Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 31 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.24 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
I/ THẾ NÀO LÀ NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1/ Tìm hiểu ngữ liệu
Gọi học sinh đọc văn bản 1, 2,3 sách giáo khoa trang 90,91,92
Nêu những điểm giống nhau giữa các văn bản trên về mặt ngôn ngữ ?
_ Điểm giống nhau cơ bản xét về mặt ngôn ngữ là vừa có ngôn ngữ theo qui định của nhà
nước ( văn bản nhà nước ), có khuôn mẫu thống nhất (được in sẵn ), vừa có phần ngôn ngữ
cá nhân
Nêu những điểm khác nhau giữa các văn bản trên về mặt ngôn ngữ ?
_ Điểm khác nhau cơ bản là vai sử dụng ngôn ngữ : Cấp trên hoặc cấp dưới; là người đại diện
cho tổ chức cơ quan hoặc là cá nhân
Từ điểm giống và khác trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ hành chính ?
2/ Khái niệm ngôn ngữ hành chính :
Ngôn ngữ hành chính ( hành chính công vụ ) là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính
để giao tiếp trong phạm vi hành chính ( hoặc các tổ chức chính trị xã hội trong sự điều hành
của nhà nước), giữa cơ quan hành chính với người dân và người dân với các cơ quan hành
chính nói chung
3/ Các loại văn bản hành chính :
_ Nghị định, thông tư, thông cáo, quyết định…
_ Báo cáo, biên bản…
_ Đơn, bản khai, bằng cấp, chững nhân, bản xác nhận…
4/ Luyện tập :
a/ Bài 1 : Trong giấy khai sinh của mỗi người :

Trịnh Thị Thái Dung

Page 1

Phong cách ngôn ngữ hành chính - 12



_ Phần nào là khuôn mẫu có chung ?
_ Phần nào là ngôn ngữ cá nhân ?
_ Ngôn ngữ của cá nhân phải viết như thế nào ?
b/ Bài 2 : So sánh văn bản Nghị định của chính phủ ( trang 90) với phần tin ngắn trên báo
(trang 93 ) để thấy rõ đực điểm của ngôn ngữ hành chính
c/ Bài 3 : Viết một đơn xin việc
II/ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
1/ Tính khuôn mẫu

Gọi học sinh đọc lại văn bản 1, 2,3 sách giáo khoa trang 90,91,92

Xét về mặt kết cấu bố cục giữa các văn bản trên có những điểm gì giống nhau ?
a/ Về kết cấu : Gồm 3 phần : Kết cấu này có tính chất bắt buộc, phổ biến và thống nhất
trong một quốc gia không thể tuỳ tiện thay đổi
*/ Phần đầu : bao gồm :
_ Quốc hiệu, tiêu ngữ :

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ...

_ Tên có quan nhà nước : Chính phủ, trường THPT...
_ Số hiệu văn bản : Số 58/ 1998 NĐ - CP...
_ Tên văn bản : Nghị định, thông tư, bằng, giấy khen, đơn...
_ Mục tiêu của văn bản : Nghị định của chính phủ ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế, đơn
xin học nghề ...
*/ Phần chính : Nội dung chính của văn bản
*/ Phần cuối : Bao gồm :
_ Địa điểm, ngày tháng năm (nếu không đặt ở phần đầu )
_ Chức vụ của người ban hành (đứng tên) văn bản
_ Chữ kí và đóng dấu ( nếu có thẩm quyền)


Trịnh Thị Thái Dung

Page 2

Phong cách ngôn ngữ hành chính - 12


_ Nếu là đơn, bản khai, nhất thiết phải có đầy đủ chữ kí, họ tên của người làm đơn hoặc
người khai
Lưu ý : Học sinh khi tự soạn thảo văn bản thường hay quên tiêu mục ở phần đầu và phần
cuối thường quên ghi địa điểm, thời gian và chữ kí
Xét về mặt từ ngữ giữa các văn bản trên có những điểm gì giống nhau ?
b/ Về từ ngữ :
Có một lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao
Xét về mặt câu văn giữa các văn bản trên có những điểm gì giống nhau ?
c/ Về câu văn :
Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là một câu nhưng chỉ là một câu được đưa xuống dòng,
viết hoa đầu dòng
 Cách diễn đạt và trình bày thống nhất theo khuôn mẫu như vậy được coi là một
trong những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
2/ Tính minh xác
Theo em mục đích của các văn bản hành chính là gi ?
Là giao tiếp công vụ mang tính pháp lí
Vì mục đích trên nó qui định ngôn ngữ của văn bản hành chính như thế nào ?
_ Từ ngữ câu văn phải đơn nghĩa, không đa nghĩa, không mơ hồ không dùng từ địa phương,
từ tắt, khẩu ngữ…
_ Ngôn ngữ hành chính là chứng tích pháp lí, nên phần tự khai khôpng thể tuy tiện xoá bỏ
thay đổi, sửa chữa…Nó đòi hỏi tính chính xác về ngôn từ đến từng dâu chấm, dấu phẩy. Đặc
biệt các văn bản nhà nước cần phải chính xác cả về thời gian có hiệu lực, về chữ kí và họ tên

của thủ trưởng người có thẩm quyền…

Trịnh Thị Thái Dung

Page 3

Phong cách ngôn ngữ hành chính - 12


Sai một li đi một dặm và bút sa gà chết là những thành ngữ dân gian để nhắc nhở người
viết thận trọng khi sử dụng ngôn ngữ trong văn bản hành chính
3/ Tính công vụ
Những văn bản hành chính trên có gợi cho em cảm xúc nào không ? Và chúng có các yếu tố
biểu cảm không ?

Vì mục đích giao tiếp công vụ mang tính pháp lí, nên

_ Ngôn ngữ hành chính hạn chế tối đa những biểu đạt của tình cảm cá nhân
_ Nếu dùng những từ ngữ biểu đạt thì cũng vẫn có tính khuôn mẫu : Kính chuyển, kính
mong, trân trọng kính gửi…
_ Trong đơn từ cá nhân, khi cần sự cảm thông người ta chú trọng đến từ ngữ biểu ý hơn là
biểu cảm : Đơn xin nghỉ học : thay cho lời trình bày có cảm xúc để được thông cảm là
lừi xác nhận của cha mẹ hoặc của cơ sở y tế
4/Luyện tập

Trịnh Thị Thái Dung

Page 4

Phong cách ngôn ngữ hành chính - 12




×