Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đặc điểm thạch học và môi trường thành tạo tập cát kết tầng mioxen dưới mỏ t lô 09 3 12, bể cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 73 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành xong các môn học trong chương trình đào tạo theo qui
định của bộ Giáo Dục và Đào Tạo, được sự đồng ý của bộ môn Địa Chất Dầu Khí –
khoa Dầu Khí – Trường Đại học Mỏ Địa chất, Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế
dầu khí biển (NIPI), tôi đã đến thực tập tại phòng thí nghiệm mô hính hóa và vật lý
của Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển. Sau hơn hai tháng thực tập
tại Viện, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, các chú trong thí nghiệm cũng như
mọi người trong Viện nghiên cứu khoa và thiết kế dầu khí biển, đặc biệt là chú
Nguyễn Đức Lân, trưởng phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa đã giúp tôi
hoàn thành tốt quá trình thực tập tại Viện. Sau đó dưới sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Duy Mười, tôi đã hoàn thành đồ án với đề tài : “ Đặc điểm thạch học và
môi trường thành tạo tập cát kết tầng Mioxen dưới mỏ T, lô 09-3/12, bể Cửu
Long” .
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Duy
Mười, giảng viên bộ môn Địa Chất Dầu Khí – trường đại học Mỏ Địa Chất và TS.
Nguyễn Đức Lân trưởng phòng phòng thí nghiệm mô hình hóa và vật lý vỉa cùng
với các anh các chú trong phòng thí nghiệm.
Trong quá trình thực hiện đồ án do khả năng của bản thân có hạn và thời gian
thực hiện đồ án còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 15 ,tháng 6 ,năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Công Tuấn


2

MỤC LỤC




3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1 Liên kết địa tầng các giếng khoan TT, SOI-1X, SOI-2X và GT-1X
Bảng 7.1 Kết quả nghiên cứu thạch học mỏ T
Bảng 7.2 Kết quả phân tích độ hạt
Bảng 7.3 . Kết quả phân tích mẫu mùn khoan - cát kết với hàm lượng sét nhỏ hơn
Bảng 7.4 Kết quả phân tích mẫu vụn - cát kết và phân loại cát kết với hàm lượng sét
cao hơn 15%


4

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí bể Cửu Long (theo tài liệu Vietsovpetro)
Hình 3.1: Cột địa tầng Bể Cửu Long (Vietsovpetro)
Hình 3.2 Các yếu tố cấu trúc bể Cửu Long (VietSovpetro)
Hình 3.3: Mặt cắt qua trũng chính bể Cửu Long (Vietsovpetro)
Hình 3.4 Quá trình phát triển địa chất bể Cửu Long
Hình 4.1: Độ trưởng thành vật chất hữu cơ (Vietsovpetro)
Hình 5.1 Cột địa tầng tổng hợp mỏ T
Hình 5.2 Bản đồ đẳng thời nóc tầng Mioxen dưới (SH-3)
Hình 5.3: Bản đồ đẳng thời nóc tầng Oligoxen trên SH7
Hình 6.1 : Phân loại trầm tích theo Q: F: R (R.L.Folk, 1968)
Hình 6.2: Các phức hệ bào tử phấn hoa và môi trường lắng đọng trầm tích.
Hình 6.3 Các dạng đường cong GR cơ bản dùng trong nhận biết tướng
(Theo Malcolm Rider, 1990)
Hình 7.1 Ảnh lát mỏng thạch học ở độ sâu 2227m giếng T

Hình 7.2 Ảnh lát mỏng thạch học ở độ sâu 2260,7m giếng T
Hình 7.3 Ảnh lát mỏng thạch học ở độ sâu 2227m giếng T
Hình 7.4 Ảnh lát mỏng thạch học ở độ sâu 2260,7m giếng T
Hình 7.5 Biểu đồ phân loại cát kết với hàm lượng sét nhỏ hơn 15% (theo R.L.Folk
1974)
Hình 7.6 Biểu đồ phân loại cát kết với hàm lượng sét lớn hơn 15%
Hình 8.1 Ảnh chụp mẫu sườn chiều sâu 2133m
Hình 8.2 Kết quả lát mỏng thạch học ở độ sâu 2133m
Hình 8.3 Ảnh chụp mẫu sườn chiều sâu 2139m
Hình 8.4 Kết quả lát mỏng chiều sâu 2139m
Hình 8.5 Ảnh chụp mẫu sườn chiều sâu 2144m
Hình 8.6 Kết quả lát mỏng chiều sâu 2144m
Hình 8.7 Ảnh chụp mẫu sườn chiều sâu 2227m
Hình 8.8 Kết quả lát mỏng chiều sâu 2227m
Hình 8.9 Ảnh chụp mẫu sườn chiều sâu 2260,7m
Hình 8.10 Kết quả lát mỏng chiều sâu 2260,7m
Hình 8.11 Kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan tầng Mioxen dưới mỏ T


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài:

Dầu khí là một ngành công nghiệp chủ đạo của nước ta nói riêng và các nước
trên thế giới nói chung. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế, cũng như góp phần cho cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng
năm, ngành công nghiệp dầu khí đã nộp vào ngân sách nhà nước một nguồn ngoại
tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nước nhà.
Với chính sách đổi mới nền công nghiệp dầu khí nước ta đã có nhiều hợp đồng

với các công ty dầu khí trong các hoạt động nghiên cứu tướng các đá trầm tích, nó
đòi hỏi phải có sự kiên kết chặt chẽ giữa các nhà kĩ sư dầu khí, nhằm giúp đỡ nâng
cao sự hiểu biết về việc nghiên cứu tướng.
Việc xác định tướng các đá trầm tích là vô cùng quan trọng vì xác định tướng
đá là xác định một thể địa chất bao gồm một hay nhiều loại đá thành tạo trong
những hoàn cảnh địa chất nhất định, phải hiểu cả hai mặt: đá và môi trường thành
tạo đá thì chúng ta mới có thể có hướng tìm kiếm khai thác, thăm dò đạt hiệu quả
cao.
Vì vậy, yêu cầu nhà địa chất phải có cái nhìn sâu sắc về địa chất, nắm rõ
chuyên môn và không ngừng tích lũy kinh nghiệm. Với tính cấp thiết này, cùng với
sự đồng ý của bộ môn Địa Chất Dầu Khí của khoa Dầu khí, Trường Đại Học Mỏ Địa Chất hoc viên đã chọn đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu
Tập cát kết tầng Mioxen dưới, mỏ T, lô 09-3/12, bể Cửu Long
● Phạm vi nghiên cứu
Tập cát kết nằm ở tầng Mioxen dưới, mỏ T, lô 09-3/12, bể Cửu Long
3. Mục tiêu và nhóm vụ nghiên cứu
● Mục tiêu : nghiên cứu đặc điểm thạch học và xác định môi trường thành tạo tập cát
kết mỏ T trên cơ sở phân tích đặc điểm thạch học, mẫu sườn
● Nhiệm vụ:
- Thu thập tài liệu ngiên cứu các phương pháp phân tích để xác định tướng
trầm tích.
- Thu nhập, đánh giá và thống kê các tài liệu địa chấn, địa vật lí giếng
khoan, thạch học, cổ sinh địa tầng, . . để xác định tướng trầm tích.


6

Đưa ra bảng phân tích tướng trầm tích theo độ sâu của tần Miocen dưới mỏ
HH bể Cửu Long.

4. Phương pháp ngiên cứu.
Thu thập và thống kê các tài liệu liên quan: địa chấn, địa vật lí giếng khoan, thạch
học, cổ sinh địa tầng, mẫu lõi, thử vỉa.
Phân tích xác định môi trường trầm tích thông qua tài liệu mẫu lõi và các tài liệu
khác liên quan.
5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.
● Ý nghĩa khoa học
Xem xét mối tương quan giữa các tài liệu địa chấn, địa chất, địa vật lí giếng khoan,
cổ sinh địa tầng, thạch học giúp phân tích tướng trầm tích.
Ý nghĩa thực tiễn.
Áp dụng lý thuyết minh giải tướng trầm tích dự báo tướng trầm tích, phân bố thạch
học cho công tác khoan thăm dò.
Mỏ T lần đầu tiên được đưa vào đánh giá chi tiết đầy đủ để áp dụng nghiên cứu cho
các giếng lân cận tiếp theo.
-










7


PHẦN I : KHÁT QUÁT CHUNG VỀ BỂ CỬU LONG VÀ
LÔ 09-3/12

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN BỂ CỬU LONG
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và
một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long với tọa độ địa lý trong khoảng
0

0

0

0

9 -11 vĩ độ Bắc và 106 30’-109 kinh độ Đông.
Về hình thái, bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ
biển Vũng Tàu-Bình Thuận. Bể tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách
với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam ngăn cách với bể
Malay-Thổ Chu bởi đới nâng Khorat-Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy
Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh.
2

Bể có diện tích khoảng 36000km , bao gồm các lô: 09, 15, 16, 17 và một phần


các lô: 01, 02, 25 và 31. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên tuổi
Oligocen-Miocen và lớp phủ thềm Pliocen-Đệ tứ. Chiều dày lớn nhất tại trung tâm
bể có thể đạt tới 7-8km.
Bể Cửu Long là bể trầm tích khép kín điển hình với tiềm năng dầu khí lớn
nhất trên thềm lục địa Việt Nam ( hình 1.1 )


Hình 1.1 Vị trí bể Cửu Long (theo tài liệu Vietsovpetro)
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng
từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất
liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Vũng
Tàu là một thành phố biển có 42km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ)
cao 245m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170m. Thành phố được bao bọc bởi biển,
các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ
nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Vùng biển phía Nam Việt Nam đặc trưng bởi vùng cận xích đạo nên vùng này
có khí hậu nhiệt đới ôn hoà và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm


sau.


Nhiệt độ, mưa và độ ẩm
Vùng nghiên cứu có khí hậu ôn hoà, nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ trung
o

bình từ 25 đến 27 C.
Lượng mưa phân bố không đều, về mùa mưa thường chiếm 85%-90% lượng
mưa cả năm. Lượng mưa trung bình là 1300mm-1750mm/năm, trong mùa mưa
chiếm 307mm-348mm/tháng, mùa khô 85mm-180mm/tháng. Độ ẩm trung bình cả
năm là 80%.
● Gió bão
Vùng có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như
ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ

tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng
4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng
chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh
hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè.
Chế độ gió mùa hè đặc trưng bởi hệ gió Tây Nam kéo dài từ giữa tháng 9 với
hướng gió Tây Nam và Tây-Tây Nam, tốc độ gió trung bình là 8.8m/s lớn nhất là
32m/s. Ngoài ra, còn có hai thời kì chuyển tiếp từ gió Đông Bắc sang gió mùa Tây
Nam từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, từ hệ gió Tây Nam sang hệ gió mùa Đông
Bắc từ tháng 9 đến tháng 11.
Đặc điểm thủy văn
● Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi phía Nam Việt Nam rất đa dạng và phong phú với nhiều
con sông lớn nhỏ khác nhau, lớn nhất là con sông Cửu Long với lưu vực hiện tại đạt
tới 45000km

2

Chế độ dòng chảy và sóng
Dòng chảy: Dưới tác dụng của gió mùa, ở vùng biển Đông tạo nên dòng đối
lưu. Ngoài ra, do độ chênh lệch khối lượng riêng của nước, chế độ gió địa phương,
thuỷ triều, địa hình đáy biển và đường bờ đã tạo ra các dòng chảy khác nhau là dòng
triều và trôi dạt. Tốc độ cực đại của nó trong khu vực này vào khoảng 0.3-0.77m/s,
thời gian chảy của dòng triều khoảng 12 giờ mỗi lần lên hoặc xuống. Đặc
trưng của dòng triều là luôn thay đổi về hướng và tốc độ theo chế độ thuỷ triều,
dòng đối lưu hình thành do sự kết hợp giữa dòng tuần hoàn khu vực và dòng do gió



bề mặt tạo ra, tốc độ đạt 0.77m/s-1.50m/s.
Sóng: Chế độ sóng ở khu vực này mang tính chất sóng theo mùa, có thể chia

thành chế độ sóng mùa đông và chế độ sóng mùa hè. Trong mùa đông sóng có ưu
thế hướng Đông Bắc-Tây Nam, có chiều cao trung bình là 2.4m, cực đại là 6m. Chế
độ sóng mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với hướng sóng chủ yếu là Tây
Nam-Đông Bắc, sóng thấp và tương đối ổn định, có chiều cao trung bình từ 0.6m
đến 2m, cực đại là 5m.
1.2
Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1 Giao thông vận tải
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía
Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn
phía Nam giáp Biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra
biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như:
khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế
biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa-Vũng
Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không,
đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế
giới.
● Đường bộ
Đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, hệ thống giao thông đường bộ trong
khu vực được chú trọng. Cụ thể, cuối năm 2006, dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp
quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau có tổng chiều
dài hơn 165km đã cho nhu cầu sử dụng điện cho việc xây dựng và phát triển các dự
án dầu hoàn thành trải thảm bê tông nhựa lớp 1, hiện nay đã hoàn thành thi công trải
thảm nhựa lớp 2 các cầu, cống và các nút giao thông trên quốc lộ 1 đoạn Cần ThơCà Mau. Đặc biệt đường quốc lộ 51A nối TP HCM với Vũng Tàu đáp ứng được nhu
cầu vận tải từ các khu vực khác nhau.
● Đường thủy
Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa vốn được hình thành từ các hệ thống
kênh, rạch tự nhiên, mở rộng, khơi sâu và đào thêm các kênh ngang nối liền các
dòng sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và các con sông ở biển

Đông, vừa nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là tuyến giao thông
nối kết giữa các vùng.


Trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam có những cảng biển lớn như hệ thống
cảng biển Vũng Tàu, cảng Sài Gòn. Trong đó, cảng biển Sài Gòn là cảng lớn nhất
2

2

vùng với 100 ngàn m kho và 325 ngàn m bãi chứa hàng.
Hàng không
Ngành hàng không trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng phát triển
nhanh chóng, trong đó đáng kể nhất là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc thành
phố Hồ Chí Minh. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách
trung tâm thành phố 7km tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói
chung và khai thác dầu khí nói riêng.
Sân bay Vũng Tàu là một sân bay ở gần trung tâm thành phố Vũng Tàu có thể
tiếp nhận các loại máy bay lớn và nhỏ. Hiện nay sân bay đang được Bộ quốc phòng
quản lý các chuyến bay trực thăng phục vụ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí.
● Nguồn điện
Trước đây, cả khu vực chỉ có duy nhất Nhà máy Nhiệt điện Trà Nóc-Cần Thơ,
công suất 188MW, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu thắp sáng và sản xuất. Để đáp ứng
nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, hiện nay 2 dự án năng lượng quan
trọng, tầm cỡ đó là dự án Khí điện đạm Cà Mau và Trung tâm nhiệt điện Ô Môn.
Dự án khu công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau xây dựng tại xã Khánh An,
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với nguồn vốn đầu tư trên dưới 30000 tỉ đồng, bao
gồm công trình đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau dài hơn 300km, công suất 2 tỉ



3

m /năm.
Hai nhà máy điện Cà Mau I và II, tổng công suất 1500MW. Ngày 4/4/2007, tổ
máy tua-bin khí số 1 Nhà máy điện Cà Mau I đã hòa dòng điện đầu tiên vào hệ
thống điện quốc gia trong giai đoạn phát điện thử nghiệm để kiểm tra, theo dõi.
Đặc biệt khu nhiệt điện Phú Mỹ chính thức đi vào hoạt động năm 1997 tại
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đạt công suất 2451MW, sản lượng điện
phát lên lưới quốc gia đạt 15.74 tỷ KW. Đây là nhà máy có công suất lớn nhất ở
Việt Nam đáp ứng khí ở bể Cửu Long.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
● Vị trí kinh tế:
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa- Vũng Tàu
được Trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong phú. Vị


trí địa lý cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên nên vùng đã trở thành vùng kinh tế lớn
của cả nước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất
sớm, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa của cả vùng và toàn khu vục phía Nam.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Đây là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng ngành
công nghiệp chiếm tỷ trọng 75%-80% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh
● Đặc điểm dân cư
Thành phố Vũng Tàu có dân số là 1009719 người (1/04/2010), mật độ là 503
2
người/km . Dân số thành thị chiếm 49.85% dân số toàn tỉnh. Nam giới chiếm

49.99% dân số toàn tỉnh. Thành phần dân tộc: Kinh (97.53%), Hoa (1.01%), Chơ

Ro (0.76%), Khmer (0.23%), Tày (0.14%). Các dân tộc khác chiếm 0.33% dân số
tỉnh.
● Đời sống văn hóa xã hội
Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng đạt
được những bước tiến đáng kể. Những thành phố trẻ nhanh chóng trở thành đầu mối
phát triển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp và là một
trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục cho các tỉnh vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển
theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn
năm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số
lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế.
Trong đó, thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông
về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn
khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
● Đời sống kinh tế
Khai thác tiềm năng thế mạnh trong hơn 10 năm qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đã đạt được một số thành tựu sau:

- Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong 10 năm, cơ cấu
kinh tế hợp lý và chuyển dịch đúng hướng.

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 15.8% năm, gấp đôi mức tăng
bình quân của cả nước, ngành công nghiệp tăng bình quân 11% năm, dịch vụ
tăng 17.9% năm và nông nghiệp tăng 5.3% năm.


- Đời sống của nhân dân được nâng cao, ổn định sản xuất, đóng góp được nhiều
cho ngân sách nhà nước. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 10 năm lại đây là
31 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, Bà Rịa-Vũng Tàu đóng góp 30%-50% vào tổng
ngân sách nhà nước, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3000USD/năm.

Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
trung tâm đối với vùng Nam Bộ.
● Ngành nghề chủ yếu

- Công nghiệp
Hiện nay công nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của thành phố Vũng Tàu.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn nhất (94%
giá trị sản lượng). Công nghiệp chế biến thực phẩm-hải sản, điện chiếm 5% giá trị
sản lượng. Các ngành công nghiệp đóng tàu, may mặc và gia công có xu hướng
phát triển nhanh.

- Nông, lâm, ngư nghiệp
Nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù không phải là ngành chủ yếu nhưng đang có
những bước tiến đáng kể. Giá trị sản luợng tăng đều theo các năm, từng bước
chuyển dịch dần từ sản phẩm kém hiệu quả sang phát triển sản phẩm có chất lượng
cao, có giá trị kinh tế, xuất khẩu như cây cao su, cà phê… song mới chỉ đáp ứng
được 50 đến 60% nhu cầu nội địa.
Vùng cũng có thế mạnh về đánh bắt hải sản do có vùng biển dài và rộng, trữ
lượng hải sản cho phép khai thác hàng năm khoảng 150 đến 170 ngàn tấn hải sản
2

2

các loại. Diện tích mặt nước mặn 33km và 10km diện tích mặt nước ngọt rất thuận
lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Du lịch
Thành phố Vũng Tàu là điểm du lịch nổi tiếng, ba mặt thành phố giáp biển nên
hàng năm thu hút một lượng khách du lịch khá lớn đến thăm quan nghỉ mát. Ngân
sách từ du lịch đã mang lại nguồn thu tài chính đáng kể cho tỉnh. Song song với

ngành du lịch, các dịch vụ giải trí cũng rất phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu cho khách
trong nước cũng như khách quốc tế.

- Y tế
Ngành y tế trong những năm đổi mới đã có những bước chuyển biến rõ rệt,
mọi xã, phường đều có trạm y tế. Tiêm chủng mở rộng trẻ em đạt 97%, tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng giảm. Bảo hiểm y tế triển khai rộng, công tác giáo dục sức khoẻ dân


số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chu đáo.

- Các dịch vụ khác
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hệ thống ngân hàng khá mạnh, bưu chính viễn
thông tương đối hiện đại đáp ứng được mọi nhu cầu cần thiết tạo điều kiện thuận
lợi, thủ tục nhanh gọn cho nhân dân trong vùng và các công ty liên doanh
1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn
1.3.1 Thuận lợi
Vũng Tàu được xây dựng trên giao lộ nối liền giữa miền Đông và miền Tây
Nam Bộ cũng như nối liền giữa miền Bắc và miền Trung nên có một hệ thống giao
thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông, đường sắt cũng như đường
hàng không, thuận lợi cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Bên cạnh đó, Vũng
Tàu có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề,
có nhiều kinh nghiệm
1.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Vũng Tàu còn gặp những khó khăn sau:
Vào mùa mưa biển động, sóng to, gió lớn làm cho các hoạt động trên biển bị
ngừng trệ gây khó khăn cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là vấn đề bức xúc đặt lên hàng đầu do rác
thải của ngành công nghiệp dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phí

cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao.
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, giàn
khoan v.v. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu vì phần lớn các tàu và thiết bị bị hỏng hóc
vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém.
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA BỂ CỬU LONG VÀ LÔ 09-3/12
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếm
thăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam. Căn cứ vào quy mô, mốc lịch sử
và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể Cửu Long được chia
thành 4 giai đoạn.
2.1 Giai đoạn trước năm 1975:
Đây là thời gian đầu tiên thực hiện các công tác khảo sát địa vật lý khu vực
như từ, trọng lực và địa chấn để phân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu,
ký các hợp đồng dầu khí.
Năm 1967, US Navy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hàng


không gần như khắp lãnh thổ Miền Nam. Năm 1967 – 1968, hai tàu Ruth và Maria
của Alpine Geophysical Corporation đã tiến hành đo 19.500 km tuyến địa chấn ở
phía Nam Biển Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Năm 1969, công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biển
bằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của Biển
Đông với tổng số 3.482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Trong năm 1969 US Navy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000
km tuyến địa chấn bằng 2 tàu R/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển
Đông, trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long.
Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ở
Nam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50 km,
kết hợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hàng không, trong đó có tuyến cắt
qua bể Cửu Long
Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long là

09, 15 và 16.
Năm 1974, công ty Mobil trúng thầu trên lô 09 đã tiến hành khảo sát địa vật
lý, chủ yếu là địa chấn phản xạ, từ và trọng lực, với khối lượng là 3.000 km tuyến.
Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 Công ty Mobil đã khoan giếng khoan
tìm kiếm đầu tiên trong bể Cửu Long BH-1X, nằm ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch
Hổ. Kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m đã
3

cho dòng dầu công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342 m /ngày. Kết quả này đã khẳng
định triển vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long.
2.2Giai đoạn 1975-1979:
Năm 1976, Công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km tuyến địa
chấn 2D dọc theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển
Vũng Tàu-Côn Sơn. Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các
tầng phản xạ chính: từ CL20 đến CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long
với một mặt cắt trầm tích Đệ Tam dày.
Năm 1978 công ty Gecco (Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09,
16,
19, 20, 21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng
lưới tuyến 2x2 km và 1x1 km. Riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng
với Gecco khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lưới 3,5 x 3,5 km trên lô 15
và cấu tạo Cửu Long (nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu địa
chấn này Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng


nhất Trà Tân (15-X-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15-C-1X) và Đồng Nai
(15-G-1X). Kết qủa khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết
tuổi Miocen sớm và Oligocen, nhưng dòng dầu không có ý nghĩa công nghiệp.
2.3 Giai đoạn 1980-1988:
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam trong giai

đoạn này được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị, đó là
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành
khảo sát 4.057 km tuyến địa chấn MOB - điểm sâu chung, từ và 3.250 km tuyến
trọng lực. Kết quả của đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập địa chấn B (CL4-1,
CL4-2), C (CL5-1), D (CL5-2), E (CL5-3) và F (CL6-2), đã xây dựng được một số
sơ đồ cấu tạo dị thường từ và trọng lực Bouguer. Năm 1981, tàu nghiên cứu Iskatel
đã tiến hành khảo sát địa vật lý với mạng lưới 2x2,2 km - 3x2,5km địa chấn MOBORT-48, trọng lực, từ ở phạm vi lô 09, 15 và 16 với tổng số 2.248 km tuyến.
Năm 1983-1984, tàu viện sĩ Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km tuyến
địa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long. Trong thời gian này XNLD
Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo Bạch Hổ và Rồng: R-1X, BH-3X,
BH-4X, BH-5X và TĐ-1X trên cấu tạo Tam Đảo. Trừ TĐ-1X, tất cả 4 giếng còn lại
đều phát hiện vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết Miocen dưới và Oligocen (BH4X). Cuối giai đoạn 1980 - 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai thác
những tấn dầu đầu tiên từ 2 đối tượng khai thác Miocen, Oligocen dưới của mỏ
Bạch Hổ vào năm 1986 và phát hiện ra dầu trong đá móng granit nứt nẻ vào tháng 9
năm 1988.
2.4 Giai đoạn từ năm 1989 đến nay:
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí ở bể Cửu Long. Với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Dầu
Khí, hàng loạt các công ty dầu nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc
cùng đầu tư vào các lô mở và có triển vọng tại bể Cửu Long. Đến cuối năm 2003 đã
có 9 hợp đồng tìm kiếm thăm dò được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 01&02,
01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1, 16-2, 17. Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác
khảo sát địa vật lý thăm dò, các công ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty
dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều kinh nghiệm trên thế giới như: CGG, GecoPrakla, Western Geophysical Company, PGS v.v. Hầu hết các lô trong bể đã được
khảo sát địa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụ cho công tác thăm dò mà cả cho công tác
chính xác mô hình vỉa chứa. Khối lượng khảo sát địa chấn trong giai đoạn này, 2D


2


là 21.408 km và 3D là 7.340,6 �� . Khảo sát địa chấn 3D được tiến hành trên hầu
hết các diện tích có triển vọng và trên tất cả các vùng mỏ đã phát hiện. Trong lĩnh
vực xử lý tài liệu địa chấn 3D có những tiến bộ rõ rệt khi áp dụng quy trình xử lý
dịch chuyển thời gian và độ sâu trước cộng (PSTM, PSDM).
Cho đến hết năm 2003 tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác
đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro chiếm trên
70%. Bằng kết quả khoan, nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định: Rạng Đông (lô
15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond,
Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng,
Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong số phát hiện này có 5 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng
(bao gồm cả Đông Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc
hiện đang được khai thác với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày. Tổng lượng
dầu đã thu hồi từ 5 mỏ từ khi đưa vào khai thác cho đến đầu năm 2005 khoảng 170
triệu tấn.
● Riêng lô 09-3/12
Công tác thăm dò địa chất lô 09-3/12 nói riêng và bồn trũng Cửu Long nói
chung, được bắt đầu từ năm 1974 - 1975, khi công ty dầu Mobil đo 5.072 km tuyến
địa vật lý tổng hợp (địa chấn, trọng lực và từ) theo mạng lưới 4 x 4 km và 2 x 2 km
ở lô 09 (tên cũ là 04-TLĐ) và khoan giếng thăm dò BH-1 sâu 3026 m.
Sau ngày giải phóng miền Nam, vào năm 1978 Petrovietnam đã đo 2.679 km
tuyến địa chấn 2D mạng lưới 2 x 2 km và 1 x 1 km ở lô 09, và đưa lô này vào vùng
hoạt động của Xí nghiệp liên doanh Vietsovpero theo Hiệp định liên chính phủ Liên
Xô - Việt Nam ký năm 1981. Ở khu vực lô 09-3/12, VIETSOVPETRO đã khoan
giếng thăm dò đầu tiên Sói-1 (sâu 3.286 m) vào năm 1989 - 1990, thu được dòng
dầu lưu lượng nhỏ 8,3 m3/ngày từ trầm tích Mioxen dưới; đối tượng móng cũng
được thử nhưng không có dòng. Năm 1996, VIETSOVPETRO đã đo 2.685 km
tuyến địa chấn 2D toàn bộ diện tích kế cận phía Đông Nam mỏ Bạch Hổ và phía
Nam mỏ Rồng, kết quả đã khoanh vùng được cấu tạo Nam Rồng. Sau đó, theo Thỏa
thuận liên chính phủ Việt nam - Liên bang Nga, phần Nam lô 09 đã được hoàn trả
cho Nhà nước Việt Nam, trong đó có cấu tạo Sói và phần Nam cấu tạo Nam Rồng

(sau này gọi là Đồi Mồi), để lập nên diện tích lô 09-3.
Ngày 19/01/2002, Hợp đồng Dầu khí lô 09-3 (diện tích 5.588 km2) được ký
giữa Petrovietnam và các Nhà thầu: CTCP Zarubezhneft (50%), PVEP (35%) và
Idemitsu (15%); Công ty dầu khí VRJ là Đại diện Điều hành. Trong giai đoạn thăm


dò năm 2002 - 2009, VRJ đã tập trung công tác tại cấu tạo Sói và Đồi Mồi, đo 441
km2 địa chấn 3D (Sói – 282 km2, Đồi Mồi – 129 km2), khoan 4 giếng thăm dò
(trong đó có giếng khoan Soi-2X khoan trên cấu tạo Soi M thuộc lô 09-3/12 hiện
nay) và công bố phát hiện thương mại mỏ Đồi Mồi (tháng 12/2007). Diện tích cấp
phép ban đầu của lô là 5588 km2. Sau giai đoạn thăm dò thứ nhất (2005) VRJ hoàn
trả cho Petrovietnam 1118 km2 diện tích lô. Sau giai đoạn thăm dò thứ hai, VRJ tiếp
tục hoàn trả cho Petrovietnam 3326 km2 diện tích lô. Như vậy, sau các giai đoạn
thăm dò (2009) VRJ đã hoàn trả phần lớn diện tích lô, chỉ giữ lại mỏ Đồi Mồi để
đưa vào hợp nhất khai thác với mỏ Nam Rồng của VIETSOVPETRO. Phần diện
tích hoàn trả được đặt tên là lô 09-3/11.
Tháng 3 năm 2012, hợp đồng dầu khí lô 09-3/11 (5558km2) dã được ký kết
giữa Petrovietnam và các nhà thầu LD “Vietsovpetro” (55%), PVEP (35%) và Tập
đoàn Bitexco (15%), LD “Vietsovpetro” là Người Điều Hành còn lô 09-3/11 được
đổi tên thành 09-3/12.
Như vậy, trên thực tế đến tháng 3.2012, trên diện tích lô 09-3/12 mới có 2
giếng khoan thăm dò tập trung tại cấu tạo Sói M (Soi Main), còn các cấu tạo khác
chưa được khoan. Mức độ nghiên cứu địa chấn 2D đạt 0,55 km tuyến/km2 (3082
km tuyến), 3D đạt 0,05 km2/km2 (282 km2), công tác khoan đạt 01 giếng khoan/
2779,5 km2 .
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỂ CỬU LONG
3.1 Địa tầng
Địa tầng của bồn trũng Cửu Long gồm đá móng cổ trước Kainozoi và trầm
tích lớp phủ Kainozoi. Đặc trưng thạch học – trầm tích và hóa đá của mỗi phân vị
địa tầng được thể hiện trong cột địa tầng tổng hợp của bể Cửu Long (Hình 3.1). Để

thuận tiện cho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, các phân vị địa tầng
được đối sánh với các tập địa chấn. Các mặt phản xạ địa chấn đều trùng với các
ranh giới của các phân vị địa tầng
3.1.1 Móng trước Kainozoi
Phức hệ đá móng ở bồn Cửu Long có tuổi trước Kainozoi bao gồm tòan bộ
các đá nằm dưới tầng phản xạ nóc bề mặt móng. Phức hệ đá móng có thành phần
không đồng nhất chủ yếu là các đá magma xâm nhập gồm granit, granodiorit,
granodiorit thạch anh, monzonit, diorit, diorit thạch anh, tonalit với các đá magma
và các đá biến chấn. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm thạch anh, feldspar kali,
plagioclas, biotit, muscovit, amphibol và hornblend. Khoáng vật thứ sinh được


thành tạo do hoạt động nhiệt dịch chủ yếu là zeolit, thạch anh, calcit, sericit, clorit,
kaolinit. Lớp bề mặt của đá móng thường bị phong hóa mạnh có bề dày từ 4m –
55m.
Các đá mạch xuyên cắt vào móng hay lấp đầy các khe nứt (dạng đai mạch,
nhỏ), một số nơi phủ trực tiếp trên bề mặt đá móng (lô 16-1). Thành phần chủ yếu
gồm diaba, ít hơn là bazan tại mỏ Bạch Hổ, Rồng, andesit và dacit tại lô 15-1, 15-2,
với bề dày từ vài mét đến vài chục mét.
Phức hệ đá móng được phát hiện tích tụ dầu khí có giá trị công nghiệp đầu tiên
tại mỏ Bạch Hổ và được khai thác vào năm 1986, từ đó tầng đá móng đã trở thành
đối tượng tìm kiếm – thăm dò dầu khí quan trọng trong bồn Cửu Long nói riêng,
thềm lục địa Nam Việt Nam nói chung.
Về mặt thạch học có thể xếp thành hai nhóm chính: granit và granodiorit –
diorit. Dựa trên việc so sánh các nghiên cứu tại rất nhiều giếng khoan sâu vào móng
với kết quả nghiên cứu các phức hệ magma xâm nhập trên đất liền, theo đặc trưng
thạch học và tuổi tuyệt đối mà phân loại thành 3 phức hệ: Hòn Khoai, Định Quán và
Cà Ná.

- Phức hệ Hòn Khoai:

Đây được xem là phức hệ đá magma cổ nhất ở bể Cửu Long, có tuổi Trias
muộn (khoảng 195 ÷ 250 triệu năm). Granitoit Hòn Khoai chủ yếu gồm amphybol –
biotit – diorit, monzonit và adamelit. Chúng bị biến đổi, cà nát mạnh và phần lớn
các khe nứt được lấp đầy bởi khoáng vậy thứ sinh: Calcit – epidot – zeolit. Diện
phân bố chủ yếu là ở phần cánh của các khối nhô cao như cánh Đông Bắc mỏ Bạch
Hổ.

- Phức hệ Định Quán:
Có tuổi Jura và Kreta sớm (khoảng 95 ÷ 155 triệu năm), bắt gặp phổ biến ở
cấu tạo Bạch Hổ (vòm Bắc), Ba Vì, Tam Đảo và Sói. Ở các mỏ Rạng Đông, Sư Tử
Đen và Sư Tử Vàng, thành phần thạch học chủ yếu là đá granodiorit, đôi chỗ gặp
monzonit – biotit – thạch anh đa sắc. Các thành tạo thuộc phức hệ xâm nhập này có
mức độ giập vỡ và biến đổi cao, hầu hết các khe nứt đều được lấp đầy bởi các
khoáng vật thứ sinh: calcit, zeolit, thạch anh và clorit.

- Phức hệ Cà Ná:
Có tuổi Kreta muộn – Paleocen sớm (khoảng 60 ÷ 95 triệu năm), phát triển và
gặp phổ biến nhất trên toàn bể. Đặc trưng thạch học của phức hệ là granit thủy mica
và biotit, thuộc loại natri – kali dư nhôm, silic và ít canxi. Các khối granitoit của


phức hệ này sinh thành đồng tạo núi, phân bố dọc theo hướng trục của bể và hòa tan
các đá cổ hơn. Chúng bị giập vỡ mạnh với mức độ biến đổi thứ sinh mạnh mẽ hơn
hai phức hệ trên, đặc trưng bởi quá trình zeolit hóa, thạch anh thứ sinh.
3.1.2 Trầm tích Kainozoi
Nằm bất chỉnh hợp trên bề mặt đá móng kết tinh bào mòn và phong hóa là các
thành tạo trầm tích và phun trào Kanozoi. Đặc trưng thạch học - trầm tích, hoá
thạch của mỗi phân vị địa tầng Kainozoi được thể hiện tóm tắt trên cột địa tầng tổng
hợp của bể Cửu Long (Hình 3.1).
● Hệ Paleogen, thống Eocen, hệ tầng Cà Cối (E2 cc) – Tập địa chấn F

Hệ tầng này được phát hiện tại giếng khoan CL-1X trên đất liền, nhưng chưa
được nghiên cứu đầy đủ ở những phần chìm sâu của bể. Hệ tầng đặc trưng bởi trầm
tích vụn thô: cuội sạn kết, cát kết đa khoáng, xen các lớp mỏng bột kết và sét kết
hydromica- clorit sericit. Trầm tích có mầu nâu đỏ, đỏ tím, tím lục sặc sỡ với độ
chọn lọc rất kém, đặc trưng kiểu molas lũ tích lục địa thuộc các trũng trước núi
Kreta – Paleocen - Eocen.
Các bào tử phấn phát hiện được trong mặt cắt này như:Klukisporires,
Triporopollenites, Trudopollis, Plicapolis, Jussiena thuộc nhóm thực vật khô cạn
thường phổ biến trong Eocen. Hệ tầng Cà Cối nằm không chỉnh hợp trên các thành
tạo trước Kainozoi và nó bị phủ không chỉnh hợp bởi các thành tạo của hệ tầng Trà
Cú.
1

● Hệ Paleogen, thống Oligocen, phụ thống Oligocen dưới, hệ tầng Trà Cú (E3 tc)
– Tập địa chấn F và tập địa chấn EI
Hệ tầng Trà Cú đã xác lập ở giếng khoan CL-1X. Trầm tích gồm chủ yếu là
sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết, xen kẹp các vỉa than mỏng và sét vôi, được tích tụ
trong các điều kiện môi trường trầm tích khác nhau từ sườn tích, lũ tích, bồi tích,
sông, kênh lạch đến đầm hồ, vũng vịnh. Vào vùng trung tâm bể Cửu Long, thành
phần trầm tích mịn dần. Đôi khi gặp các đá núi lửa, thành phần chủ yếu là porphyr
diaba, tuf basalt, và gabro-diaba. Chiều dày của hệ tầng tại phần trũng sâu, phần
sườn các khối nâng Trung tâm như Bạch Hổ, Rồng và Sư Tử Trắng có thể đạt tới
2500 m. Liên kết với tài liệu địa chấn thì hệ tầng nằm giữa các mặt phản xạ địa chấn
E2/SH10, E1/SH11, F/SH12 và mặt phản xạ móng kết tinh BSM, tương ứng với các
tập địa chấn E2, E1 và F. Tuổi của hệ tầng xác định theo phức hệ bào tử phấn
(Oculopollis,
Magnastriatites
howardi,
Verrucatosporites,
Triletes,

Pinuspollennites) được xác định là Eocen muộn-Oligocen sớm theo Đỗ Bạt năm


2007. Tuy nhiên, dựa trên quan hệ địa tầng nằm trên hệ tầng Cà Cối (Eocen) nên hệ
tầng Trà Cú được xem là có tuổi Oligocen sớm. Hệ tầng nằm không chỉnh hợp có
nơi trên hệ tầng Cà Cối, có nơi trên đá móng.
Theo đặc trưng tướng đá hệ tầng được chia thành 3 phần: trên, giữa và dưới.
Phần trên (tập E2) gồm chủ yếu là cát kết hạt mịn đến thô, đôi chỗ sạn, cuội kết, xen
sét kết nâu đậm, nâu đen, bột kết. Phần giữa ưu thế là các thành tạo hạt mịn ưu thế
hơn (tập E1) còn phần dưới là thành tạo hạt thô ưu thế hơn (tập F).
3

● Hệ Paleogen, thống Oligocen, phụ thống Oligocen trên, hệ tầng Trà Tân (E3 tt)
– Tập địa chấn E, tập địa chấn D và tập địa chấn C.
Hệ tầng Trà Tân được xác lập ở GK 15A-1X. Đá của hệ tầng này nằm bất
chỉnh hợp trên hệ tầng Trà Cú. Mặt cắt hệ tầng có thể chia thành ba phần khác biệt
nhau về thạch học. Phần trên gồm chủ yếu là sét kết màu nâu - nâu đậm, nâu đen,
rất ít sét màu đỏ, cát kết và bột kết, tỷ lệ cát/sét khoảng 35-50%. Phần dưới gồm chủ
yếu là sét kết nâu đậm, nâu đen, cát kết và bột kết, tỷ lệ cát/ sét khoảng 40- 60%
(phổ biến khoảng 50%), đôi nơi có xen các lớp mỏng đá vôi, than. Các trầm tích của
hệ tầng được tích tụ chủ yếu trong môi trường đồng bằng sông, đồng bằng ven bờ
và hồ. Các thành tạo núi lửa tìm thấy ở nhiều giếng khoan thuộc các vùng Bạch Hổ,
Bà Đen, Ba Vì, đặc biệt ở khu vực lô 01 thuộc phía Bắc đới Trung tâm với thành
phần chủ yếu là andesit, andesit - basalt, gabro - diaba với bề dày từ vài mét đến
100m.
Liên kết với tài liệu địa chấn cho thấy nóc hệ tầng Trà Tân tương ứng với mặt
phản xạ địa chấn C/SH7 và chia thành hai phần mặt cắt tương ứng với hai tập địa
chấn D (phần dưới) và C (phần trên). Ranh giới giữa các tập địa chấn nêu trên đều
là các bất chỉnh hợp tương ứng là D/SH8 và C/SH7. Tập D từ 0m đến hơn 1000m
(thường trong khoảng 400-1.000m); Tập C từ 0 - 400m (thường trong khoảng 200 400m). Hệ tầng Trà Tân được phân ra làm 3 tầng khác nhau từ dưới lên trên là tầng

Trà Tân dưới, tầng Trà Tân giữa và tầng Trà Tân trên.

- Phụ hệ tầng Trà Tân dưới:
Được liên kết với tập địa chấn E gồm chủ yếu cát kết xen kẹp sét kết, bột kết.
Cát kết Arkos, lithic arkos, độ hạt mịn, trung bình đến rất thô và cuội kết, độ bào
mòn từ bán góc cạnh đến bán tròn cạnh, được gắn kết khá chắc bởi xi măng
carbonat, sét, thạch anh. Sét kết màu nâu đậm – nâu đen giàu vật chất hữu cơ. Tỷ lệ
cát kết/sét kết (cát kết chiếm 45 – 65%), tăng dần khi đi từ trung tâm của bồn về
phía tây nam ở lô 16, lô 17. Các trầm tích của tầng có thể nằm nghiêng với góc dốc


lớn, được tích tụ trong môi trường đồng bằng ven hồ nước ngọt và đồng bằng bồi
tích sông suối. Phụ hệ tầng Trà Tân dưới là tầng chứa dầu quan trọng.

- Phụ hệ tầng Trà Tân giữa:
Được liên kết với tập địa chấn D gồm chủ yếu sét kết, bột kết xen kẹp cát kết
và các lớp mỏng than. Sét kết dày màu nâu đậm – nâu đen rất giàu vật chất hữu cơ.
Các trầ, tích của tầng có thể nằm nghiêng thoải – biến đổi nhiều, được lắng đọng
trong môi trường hồ, hồ sâu đến vũng vịnh, đồng bằng ven bờ, diện phân bố tương
đối rộng gần khắp toàn bồn. Phụ hệ tầng Trà Tân giữa đóng vai trò tầng sinh
dầu/khí chính, đồng thời cũng là tầng chắn khu vực của bồn Cửu Long.

- Phụ hệ tầng Trà Tân trên:
Được kết hợp với tập địa chấn C gồm chủ yếu cát kết xen kẹp sét kết, bột kết.
Cát kết hạt thô, màu xám trắng, sét kết màu nâu đậm – nâu đen giàu vật chất hữu cơ
giàu loại humic và sapropel, được lắng đọng trong môi trường đầm hồ nước lợ,
vũng nước ngọt và đồng bằng bồi tích sông suối, nghèo Bosedinia spp., chiếm ưu
thế trong các mặt cắt giếng khoan, các trầm tích phụ hệ tầng Trà Tân trên phân bố
khắp bồn, có thể nằm nghiêng – ít biến đổi nhiều. Tại nhiều giếng khoan ở các lô
01/97 và lô 02/97 có đá magma, lớp bazan xen kẽ, phân bố diện rộng. Sét kết của hệ

tầng Trà Tân có hàm lượng và chất lượng vật chất hữu cơ tốt đến rất tốt, đặc biệt là
tầng Trà Tân dưới là những tầng sinh dầu khí tốt ở bể Cửu Long đồng thời là tầng
chắn tốt cho tầng đá móng granit nứt nẻ.
Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hoá thạch bào tử phấn: F. Trilobata,
Verutricolporites, Cicatricosiporites, xác định tuổi Oligocen muộn, nhưng cũng có
tác giả cho rằng các thành tạo hệ tầng Trà Tân còn có cả yếu tố của Oligocen giữa.
1

● Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen dưới, hệ tầng Bạch Hổ (N1 bh) –
Tập địa chấn BI
Hệ tầng Bạch Hổ được xác lập ở giếng khoan BH-1X, có thể chia thành hai
phần: Phần trên gồm chủ yếu là sét kết màu xám, xám xanh xen kẽ với cát kết và
bột kết, tỷ lệ cát, bột kết tăng dần xuống dưới (đến 50%). Phần trên cùng của mặt
cắt là tầng "sét kết Rotalit" bao phủ toàn bể, chiều dày thay đổi trong khoảng từ
50m đến 150m. Phần dưới gồm chủ yếu là cát kết, bột kết (chiếm trên 60%), xen
với các lớp sét kết màu xám, vàng, đỏ. Các trầm tích của hệ tầng được tích tụ trong
môi trường bồi tích sông suối và ven bờ ở phần dưới, chuyển dần lên đồng bằng ven
bờ - biển nông ở phần trên. Đá núi lửa đã được phát hiện thấy ở nhiều giếng khoan
thuộc lô 01 ở phía Bắc bể, chủ yếu là basalt và tuf basalt, bề dày từ vài chục mét


đến 250m. Hệ tầng Bạch Hổ có chiều dày thay đổi từ 100 - 1.500m (chủ yếu trong
khoảng từ 400 - 1.000m). Các trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh hợp góc trên
các trầm tích của hệ tầng Trà Tân. Theo liệu địa chấn thì hệ tầng này thuộc tập địa
chấn B1 (B1.1 và B1.2), nằm kẹp giữa 2 mặt phản xạ địa chấn B1/SH3 và C/SH7.
Tầng sét kết chứa Rotalit là tầng đá chắn khu vực tốt cho toàn bể. Các vỉa cát
xen kẽ nằm trong và ngay dưới tầng sét kết Rotalit và ở phần trên của phía dưới mặt
cắt có khả năng thấm chứa khá tốt, chúng là đối tượng tìm kiếm quan trọng thứ ba ở
bể Cửu Long.
Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hoá thạch bào tử phấn: F. levipoli,

Magnastriatites, Pinuspollenites, Alnipollenites và ít vi cổ sinh Synedra fondaena.
Đặc biệt trong phần trên của mặt cắt hệ tầng này, tập sét màu xám lục gặp khá phổ
biến hoá thạch đặc trưng nhóm Rotalit: Orbulina universa, Ammonia sp., nên chúng
được gọi là tập sét Rotalit.
2

● Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen giữa, hệ tầng Côn Sơn (N1 cs)
– Tập địa chấn BII
Hệ tầng Côn Sơn được xác lập ở giếng khoan 15B-1X, gồm chủ yếu cát kết
hạt thô - trung, bột kết (chiếm đến 75% - 80%), xen kẽ với các lớp sét kết màu xám
dày 5-15m, đôi nơi có lớp than mỏng. Bề dày hệ tầng thay đổi từ 250m - 900m.
Trầm tích của hệ tầng được thành tạo trong môi trường bồi tích sông suối (alluvi) ở
phía Tây, đầm lầy - đồng bằng ven bờ ở phía Đông, Đông Bắc. Trầm tích của hệ
tầng nằm gần như ngang theo cấu trúc bề mặt nóc hệ tầng Bạch Hổ, nghiêng thoải
về Đông và Trung tâm bể, không bị biến vị. Liên kết với tài liệu địa chấn mặt cắt hệ
tầng thuộc tập địa chấn B2 nằm kẹp giữa hai mặt phản xạ địa chấn B2/SH2 và
B1/SH3. Các vỉa cát hạt thô của hệ tầng này có khả năng thấm, chứa tốt và dầu đã
được bắt gặp qua thử vỉa MDT tại giếng khoan 02/97, DD-1X. Trong mặt cắt hệ
tầng gặp phổ biến các bào tử phấn: F.Meridionalis, Plorschuetzia levipoli,
Acrostichum, Compositea... và các trùng lỗ, rong tảo như hệ tầng Bạch Hổ.
3

● Hệ Neogen, thống Miocen, phụ thống Miocen trên, hệ tầng Đồng Nai (N1 đn) –
Tập địa chấn BIII
Hệ tầng Đồng Nai được mở ở giếng khoan 15G-1X. Tuổi của hệ tầng được
xác định theo tập hợp phong phú bào tử và Nannoplakton: Stenoclaena Palustris
Carya, Florschuetzia Meridionalis, nghèo hoá đá foraminifera. Hệ tầng Đồng Nai
chủ yếu là cát hạt trung xen kẽ với bột và các lớp mỏng sét màu xám hay nhiều
màu, đôi khi gặp các vỉa cacbonat hoặc than mỏng, môi trường trầm tích đầm lầy -



đồng bằng ven bờ ở phần Tây bể, đồng bằng ven bờ - biển nông ở phần Đông và
Bắc bể. Bề dày của hệ tầng thay đổi trong khoảng từ 500m - 750m.
● Hệ Pliocen, thống Pliocen, hệ tầng Biển Đông (N2 - Q bđ) – Tập địa chấn A
Hệ tầng Biển Đông chủ yếu là cát hạt trung-mịn với ít lớp mỏng bùn, sét màu
xám nhạt chứa phong phú hóa đá biển và glauconit thuộc môi trường trầm tích biển
nông, ven bờ, một số nơi có gặp đá carbonat. Chúng phân bố và trải đều khắp toàn
bể, với bề dày khá ổn định trong khoảng 400 - 700m. Trầm tích của hệ tầng nằm
gần như ngang, nghiêng thoải về Đông và không bị biến vị. Liên kết với tài liệu địa
chấn thì hệ tầng Biển Đông là tương ứng với tập địa chấn A. Trong mặt cắt của hệ
tầng gặp khá phổ biến các hoá đá foraminifera: Pseudorotalia, Globorotalia, dạng
rêu (Bryozoar), Molusca, san hô, rong tảo và bào tử phấn: Dacrydium, Polocarpus
imbricatus..


×