, đầu bắc là sông Trường
Giang. Tương truyền Phí Văn Vi cưỡi hạc
vàng bay về đây. Lầu Hoàng Hạc không chỉ
nổi tiếng về kiến trúc đặc sắc mà còn gợi
lên bao ý niệm triết lí về cuộc đời và con
người ở các thi nhân xưa.

2- Phân tích:
a. Hai câu đề:
- Nơi đi: Lầu Hoàng Hạc -Cõi Phật
- Nơi đến: Dương Châu -Cõi tục
- Thời gian: Tháng 3 hoa khói.
=> Thời gian, không gian tiễn bạn cụ thể, tự
nhiên.
- ''Cố nhân'': bạn cũ, bạn tri kỉ.
=> Tình cảm bạn bè sâu sắc và nỗi buồn khi
xa bạn.
=> Ra đi từ nơi cổ kính => nơi phồn hoa đô
thị tâm trạng trống vắng hoài vọng của tác
giả.
*Tiểu kết:

- Trong vòng 2 câu thơ thất ngôn người đọc
không chỉ hình dung ra được bối cảnh chia
=> GV đưa ra phần tiểu kết để học sinh nắm tay mà còn cảm được tấm lòng người ở lại.
rõ.

Đó là tình cảm quý mến bạn, tâm sự ẩn kín
thường trực trong tác giả.
b. Hai câu cuối:
HS đọc 2 câu kết.

- Cô phàm: hình ảnh cứ mờ dần, mờ dần biến
thành chiếc bóng, rồi khuất hút dần và mất
vào khoảng không xanh biếc vô cùng.


- Hai hình ảnh chủ đạo, em nào có thể cho
biết đó là hai hình ảnh nào?

- Bích không tận: hình ảnh lẻ loi, cô đơn giữa
dòng Trường Giang bao la.

Học sinh tìm hiểu hai hình ảnh đó.

=> Sự đối lập nhỏ bé cô đơn của cánh buồm
và khoảng không vô tận của dòng sông. Sự
bất lực của Lí Bạch trước không gian mênh
mông dần che khuất cánh buồn. Dường như
không gì có thể níu kéo bạn ông ở lại.

- Sự đối lập trong cách dõi theo của tác giả
đã gợi lên sức biểu cảm như thế nào?

=> Tình cảm nhà thơ dâng trào như dòng
sông tuôn chảy.
III.Tổng kết:

1. Nội dung

4- Củng cố:
- So sánh giữa các bản dịch thơ và dịch
nghĩa để thấy được vận dụng thơ ca của Lí
Bạch.
- Học sinh cho biết giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm?
5- Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ.
- Giờ sau học: “Thực hành phép tu từ ẩn dụ
và hoán dụ”.

- Bài thơ là nét đặc sắc trong ngòi trữ tình thể
hiện được tình cảm chân thành, sâu nặng của
tác giả đối với bạn được bộc lộ rất cảm động,
trong đó ẩn giấu tâm sự kín đáo, khao khát
hoài vọng của chính nhà thơ.
2. Nghệ thuật
- Với bút pháp tả cảnh ngụ tình hàm xúc, tác
phẩm xứng đáng là một tuyệt tác của Đường
thi



×