Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật phương định trong truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của lê minh khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.09 KB, 2 trang )

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi
sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Bình chọn:

Chiến tranh đã đi qua, sau ba mươi năm đọc lại truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại
những năm tháng hào hùng của đất nước. Những ngôi sao Hôm, sao Mai như chị Thao, như Nho, như
Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ, bịết ơn.



Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của...



Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê....



Bài 2 Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi...



Soạn bài Những ngôi sao xa xôi

Xem thêm: Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê là nhà văn thành công trong truyện ngắn. Chị tham gia viết văn từ những năm
1970 và có nhiều sáng tác về cuộc sống, chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội.
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là truyện ngắn viết năm 1971 lúc nhà văn 22 tuổi.
Truyện viết về cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ của tổ trinh sát mặt đường, trên con
đường chiến lược Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước.


Trong truyện ngắn này, Phương Định là người kể chuyện và cũng là nhân vật chính. Chọn vai
kể như vậy vừa phù hợp với nội dung truyện lại vừa tiện cho tác giả biểu hiện nội tâm một cách
thuận lợi. Truyện viết về đề tài chiến tranh tất nhiên là nói về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, gian
khổ nhưng những giây phút bình yên là nơi trú chân cho những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người, nhất là người phụ nữ chiến tranh. Truyện “Những ngôi
sao xa xôi” nổi bật lên với ba gương mặt nữ thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, chị
Thao. Họ ở trong một hang sâu dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội.
Đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: “Không có
lá xanh” hai bên đường, “thân cây bị tước khô cháy”, có biết bao thương tích vì bom đạn giặc:
những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô
méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Công việc của họ vô cùng gian khổ và nguy hiểm. Hàng ngày họ phải thay nhau đứng trên cao
điểm đếm bom rơi rồi lao vào trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất và đá phải san
lấp, đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết “lẩn trong ruột
những quả bom”. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh niên xung phong thường “ra
đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm thì tổ trinh sát lại “chạy trên cao điểm
cả ban ngày” dưới cái nóng trên 30 độ. Từ trên cao điểm về hang, cô nào cũng chỉ thấy “hai
con mắt lấp lánh", “hàm răng lóa lên” khi cười, khuôn mặt thì “lom luốc”. Họ là những cô gái trẻ
yêu đời, dễ rung cảm, nhiều ước mơ, rất dễ vui mà cũng dễ trẩm tư. Họ rất thích cái đẹp và


thích làm đẹp cho cuộc sống, từ sở thích của mỗi người khác nhau. Nho thích thêu thùa, có
ước mơ sau chiến tranh xin vào làm thợ điện và trở thành một cầu thủ bóng chuyền nhà máy.
Chị Thao lớn tuổi hơn Phương Định và Nho. Từng trải hơn, không còn hồn nhiên như hai đồng
đội, ước mơ và dự tính của chị về tương lai thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những
phần khát khao rung động của tuổi trẻ. Chị dũng cảm, gan dạ trong chiến đấu nhưng sợ nhìn
thấy máu chảy.
Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại ân
tượng sâu sắc. Phương Định là người con gái rất nhạy cảm, hồn nhiên và thích thơ mộng; cô
thường sống với những ki niệm nơi thành phố quê hương mình. Phương Định có một thời học

sinh, hồn nhiên, sống vô tư với mẹ, cô có một căn phòng nhỏ trên gác hai ô một ngõ phố yên
tĩnh và thanh bình tại Hà Nội. Và giờ đây trong những ngày căng thẳng ở chiến trường, cuộc
sống đó đã trở thành kỉ niệm của cô. Những kỉ niệm đó vừa thể hiện khát khao cuộc sống nơi
quê hương vừa là liều thuốc động viên tinh thần Phương Định nơi tuyến lửa khốc liệt. Sống nơi
chiến trường đã ba năm, luôn kề bên cái chết nhưng cô vẫn thể hiện sư hồn nhiên và mơ
mộng, ở chiến trường, Phương Định nổi bật giữa các cô gái khác với “hai bím tóc,

Xem thêm tại: />


×