Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tác giả nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.93 KB, 1 trang )

Tác giả Nguyễn Tuân
Bình chọn:

NGUYỄN TUÂN (1910 – 1987)



Cách làm bài văn Nghị Luận xã hội đạt điểm tối đa



Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân...



Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945



Trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử

Xem thêm: Văn nghị luận Học trực tuyến Môn Văn học

Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ
văn để người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu
trong làng văn Việt Nam hiện đại của Nguyễn Tuân. “Ông là một trong mấy nhà nhà văn lớn mở
đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” (Nguyễn Ðình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là
nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân
tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm
tòi, sáng tạo nên các giá trị mới.


I. TIỂU SỬ – CON NGƯỜI – QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
1) Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Gia đình có truyền thống
nho học. Nhưng lúc này nho học đã thất thế, nhường chỗ cho Tây học. Cả một thế hệ vốn gắn
bó với cửa Khổng sân Trình bỗng dưng trở nên lỗi thời trước xã hội giao thời Tây – Tàu nhố
nhăng ; sinh ra tư tưởng bất đắc chí (trong đó có cụ Tú Hải Văn, thân sinh của Nguyễn Tuân).
Bối cảnh xã hội, không khí gia đình đặc biệt ấy đã ghi lại dấu ấn sâu sắc trong cá tính, tư tưởng
cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Là một trí thức giàu tinh thần dân
tộc, Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khổ sở, có lúc bế tắc, tuyệt vọng.
- Năm 1929, bị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi
Ðông Dương (vì tham gia bãi khóa chống giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam, tại trường
trung học Nam Ðịnh). Cùng một nhóm bạn, vượt biên giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về
giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra tù. Ði trái phép vào Sài Gòn, đến Vinh thì bị bắt và bị
quản thúc ở Thanh Hóa. Kể từ đây, Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần sâu
sắc. Ông lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ “đại bất đắc chí”, như một người “hư
hỏng hoàn toàn”.
Xem thêm tại: />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×