PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LỜI GIỚI THIỆU
Thể dục là một trong những nội dung Giáo dục quan trọng và là yêu cầu bắt
buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam
phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng
về đạo đức sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mục tiêu của giáo dục thể chất
là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển
các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho HS các cấp.
Việc nâng cao thành tích môn học GDTC trong các trường THCS luôn là yếu
tố cần thiết nhưng để đạt được những thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật dạy và học bộ
môn phải không ngừng được hoàn thiện.
Có thể nói: Năng lực và phẩm chất đạo đức của người thầy là bài học sống,
sinh động đối với học sinh, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và giáo
dục nhân cách học sinh. Không có thầy giỏi thì khó có thể có trò giỏi, để đào tạo ra
những công dân có ích cho xã hội thì người thầy lại càng có vai trò quan trọng.
Vinh quang của nhà giáo hoá thân trong sự thành đạt của học trò !
Trong tình hình đất nước đang đổi mới, hội nhập như hiện nay, khi mà cả
ngành giáo dục đang triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ
GD&ĐT với 4 nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi
phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp” thì hơn bao giờ hết
người thầy càng phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ, năng
lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức nhà giáo trong đó có giáo viên môn
GDTC. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giờ học thể dục là dựa trên cơ sở thực
hiện và hoàn thiện kĩ thuật động tác, một động tác phải thực hiện lặp lại nhiều lần.
Để hoàn thiện phần then chốt kĩ thuật của môn học cần phải thực hiện hàng loạt
các động tác bổ trợ. Các động tác được chia nhỏ lẻ để nắm vững kĩ thuật và hình
thành chắc chắn kĩ thuật động tác. Như vậy, để có được một động tác hoàn chỉnh
giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có phương pháp tự luyện tập xen vào
từng nội dung của bài tập, từ đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức, nắm bắt được các
yếu tố liên kết đến mức độ phát triển hoàn thiện từng động tác, từ đó học sinh nhớ
lâu, hoàn thiện hơn và hình thành kĩ năng, kĩ xảo động tác chắc chắn.
Xã Cao Minh là một xã vùng nông thôn, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Nền
kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Giao lưu văn hoá - xã hội còn hạn
chế trình độ mặt bằng dân trí chưa cao. Việc học tập và "xây dựng một xã hội học
tập" trong nhân dân còn hạn chế. Vì thế công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp
nhiều khó khăn.
Trường THCS Cao Minh đóng trên điạ bàn xã, trong nhiều năm qua Trường
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Phòng GD&ĐT và các cấp.
Qua quá trình giảng dạy chương trình chính quyền địa phương Thể Dục tại
trường, bản thân tôi nhận thấy: Muốn hoàn thành nhiệm vụ một giờ học Thể Dục,
người giáo viên phải quan tâm đúng mức và linh hoạt trong khâu hướng dẫn tự
học hoặc hướng dẫn học sinh học ở nhà; không quá cứng nhắc hay nói cách khác:
Giáo viên thể dục phải coi đây là khâu quan trọng trong quá trình dạy học chứ
không chỉ là một tiến trình phụ, không quan trọng.
Phương pháp dạy học hiện nay phải đảm bảo: Nội dung bài dạy phong phú,
đa dạng về nội dung, cấu trúc linh hoạt trong hình thức, tổ chức điều khiển đảm
bảo các yêu cầu về kiến thức - Kĩ năng - Thái độ nhưng vẫn phải đúng đặc trưng
của giờ Thể dục. Vì vậy để mang lại hiệu quả cao giúp cho học sinh hứng thú, tìm
tòi, sáng tạo, tiếp cận động tác cho mọi đối tượng, từ đó làm cho học sinh tự định
hình được động tác và nhớ lâu hơn, hoàn thiện động tác chắc chắn trên cơ sở tự
luyện tập, giáo viên phải chú trọng nhiều đến việc bố trí nội dung hướng dẫn cho
học sinh tự học một cách khoa học trong từng nội dung và phải được kiểm tra đánh
giá nghiêm túc, kịp thời.
2. TÊN CHUYÊN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đổi mới và phát triển trong giáo
dục để đào tạo ra những con người mới có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe để
đáp ứng theo yêu cầu sự phát triển của xã hội. Chính vì những lí do trên và tầm
quan trọng của nó trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nên tôi chọn đề tài: “Đổi
mới sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự
học của học sinh”.
Thông qua đề tài sẽ giúp học sinh nắm được tác dụng của các bài tập bổ trợ
nhằm giáo dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS, tăng hoạt động thể dục thể
thao rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một
số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp
sống lành mạnh, tốt đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con
người có ích cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương
lai thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ
- Họ và tên: Nguyễn Ngọc Tuyến.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Số ĐT: 0963.599.686
Email:
- Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Tên chuyên đề: “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ
thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh”.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 8 trường THCS Cao Minh.
- Số tiết theo Phân phối chương trình: 08
PHẦN II: NỘI DUNG
NỘI DUNG
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ
THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
MÔN: THỂ DỤC 8
CHỦ ĐỀ: NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên, cách thực hiện một số trò chơi, bài tập bổ trợ kỹ thuật và phát triển
sức mạnh của chân và biết cách thực hiện 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu
“Bước qua”.
- Thực hiện cơ bản đúng các giai đoạn kỹ thuật và những bài tập bổ trợ trong
môn nhảy cao.
- Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực.
- Có nền nếp, tác phong nhanh nhẹn, tính kỷ luật, giữ gìn vệ sinh chung khi
tập luyện TDTT, Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau khi tập luyện môn nhảy cao, tự
giác học tập trên lớp và tập luyện ở nhà.
II. NỘI DUNG.
- Một số trò chơi rèn luyện sức mạnh chân: Lò cò tiếp sức, nhảy cừu, nhảy
dây cá nhân, bật cóc tiếp sức…
- Một số động tác bổ trợ nhảy cao và các giai đoan kỹ thuật nhảy cao kiểu
“Bước qua”.
+ Đứng vịn tay, đá lăng trước- sau.
+ Đứng tại chỗ đưa đặt chân giậm nhảy.
+ Kỹ thuật đánh tay- kết hợp với đưa đặt chân giậm nhảy- giậm nhảy đá lăng.
+ Đà 1 bước đưa đặt chân giậm, kết hợp với đá lăng
+ Chạy đà thấp trọng tâm kết hợp với giậm nhảy.
+ Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà.
+ Xác định điểm giậm nhảy.
+ Nhảy cao với mức xà thấp.
+ Phối hợp các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
III. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Chuẩn bị thiết bị dụng cụ, tranh ảnh, còi , cờ… theo yêu cầu của
chủ đề.
- Học sinh: Vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện theo yêu cầu của
Giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG( KẾ HOẠCH DẠY HỌC)
Tiết 1: Học bài mới
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ.
- Đứng vịn tay, đá lăng trước- sau.
- Đứng tại chỗ đưa đặt chân giậm nhảy.
- Kỹ thuật đánh tay- kết hợp với đưa đặt chân giậm nhảy- giậm nhảy đá lăng.
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức
Tiết 2: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ.
- Đứng vịn tay, đá lăng trước- sau.
- Đứng tại chỗ đưa đặt chân giậm nhảy.
- Kỹ thuật đánh tay - kết hợp với đưa đặt chân giậm nhảy- giậm nhảy đá lăng.
- Trò chơi: Lò cò chọi gà.
Tiết 3: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Kỹ thuật đánh tay- kết hợp với đưa đặt chân giậm nhảy- giậm nhảy đá lăng.
Học bài mới
- Đi 1- 3 bước đưa đặt chân giậm, kết hợp với đá lăng.
- Chạy đà thấp trọng tâm kết hợp giậm nhảy.
- Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà
- Trò chơi: Bật cóc tiếp sức.
Tiết 4: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Kỹ thuật đánh tay- kết hợp với đưa đặt chân giậm nhảy- giậm nhảy đá lăng.
- Đi 1- 3 bước đưa đặt chân giậm, kết hợp với đá lăng.
- Chạy đà thấp trọng tâm kết hợp giậm nhảy.
- Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà
- Trò chơi: Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức.
Tiết 5: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà
Học bài mới
- Xác định điểm giậm nhảy
- Đo và thử đà.
- Nhảy cao với mức xà thấp
- Phối hợp các gia đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
- Trò chơi: Tiếp sức chuyển vật.
Tiết 6: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà
- Xác định điểm giậm nhảy
- Đo và thử đà.
- Nhảy cao với mức xà thấp
- Phối hợp các gia đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
Tiết 7: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Xác định điểm giậm nhảy
- Đo và thử đà.
- Nhảy cao với mức xà thấp
- Phối hợp các gia đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
- Đánh giá kết quả hoạt động nhảy cao
- Trò chơi: Nhảy nhanh nhảy đúng.
Tiết 8: Ôn tập
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Xác định điểm giậm nhảy
- Đo và thử đà.
- Nhảy cao với mức xà thấp
- Phối hợp các gia đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
- Đánh giá kết quả hoạt động nhảy cao
- Trò chơi: Bật cóc tiếp sức
CHỦ ĐỀ: NHẢY CAO KIỂU “BƯỚC QUA”
Nội dung: Tiết 5:
Ôn tập:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy tăng tốc độ, chạy đạp sau.
- Tại chỗ mô phỏng động tác qua xà
Học bài mới:
- Xác định điểm giậm nhảy
- Đo và thử đà.
- Nhảy cao với mức xà thấp
- Phối hợp các gia đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Biết cách đo và thử đà
- Hiểu được các giai đoạn thực hiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”.
- Nhắc lại được những điểm cơ bản của động tác nhảy cao kiểu “Bước qua”.
2. Kỹ năng
- Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác nhảy cao kiểu “Bước qua” với
mức xà thấp
3. Thái độ.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tính tự giác, tích cực tham gia các hoạt động
rèn luyện thân thể, ý thức việc đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- Chủ động vận dụng những kiến thức được học vào các buổi tập luyện
ngoài giờ, để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN.
1. Địa điểm: Sân trường THCS Cao Minh
2. Phương tiện:
2.1. Giáo viên:
- Trang phục thể thao
- Kiểm tra vệ sinh an toàn nơi tập luyện.
- Cùng Học sinh chuẩn bị cột, xà, đệm tranh ảnh và các dụng cụ liên quan
đến bài học.
2.2. Học sinh.
- Trang phục thể thao.
- Vệ sinh và đảm bảo an toàn nơi tập luyện.
- Chuẩn bị cột, xà, đệm, tranh ảnh minh họa và các dụng cụ liên quan đến
bài học.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung
1. Hoạt động mở đầu
Định
lượng
1p’
1.1. Nhận lớp
Hoạt động của GV-HS
• GV
Xxxxxxxxxx
- Ổn đinh tổ chức
xxxxxxxxx
- Kiểm tra sĩ số sức khỏe học
sinh
xxxxxxxxx
1.2. Phổ biến nội dung yêu cầu
bài học.
1p’
Ôn tập: - Chạy bước nhỏ,
chạy nâng cao đùi, chạy tăng
tốc độ, chạy đạp sau.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu
bài học và giao nhiệm vụ cho lớp
- Học sinh lắng nghe để tiếp nhận nội
dung, yêu cầu bài học.
-Tại chỗ mô phỏng động
tác qua xà
Học bài mới: - Xác định
điểm giậm nhảy
- - Đo và thử đà.
- - Nhảy cao với mức xà thấp
- - Phối hợp các gia đoạn kỹ
thuật nhảy cao kiểu “Bước
qua”
- - Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
1.3. Khởi động.
3p’
X
GV
- Chạy 2 vòng sân thể dục.
x x x x x x x
- Xoay và ép dẻo các khớp
x x x x x x x
- Tập bài thể dục phát triển
chung 9 động tác.
x x x x x x x
- Lớp trưởng điều khiển các bạn thực
hiện các động tác khởi động
- GV quan sát, nhắc nhở học sinh tập
động tác cho đúng và đẹp
2. Hoạt động hình thành kiến
thức.
3p’
2.1 Hướng dẫn cách Xác định
điểm giậm nhảy
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
quan sát tranh ảnh
- Học sinh quan sát sau đó thực hiện
động tác, các bạn khác quan sát
- Người đứng thẳng, mặt, thân
quay chếch vào 1/3 độ dài của
xà tay cùng bên chân lăng đưa
sang ngang, bàn tay chạm xà và
điểm chạm đất của bàn chân
chính là điểm giậm nhảy.
+ Nếu đá chân lăng ra trước lên
cao chân lăng chạm vào xà thì
góc độ chạy đà quá lớn ( Điều
chỉnh: Xoay mũi chân giậm
nhảy ra ngoài)
+ Điểm giậm nhảy hợp lí: Chân
lăng, lăng ra trước lên cao
không chạm xà và cách xà
0.10m là hợp lí.
Hình ảnh: Cách xách định điểm giậm
nhảy
2.2. Hướng dẫn cách đo đà và
thử đà.
- Mỗi bước đà bằng 2 bước đi
thường hoặc 4 thân bàn chân.
Nếu bàn chân giậm nhảy đặt ở
vị trí xa quá hoặc gần quá so với
điểm giậm nhảy thì điều chỉnh
đường chạy đà ngắn lại hoặc dài
ra một khoảng tương đương.
Hướng chạy đà tạo thành một
góc 30-450 so với xà.
3p’
Hình ảnh cách đo đà
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
quan sát tranh ảnh
- Học sinh quan sát sau đó thực hiện
động tác, các bạn khác quan sát
2.3. Hướng dẫn học sinh nhảy
cao với mức xà thấp phối hợp 4
giai đoạn trong nhảy cao kiểu
“Bước qua”
5p’
Nhảy cao kiểu “Bước qua” gồm
4 giai đoạn:
-
Chạy đà và chuẩn bị
giậm nhảy
-
Giậm nhảy
-
Trên không
-
Tiếp đất
Hình ảnh 3 bước đà cuối
Trong đó giai đoạn giậm nhảy là
quan trọng nhất.
* Giai đoạn chạy đà
Chạy đà gồm có hai phần: Phần
thứ nhất gồm một số bước đà
đầu, phần thứ hai gồm 3 bước
đà cuối trước khi giậm nhảy.
- Ba bước đà cuối:
+ Bước 1: Đưa chân giậm nhảy
ra trước dài hơn các bước trước
đó và đặt gót chân chạm đất
phía trước.
Hình ảnh chạy đà
+ Bước 2: Đưa nhanh chân lăng
ra trước để thực hiện bước hai,
đây là bước dài nhất trong ba
bước đà cuối.
+ Bước 3: Chủ động đưa chân
giậm nhảy và hông cùng bên
vươn nhanh về trước để đặt gót
bàn chân vào điểm giậm nhảy
để chuẩn bị giậm nhảy
* Giai đoạn giậm nhảy.
Khi đặt chân vào điểm giậm
nhảy tiếp đất bằng gót sau đó cả
bàn, tiếp theo là chùng gối để
Hình ảnh động tác giậm nhảy
tạo thế co cơ khi giậm nhảy, khi
giậm nhảy dùng hết sức đạp thật
mạnh, thật nhanh để bật người
lên cao như sức bật của lò xo,
phối hợp với chân lăng và hai
tay nhip nhàng, giữa chạy đà và
giậm nhảy phối hợp chính xác
và ăn nhịp với giậm nhảy góc độ
bay hợp lí mới đạt thành tích
cao.
*Giai đoạn qua xà (Trên
không)
Khi chân giậm nhảy rời khỏi
mặt đất, người đang bay lên cao,
chân đá lăng duỗi phía trước,
chân giậm nhảy duỗi chếch
xuống dưới phía sau. Khi bay
gần đến điểm cao nhất thì gập
thân. Tay cùng bên với chân
lăng duỗi về trước phối hợp với
hất chân lăng theo một vòng
cung qua xà. Cùng lúc với chân
lăng qua xà nhanh chóng co
chân dậm nhảy, sau đó đá mạnh
lên cao ra trước, tiếp theo hơi
xoay người lại phía xà hất mạnh
chân dậm nhảy và mông cùng
bên đi theo một vòng cung qua
xà. Hai tay phối hợp tự nhiên
nhưng hướng đi cao hơn tầm xà
để không đập tay vào xà.
*Giai đoạn tiếp đất.
Sau khi qua xà chân đá lăng chủ
động tiếp đất sau đó đến chân
giậm, cả hai chân chùng gối để
giảm chấn động, khi nhảy ở mức
xà cao thì có thể tiếp đất bằng
hai chân cùng một lúc.
Hình: động tác trên không và tiếp đất
Hình ảnh động tác bật nhảy, qua xà và
tiếp đất khi đứng tại chỗ bật nhảy
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh
quan sát tranh ảnh và thực hiện mẫu kỹ
thuật động tác
- Học sinh quan sát tranh và giáo viên
làm mẫu sau đó thực hiện động tác, các
bạn khác quan sát
3. Hoạt động luyện tập.
10p’
3.1. Tập luyện xác định điểm
giậm nhảy và cách đo đà 5-7
bước đà
- HS tập luyện cách xác định điểm
giậm nhảy đo đà cho mình đánh dấu
điểm giậm và đánh dấu điểm đo đà cho
mình bằng phấn.
- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai
cho HS
3.2. Luyện tập nhảy cao kiểu
“Bước qua”với mức xà thấp từ
5 - 7 bước đà.
10p’
- HS tập luyện nhảy cao theo thứ tự của
tổ, các bạn khác quan sát và nhận xét
bạn thực hiện.
- Chạy đà từ 5 - 7 bước chú ý
thực hiện tốt 3 bước đà cuối
1 x x x x x x x
2 x x x x x x x
3 x x x x x x x
- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai
cho HS
Trò chơi: Lò cò tiếp sức
5p’
Cách chơi:
* Chuẩn
bị:
Tập hợp lớp thành 2 hàng
dọc sau vạch xuất phát (số
người các hàng bằng nhau cả
nam và nữ) thẳng hướng với cờ.
1x x x x x
2x x x x x
* Cách chơi
Khi có lệnh, em số 1 của
từng đội nhanh chóng chạy lò cò
đến cờ rồi vòng qua cờ rồi chạy
về vạch xuất phát thì đưa tay
chạm vào em số 2. Em số 2 sau
khi chạm tay em số 1 thì chạy
qua vạch xuất phát lên phía trên
như bạn số 1 vòng về chạm tay
* Yêu cầu:
- Không được chạy ra ngoài vạch
xuất phát trước khi có lệnh hoặc chạm
tay bạn chạy trước mình.
- Hàng ngũ phải ngay ngắn.
- Các bạn trong hàng phải lần lượt
em số 3. Trò chơi cứ tiếp tục
như vậy cho đến hết. Đội nào
hết trước đội đó thắng, đội nào
thua phải hô: "học tập đội bạn"
3 lần.
3.5. Thả lỏng hồi tĩnh.
chạy hết, không được bỏ xót.
1p’
- Thực hiện các động tác thả
lỏng: thả lỏng các cơ, khớp tay,
chân và toàn thân bằng động tác
vươn thở kết hợp với hít thở sâu.
• GV
Xxxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
- HS hít thở sâu, thả lỏng chân tay
3.6. Nhận xét giờ học.
1p’
- GV nhận xét về ý thức
học tập và quá trình thực hiện
động tác.
Xxxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
- Rút kinh nghiệm giờ học
và định hướng giờ học tiếp theo.
4. Hoạt động vận dụng.
- Tập các động tác đã học ở
nhà để tăng cường sức khỏe
như: Bật cao tại chỗ bằng 1
chân, các bài tập phát triển sức
mạnh của chân.
• GV
- HS tập hợp thành 3 hàng ngang nghe
GV nhận xét giờ học và đưa ra các câu
hỏi và thắc mắc để GV giải đáp.
2p’
• GV
Xxxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
- GV nhắc nhở học sinh chú ý đảm bảo
an toàn khi tập luyện.
- HS tự sắp xếp thời gian tập luyện
ngoài giờ học và đảm bảo an toàn khi
tập luyện
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện nhằm nâng cao thành
tích môn nhảy cao là việc làm cần thiết vì trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện cho việc nâng
cao thành tích môn nhảy cao phối hợp trong kiểm tra và thi đấu.
Nội dung huấn luyện là phù hợp vì đã có hiệu quả cho đối tượng nghiên cứu
được thể hiện cụ thể ở thành tích môn nhảy cao phối hợp phát triển tốt sau thực
nghiệm. Kết quả đáng mừng hơn trong năm học này tôi đã vận dụng phương pháp
đó để huấn luyện đội tuyển của trường đạt kết quả tốt
Do đó việc vận dụng các phương pháp giảng dạy trong lĩnh vực TDTT là phải
hết sức khoa học và nghệ thuật. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên TDTT chúng ta phải
không ngừng học tập để nâng cao không những về mặt trình độ chuyên môn mà cả
nghiệp vụ sư phạm.
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Qua thời gian nhiên cứu ở trường THCS Cao Minh cho tôi có kiến nghị sau:
- Về trang thiết bị cơ sở vật chất sân bãi còn thiếu thốn, đề nghị nhà trường có
ý kiến với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cho kinh phí để mua sắm trang thiết bị
để tạo điều kiện tốt cho các em tập luyện và nâng cao thành tích môn nhảy cao nói
riêng và các môn TDTT nói chung.
Thời gian huấn luyện còn ngắn so với quá trình phát triển thành tích. Do vậy
các năm học tiếp theo nhà trường cần tổ chức huấn luyện thời gian dài hơn. Đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp TDTT nước nhà.
Trên đây là chuyên đề của tôi, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để
chuyên đề sớm được áp dụng vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung và chất lượng toàn diện của trường THCS nói riêng.