Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 28 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.15 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A/. MỤC TIÊU:
Giúp H:
- Nắm được những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay trong văn nghị luận.
- Nhận biết được những đặc sắc trong cách diễn đạt của một đoạn văn, bài văn nghị luận và
có kĩ năng diễn đạt tốt.
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
*HS: SGK, k/thức c/bản về “Diễn đạt trong văn NL”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Gợi tìm, thảo luận.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kết bài là gì? Mục đích của kết bài?(II.1,2)
- Kết bài có nhiệm vụ gì? Khi viết phần kết bài cần chú ý gì?(II.3,4)
- Có những dạng kết bài nào? Thử cho TD? (III)
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

NỘI DUNG BÀI HỌC

HS
* H đọc mục 1

I/. Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận:



- Diễn đạt trong văn nghị luận Văn nghị luận là sản phẩm tư duy lôgíc, đòi hỏi phải chặt
có những yêu cầu gì?

chẽ, gọn gàng, sáng sủa, thể hiện sự khẳng định cũng như
phủ định. Để có sức thuyết phục cao, văn nghị luận cần lập
luận sắc sảo, kín kẽ. bên cạnh cạnh việc rèn luyện kỹ năng
tìm ý, lập dàn ý, vận dụng các thao tác lập luận, cần rèn
luyện kỹ năn diễn đạt theo các yêu cầu đúng và hay.
* Các yêu cầu diễn đạt:

+ Yêu cầu chung?

1/.Yêu cầu chung : dùng từ, đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ
pháp, hành văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt,
thể hiện trung thành ý nghĩ và tình cảm của bản thân.

+ Yêu cầu riêng?

2/.Yêu cầu riêng đối với văn nghị luận : cần đảm bảo tính
chặt chẽ, chuẩn xác nhưng cũng cần có tính biểu cảm.

+ Trong diễn đạt cần tránh
điều gì?

3/. Các lỗi về diễn đạt : dùng từ thiếu chính xác, dùng
không đúng quan hệ từ, quan hệ nghĩa, mạch liên kết đứt
đoạn hoặc trùng lặp,... Cũng cần tránh lối dùng từ khuôn
sáo, lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định đánh giá
cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán một cách tràn
lan, không đúng chỗ.

* Các biẻu hiện của năng diễn đạt kém thường là:
a/ Diễn đạt lủng củng:Dùng từ, đặt câu sai, trùng lặp trước
sau.
b/ Diễn đạt tối nghĩa: Viết k rõ ý, thiếu mạch lạc, thậm chí k
hiểu điều mình viết.
c/ Diễn đạt dài dòng: Câu dài lê thê, phát biểu nhiều thành
phần phụ làm mờ trọng tâm thông báo.
d/ Diễn đạt khô khan: Văn viết cọc lốc, thiếu hình ảnh,

* H đọc mục 2
- Làm thế nào để diễn đạt

thiếu “chất văn”
II/. Cách diễn đạt hay:


hay?
+ Dùng từ chính xác độc đáo?

1/. Dùng từ chính xác độc đáo: là một trong những yếu tố
quyết định để có cách diễn đạt hay.
TD1/168
2/. Viết câu linh hoạt: là biết vận dụng tất cả các loại câu để

+ Viết câu linh hoạt?

tạo giọng điệu cho bài văn NL
TD2/169
3/. Viết văn có hình ảnh: là biết vận dụng từ ngữ có hình
ảnh và có sức gợi cảm để gây sự hấp dẫn, lôi cuốn


+ Viết văn có hình ảnh?

TD3/169
4/. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo: là biết vận dụng tốt các
phương pháp lập luận như diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-

+ Lập luận chặt chẽ, sắc sảo?

hợp, tương phản, loại suy,….
TD4/170
5/. Giọng văn biểu cảm: là sự thay đổi giọng văn phù hợp
với thái độ, tình cảm của mình trước vấn đề đang bàn

+ Giọng văn biểu cảm?

luận như tán thành phản đối, ngợi ca hay châm biếm,
kính cẩn hay thân mật, …Để tạo được giọng văn cho bài
văn NL, cần biết sử dụng hệ thống các từ xưng hô, từ tình
thái; phát huy vai trò ngữ âm; nhịp điệu,…
TD5/170
III/. Luyện tập:
* Những nét đặc sắc trong cách diễn đạt của từng đoạn văn
1/ Đoạn 1: Cách diễn đạt của Hoài Thanh

- H nêu yêu cầu của phần

Để làm nổi bật sự phân hoá đa dạng và phần nàocũng là sự

luyện tập


quẩn quanh, bế tắc của ý thức cá nhân trong thơ mới, tác

- H đọc các đoạn văn và chỉ

giả đã dùng nhiều từ ngữ rất ấn tượng, phù hợp và khái quát

ra những nét đặc sắc trong

được phong cách riêng của mỗi nhà thơ. Câu văn linh hoạt,
giàu nhịp điệu, cách cấu tứ độc đáo: tạo ra hình ảnh một


cách diễn đạt của từng đoạn

độc giả đang theochân các nhà thơ mới để bước vào thế

văn?

giới riêng của mỗi người.
2/. Đoạn 2: Cách diễn đạt của Nguyễn Đình Thi
Những cảm xúc ban đầu khi NĐT bước chân vào con
đường sáng tác mới. và niềm tin rằng mình sẽ làm được.
Tất cả điều đó được NĐT thể hiện qua những từ ngữ giàu
cảm xúc, hình ảnh, những câu văn khẳng định, câu trường
cú bên cạnh nhịp điệu ngắt vế giàn trãi trong câu.

4/. Củng cố và luyện tập:
- Nhắc lại vai trò của diễn đạt và các lỗi trong diễn đạt thường mắc.
- Yêu cầu HS suư tầm các đoạn văn, bài văn nghị luận có cách diễn đạt hay, độc đáo.

5/. Hướng dẫn H tự học ở nha:
♦ Học bài, làm BT còn lại. Chuẩn bị bài: Tiếp nhận văn học
+ Đọc VB và trả lời câu hỏi luyện tập.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



×