Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

NHỮNG vấn đề lí LUẬN CHUNG về kế TOÁN bán HÀNG và xác ĐỊNH kết QUẢ KD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.11 KB, 56 trang )

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Khái niệm, yêu cầu của doanh nghiệp về kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh
“Bán hàng là một quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện
thanh toán để thực hiện Giá trị của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Các doanh nghiệp sản
xuất – kinh doanh dịch vụ đều phải tiến hành cung cấp sản phẩm hàng hoá của mình cho
xã hội và được thực hiện thông qua nghiệp vụ bán hàng”
“Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chính trong doanh
nghiệp thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Kết quả bán hàng
là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ trong kỳ”
Như vậy, kết quả kinh doanh được xác định là phần chênh lệch giữa doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn hàng bán của sản phẩm hàng hoá dịch vụ
bán ra, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu thu nhập lớn hơn chi
phí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hảng là lỗ.
Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh
thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
1.2 Các quy định, chuẩn mực kế toán, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1. Việt Nam
Chuẩn mực kế toán số 14
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các phương pháp và
nguyêntắc kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm
ghinhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi
nhận sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02.Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập
khác phát sinh từ thu nhập và nghiệp vụ sau:

1



a) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào;
b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đó thoả thuận theo hợp đồng trong
một hoặc nhiều kỳ kế toán;
d) Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu
kể trên (Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập
khác được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đó xác định là tiêu
thụbị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua hàng
trước thời hạn theo hợp đồng.
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Giá trị hợp lý: Là Giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được
thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi
ngang giá.

2


1.2.2. Quốc tế

Chuẩn mực IAS 2 về Hàng tồn kho
Chuẩn mực IAS 18 về doanh thu
1.3 Tổ chức kế toán về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu liên quan đến bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
Doanh thu bán hàng
 Khái niệm:
Doanh thu bán hàng là tổng Giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp được
hưởng trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
 Các xác định:
Doanh thu bán hàng hoá = Số lượng hàng bán x giá bán 1 đơn vị SP
Tổng doanh thu bán hàng = tổng doanh thu bán hàng của tất cả các hàng hóa
trong đơn vị.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu bán
hàng là số tiền thu được từ việc doanh nghiệp bán hàng hoá cung cấp dịch vụ cho
khách hàng không bao gồm thuế GTGT. Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giá tị gia
tăng làm chứng từ hạch toán và ghi nhận doanh thu.
 Thời điểm và điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi kết quả cựa hoạt dộng đó được xác định một
cách đáng tin cậy. Trong nhiều trường hợp, doanh thu bán hàng liên quan đến nhiều kỳ kế
toán thì doanh thu bán hàng được ghi nhận trong kỳ theo doanh thu phân bổ và lập báo cáo
của kỳ đó. Theo quyết định số 149/2001QĐ –BTC của Bộ Tài Chính, doanh thu bán hàng
được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đó chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu

3



hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đó thu được hoặc sẽ thu được lợi ớch kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Các khoản giảm trừ doanh thu
Là Giá trị chiết khấu thương mại, giảm Giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính
giảm trừ vào doanh thu đó ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở
xác định kết quả bán hàng trong kỳ kế toán.
 Chiết khấu thương mại:
Là khoản tiền chênh lệch Giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đó giảm
trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đó mua sản phẩm hàng hoá dịch
vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đó ghi trên hợp
đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng.
Số tiền chiết khấu thương mại thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá
thanh toán. Nếu giao dịch hàng hoá có chiết khấu thương mại, thì khoản chiết khấu
này được ghi trực tiếp trên hóa đơn của lô hàng bán được hưởng chiết khấu.
 Giảm Giá hàng bán:
Là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua trong trường hợp
đặc biệt vì lớ do hàng bán bị kộm phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không
đúng thời hạn ... đó ghi trong hợp đồng.
 Hàng bán bị trả lại:
Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá doanh nghiệp đó xác định tiêu thụ, đó ghi
nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm nghiờm trọng các điều kiện
đó cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sỏch bảo hành như hàng kém
phẩm chất sai quy cách, chủng loại… mà không chấp nhận được giảm Giá.
Khi bên mua trả lại hàng hoá cho bên bán, cần có văn bản đề nghị của bên
mua, có xác nhận của bên bán, trong đó ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng và Giá trị
hàng trả lại.


4


Bên mua phải lập hóa đơn GTGT trong đó ghi rõ trả lại hàng mua, nếu bên
mua không sử dụng hóa đơn GTGT thì phải xuất trả lại hóa đơn GTGT mà bên bán
đó giao cho bên mua để làm căn cứ hạch toán.
Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế xuất khẩu: Là khoản thuế gián thu tính trên doanh thu bán hàng được
phép xuất khẩu, có thể trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài hoặc các khu chế xuất trên
lãnh thổ Việt Nam.
Thuế xuất khẩu phải nộp tính theo công thức:

Thuế xuất khẩu
phải nộp

=

Số lượng từng mặt
hàng xuất khẩu

x

Trị Giá tính
thuế

x

thuế xuất thuế
xuất khẩu


Trong đó:
Số lượng mặt hàng xuất khẩu được căn cứ vào tờ khai hải quan.
Giá tính thuế xuất khẩu là Giá FOB.
Thuế suất thuế XK theo quy định của nhà nước với từng loại mặt hàng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là khoản thuế DN phải nộp khi tiêu thụ những hàng
hóa đặc biệt thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của
nhà nước trong từng thời kỳ.
Công thức:
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x thuế xuất thuế TTĐB
Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Công thức:
Thuế GTGT
phải nộp

=

Giá trị gia tăng của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế

5

*

Thuế xuất thuế GTGT
của hàng hóa đó


Trong đó:
Giá trị gia tăng của

hàng hoá, dịch vụ

=

Doanh số của hàng hoá bán
ra

chịu thuế

Giá vốn của hàng hoá

*

bán ra

Giá vốn hàng bán
 Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là trị Giá vốn hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ, được xác
định trên cơ sở các phương pháp tính giá thực tế hàng xuất kho. Giá vốn hàng bán
là một khoản chi phí được ghi nhận tương ứng với doanh thu bán hàng hoá trong
kỳ.


Phương pháp tính:
Giá vốn hàng
bán

=

Trị giá mua của hàng tiêu

thụ trong kỳ

+

Chi phí mua phân bổ cho
hàng tiêu thụ

Trong đó:
Trị Giá mua

Trị giá hàng

của hàng hoá = hoá ghi trên +
tiêu thụ

Các khoản giảm trừ

Các khoản thuế, phí
không được hoàn lại

hoá đơn

(nếu có)

-

(CKTM, giảm Giá
hàng mua, hàng
mua trả lại…)


Chi phí thu mua gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho, bến bãi…
(a) Đối với trị giá mua của hàng tiêu thụ trong kỳ
Theo Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành
và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam, các doanh nghiệp (căn cứ vào đặc điểm
cụ thể hàng tồn kho và yêu cầu của quá trình hạch toán) có thể áp dụng một trong
phương pháp sau để xác định trị Giá mua của hàng xuất bán:
* Đánh giá theo giá mua thực tế
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

6


Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng hoá nào nhập trước thì
được xuất trước và hàng tồn cuối kỳ là hàng được nhập gần thời điểm cuối kỳ. Theo
phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo Giá thực tế của hàng nhập
kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ và do vậy Giá trị của hàng tồn kho sẽ là
Giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có ít danh điểm hàng hoá, số
lần nhập kho mỗi danh điểm không nhiều.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nụng sản, dễ
hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn thường hay sử dụng phương pháp này.
Ưu điểm: Phương pháp này cho phép kế toán tính toán kịp thời Giá vốn hàng
bán, cung cấp thông tin nhanh chúng cho quản lý.
Nhược điểm: Việc hạch toán hàng tồn kho đòi hỏi phải chi tiết theo từng danh
điểm, từng nhóm, từng loại hàng hoá, từng lần nhập, vì vậy tốn kộm nhiều chi phí.
Đồng thời, trong điều kiện bất ổn thị trường đầu vào, lạm phát, phương pháp này
không phản ánh đúng chi phí kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Phương pháp nhập sau xuất trước(LIFO)
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng hoá nhập sau thì
xuất trước và hàng tồn kho cuối kỳ là hàng tồn kho được xuất trước đó. Theo

phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo Giá của hàng nhập sau hoặc
gần sau cùng, Giá trị của hàng tồn kho được tính theo Giá của hàng nhập kho đầu
kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Ưu điểm: Phương pháp này còng cho phép kế toán tính toán kịp thời Giá vốn
hàng bán, khắc phục nhược điểm của phương pháp nhập trước – xuất trước về sự
phự hợp của chi phí với sự thay đổi Giá cả hàng hoá trên thị trường.
Nhược điểm: Việc hạch toán đòi hỏi chi tiết theo từng đối tượng, từng lần
nhập, xuất nờn rất tốn kộm chi phí, công sức.
- Phương pháp thực tế đích danh

7


Theo phương pháp thực tế đích danh (còn gọi phương pháp tính giá trực tiếp),
Giá trị của hàng hóa được xác định theo đơn chiếc hay từng lô hàng và giữ nguyên
từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dựng (trừ trường hợp có điều chỉnh).
Phương pháp này rất thớch hợp với các doanh nghiệp bố trí được kho, bãi bảo
quản riêng cho từng lô hàng, từng sản phẩm đơn lẻ. Khi xuất kho hàng thuộc lô
hàng nào thì kế toán sẽ tính giá xuất theo giá thực tế nhập lô hàng đó.
Ưu điểm: Việc tính Giá vốn hàng bán kịp thời, thuận tiện, ớt tốn kộm chi phí,
công sức theo dõi chi tiết từng nhóm hàng, từng mặt hàng.
Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hạn chế, do không phải doanh nghiệp nào còng
bố trí được hệ thống kho bãi đảm bảo, cho phép bảo quản riêng từng lô hàng hoá.
- Phương pháp bình quân gia quyền (giá đơn vị bình quân)
Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng hoá xuất được tính như sau:
Giá thực tế của hàng
xuất

=


Số lượng hàng hoá

*

xuất bán

Giá đơn vị bình quân

Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong ba cách sau:
+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Trị Giá mua thực tế của hàng
tồn ĐK
Giá đơn vị
bình quân

Trị Giá mua thực tế của hàng
+

nhập TK

=

Số lượng hàng tồn ĐK

8

+

Số lượng hàng nhập trong kỳ



+ Phương pháp bình quân cuối kỳ trước
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Giá đơn vị
=
bình quân
Lượng hàng hoá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Giá thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị
bình quân

=

Lượng hàng hoá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Ưu điểm: Phương pháp giá đơn vị bình quân có ưu điểm rất lớn là đơn giản, dễ
làm, tốn ớt công sức, khối lượng công việc của kế toán được giảm nhẹ mà vẫn đảm
bảo tính kịp thời của số liệu kế toán.
Vì vậy, phương pháp này hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp thương mại
áp dụng.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì sử dụng đơn giá bình quân
* Đánh giá hàng hóa theo giá hạch toán
Theo phương pháp này, toàn bộ hàng hoá biến động trong kỳ được tính theo
Giá hạch toán (Giá kế hoạch hoặc một giá ổn định trong kỳ). Cuối kỳ, kế toán tiến
hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:

Giá thực tế của hàng
xuất

=


Giá hạch toán của
hàng hoá xuất

9

*

Hệ số Giá của hàng
hoá xuất


Trong đó:
Hệ số Giá
của hàng
hoá

Giá thực tế hàng hoá tồn kho và nhập trong kỳ
=
Giá hạch toán hàng hoá tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng mặt hàng chủ yếu
tựy theo yêu cầu và trình độ quản lý, Trình độ kế toán tại doanh nghiệp.
Phương pháp này thường áp dụng với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng
hoá, Giá cả biến động, việc xuất nhập diền ra nhiều, thường xuyên.
Tuy nhiên nó đời hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ cao.
(b) Đối với chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá xuất bán:
Do chi phí thu mua liên quan đến nhiều chủng loại hàng hóa, liên quan đến cả
khối lượng hàng hoá mua trong kỳ và hàng hoá tồn kho đầu kỳ, vì vậy cần phân bổ
chi phí mua hàng cho hàng hóa đó bán trong kỳ và hàng tồn đầu kỳ

Tiêu chuẩn phân bổ chi phí mua hàng tùy theo điều kiện và đặc điểm của
từng doanh nghiệp: Số lượng, trọng lượng, trị Giá mua thực tế của hàng hoá…
Công thức:
Chi phí thu
mua phân bổ
cho hàng tiêu =
thụ trong kỳ

CP mua phân bổ
hàng tồn ĐK

CP thu mua phát
sinh trong kỳ

+

*
Trị giá mua hàng
tồn ĐK

+

Trị giá mua của
hàng nhập trong kỳ

Trị giá mua phân
bổ cho hàng xuất
bán trong kỳ

Từ đó tính được chi phí thu mua để lại cho hàng tồn kho cuối kỳ.

Chi phí thu
mua phân bổ
cho HTK cuối

Chi phí thu
=

mua của hàng

kỳ

tồn kho đầu

Chi phí thu
+

mua của HTK ttrong kỳ

kỳ

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
 Chi phí bán hàng
10

Chi phí thu mua
phân bổ cho
hàng xuất bán
trong kỳ



Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh ở quá trình tiêu thụ hàng hoá
(Phát sinh trong quá trình bảo quản, giao dịch, vận tải...)
Chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí nhân viên: Tiền lương, tiền công phải trả cho nhân viên bán hàng.
- Chi phí vật liệu: Các chi phí vật liệu đóng gói để bảo quản, vận chuyển hàng
hoá trong quá trình tiêu thụ.
- Chi phí dụng cụ đồ dựng cho quá trình tiêu thụ hàng hoá.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng như: Nhà
kho, cửa hàng, bến bãi...
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, quảng cáo,
hội nghị khách hàng...
- Các chi phí phát sinh trong khâu bán hàng cần thiết được phân loại và tổng
hợp theo đúng nội dung quy định. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng để
xác định kết quả bán hàng.
 Chi phí quản lý doanh ngiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý: Tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT,
BHTN, kinh phí công đoàn của cỏn bộ, nhân viên quản lý của doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu: Giá trị vật liệu xuất dựng cho công tác quản lý của doanh
nghiệp.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dựng cho công tác quản lý.
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý DN như:
- Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng phương, tiện truyền dẫn mỏy
múc thiết bị...
- Thuế, phí và lệ phí như: thuế mụn bài, thu trên vốn, thuế nhà đất...

11



- Chi phí dự phòng: Dự phòng giảm Giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó
đòi tính vào chi phí kinh doanh của DN.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, thuê nhà...
- Chi phí bằng tiền khác: Hội nghị tiếp khách, công tác phí, lãi vay vốn dựng
cho SXKD phải trả...
- Chi phí quản lý DN liên quan đến các hoạt động trong DN, do vậy cuối kỳ
được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết qủa sản xuất kinh doanh của DN.
Kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng cung cấp cho khách hàng và các bên quan tâm như ngân
hàng, cổ đông, các nhà đầu tư ... những thông tin về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, các đối
tượng liên quan, là cơ sở cho sự hợp tác lâu dài và bền chặt.
Kết quả hoạt động bán hàng là chi tiêu phản ánh kết quả cuối cùng về tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và
kinh doanh phụ được thể hiện qua chỉ tiêu lãi và lỗ. Nói cách khác, đây là phần
chênh lệch giữa một bên là doanh thu thuần của tất cả các hàng hoá với một bên là
toàn bộ chi phí đó bỏ ra. Số chênh lệch sẽ là chỉ tiêu cuối cùng.
Kết quả hoạt động bán hàng được xác định như sau :
Kết quả bán

=

hàng

DT bán

-


hàng thuần

Giá vốn
hàng bán

Chi phí

-

bán hàng

-

Chi phí
QLDN

Trong đó:
Doanh thu bán hàng thuần
Các khoản
giảm trừ
doanh thu

=

Chiết khấu
thương mại

= Tổng DT tiêu thụ

+


Giảm
Giá
hàng
bán

12

+

-

Các khoản giảm trừ DT

DT hàng
+
bán trả lại

Thuế XK, thuế
TTĐB, thuế
GTGT theo PP
trực tiếp


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH THAN VĨNH PHÚ
2.1 Tổng quan về công ty kinh doanh than Vĩnh Phú
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên và địa chỉ của Công ty
Tên công ty : Công ty Kinh doanh than Vĩnh Phú

Địa chỉ : Phường Bến Gót – TP.Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại

: 0210.3862.450

Fax

: 0210.3862.528

Mã số thuế

: 0100100689005

Tài khoản

: 102010000254816 tại Chi nhánh Nam Việt Trì – NHTMCP

Công thương Việt Nam.
Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty
Công ty cổ phần Kinh doanh than miền Bắc – TKV, tiền thân được tách ra từ
Công ty cung ứng than, xi măng Vĩnh Phú. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước
đóng trên địa bàn phường Bến Gút - thành phố Việt Trì – Phú Thọ và được thành
lập vào tháng 7 năm 1975. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty
đó có rất nhiều Tên gọi và được chuyển đổi như sau:
Năm 1975 công ty có tên là "Công ty quản lý và phân phối Than Vĩnh Phú". Năm
1984 đổi Tên thành "Công ty cung ứng Than". Sau đó, để phự hợp với nhu cầu của thị
trường, năm 1996 đổi thành "Công ty chế biến và kinh doanh Than Vĩnh Phú" và từ năm
2007 cho đến nay lại mang Tên "Công ty kinh doanh Than Vĩnh Phú".
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp

Chức năng
Công ty Kinh doanh than Vĩnh Phú là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc
Công ty cổ phần Kinh doanh than miền Bắc, đặt dưới sự quản lý của Tập đoàn Than

13


khoáng sản Việt Nam. Do đó, chức năng của Công ty còng thay đổi theo cơ chế
quản lý của Nhà nước.
Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, Công ty đảm nhận chức
năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dõn mà chủ yếu là trên địa bàn các
tỉnh lõn cận như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hũa Bình ...
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh cho các đơn vị kinh tế, Công ty còng chuyển hẳn sang chức năng chế biến và
kinh doanh theo nguyên tắc hoạt động "lời ăn lỗ chịu" như tất cả các đơn vị kinh
doanh khác.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hiệu quả kinh doanh của Công ty
được nõng cao một cách rõ rệt do mỗi thành viên đều được giao một nhiệm vụ cụ
thể và quy định thời gian hoàn thành, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và chỗ
đứng trong Công ty. Chính cách thức quản lý đó đó nõng cao trỏch nhiệm, khả năng
làm việc, tính sỏng tạo, tinh thần tự chủ của mỗi thành viờn và mang lại lợi nhuận
đáng kể cho Công ty.
Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong mỗi thời kỳ khác nhau thì nhiệm
vụ đặt ra cho Công ty còng khác nhau. Trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là
tổ chức thu mua, tiêu thụ than co mỏ, cung ứng, phân phối than theo kế hoạch của
Nhà nước. Hiện nay, với chức năng kinh doanh theo cơ chế thị trường, Công ty có
một số nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Xây dựng và tổ chức các chiến lược kinh doanh.
+ Quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, đặc biệt là nguồn

vốn ngõn sỏch cấp.
+ Nghiên cứu và thực thi các biện pháp nõng cao hiệu quả kinh doanh và chế
biến than.
+ Tuan thủ các chế độ, chính sach quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và
của ngành.

14


Ngoài ra Công ty còn có các nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế - xã hội như:
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường…
2.1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
2.1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Công ty Kinh doanh than Vĩnh Phú là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty
Cổ phần kinh doanh than Miền Bắc. Đến nay mặc dự nền kinh tế đó đi vào hoạt động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN nhưng
hoạt động của Công ty vẫn bị hạn chế. Bản thân Công ty là một doanh nghiệp Nhà
nước, có tư cách pháp nhân chưa đầy đủ, hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự
quản lý, chi phối điều tiết mạnh mẽ của Công ty Cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.
Công ty hoạt động dựa vào kế hoạch của cấp trên giao xuống, chủ yếu bằng hình thức
khoán theo định mức doanh thu hoặc sản lượng. Định kỳ tháng, quý, năm Công ty
phải lập báo cáo về tỡnh hình sản xuất kinh doanh để Trình cấp trên. Cuối mỗi niên
độ kế toán, Công ty phải lập báo cáo quyết toán và chuyển toàn bộ kết quả tài chính
lờn Công ty CP kinh doanh than Miền Bắc sau đó việc trích lập các quỹ tại Công ty
là do Công ty CP kinh doanh Than Miền Bắc trích lập và chỉ đạo thực hiện (chủ yếu
là quỹ đầu tư và phát triển).
Công ty quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện theo đúng
chế độ hiện hành của Nhà nước quy định. Hoạt động thường xuyên của Công ty là
mua, chế biến, bán và vận tải than, đều được thực hiện căn cứ vào hợp đồng kinh tế
và giao cho các trạm thực hiện. Trước kia các trạm chỉ được ký kết các hợp đồng

mà được sự đồng ý của Công ty nhưng bây giờ thì các trạm có thể tự quyết định ký
kết những hợp đồng mang lại doanh thu cao cho Công ty, đó là một cách làm việc
rất tiến bộ vì làm như vậy sẽ kích thích được lòng hăng say trong công việc của các
nhân viên bởi lẽ họ được quyền tự ký hợp đồng, họ như là một người chủ thực sự
do đó họ làm việc sẽ nhiệt tỡnh.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp:

15


Để phự hợp và đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, Công ty tổ chức một bộ mỏy quản lý theo kiểu trực tuyến, bao gồm:
Ban Giám Đốc, ba phòng ban chức năng và tám trạm kinh doanh, chế biến than.

Ban Giám đốc

Phòng tổ chức hành
chính

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng kế toán
tài chính

Trạm Việt
Trì I

Trạm Việt
Trì II


Trạm Vân


Trạm Phú
Thọ

Trạm Tam
Thanh

Trạm Hương
Canh Vĩnh
Phúc

Trạm
Đoan
Hùng

Trạm Bạch
Hạc

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Ban Giám Đốc Công ty: bao gồm một Giám Đốc, một Phó Giám Đốc: có
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trach nhiệm về

16


toàn bộ công tác kinh doanh của Công ty trước cấp trên, trước Nhà nước và pháp
luật. Để điều hành các hoạt động của Công ty, ban Giám Đốc không những chỉ đạo

thông qua các phòng ban chức năng mà còn trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh
tới các trạm. Đây là một nét đặc thự phản ánh sự chặt chẽ trong Công tác quản lý
của Công ty.
* Ba phòng ban chức năng đó là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch
kinh doanh và phòng tài chính - kế toán. Các phòng này có nhiệm vụ tham mưu,
giúp cho Giám Đốc Công ty theo lĩnh vực công việc được quy đinh cụ thể.
* Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức công tác cỏn bộ nhõn sự,
tiền lương và các chế độ đối với công nhân viên, công tác thanh tra, bảo vệ, an ninh
chính trị, an toàn lao động… Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, con dấu, công tác
tuyờn truyền và giao dịch đối ngoại của Công ty…
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh,
hướng dẫn chỉ đạo các kế hoạch này cho trạm thực hiện, kết hợp với phòng kế toán
tài chính để lập dự thảo các hợp đồng mua bán, vận chuyển than, chỉ đạo kho bãi
than và các công tác kỹ thuật than hoá nghiệm, hướng dẫn, kiểm tra công tác giao
nhận than, xây dựng cơ chế mua bán và Giá cả than, quản lý và chỉ đạo phòng
chống hao hụt than…
* Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ chỉ đạo lập chứng từ ban đầu, lập sổ
sách đối với các trạm và cửa hàng, tập hợp chứng từ của các trạm và tổ chức hạch
toán kế toán tại Công ty theo đúng quy định của cấp trên và theo đúng chế độ kế
toán của Nhà nước, đồng thời chỉ đạo và thực hiện quản lý công nợ, thu hồi công nợ
không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu, cùng tham gia với phòng kế hoạch
kinh doanh để dự thảo các hợp đồng kinh tế mua bán, bốc xếp, vận chuyển than,
xây dựng chính sách Giá và lập kế hoạch chi phí lưu thông.
* Trạm kinh doanh và chế biến than: Đóng ở Việt Trì, Văn Cơ, Phú Thọ,
Tam Thanh, Đoan Hùng, Hương Canh, Bạch Hạc. Các trạm này là nơi tổ chức thực
hiện và tiếp nhận than, chế biến than và quản lý kho còng như quản lý các tài sản

17



của Công ty giao để sử dụng. Trạm trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chế
biến và vận chuyển than theo kế hoạch của Công ty hàng ngày theo cơ chế tiền
lương và cơ chế khoáng sản lượng mà Công ty giao, trạm được uỷ quyền ký
hợp đồng thuê lao động ngắn hạn để bốc xếp, vận chuyển… và chỉ trả lương theo
đúng quy định của cấp trên và theo đúng chế độ của Nhà nước.
Từ khi thành lập cho đến nay bộ máy quản lý của Công ty còn có rất nhiều
thay đổi và không ngừng hoàn thiện để đáp ứng với tốc độ phát triển của nền kinh tế
như hiện nay.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy như trên đó phần nào thớch ứng được với tỡnh
hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu kinh tế - xã hội
trong giai đoạn hiện nay.
Các trạm là đơn vị trực tiếp kinh doanh và dịch vụ, có tư cách pháp nhân
riêng, thực hiện chế độ hạch toán định mức, được mở tài khoản thanh toán tại ngõn
hàng và sử dụng con dấu theo mẫu và thể thức nhà nước quy định. Các đơn vị này
có nhiệm vụ:
- Nắm bắt, nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện sau
khi đó được Công ty phê duyệt.
- Tổ chức hợp lý quy trình công nghệ bán hàng và dịch vụ, áp dụng kỹ thuật
cho kinh doanh, dịch vụ không ngừng nâng cao văn minh và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- Chấp hành các chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và quy định về quản lý
tài sản, tiền vốn, hàng hoá của công ty giao, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
- Trạm trưởng chịu trách nhiệm với mọi hoạt động của trạm trước Giám Đốc
Công ty.
- Tự chủ trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh
tế. Thực hiện tự chủ về tài chính theo quy định của Công ty.
- Quản lý cán bộ, nhân viên, áp dụng các hình thức tiền lương, thưởng theo
chế độ của Nhà nước và theo quy định của Công ty.

18



- Được tố tụng, khiếu lại các cơ quan, cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế, chế
độ quản lý tài sản, tiền vốn, vật tư, hàng hoá…
- Chịu trách nhiệm tổ chức bán buôn, bán lẻ theo điều lệ của trạm, đảm bảo về
số lượng và chất lượng.
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
● Chế độ kế toán áp dụng
Theo quy định tại quyết định 15/20011/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính, từ ngày 01/11/2015 áp dụng chế độ kế toán theo thông tư
200/2014/TT-BTC.
● Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DNN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 –DNN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DNN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN
Các phương pháp kế toán chủ yếu mà doanh nghiệp sử dụng
-Đơn vị tiền sử dụng: VNĐ
-Niên độ kế toán: 1 năm
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Công ty chọn phương pháp
khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán thuế Giá trị gia tăng: Công ty tính thuế Giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ và sử dụng tài khoản 133 để tính thuế đầu vào, tài
khoản 333 để tính thuế đầu ra.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nguyên tắc Giá gốc
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
+ Hạch toán hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp lập dự phòng giảm Giá hàng tồn kho

Trình tự ghi sổ

19


Sơ đồ 1-1: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính tại công ty
SỔ KẾ TOÁN

Chứng từ kế toán

-Sổ Tổng hợp
-Sổ chi tiết
PHẦN MỀM

KẾ TOÁN MISA
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chứng

từ kế toán cùng loại
Ghi chỳ :
: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng

: Đối chiếu

2.2 Quy trình kế toán công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Phương thức bán hàng trực tiếp

 Phương thức bán buôn
Phương thức bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị, tổ chức khác
với Chiếc lượng lớn, Giá cả ổn định. Phương thức bán buôn gồm hai phương thức là
bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
 Phương thức bán lẻ
Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dựng có thể là cỏ nhõn
hay tổ chức kinh tế. Hàng hoá bán lẻ ra khỏi lĩnh vực lưu thông đi vào tiêu dùng,
phương thức bán hàng này có đặc điểm là bán ra với số lượng ít và được thanh toán
ngay chủ yếu là bằng tiền mặt. Gồm có 2 phương thức: phương thức bán lẻ thu tiền
trực tiếp và phương thức bán lẻ thu tiền tập trung

 Phương thức bán hàng trả gúp
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng mà tiền hàng sẽ được thanh toán
làm nhiều lần, người mua sẽ phải thanh toán tiền thành từng đợt cố định và phải

20


chịu một phần lãi suất nhất định. Số tiền thanh toán sẽ chia thành khoản bằng nhau
trong đó đó bao gồm một phần doanh thu và một phần lãi trả chậm.
Lúc này: Doanh thu = Giá bán trả tiền ngay
Lãi bán hàng trả gúp = Giá bán trả gúp – Giá bán trả tiền ngay
Số lãi trả chậm này sẽ được hạch toán vào TK 3387 – Doanh thu bán hàng
chưa thực hiện
TK 511

Đó thu tiền

TK 111, 112


TK 131

Doanh thu

Số tiền chưa thuKhách hàng trả tiền

TK 33311
Thuế
TK 515

TK3387

Kết chuyển

Lãi

Sơ đồ1.2: Sơ đồ hạch toán bán hàng theo phương thức trả góp



Phương thức hàng đổi hàng

Theo phương thức này, người bán trao đổi sản phẩm, hàng hoá của mình để đổi lấy
sản phẩm, hàng hoá của người mua (trao đổi không tương tự).Giá trao đổi là Giá
của sản phẩm hàng hóa đó trên thị trường.

21


TK131 131

TK 511

TK 152, 153

Doanh thu
Số tiền phải trả Giá trị hàng nhận về
TK 3331

Thuế GTGT đầu vào

TK 133

Thuế GTGT
TKLQ

TK 632

TK 111, 112

TK 111, 112

Giá vốn

Sơ đồ 1.3: Hạch toán theo phương thức hàng đổi hàng

2.3 Quy định, nguyên tắc kế toán về kế toán công tác bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh
Nghiệp vụ bán hàng có liên quan đến nhiều khách hàng khác nhau, các
phương thức bán hàng, các thể thức thanh toán. Quản lý nghiệp vụ bán hàng trong
doanh nghiệp thương mại chính là việc quản lý về số lượng, chất lượng, Giá cả

hàng hoá, về việc thu hồi tiền hàng và xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu :
- Để quản lý về số lượng đòi hỏi phải thường xuyên phản ánh giám đốc tỡnh
hình sự vận động của từng loại hàng hoá trong quá trình nhập- xuất- tồn kho cả về
số lượng và mặt hàng, phát hiện kịp thời hàng hoá ứa đọng để có biện pháp giải
quyết nhanh chúng số hàng
- Về mặt chất lượng, phải làm tốt công tác kiểm tra, phân cấp mặt hàng và có
chế độ bảo quản riêng đối với từng loại mặt hàng, nhất là các loại mặt hàng dễ hư
hỏng, kịp thời phát hiện các sản phẩm kộm phẩm chất. Có như vậy mới giữ được uy
tớn của doanh nghiệp trên thị trường, kộo dài chu kỳ khai thác của doanh nghiệp.

22


- Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh
toán, từng loại hàng hoá và từng khách hàng. Đôn đốc thanh toán, thu hồi đầy đủ
tiền hàng.
- Tính toán xác định đúng đắn kết quả từng loại hoạt động và thực hiện
nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước
theo quy định.
Nguyên tắc của kế toán bán hàng
2.4 Tổ chức chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán doanh thu bán hàng:
* Chứng từ sử dụng
+ Hợp đồng kinh tế
+ Hóa đơn GTGT
+ Thẻ kho
+ Các chứng từ kế toán liên quan khác
* Quy trình luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đó được ký kết khi khách hàng đến mua than, kế
toán trạm viết hóa đơn bán hàng (Hóa đơn GTGT). Cuối mỗi ngày căn cứ vào hóa

đơn bán hàng kế toán trạm làm sao kê bán hàng và gửi về phòng kế toán công ty
làm cơ sở cho kế toán công ty hạch toán , ghi sổ nhật ký và các sổ liên quan .
Sao kê hàng bán được làm hàng ngày, còn sổ bán hàng được theo dõi chung
cho cả tháng.

23


HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT3/001
Liên3: Thanh toán nội bộ

Ký hiệu : AA/2008T

Ngày 04 tháng 11 năm 2015

Số : 0005615

Đơn vị bán hàng: Trạm than Việt Trì - Công ty kinh doanh than Vĩnh Phú
Địa chỉ: Bến Gút – Việt Trì – Phú Thọ
Số tài khoản:
Điện thoại:

MS : 0100100689005

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Tuyết
Đơn vị: Công ty cổ phần Long Hương
Địa chỉ: Trưng Vương – Việt Trì – Phú Thọ


Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

MS: 2600177040

STT

Tên hàng hoá dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

B

C

1

2

3=1x2


1

Than cám 6b HG

Tấn

470.24

794.000

373.370.560

24


Thuế suất GTGT: 10%

Cộng tiền hàng

: 373.370.560

Tiền thuế GTGT

: 37.337.056.

Tổng cộng tiền thanh toán : 410.707.616
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm mười triệu bảy trăm linh bảy ngàn sáu trăm mười sáu đồng.
Người mua hàng

Đã ký


Kế toán trưởng

Giám đốc

Đã ký

Đã ký

THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 04/11/2015
Tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa: Than cám 6b HG
Đơn vị tính: Tấn
S
T
T

NT

Chứng từ

Diễn giải

Ngày
nhập

Nhập Xuất

xuất
Tồn đầu kỳ


Số lượng
Nhập

Xuất

Tồn
3.566,4

Số phát sinh

25


xác
nhậ
n


×