Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.94 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 12 - TIẾT 49, 50: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO
CHÍ
I. Mục tiêu cần đạt
Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ báo chí; các đặc trưng cơ bản
của phong cách ngôn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.
Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thông dụng thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
(biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản, từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ).
Bước đầu biết viết một số loại văn bản báo chí ở mức đơn giản: tin ngắn, phỏng vấn, quảng
cáo, …
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 56)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Đọc văn bản và cho biết thế nào là
một bản tin?

I. Ngôn ngữ báo chí

(Thông báo những tin tức thời sự
diễn ra ở tất cả các phương diện của
cuộc sống xã hội. Cần có thông tin


cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân
vật, sự kiện, …SGK, tr 129)

a) Bản tin

- Đọc văn bản và cho biết đặc điểm
của một phóng sự?

1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
Thông tin thời sự, do đó cần cho biết cụ thể thời gian,
địa điểm, sự kiện chính xác.
b) Phóng sự

Vừa thông tin chi tiết sự việc vừa miêu tả bằng hình
ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ,
( Chứa đựng những thông tin cụ thể, sinh động và hấp dẫn.
có thật nhưng thường còn có sự


miêu tả chi tiết, khiến cho sự việc
hiện lên như trong một bộ phim tư
liệu. SGK, tr 130)

c) Tiểu phẩm
Thường ngắn gọn, viết về những hiện tượng thời sự
có tính tiêu cực, với giọng văn hài hước, châm biếm.

- Đọc văn bản và cho biết tiểu phẩm 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ
có những đặc điểm nào?
báo chí

(Bài viết ngắn, theo phong cách trào a) Báo chí có nhiều thể loại; tồn tại ở hai dạng chính:
phúng để mỉa mai, châm biếm, đả
dạng viết, dạng nói.
kích những hiện tượng xấu, sai trái
b) Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về ngôn ngữ.
đương thời. SGK, tr 130)
c) Chức năng chung: cung cấp tin tức thời sự, phản
ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu
- Các thể loại của báo chí?
lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy
(Xét theo phương tiện biểu hiện:
sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ báo chí bao gồm
báo viết, báo nói- đài phát thanh,
hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.
báo hình- tivi, báo điện tử- In-tơnét. Theo định kì xuất bản: nhật
* Ghi nhớ (SGK, tr 131)
báo, tuần báo, nguyệt san,…; theo
lĩnh vực thông tin: văn nghệ, khoa
LUYỆN TẬP
học và đời sống, pháp luật, giáo dục
Bài tập 1
và thời đại,…; theo đối tượng độc
Hs làm ở nhà (nhận diện một số thể loại tiêu biểu của
giả: nhi đồng, tiền phong, thanh
ngôn ngữ báo chí trên một tờ báo viết; xác định đặc
niên, phụ nữ, người cao tuổi, …)
điểm của tờ báo: theo phương tiện, định kì xuất bản,
- Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể
lĩnh vực xã hội, đối tượng độc giả,…)
loại báo chí?

Bài tập 2
- Chức năng chung của ngôn ngữ
Bản tin: thông tin sự việc một cách ngắn gọn,
báo chí?
kịp thời, cập nhật.
- Từ sự tìm hiểu trên, em có thể xác
định thế nào là ngôn ngữ báo chí?
- Hướng dẫn Hs làm bài luyện tập 1
ở nhà. Làm tại lớp bài tập 2, 3.

Phóng sự: vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả
sinh động, cụ thể. Yêu cầu gợi cảm, gây được hứng
thú.
Bài tập 3
Để viết một tin ngắn cần có các yếu tố: thời gian (vào
thời điểm nhất định), địa điểm (tại lớp học), sự kiện
(chú ý sự kiện nổi bật), ý kiến ngắn về sự kiện.

Tiết 50
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của


- Nhận xét về đặc điểm từ vựng,
ngữ pháp và các biện pháp tu từ
trong ngôn ngữ báo chí? (SGV, tr
143; SGK, tr 143)

ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt
a) Về từ vựng

Hết sức phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể
loại lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.
b) Về ngữ pháp
Rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch
lạc để đảm bảo thông tin chính xác.
c) Về các biện pháp tu từ
Không hạn chế. Ở dạng nói đòi hỏi phát âm rõ ràng; ở
báo viết phải chú ý đến kiểu chữ, khổ chữ, màu sắc,
hình ảnh để tạo điểm nhấn trong thông tin.

- Trình bày khái quát những đặc
trưng của ngôn ngữ báo chí? (SGV,
tr 143; SGK, tr 144)

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
a) Tính thông tin thời sự
SGK tr 144
b) Tính ngắn gọn
SGK tr 144
c) Tính sinh động, hấp dẫn

- Khái quát những nét cơ bản của
báo chí để hiểu phong cách ngôn
ngữ báo chí khác với các phong
cách ngôn ngữ khác?

SGK tr 144
* Ghi nhớ (SGK, tr 145)
LUYỆN TẬP
Bài tập 1


Hướng dẫn Hs làm các bài
luyện tập. Bài tập 2: SGV, tr 146.

Tính thời sự: thời gian, địa điểm, ý kiến (những
vấn đề cần thông tin). Mỗi chi tiết đều đảm bảo tính
chính xác, cập nhật.
Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cần
thiết.
Bài tập 2
Hs làm ở nhà


IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Ngôn ngữ báo chí có mục đích và nhiệm vụ chung là thông tin các sự kiện, những dư
luận xã hội và định hướng dư luận xã hội theo một quan điểm nhất định.
Tin ngắn có yêu cầu: nội dung chính xác, khách quan và ngắn gọn, nhưng vẫn có đầy đủ thông
tin cần thiết (Tin tức không cho phép bịa đặt, hư cấu, tô hồng hoặc bôi đen; thậm chí người viết
cần phải kiểm tra kĩ nguồn tin trước khi viết. Tránh cách viết dài dòng, hoặc thiếu thông tin
khiến bất lợi cho người đọc.).
2. Hướng dẫn
- Khi nghe đài hoặc xem ti vi, chú ý đến mục tin tức thời sự và nhận định về đặc điểm của ngôn
ngữ báo chí thể hiện ở mục đó.
- Liên hệ các bài làm văn thuộc thể loại bản tin, quảng cáo, phỏng vấn để tích hợp kiến thức và
kĩ năng.
- Chuẩn bị: Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ vấn đề trong các bài tập 1, 2, 3
SGK tr 116, 117




×