Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG - TỈ LỆ 1/500 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI CƠ SỞ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 72 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ
TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................7
1. Giới thiệu dự thảo QCVN...................................................................................9
1.1. Tên dự thảo theo đề cương........................................................................................9
1.2. Mục tiêu....................................................................................................................9

2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G trên thế giới và một số
quốc gia.....................................................................................................................9
2.1. Tình hình triển khai tại Mỹ......................................................................................12
2.1.1. Verizon Wireless....................................................................................................12
2.1.2. AT&T....................................................................................................................13
2.1.3. T-Mobile USA.......................................................................................................13
2.1.4. Sprint..................................................................................................................... 14


2.2. Tình hình triển khai tại Trung Quốc........................................................................14
2.2.1. China Mobile.........................................................................................................14
2.2.2. China Telecom.......................................................................................................15
2.2.3. China Unicom.......................................................................................................16
2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan.............................................................................17
2.3. Tình hình triển khai tại Singapore...........................................................................17
2.3.1. M1......................................................................................................................... 17
2.3.2. StarHub.................................................................................................................18
2.3.3. SingTel..................................................................................................................18
2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan.............................................................................19

3. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam.....................19
3.1. Tình hình quy hoạch tần số......................................................................................19
3.2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam.................................25
3.2.1. Tình hình triển khai của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT..........26
3.2.2. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel.....................28
3.2.3. Tình hình triển khai của Tổng công ty Viễn thông Mobifone................................29

2


4. Tình hình sản xuất, sử dụng thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di
động 4G..................................................................................................................31
4.1. Apple iPhone 7........................................................................................................32
4.1.1. Thông số kỹ thuật..................................................................................................32
4.1.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn..................................................................................34
4.2. Apple iPhone 6........................................................................................................35
4.2.1. Thông số kỹ thuật..................................................................................................35
4.2.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn..................................................................................37
4.3. Samsung Galaxy S8.................................................................................................38

4.3.1. Thông số kỹ thuật..................................................................................................38
4.3.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn..................................................................................40
4.4. Sony Xperia XZ Premium.......................................................................................40
4.4.1. Thông số kỹ thuật..................................................................................................40
4.4.2. Công bố phù hợp tiêu chuẩn..................................................................................42

5. Tình hình chuẩn hóa về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ
mạng thông tin di động 4G trong và ngoài nước................................................44
5.1. Ngoài nước.............................................................................................................. 45
5.1.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ITU..................................................................................45
5.1.2. Tổ chức tiêu chuẩn hóa IEC..................................................................................46
5.1.3. Các tiêu chuẩn của ISO.........................................................................................49
5.1.4. Tổ chức tiêu chuẩn hóa ETSI................................................................................49
5.1.5. Nhóm Dự án đối tác thế hệ thứ 3 (3GPP)..............................................................52
5.1.6. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại một số nước tại một số nước trên thế giới.........54
5.2. Trong nước..............................................................................................................56
5.2.1. Tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành........................................56
5.2.2. Tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công Nghệ (KHCN) ban hành............................56

6. Phân tích, lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn về tương thích điện từ cho
thiết bị đầu cuối và phụ trợ mạng thông tin di động 4G...................................59
6.1. Sở cứ xây dựng quy chuẩn......................................................................................59
6.2. Sở cứ lựa chọn tài liệu.............................................................................................60
6.2.1. Tiêu chí lựa chọn...................................................................................................60
6.2.2. Phân tích và lựa chọn tài liệu.................................................................................61

3


7. Xây dựng dự thảo quy chuẩn về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và

phụ trợ mạng thông tin di động 4G.....................................................................62
7.1. Hình thức xây dựng dự thảo quy chuẩn...................................................................62
7.2. Tên dự thảo quy chuẩn............................................................................................63
7.3. Nội dung dự thảo quy chuẩn....................................................................................63

8. Giải trình sửa đổi sau nghiệm thu cấp Bộ.......................................................70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................73

4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 – Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTEAdvanced trên thế giới.....................................................................................................10
Hình 2 – Biểu đồ gia tăng số lượng mạng triển khai mạng thông tin di động 4G theo công
nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới............................................................................11
Hình 3 – Biểu đồ gia tăng thiết bị người dùng LTE trên thế giới.....................................11
Hình 4 – Thống kê chủng loại, số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động theo
các chế độ TDD và FDD..................................................................................................12
Hình 5 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010..........................................19
Hình 6 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010............................................20
Hình 7 – Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz.............................................................20
Hình 8 – Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz.............................................................21
Hình 9 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 27/2010/TT-BTTT........22
Hình 10 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 44/2016/TT-BTTTT....23
Hình 11 – Điện thoại di động Apple iPhone 7..................................................................32
Hình 12 – Điện thoại di động Apple iPhone 6..................................................................35
Hình 13 – Điện thoại di động Samsung Galaxy S8..........................................................38
Hình 17 – Các phiên bản liên quan đến LTE và LTE-Advanced của 3GPP.....................53


DANH MỤC BẢNG BIỂU

5


Bảng 1 – Băng tần quy hoạch cho mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và
LTE-Advanced................................................................................................................. 24
Bảng 2 – Thống kê KPI mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội...................26
Bảng 3 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Vinaphone khu vực Thanh Xuân, Hà Nội..........27
Bảng 4 – Thống kê KPI mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang...................29
Bảng 5 – Chỉ tiêu chất lượng mạng 4G Mobifone khu vực thành phố Phan Rang...........31
Bảng 6 – Bảng đối chiếu nội dung QCVN xxx: 2019/BTTTT đến tài liệu tham khảo ETSI
EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11).....................................................................................66

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2G

Thế hệ thứ 2

3G

Thế hệ thứ 3

3GPP

Nhóm dự án đối tác thế hệ thứ 3


4G

Thế hệ thứ 4

BS

Trạm gốc

CDMA

Đa truy nhập phân chia theo mã

DL

Đường xuống

EC

Ủy ban châu Âu

EEC

Ủy ban viễn thông Châu Âu

ETSI

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu

E-UTRA


Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS tiến hóa

FDD

Ghép song công phân chia theo tần số

FDMA

Đa truy nhập phân chia theo tần số

GSM

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IDA

Cơ quan quản lý viễn thông Singapore

IEC

Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế

IMT

Mạng thông tin di động toàn cầu


LTE

Tiến hóa dài hạn

MSR

Vô tuyến đa tiêu chuẩn

RF

Tần số vô tuyến

RX

Thu

ITU

Liên minh viễn thông quốc tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TDD

Ghép kênh phân chia theo thời gian

TDMA


Đa truy nhập phân chia theo thời gian

TETRA

Thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất

TTTT

Thông tin và Truyền thông

TX

Phát

UL

Đường lên

UMTS

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

UTRA

Truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
7


W-CDMA


Đa truy nhập phân mã băng rộng

8


THUYẾT MINH
DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ
THÔNG TIN DI ĐỘNG
National technical regulation on
electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of
digital cellular telecommunication systems
1. Giới thiệu dự thảo QCVN
1.1.

Tên dự thảo theo đề cương

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ thông
tin di động 4G.
1.2.

Mục tiêu

Phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm (đo kiểm, chứng nhận và công bố hợp
quy) về tương thích điện từ (EMC) thiết bị đầu cuối và phụ trợ thông tin di động 4G.
2. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G trên thế giới và một số quốc gia
LTE là công nghệ truyền thông không dây tốc độ cao dành cho các thiết bị di động và
thiết bị đầu cuối dữ liệu. Các yêu cầu chính của mạng truy cập là hiệu quả phổ tần, tốc độ
dữ liệu cao, thời gian trễ ngắn cũng như sự linh hoạt trong tần số và băng thông. Tiêu

chuẩn LTE được phát triển bởi Dự án đối tác thế hệ thứ 3 – 3GPP (3rd Generation
Partnership Project) và được quy định trong loạt tài liệu phiên bản 8 (Release 8) và một
số cải tiến trong phiên bản 9 (Release 9).
LTE được thương mại hoá trên thị trường với cái tên phổ biến là 4G LTE (LTE Release
8/9). Tuy nhiên, cho tới LTE-Advanced (LTE Release 10) mới được coi là mạng 4G đích
thực. Chuẩn này thực sự đạt các tiêu chí kỹ thuật do ITU đặt ra cho hệ thống không dây
thế hệ thứ tư 4G hay còn gọi là IMT-Advanced.
Theo số liệu có được từ Hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị điện thoại toàn cầu (GSA) mới
nhất (13/01/2017):
Hiện tại có tổng cộng 581 mạng LTE hoặc LTE-Advanced triển khai trên 186 quốc
gia, trong đó bao gồm 95 mạng LTE TDD (TD-LTE) triển khai ở 54 quốc gia; có
183 mạng theo công nghệ LTE-Advanced đã được triển khai (chiếm hơn 30 %) ở
87 quốc gia. Nếu tính riêng về khía cạnh đầu tư, có đến 790 mạng LTE đang được
đầu tư tại 201 quốc gia và 233 mạng LTE-Advanced tại 11 quốc gia (như mô tả
trong Hình 1);

9


Hình 1 – Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE/LTEAdvanced trên thế giới

10


Hình 2 – Biểu đồ gia tăng số lượng mạng triển khai mạng thông tin di động 4G theo
công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới
Cũng theo thống kê mới nhất (12/01/2017) của GSA, nếu xét trên khía cạnh thiết bị
người dùng hỗ trợ LTE:
Số lượng thuê bao đã đăng ký sử dụng mạng LTE trên thế giới đến hết quý 3 năm
2016 đạt khoảng 1683 triệu thuê bao.

Số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE đạt 7.037 thiết bị (xem Hình 3 bao gồm
đầy đủ các thiết bị từ Smartphone, router điểm truy nhập cá nhân, notebook,
tablets, PC cards,… trên các băng tần hỗ trợ: 800 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz,
1800 MHz, 2600 MHz,… hoạt động theo các chế độ TDD và FDD (xem Hình 4).

Hình 3 – Biểu đồ gia tăng thiết bị người dùng LTE trên thế giới
11


Hình 4 – Thống kê chủng loại, số lượng thiết bị người dùng hỗ trợ LTE hoạt động
theo các chế độ TDD và FDD
2.1.

Tình hình triển khai tại Mỹ

Vào ngày 21/9/2010, MetroPCS trở thành công ty đầu tiên tại Mỹ triển khai LTE.
MetroPCS cung cấp điện thoại LTE thương mại đầu tiên trên thế giới là Samsung SCHR900/Craft. Dịch vụ LTE được triển khai tại Las Vegas, sau đó là đến Dallas/Forth
Worth, Detroit, Boston, Sacramento và New York. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên đa chế
độ hỗ trợ đồng thời CDMA-LTE. MetroPCS sau đó sát nhập với T-Mobile USA.
2.1.1. Verizon Wireless
Vào ngày 5/12/2010, Verizon Wireless triển khai thương mại hóa LTE ở băng tần 700
MHz (băng 13). Theo số liệu vào tháng 7/2015, mạng LTE đã được phủ tới 98% dân số
tại 500 thị trường. Verizon cũng đang triển khai LTE trên băng tần AWS vào ngày
19/5/2014 và dịch vụ này có tên là “XLTE”.
Các thiết bị người dùng cho phép tùy chọn giữa 700 MHz hoặc băng tần AWS tại khu
vực có sóng. XLTE hiện có mặt trên 400 thị trường. Verizon đã triển khai dịch vụ VoLTE
và các tính năng chính của LTE-Advanced vào năm 2014. Dịch vụ Advanced Calling của
Verizon Wireless với thoại HD trên LTE (VoLTE) và dịch vụ video call được triển khai
thương mại hóa vào ngày 15/9/2014.
Tháng 7/2014, Verizon công bố kế hoạch hợp tác với Qualcomm và Ericsson trên một

đường downlink LTE thử nghiệm tại băng tần 3,5 GHz. LTE-Advanced kết hợp giữa
băng 13 và băng tần AWS được triển khai và thương mại hóa vào năm 2015.
Thông qua chương trình “LTE tại vùng nông thôn Mỹ” Verizon đang làm việc với các đối
tác để xây dựng và điều hành mạng LTE phủ sóng cho hơn 2,6 triệu khách hàng tại các
vùng nông thôn với hơn 82 nghìn dặm vuông bằng cách chia sẻ băng tần khối Upper C
700 MHz.
Verizon Wireless đang refarming băng 1900 MHz (băng 2) cho triển khai LTE.
12


Verizon Wireless đang thử nghiệm dịch vụ LTE Broadcast (được biết với tên là LTE
Multicast) và được giới thiệu công nghệ tại SuperBowl 2014 và Indy 500, và triển khai
dịch vụ trong năm 2015.
Vào tháng 10/2015, ứng dụng Go90 TV của Verizon hỗ trợ LTE Broadcast / Multicast và
một số eMBMS có khả năng thiết bị được quảng bá trên trang web của công ty.
2.1.2. AT&T
Hãng AT&T triển khai thương mại LTE vào ngày 18/9/2011 tại 700 MHz (băng 17) tại
Atlanta, Chicago, Dallas, Houston và San Antonio. Mạng LTE của AT&T hiện tại phủ
sóng đến 308 triệu người (trang web công ty, tháng 7/2015). AT&T dự định ngừng dịch
vụ 2G muộn nhất vào năm 2017 và refarming băng tần để phục vụ cho các dịch vụ mạng
3G và 4G.
Băng tần 1.900 MHz (băng 2) được triển khai tại một số khu vực từ cuối năm 2013.
Tháng 1/2013, AT&T đã thông báo kế hoạch trả cho Verizon Wireless 1,9 tỷ USD để mua
lại băng tần tần 700 MHz để phục vụ 42 triệu người trên 18 bang cộng với băng tần AWS
tại các thị trường như Phoenix, Los Angeles, Fresno và Portland. Tất cả băng tần này
dành cho LTE.
AT&T đã triển khai LTE-Advanced tại Chicago vào tháng 3 năm 2014, sử dụng cộng gộp
sóng mang của băng 700 MHz và băng tần AWS (tốc độ tối đa hướng xuống là 110
Mbps). VoLTE được triển khai thương mại vào ngày 23/5/2014 tại Illinois, Indiana,
Minnesota và Wisconsinand sau đó được mở rộng thêm.

AT&T đang thử nghiệm công nghệ LTE Multicast (LTE Broadcast) giữa Ohio State
Buckeyes và Oregon Ducks tại giải vô địch bóng đá học đường tổ chức tại Arlington,
Texas ngày 12/1/2015. Triển khai thương mại hóa dịch vụ đã diễn ra trong năm 2015.
Tháng 12/2013, AT&T đã công bố roaming LTE với hãng Rogers Communications
(Canada) và EE (UK). Nhiều đối tác khác đang được liên hệ.
Tháng 4/2014, AT&T công bố kế hoạch sử dụng băng tần 2,3 GHz WCS C và D cho việc
liên lạc từ trên không xuống mặt đất của các dịch vụ LTE trên các chuyến bay tại Mỹ, từ
cuối năm 2015.
AT&T đã triển khai LTE trên băng tần WCS 2,3 GHz để hỗ trợ mở rộng dung lượng tại
các khu vực đông dân cư và đô thị. AT&T là công ty giữ phần lớn băng tần WCS.
Quý 1/2016, AT&T công bố trên trăng web chính thức của hãng, mang LTE hiện đang sử
dụng các băng 2, 4, 5, 17 và 30.
2.1.3. T-Mobile USA
T-Mobile triển khai thương mại hóa LTE vào tháng 3 năm 2013 trên băng tần AWS. Đến
tháng 2/2015, mạng LTE của T-Mobile phủ sóng đến 265 triệu người trên toàn quốc. Với
việc sáp nhập MetroPCS thành công ty duy nhất mới là T-Mobile US, và MetroPCS tiếp
13


tục trên thị trường như là một thương hiệu hoạt động của T Mobile tại Mỹ. Dịch vụ
VoLTE được triển khai thương mại hóa với thoại HD vào 22/5/2014, bắt đầu từ Seattle và
mở rộng ra toàn mạng trong vòng 2 tháng.
T-Mobile đang mở băng thông cho dịch vụ LTE, phân bổ tài nguyên khác nhau cho các
thị trường khác nhau. Băng tần tổng 20 MHz đã được triển khai tại khu vực Bắc Dallas
vào cuối năm 2013. T-Mobile đã công bố kế hoạch tái sử dụng phần lớn băng tần 1.900
MHz PCS đang được sử dụng trong mạng EDGE và dành cho LTE vào giữa năm 2015.
Ngoài ra, công ty đưa vào phục vụ trong quý 4/2014 băng tần 700 MHz (băng 13) mua
lại từ Verizon Wireless và những hãng khác (Actel và I-700 A BLock LLC). Phổ băng tần
12 đã được đưa vào khai thác thương mại trong năm 2015 sử dụng cộng gộp sóng mang
với băng tần AWS.

Trong tháng 6/2016 T-Mobile thông báo đã bắt đầu thử nghiệm 3C của CA 3C trải phổ
trong dải B2, B4 và B12.
2.1.4. Sprint
Sprint công bố triển khai dịch vụ LTE FDD vào ngày 15/7/2012 với băng thông 10 MHz
trên băng tần 1.900 MHz (băng 25) tại 15 thành phố : Atlanta, Athens, Calhoun,
Carrollton, Newnan và Rome, Ga.; Dallas, Fort Worth, Granbury-Hood County,
Houston, Huntsville, San Antonio và Waco, Texas; và St. Joseph và Kansas City. Với
việc mua lại Clearwire, Sprint triển khai thêm dịch vụ LTE TDD ở băng 41 từ ngày
19/7/2013. Tính đến tháng 1/2015, Sprint cung cấp dịch vụ LTE tại hơn 470 thị trường.
Sprint ngừng bán dịch vụ WiMAX sau năm 2012 và triển khai công nghệ LTE-Advanced
trên 800 MHz (băng ESMR/iDEN) từ năm 2013 sử dụng 3GPP Release 10 với cấu hình
10x10. Dịch vụ iDEN đã bị dừng vào năm 2013. Các dịch vụ Sprint Spark tri-band (băng
25, 26, và 41), sử dụng công nghệ LTE-Advanced kết hợp băng tần được ra mắt vào ngày
17/3/2014, ban đầu ở 18 thị trường và bây giờ phục vụ 48 thị trường (Tính đến tháng
2/2015). Dịch vụ VoLTE cũng đang triển khai.
Vào đầu năm 2014, Sprint cũng thông báo, cùng với hạ tầng mạng của đối tác, nhà mạng
đã thử nghiệm tăng tốc độ lên đến 2,6 Gbps trên một sector bởi việc cộng gộp phổ tần số
120 MHz TDD.
2.2.

Tình hình triển khai tại Trung Quốc

2.2.1. China Mobile
China Mobile xây dựng mạng TD-SCDMA nên các trạm và thành phần khác có thể sử
dụng lại cho mạng LTE TDD.
China Mobile dẫn đầu về công nghệ LTE TDD cho đến tháng 9/2011 với việc sử dụng
850 trạm gốc ở 6 thành phố trong pha 1. Pha này dẫn đến trình diễn thử nghiệm trong
phạm vi rộng suốt triển lãm 2010 World Expo tại Thượng Hải.
14



Pha triển khai thử nghiệm thứ 2 được thực hiện ở 15 thành phố với 7 nhà cung cấp. Vào
tháng 6/2013, có 5.000 người dùng bắt đầu thử nghiệm mạng LTE TDD mới triển khai ở
Thượng Hải với 1.000 trạm gốc: 700 trạm ngoài trời và 300 trạm trong nhà, phủ sóng
toàn bộ vùng Inner Ring sau đó mở rộng ra toàn thành phố.
China Mobile có các giấy phép băng tần 1,9 GHz, 2,0 GHz, 2,3 GHz và 2,6 GHz (băng
F, A, E và D). Các thử nghiệm sử dụng băng D và F.
Vào ngày 4/12/2013 MIIT cấp giấy phép hoạt động LTE TDD cho các nhà khai thác viễn
thông China Mobile, China Telecom và China Unicom.
China Mobile triển khai thương mại hóa mạng LTE TDD vào ngày 18/12/2013 tại Bắc
Kinh, Quảng Châu và Trùng Khánh ở các băng 39, 40, và 41. Công ty cũng thông báo đã
có 100 triệu thuê bao LTE vào cuối tháng 1/2015 với trên 700.000 trạm gốc TDD triển
khai phủ sóng đến 1 tỷ người. Đầu năm 2016, China Mobile công bố số thuê bao LTE
của mạng đạt mức 250 triệu thuê bao.
China Mobile tiến hành thử nghiệm kết hợp băng tần vào năm 2014 và đạt được tốc độ
220 Mbps ở đường xuống. Kết hợp băng tần hướng lên được thử nghiệm trên mạng
Jiangsu Mobile. Hiện tại, kết hợp băng tần cho LTE-Advanced ở hướng xuống đã được
triển khai 3 sóng mang kết hợp sử dụng băng 41 đã được thử nghiệm cho tốc độ lên đến
330 Mbps tương đương Cat 9. Các cluster ở Quảng Châu gồm hầu hết các trạm sử dụng
kết hợp 2 sóng mang và một vài trạm hỗ trợ 3 sóng mang.
Vào 16/7/2015, có thông tin cho biết rằng Thượng Hải Mobile, một công ty con của
China Mobile đã triển khai công nghệ kết hợp liên băng tần TD-LTE-Advanced đầu tiên
trên thế giới (băng 3,5 GHz và 2,6 GHz TDD) trên mạng thương mại với tốc độ truyền
dẫn đỉnh hướng xuống lên đến 220 Mbps.
China Mobile đã xin cấp phép cho FDD để hỗ trợ mạng LTE TDD hiện tại để cho thấy
khả năng hội tụ khi sử dụng đồng thời 2 công nghệ.
Ngày 13/11/2013, China Mobile làm việc với SK Telecom hoàn thành pha 1 việc kiểm tra
tương tác VoLTE FDD - TDD. China Mobile đã triển khai VoLTE hỗ trợ eSRVCC trên
mạng LTE TDD ở Quảng Châu. China Mobile triển khai thương mại VoLTE dịch vụ
thoại HD ở Chiết Giang, và là nhà khai thác dịch vụ viễn thông đầu tiên tại Trung Quốc

xâm nhập vào kỷ nguyên VoLTE. Trong tháng 4/2014, những kết quả thử nghiệm LTEAdvanced FDD/TDD cộng gộp sóng mang đã được công bố và giao diện truyền đạt 250
Mbps.
2.2.2. China Telecom
China Telecom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và
vào ngày 14/2/2014, cung cấp dịch vụ cho gần như 100 thành phố.
China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT
vào 6/2014. China Telecom triển khai thử nghiệm FDD tại 16 thành phố bao gồm:
15


Thượng Hải, Tây An, Thành Đô, Hàng Châu, Vũ Hán, Nam Kinh, Tế Nam, Hợp Phì, Hồ
Bắc, Hải Khẩu, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Thâm Quyến, Nam Xương, Nam Ninh và Lan
Châu. China Telecom tuyên bố là mạng đầu tiên thử nghiệm kết hợp FDD-TDD trên thế
giới đi kèm với 1 chipset thiết bị người dùng. Tốc độ download đạt được là 260 Mbps sử
dụng 20 MHz của băng tần 1,8 GHz FDD (băng 3) và 20 MHz của băng tần 2,6 GHz
TDD (băng 41).
China Telecom hiện đang triển khai thương mại LTE FDD 12/40 thành phố bao gồm:
Thượng Hải, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Phúc
Kiến, Giang Tây, Thiểm Tây, Nội Mông và Liêu Ninh. Công ty có kế hoạch triển khai
460 trạm gốc LTE vào cuối năm 2015. China Telecom đang dự kiến sử dụng cộng gộp
sóng mang LTE-Advanced giữa FDD và TDD. Mạng LTE-Advanced này có tên dịch vụ
là “Tianyi 4G+” có tốc độ 300 Mbps ra mắt vào đầu tháng 8/2015.
China Telecom đã thử nghiệm dịch vụ VoLTE trong năm 2016, và dự kiến sẽ đưa ra dịch
vụ triển khai trên mạng vào năm 2018.
Trong tháng 6/2016 MIIT ủy quyền China Unicom để tiến hành các thử nghiệm FDD sử
dụng phổ 900 MHz (band 8) tại 4 tỉnh gồm An Huy, Giang Tô, Thượng Hải và Chiết
Giang.
Cũng trong tháng 6/2016 China Unicom đã hoàn thành thử nghiệm CA 3C và đạt 375
Mbps.
China Telecom đã công bố thành công trong việc cộng gộp sóng mang FDD-TDD gồm

cả chipset thiết bị người dùng, tốc độ đỉnh tải 260 Mbps đã đạt được 20 MHz của 1,8
GHz FDD băng 3 và 20 MHz của 2,6 GHz phổ băng 41 TDD.
2.2.3. China Unicom
China Unicom triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE TDD trên băng tần 40 và 41, và
vào ngày 18/3/2014 tại 25 thành phố và có kế hoạch phủ sóng 100 thành phố vào cuối
năm 2014.
China Telecom và China Unicom cùng nhận được giấy phép thử nghiệm FDD từ MIIT
vào 6/2014. China Unicom có kế hoạch triển khai công nghệ kết hợp FDD-TDD tại 16
thành phố gồm: Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Trịnh Châu, Vũ
Hán, Thành Đô, Tây An, Trường Sa, Tế Nam, Hàng Châu, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân,
Phúc Châu, Nam Kinh and Hồ Bắc.
China Unicom cũng nhận được quyền bổ sung vào tháng 8/2014 cho phép mở rộng thử
nghiệm FDD từ 16 thành phố ban đầu lên 40 thành phố. Sau đó, China Unicom và China
Telecom cùng nhận được chấp nhận mở rộng triển khai thử nghiệm lên 56 thành phố.
China Unicom triển khai 90 nghìn trạm gốc LTE FDD và 10 nghìn trạm gốc LTE TDD
vào cuối năm 2014 để tiếp tục phủ sóng 4G tại hầu hết các khu vực đô thị. Tốc độ đạt
được hướng xuống là 150 Mbps trên toàn mạng.
16


Với các giấy phép băng tần dành cho LTE FDD đã nhận được bổ sung vào năm 2013 và
2015, China Unicom dự kiến đầu tư hơn 16 tỷ đô la Mỹ vào 4G và đạt được hơn 100
triệu thuê bao vào quý 1 năm 2016.
2.2.4. Các thông tin quản lý liên quan
Chính phủ Trung Quốc cũng quan tâm đến các băng tần 1,4 GHz và 3,5 GHz sử dụng để
cấp phát cho dịch vụ TD-LTE cũng như nghiên cứu ứng dụng của băng 50 GHz và cao
hơn để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ băng rộng di động. Băng 42 (3,5 GHz) là băng tần
quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.
MIIT công bố số lượng thuê bao LTE đã lên đến hơn 200,774 triệu với riêng 22,8 triệu
thuê bao đăng ký mới vào tháng 5/2015.

Vào ngày 4/12/2013, MITT thực hiện cấp phát băng tần cho dịch vụ LTE TDD. Trong số
210 MHz băng tần cấp phát LTE TDD, phân bố cho các nhà mạng như sau:
China Mobile được cấp 130 MHz cho 326 thành phố tại các dải tần số 1880 –
1900 MHz (băng 39), 2320 – 2370 MHz (băng 40), và 2.575 – 2635 MHz (băng
41).
China Unico được cấp 40 MHz cho 55 thành phố trên các dải tần 2300 – 2320
MHz và 2555 – 2575 MHz.
China Telecom được cấp 40 MHz cho 42 thành phố trên dải tần 2370 – 2390 MHz
và 2635 – 2655 MHz.
Vào 27/2/2015, MITT tiếp tục cấp phát băng tần dịch vụ thương mại LTE FDD cho
China Telecom và China Unicom như sau:
China Telecom nhận được thêm giấy phép 2x20 MHz băng 3 và được phép quy
hoạch lại 2x15 MHz băng 1 đã được cấp và sử dụng cho LTE FDD.
China Unicom nhận được thêm giấy phép 2x10 MHz băng 3 cho LTE FDD.
2.3.

Tình hình triển khai tại Singapore

2.3.1. M1
M1 triển khai thương mại hóa dịch vụ LTE 75 Mbps tại khu vực quận trung tâm tài chính
vào 21/6/2011 trên băng tần 2,6 GHz, sau đó kết hợp thêm băng tần LTE 1800. Sau đó,
M1 phủ sóng toàn quốc sử dụng 2 băng trên vào 15/9/2012.
Mạng M1 nâng tốc độ tối đa hỗ trợ lên 150 Mbps vào đầu năm 2014. Mạng LTEAdvanced 300 Mbps đã được thương mại hóa vào 2/12/2014 và phủ sóng hơn 95 % khu
vực trong nhà và hầu hết các khu vực ngoài trời. Dịch vụ VoLTE được triển khai vào
8/4/2015 cho tất cả các thuê bao LTE.

17


2.3.2. StarHub

StarHub thử nghiệm LTE ở băng tần 2,6 GHz và 1,8 GHz. Mạng LTE 1800 đã được quy
hoạch lại băng tần và triển khai thương mại hóa từ ngày 19/9/2012 ở quận trung tâm
thương mại, sân bay Changi và triển lãm Singapore Expo. 2,6 GHz (băng tần 7) được đưa
vào sử dụng trong năm 2013.
StarHub triển khai dịch vụ VoLTE cho phép các dịch vụ thoại HD vào 28/6/2015 cho các
thuê bao SmartSurf HD. Một số khu vực được nâng cấp lên tốc độ 150 Mbps vào giữa
năm 2014.
Mạng LTE-Advanced Cat 6 tốc độ tối đa hỗ trợ lên đến 300 Mbps được triển khai vào
tháng 12/2014 với công nghệ kết hợp băng tần sử dụng băng 3 và băng 7.
Vào ngày 27/5/2015, Starhub ra thông báo triển khai mạng LTE-Advanced tốc độ hỗ trợ
lên đến 600 Mbps sử dụng công nghệ kết hợp băng tần và MIMO 4x4.
StarHub cũng dự kiến sẽ đưa vào khai thác dịch vị thương mại sử dụng công nghệ cộng
gộp sóng mang CA 2C với 64QAM trên đường lên vào cuối năm 2016. Và thử nghiệm
trải phổ trong các băng 3 và băng 7, thử nghiệm TDD trong băng 38 và 40.
2.3.3. SingTel
SingTel thương mại hóa dịch vụ LTE 1800 vào 22/12/2011 trên băng tần 2,6 GHz.
SingTel cũng thử nghiệm LTE ở nước ngoài trong những hãng công ty có cổ phần như
SingTel Optus (Australia), Telkomsel (Indonesia), Globe Telecom (Philippines). SingTel
đưa ra tuyên bố vào tháng 5/2013, công ty đã phủ sóng toàn quốc LTE và nâng cấp mạng
lên Cat 4 (tốc độ tối đa đường xuống là 150 Mbps).
Vào 28/5/2014, SingTel tiết lộ đã triển khai mạng LTE-Advanced Cat 6 kết hợp 20 MHz
băng 3 và 20 MHz băng 7 cho tốc độ tối đa hướng xuống lên đến 300 Mbps. Đến tháng
2/2015, hãng công bố dịch vụ trên sẽ triển khai trên toàn quốc từ tháng 3/2015.
SingTel hiện nay (7/2016) đã triển khai LTE-Advanced trên 3 băng tần, tốc độ tối đa hỗ
trợ là 450 Mbps.
VoLTE được SingTel đưa vào khai thác từ 31/5/2015 với tên dịch vụ là “4G ClearVoice”.
Vào tháng 12/2013, SingTel triển khai roaming dữ liệu LTE ở 6 quốc gia trong vùng bao
gồm: Australia (Optus), Hong Kong (CSL Limited), Indonesia (Telkomsel), Malaysia
(Maxis), South Korea (SK Telecom) và Philippines (Globe Telecom).
SingTel cũng đã thử nghiệm dịch vụ quảng bá eMBMS LTE Broadcast vào năm 2014.

Dịch vụ này đã được triển khai vào ASEAN Game tổ chức tại Singapore từ 5-16/6/2015.
Vào ngày 6/7/2016 Singtel đã thành công trong việc thử nghiệm LTE LAA trong mạng
Singtel’s live 4G/LTE, sử dụng 20 MHz của phổ băng 3 bằng sóng mang Anchor tăng 20
MHz của phổ 5 GHz tăng đến thông lượng 275 MHz.
18


2.3.4. Các thông tin quản lý liên quan
Cơ quan phát triển truyền thông của Singapore (IDA) vào tháng 6/2013 đã tổ chức đấu
giá bổ sung băng tần 1,8 GHz và 2,6 GHz cho 3 nhà khai thác mạng di động: SingTel
Mobile, StarHub và M1 để sử dụng cho LTE. IDA cũng chấp nhận phương án triển khai
trên băng tần APT700 FDD. Quyền sử dụng băng tần 900 MHz (băng 8) của các nhà
mạng kết thúc vào 4/2017. Đầu năm 2016, IDA đã tổ chức đấu giá lại băng 900 MHz
cũng như băng APT700.
Vào tháng 2/2015, IDA cũng đã xác nhận cả 3 nhà khai thác mạng di động đã phủ sóng
4G toàn quốc trước thời hạn.
Nhà cung cấp mạng cáp quang băng rộng MyRepublic cũng lên kế hoạch đấu giá để trở
thành nhà cung cấp mạng di động thứ 4 tại Singapore và triển khai thử nghiệm công nghệ
LTE.
Cả 3 nhà mạng M1, Singtel và StarHub đều tuyên bố, họ sẽ khai tử dịch vụ 2G/GSM tại
Singapore từ tháng 4/2017 để giải phóng tần số cho 3G/HSPA và 4G/LTE.
3. Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam
3.1.

Tình hình quy hoạch tần số

Cục Tần số vô tuyến điện là đơn vị quản lý nhà nước ban hành các quy hoạch liên quan
đến các băng tần trong đó có thông tin di động. Hiện nay, quy hoạch băng tần tuân theo
Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 về quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
quốc gia và các thông tư do Bộ Thông tin truyền thông ban hành đã có hiệu lực khi cấp

phép cho các nhà khai thác mạng viễn thông, cụ thể:
a) Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/4/2008 về phê duyệt quy hoạch băng tần
cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821 960MHz và 1710 - 2200 MHz, trong đó:
Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz đến năm 2010

Hình 5 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz đến năm 2010
 824 - 829 MHz và 869 - 874 MHz: Dành cho hệ thống CDMA nội tỉnh ở thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An và Hải Dương. Nhà khai thác CDMA toàn
quốc được phép sử dụng các băng tần này ở các khu vực còn lại.
 829 - 837 MHz và 874 - 882 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.
19


 851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).
 890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo
các lô 1, 2, 3).
882 - 890 MHz và 927 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.
 821 - 824 MHz, 837 - 851 MHz, 866 - 869 MHz và 915 - 927 MHz: Dành cho
các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.
BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)
BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).
Quy hoạch băng tần 821 - 960 MHz từ năm 2010

Hình 6 – Quy hoạch băng tần 821 – 960 MHz từ năm 2010
 824 - 835 MHz và 869 - 880 MHz: Dành cho hệ thống CDMA toàn quốc.
 851 - 866 MHz: Dành cho các hệ thống vô tuyến trung kế (Trunking).
 890 - 915 MHz và 935 - 960 MHz: Dành cho ba hệ thống GSM toàn quốc (theo
các lô 1, 2, 3).
880 - 890 MHz và 925 - 935 MHz: Dành cho hệ thống E-GSM toàn quốc.
 821 - 824MHz, 835 - 851 MHz, 866-869 MHz và 915 - 925 MHz: Dành cho các

nghiệp vụ Cố định và Lưu động.
BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)
BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).
Quy hoạch băng tần 1710 - 2200 MHz

20


Hình 7 – Quy hoạch băng tần 1710 – 2200 MHz
 1710 - 1785 MHz và 1805 - 1880 MHz: Dành cho bốn hệ thống GSM toàn quốc
(Theo các lô 1, 2, 3, 4).
 1895 - 1900 MHz: Dành cho các hệ thống mạch vòng vô tuyến nội hạt (WLL)
dùng chung với các hệ thống điện thoại đa truy cập (PHS, DECT và các loại
tương đương). Tùy mức độ phát triển của thông tin di động tế bào số, đoạn băng
tần này sẽ được xem xét lại theo từng thời kỳ.
 1785 - 1805 MHz, 1880 - 1895 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động
 1900 - 1980 MHz, 2010 - 2025 MHz, 2110 - 2170 MHz: Dành cho các hệ thống
IMT-2000.
 1980 - 2010 MHz, 2170 - 2200 MHz: Dành cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh.
 2025 - 2110 MHz: Dành cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động.
BT = Base station transmit segment (Đoạn tần số phát của trạm gốc)
BR = Base station receive segment (Đoạn tần số thu của trạm gốc).
b) Thông tư số 26/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần
2300 - 2400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam
Băng tần 2300 - 2400 MHz được dành cho hệ thống thông tin di động IMT Việt
Nam sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD).
Băng tần 2300 - 2400 MHz được phân chia như sau:

Hình 8 – Quy hoạch băng tần 2300 – 2400 MHz
 Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT một trong các khối

A, B, C.

21


 Băng tần 2390 - 2400 MHz dành làm băng tần bảo vệ với các hệ thống vô tuyến
ở băng tần 2400 - 2483,5 MHz
 Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần
này có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và
áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại, bao gồm cả biện pháp đồng bộ.
c) Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng tần
2500 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam
Băng tần 2500 - 2690 MHz dành cho hệ thống thông tin di động IMT ở Việt Nam
Băng tần 2500 - 2690 MHz được phân chia như sau:

Hình 9 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 27/2010/TT-BTTT
 Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức
song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A-A’; B-B’; C-C’.
 Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song
công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy
phép sử dụng băng tần.
 Các đoạn 2570 - 2575 MHz và 2615 - 2620 MHz dành làm băng tần bảo vệ giữa
nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) và
nhà khai thác sử dụng phương thức song công phân chia theo thời gian (TDD)
 Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng tần
các khối đã được cấp phép có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc sử dụng
tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng tránh nhiễu có hại.
d) Thông tư số 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/3/2015 về quy định triển khai hệ thống
thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960
MHz, 1710-1785 MHz và 1805-1880 MHz”. Theo đó:

Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 915
MHz, 925 - 960 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai
thêm hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các phiên bản tiếp
theo) tại các băng tần nêu trên.
Trên cơ sở giấy phép sử dụng tần số đối với các băng tần 1710 - 1785 MHz, 1805 1880 MHz đã được cấp, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai thêm hệ

22


thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp
theo) tại các băng tần nêu trên.
e) Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê
duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020”. Theo
đó:
Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách cho phép thực hiện tái sử dụng một
phần hoặc toàn bộ băng tần (850MHz/900MHz/1800MHz) hiện có để triển khai các
hệ thống thông tin di động IMT đáp ứng nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ
băng rộng di động;
Tổ chức triển khai đấu giá quyền sử dụng băng tần 2300 - 2400 MHz, băng tần
2500 - 2570 MHz và băng tần 2620 - 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động
theo tiêu chuẩn IMT;
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch các băng tần đã giải phóng 694 - 806 MHz phục
vụ triển khai hệ thống thông tin di động IMT và cung cấp dịch vụ băng rộng di
động.
f) Thông tư số 44/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy hoạch băng tần 2500-2690
MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam. Theo đó:

Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT
ngày 24/11/2010 của Bộ trưởng Bộ TTTT ban hành Quy hoạch băng tần 2500-2690
MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam như sau:
“b) Băng tần 2500-2690 MHz được phân chia như sau:

Hình 10 – Quy hoạch băng tần 2500 – 2690 MHz theo thông tư 44/2016/TT-BTTTT
Dành cho mỗi nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức
song công phân chia theo tần số (FDD) một khối A1-A1’; A2-A2’; B-B’; C-C’
theo quy định cụ thể trong giấy phép sử dụng băng tần.
Dành cho nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT theo phương thức song
công phân chia theo thời gian (TDD) khối D theo quy định cụ thể trong giấy phép
sử dụng băng tần.
23


d) Các nhà khai thác hệ thống thông tin di động IMT được cấp phép trong băng
tần của các khối A1-A1’; A2-A2’; B-B’; C-C’ và D có trách nhiệm phối hợp với
nhau trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và áp dụng các biện pháp phòng
tránh nhiễu có hại.”.
g) Thông tư 04/2017/TT-BTTTT ngày 24/04/2017 về quy định triển khai hệ thống
thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960
MHz, 1710-1785 MHz, 1805-1880 MHz, 1920-1980 MHz, 2110-2170 MHz. Theo đó:
Đối với các băng tần 824 - 835 MHz, 869 - 880 MHz, doanh nghiệp viễn thông
được phép triển khai hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các
phiên bản tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo).
Đối với các băng tần 880 - 915 MHz, 925 - 960 MHz, 1710 - 1785 MHz, 1805 1880 MHz, doanh nghiệp viễn thông được phép triển khai hệ thống thông tin di
động tiêu chuẩn IMT (EDGE, WCDMA và các phiên bản tiếp theo, LTE, LTEAdvanced và các phiên bản tiếp theo).
Đối với các băng tần 1920 - 1980 MHz, 2110 - 2170 MHz, doanh nghiệp viễn thông
được phép triển khai hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn IMT (WCDMA và các
phiên bản tiếp theo, LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo).

Nhận xét chung:
Hiện tại, Việt Nam đang sử dụng khoảng 370 MHz băng thông cho thông tin di động
2G/3G trong tổng số 685 MHz đã quy hoạch cho thông tin di động nói chung. Các băng
tần được quy hoạch sẵn sàng cho 4G theo công nghệ LTE và LTE-Advanced bao gồm
850 MHZ, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz, 2300 MHz và 2600 MHz. Theo xu hướng
chung của thị trường, các băng tần dùng để triển khai LTE theo công nghệ FDD được chú
ý hơn các băng tần theo công nghệ TDD.
Bảng 1 – Băng tần quy hoạch cho mạng thông tin di động 4G theo công nghệ LTE và
LTE-Advanced

Băng tần

Hướng truyền

Băng tần thiết bị đầu cuối

Phương thức
ghép song công

1

Phát

2110 MHz - 2170 MHz

FDD

Thu

1920 MHz - 1980 MHz


Phát

1805 MHz - 1880 MHz

Thu

1710 MHz - 1785 MHz

Phát

869 MHz - 880 MHz

Thu

824 MHz - 835 MHz

Phát

2620 MHz - 2690 MHz

Thu

2500 MHz - 2570 MHz

Phát

925 MHz - 960 MHz

3

5
7
8

24

FDD
FDD
FDD
FDD


Băng tần

Hướng truyền

Băng tần thiết bị đầu cuối

Phương thức
ghép song công

1

Phát

2110 MHz - 2170 MHz

FDD

Thu


1920 MHz - 1980 MHz

Thu

880 MHz - 915 MHz

38

Phát và Thu

2570 MHz - 2620 MHz

TDD

40

Phát và Thu

2300 MHz - 2400 MHz

TDD

3.2.

Tình hình triển khai mạng thông tin di động 4G tại Việt Nam

Dựa trên tình hình triển khai trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với những sự chuẩn bị
về băng tần, công nghệ, dịch vụ đi kèm với các thiết bị mạng, đầu cuối người dùng đa
dạng, và xu hướng phát triển thuê bao dữ liệu hiện tại, có thể khẳng định các nhà khai

thác mạng tại Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập vào cộng đồng LTE trên thế giới.
Trước hết, phải khẳng định, quy hoạch băng tần của Việt Nam đã bám rất sát với xu
hướng, lựa chọn quy hoạch băng tần của ITU cũng như các quốc gia trên thế giới. Theo
đó, các tần số triển khai chủ yếu các mạng LTE trên thế giới cũng tương đồng với các
băng tần đã, đang và dự kiến quy hoạch tại Việt Nam. Việc đấu giá các băng tần 2300
MHz và 2600 MHz nhằm mục đích mở rộng băng tần cho các nhà mạng trong tương lai
khi triển khai các hệ thống hỗ trợ sóng mang từ LTE-Advanced trở đi để tăng dung
lượng, tốc độ. Việc đồng ý chuyển đổi băng tần đã cấp phát 850 MHz, 900 MHz, 1800
MHz và 2100 MHz cho phép các nhà mạng triển khai LTE trên băng tần dành cho GSM
và WCDMA tạo điều kiện cho các nhà mạng tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chất lượng
phủ sóng, phù hợp với xu hướng triển khai LTE trên thế giới hiện tại, khi băng tần 1800
MHz là băng tần được ưa chuộng nhất, nhiều nhà khai thác nhất, nhiều chủng loại thiết bị
đầu cuối hỗ trợ nhất. Tiếp đó, việc quy hoạch lại băng tần 700 MHz sau quá trình số hóa
truyền hình ưu tiên dành riêng cho công nghệ băng rộng, cụ thể là LTE có thể làm các
nhà mạng thấy hấp dẫn do đặc thù truyền sóng rất tốt, phù hợp phủ sóng phổ biến mạng
LTE ở khu vực nông thôn trong tương lai.
Các số liệu về phát triển mạng, thuê bao HSPA, LTE, LTE-Advanced trên thế giới, xu
hướng gia tăng thuê bao 3G ở Việt Nam và các chỉ số liên quan đến lưu lượng dữ liệu
tăng nhanh chóng từ các dịch vụ dữ liệu cho thấy khả năng khi LTE được triển khai thì
lưu lượng mạng, số lượng người dùng còn gia tăng hơn nữa. Mọi số liệu đều ủng hộ việc
phát triển LTE và LTE-Advanced ở Việt Nam sẽ giúp các nhà khai thác mạng tăng doanh
số, tối ưu hóa lợi nhuận.
Sự chín muồi về công nghệ, các sự chuẩn bị về mạng lõi cũng như các thử nghiệm trước
triển khai là động lực mạnh mẽ để các nhà khai thác trong nước không chần chừ, đón đầu
công nghệ và sẵn sàng triển khai mạnh mẽ khi được cấp phép.
Hiện tại theo xu hướng phát triển, nhiều khả năng các nhà khai thác sẽ chuyển dần dần từ
3G HSPA lên 4G LTE, trước khi hoàn toàn chuyển đổi sang mạng 4G LTE-Advanced.
25



×