Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.69 KB, 58 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng
các bon rừng (REDD+) tại Việt Nam Giai đoạn II

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

A

1


MU

2


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………………………………………3
PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH…………….………………………………..4
PHẦN B: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH…………………………………………………6

I. Bối cảnh chương trình và sự cần thiết của chương trình…………………….…………….…...6
1. Mô tả tóm tắt các chính sách, chương trình của Chính phủ về biến đổi khí hậu, về bảo vệ
và phát triển rừng và REDD+………………………………………………………………….6
2. Một số thách thức và nhu cầu chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ và hỗ trợ của quốc tế…………14
3. Tổng quan về các vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ chương trình………………..…..14


4. Các bên hưởng lợi trực tiếp từ chương trình…………………………….
……………………..Error: Reference source not found
II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ…………………………………………………………….…………
Error: Reference source not found
1. Sự phù hợp của các mục tiêu chương trình với chính sách và ưu tiên của nhà tài trợ…………
Error: Reference source not found
2. Lý do lựa chọn nhà tài trợ và UN-REDD, ưu thế của UN-REDD ............
…………………….Error: Reference source not found
3. Trách nhiệm đối với nhà tài trợ và năng lực của Việt Nam……………………………………
Error: Reference source not found
III. Mục tiêu chương trình…………………………………………………………………………17
1. Mục tiêu tổng thể.………………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2.

Mục
tiêu
mắt…………………………………………………………………………………………………..Error:
source not found

trước
Reference

IV. Các kết quả, đầu ra và ngân sách…………………………..…………………………………18
1.Cáckết quả và đầu ra chính..........................................................................................................18
2. Tổng kinh phí………………………………………………......................................................20
V.
Đề
xuất


chế
tài
chính
của
chương
trình…………………………………………………….Error: Reference source not found
1. Đối với ODA…………………………………………..……………………………………….24
2. Đối với phần đối ứng của Chính phủ……………………………..……………………………24
VI. Quản lý chương trình…………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
1. Quản trị và quản lý chung………………………………………………………………………
Error: Reference source not found
2. Năng lực quản lý và thực hiện chương trình của chủ chương trình……………………………
Error: Reference source not found
3.

cấu
quản
trị

quản
lý……………………………………………………………………...Error:
Reference
source not found
4. Trách nhiệm tài chính và dòng tài chính……………………………………………………..…
3Error: Reference source not found
5. Giám sát, đánh giá và báo cáo. ………………………………………………………………....34
6. Giám sát rủi ro..............................................................................................................................36
3



7. Bối cảnh pháp lý hay cơ sở thiết lập các mối quan hệ.................................................................36
VII. Phân tích ban đầu về
tính khả thi của chương trình..…………..
…………………………….Error: Reference source not found
VIII. Phân tích ban đầu về hiệu quả của chương trình…………………..…………………………
Error: Reference source not found
1.
Phân
tích
tác
động
trực
tiếp
đối
với

quan
thực
hiện………………………………………….Error: Reference source not found
2. Đánh giá tác động kinh tế, môi trường và xã hội đối với các ngành, lĩnh vực và địa bàn………
Error: Reference source not found
3.
Đánh
giá
tính
bền
vững
của
các

kết
quả
chương
trình………………………………………….Error: Reference source not found
PHỤ LỤC : KHUNG LOGIC ………………………………………………………………………
Error: Reference source not found

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BDS
BĐKH
COP
EG
FAO
FCPF
FLEGT
FPIC
GHG
LHQ
MARD
MONRE
MRV
NFMS
NGO
NPD
dNPD
NRAP
NRIS

NRSC
IBM
PCM
PEB
PFES
PMU
REDD+
REL
RL
R-PP
SEDP
SFE
UN
UNDP
UNEP
UNFCCC
UN-REDD
USD
VFDS

Hệ thống chia sẻ lợi ích từ REDD+
Biến đổi khí hậu
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu
Ban Chỉ đạo quốc tế
Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc
Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp
Cơ chế tăng cường thực thi pháp luật và thương mại trong lâm nghiệp
Cơ chế tham vấn đảm bảo tính tự nguyện, được thông tin trước và đồng thuận
Khí gây hiệu ứng nhà kính

Liên hợp quốc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đo đạc, báo cáo, kiểm chứng
Hệ thống điều tra, giám sát tài nguyên rừng
Tổ chức phi chính phủ
Giám đốc chương trình quốc gia
Phó Giám đốc chương trình quốc gia
Chương trình hành động quốc gia về REDD+
Hệ thống thông tin lâm nghiệp
Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Ban Giám sát độc lập
Theo dõi các bon có sự tham gia
Ban Điều hành quốc gia
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ban Quản lý chương trình
Sáng kiến về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất
rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng
cường trữ lượng các bon rừng”
Mức phát thải tham chiếu
Mức tham chiếu
Dự án chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+
Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội
Lâm trường quốc doạnh
Liên hợp quốc
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu
Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về sáng kiến “Giảm phát thải khí

nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các
nước đang phát triển”
Đô la Mỹ
Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam
5


VNFF
Quỹ Bảo vệ và Phát triên rừng Việt Nam
VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp
VRO
Văn phòng REDD+ Việt Nam

PHẦN A: THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình: Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về “Giảm phát thải khí nhà
kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên
rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng” tại Việt Nam Giai đoạn II (viết tắt là
Chương trình UN-REDD Viết Nam Giai đoạn II, sau đây gọi tắt là chương trình)
2. Mã số chương trình:
3. Nhà tài trợ: Chính phủ Na Uy thông qua Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về
sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng tại các nước đang phát triển” (viết tắt là Chương trình UN-REDD toàn cầu)
4. Cơ quan chủ quản chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(MARD)
a. Địa chỉ: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
b. Tel/Fax: (04)-3 8468161/(04)-3 8454319
5. Cơ quan đề xuất chương trình: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a. Địa chỉ: A3, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
b. Tel/Fax: (04)-38438792/(04)38438793
6. Đề xuất Cơ quan chủ chương trình: Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST)

a. Địa chỉ: A3, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
b. Tel: (04)-38438792; Fax: (04) 38438793
7. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình: 3năm, kể từ ngày được phê duyệt.
8. Địa điểm dự kiến thực hiện chương trình:Hà Nội, 6 tỉnh thí điểm (Lâm Đồng, Bắc
Cạn, Lào Cai, Cà Mau, Bình Thuận, Hà Tĩnh) và một số tỉnh có nhiều rừng.
9. Tổng ngân sách chương trinh: : 31.729.806 USD (Ba mươi mốt triệu, năm trăm, hai
mươi chin ngàn, tám trăm linh sau đô la Mỹ)
10. Hình thức cung cấp ODA: Viện trợ không hoàn lại: 30.229.806 USD (Ba mươi triệu,
hai trăm, hai mươi chin ngàn, tám trăm linh sau đô la Mỹ)
11. Lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ
- Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số 2139/QĐTTg ngày 05/12/2012);
- Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (Quyết
định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007);
- Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Quyết định số
158/2008/QĐ-TTg, ngày 02/12/2008);
- Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (Quyết định số 799/QĐ-TTg
ngày 27/6/2012);
6


- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) (Nghị định số 99/QĐ-TTg
ngày 24/9/2010);
- Một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường (Nghị quyết số 27/NQ-CP (Điều 1, Khoản c) ngày 12/6/2009);
- Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA (Nghị định131/2006/NĐ-CP
ngày 09/11/2006). Các vấn đề chủ yếu của chương trình thuộc các lĩnh vực
được ưu tiên sau:


Bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;




Tăng cường năng lực thể chế và xây dựng nguồn nhân lực; chuyển giao
công nghệ; tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển.

-

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số
57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012);

-

Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và phát triển nông thôn
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số
3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011).

7


PHẦN B: THÔNG TIN CHI TIẾT
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG ODA
I. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆNCHƯƠNG TRÌNH
1. Mô tả tóm tắt các chính sách, chương trình của Chính phủ về biến đổi khí
hậu, về bảo vệ và phát triển rừng và tầm quan trọng của REDD+
1.1. Việt Nam: Biến đổi khí hậu, lâm nghiệp và REDD+
Biến đổi khí hậu
Việt Nam được xem là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu1, với những tác động tiêu cực về kinh tế và đời sống. Hiện tại, biến đổi khí
hậuđã và đang ảnh hưởng đến các khu vực ven biển, miền núi và thành thị. Việt Nam đã

tham gia vào cuộc chiến cùng cộng đồng quốc tế chống lại các tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu toàn cầu. Trong lĩnh vực giảm nhẹ, mặc dù là một nước có mức phát thải khí
nhà kính hiện tại bình quân trên đầu người thấp, phát thải trong nước dự kiến sẽ tăng lên rất
nhanh trong những năm tới theo một kịch bản là mọi việc vẫn diễn ra bình thường như hiện
nay.
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một số chính sách nhằm thích ứng với biến đổi khí
hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Tháng 12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chương trình Mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC) tại Quyết
định số158/2008/QĐ-TTg. NTP-RCC đưa ra lộ trình cho các hành động bước đầu để thích
ứng và giảm nhẹ, trong đó có quy định về trách nhiệm của các bên liên quan chính. Bộ Tài
nguyên và Môi trường (MONRE) là cơ quan đầu mối, được giao nhiệm vụ phối hợp với
các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. MONRE
đã thành lập Văn phòng thường trực quốc gia với sự tham gia của đại diện nhiều Bộ, ngành.
Văn phòng thường trực quốc gia chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực cho việc thực hiện
NTP-RCC.
Trong khuôn khổ NTP-RCC, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) chịu
trách nhiệm đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lâm nghiệp. Các hành
động chính trong lâm nghiệpđã được đề cập trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến
đổi khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và Tầm nhìn
tới 20502.
Tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về ứng phó với
Biến đổi khí hậu. Chiến lược này nhằm mục đích nâng cao năng lực triển khai các biện
pháp song song để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí
nhà kính, đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản của nhân dân. Để thực hiện chiến lược này, có
10 chương trình/ đề án ưu tiên giai đoạn 2011-2015, trong đó có Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-RCC). Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt hai văn bản pháp lý quan trọng, đó là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
(Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới (Quyết
1


UNFCCC COP 13
Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011

2

8


định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012). Tất cả các chiến lược, đề án trên đều đề cao vai
trò của rừng và cùng hướng tới một mục tiêu là phát triển bền vững.
Tháng 12/2011, MARD ban hành Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN về “Phê duyệt
Chương trình giảm phát thải khí nhà kính (GHG) trong ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn đến năm 2020”. Quyết định này dựa trên NTP-RCC và Kế hoạch hành động của
MARD nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn xuống 20% (18,87 triệu tấn khí thải CO2)
đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nông nghiệp và phát triển nông thôn, giảm tỷ
lệ nghèo đói. Đối với ngành lâm nghiệp, các hoạt động chính dự kiến là:
-

Mở rộng diện tích rừng trồng, khôi phục rừng bị suy thoái với mục tiêu đạt 2,6
triệu ha rừng trồng và giảm phát thải GHG ròng tiềm năng là 702 triệu tấn CO2.

-

Bảo vệ, phát triển và quản lý rừng bền vững nhằm tăng hấp thụ các bon và loại
bỏ phát thải GHG đối với 13,8 triệu ha rừng, từ đó giảm phát thải GHG ròng
tiềm năng là 669 triệu tấn CO2.

Lâm nghiệp và các chính sách, chương trình lâm nghiệp

Tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam đã giảm từ trên 43% xuống còn 27% từ năm 1943
đến năm 1990. Kể từ 1990, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể để tăng diện tích che phủ
rừng cả nước. Nhờ vậy, diện tích rừng đã tăng từ 9,2 triệu ha năm 1990 lên 13,52 triệu ha
năm 2011, tương đương 39,7% diện tích cả nước. Mặc dù diện tích rừng có tăng, nhưng tại
một số vùng vẫn có tỷ lệ mất rừng cao, đó là Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông
Nam Bộ. Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái rừng và phân bố manh mún vẫn còn khá phổ
biến đối với diện tích rừng tự nhiên còn lại. Hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên bị xếp vào loại
rừng nghèo hay rừng đang tái sinh, trong khi rừng giàu chỉ chiếm khoảng 4,6% 3. Từ năm
1999 đến 2005, diện tích rừng tự nhiên xếp vào loại rừng giàu đã giảm 10,2%.
Định hướng chính sách chung của Việt Nam đối với ngành lâm nghiệp được tóm tắt
trong Chiến lược Phát triển Kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 do Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ XI thông qua. Chiến lược này đưa ra một trong số các quan điểm phát
triển là “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu
xuyên suốt trong Chiến lược”,xác định rõ một sốmục tiêu về môi trường cần đạt đếnnăm
2020 là: Cải thiện chất lượng môi trường;Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%; Hạn chế tác hại của
thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Các nghị quyết của Đảng đã
nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển và đổi mới Lâm
trường quốc doanh (SFE). Tất cả các văn bản luật, nghị định, chính sách và chiến lược liên
quan đến ngành lâm nghiệp đều dựa trên các định hướng này.
Chiến lược quốc gia hiện nay đối với ngành lâm nghiệp là Chiến lược Phát triển Lâm
nghiệp Việt Nam 2006-2020 (VFDS). Chiến lược này được xây dựng dựa trên các chiến
lược và chương trình trước đây, đưa ra các mục tiêu lớn về đổi mới chính sách, trồng rừng,
hỗ trợ tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng và khuyến khích vai trò của cộng đồng địa
phương. VFDS đi theo hướng hiện đại hóa ngành lâm nghiệp, để lâm nghiệp có thể đóng
góp một phần xứng đáng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, xoá đói, giảm nghèo cho người dân miền núi và bảo vệ môi trường. VFDSnhấn mạnh
sự cần thiết phải làm rõ và đảm bảo quyền sở hữu đối với rừng và quyền sử dụng đối với
đất lâm nghiệp. Văn kiện này cũng nêu rõ cần thực thi pháp luật đất đai, quy định rõ trách
nhiệm đối với các bên liên quan.
3


Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI), 2004

9


Trong 20 năm qua, chính quyền các cấp, từ Trung ương tới địa phương đã đưa ra
nhiều chính sách và khởi xướng nhiều chương trình để cải thiện thực trạng quản lý rừng,
tăng độ che phủ rừng. Trong nhiều trường hợp, đã có sự thay đổi tiến bộsau một quá trình
thử nghiệm và đúc rút bài học thực tiễn, thường là có sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Ví
dụ, Chính phủ đã xây dựng và phê duyệt các chương trình và chính sách khuyến khích để
tăng độ che phủ rừng, như:
-

Chương trình 327, bắt đầu vào năm 1992, nhằm mục đích "phủ xanh đất trống đồi
trọc";

-

Dự án 661(Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng), bắt đầu vào năm 1997 với các
mục tiêu đầy tham vọng cần đạt vào năm 2010;

-

Chương trình 147 về một số chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007-2015.

Từ năm 2000, Quốc hội đã thông qua một số văn bản luật có ý nghĩa đối với quyền sở
hữu và quản lý rừng. Luật Đất đai (Quyết định 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003) làm rõ
khuôn khổ pháp lý về quyền sử dụng đất lâm nghiệp, lần đầu tiên tạo cơ hội để giao đất lâm

nghiệp cho cộng đồng và/hoặc cho hộ gia đình, cá nhân. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
(Quyết định 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004) công nhận quyền sở hữu rừng và quyền quản
lý rừng với nhiều trách nhiệm ràng buộc cụ thể. Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về đẩy nhanh quá
trình phân loại đất lâm nghiệp, quy hoạch giảm diện tích rừng phòng hộ cần hỗ trợ của
chính phủ và tăng diện tích rừng sản xuất để thu hút đầu tư khu vực tư nhân. Chỉ thị này
cũng nhằm mục đích khuyến khích sản xuất lâm nghiệp ở địa bàn rừng bị suy thoái.
Việt Nam cũng đã ban hành một loạt các nghị định, thông tư và chính sách về thực thi
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực
hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) - dựa trên việc thí điểm thành công
dịch vụ bảo vệ đầu nguồn ở hai tỉnh. Nghị định 99/2010/NĐ-CP về PFES trên toàn quốc có
hiệu lực vào tháng 9 năm 2010. Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ thị khác nhau nhằm tăng
cườngsự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, trong đó đáng chú ý nhất là Chỉ thị
08/2006/CT-TTg nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong quản lý rừng, bảo đảm
thực thi pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Để tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 2012/08/02 ban hành các chính sách sau đây:
1. Nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý rõ ràng về rừng và đất lâm nghiệp của chính
quyền địa phương (bổ sung sửa đổi Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày
21/12/1998)
2. Hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ rừng cấp xã
3. Chính sách về đồng quản lý rừng cộng đồng
4. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ rừng ở cấp địa
phương
5. Chính sách về tăng cường năng lực của kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm và các đơn
vị ở cấp địa phương): i) Tăng số lượng cán bộ kiểm lâm để đáp ứng nhu cầu bảo
vệ rừng. Khoảng 3.000 cán bộ kiểm lâm sẽ được tuyển mới trong giai đoạn 20122015, tăng tổng số cán bộ kiểm lâm lên 15.000 người vào năm 2015; ii) Đào tạo
10


và hỗ trợ cơ sở vật chất /trang thiết bị cho kiểm lâm; và chính sách tiền lương, trợ

cấp cho cán bộ kiểm lâm.
Chính phủ quyết định thực hiện Chương trình tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc
giai đoạn 2011-2015 với các phương pháp làmmới và cơ cấu tổ chức cụ thể để có cơ sở dữ
liệu đáng tin cậy về số lượng và chất lượng rừng, được sử dụng cho việc xây dựng chính
sách, giám sát và quản lý rừng.
Kế hoạch quốc gia về Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (tiếp theo Dự án
661) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012).
Kế hoạch này nhằm mục đích bảo vệ rừng hiện có và tăng diện tích rừng tái sinh tự nhiên
và rừng trồng, cải thiện sinh kế của các cộng đồng địa phương. Vào năm 2012, chính phủ
đã đầu tư 1.200 tỷ đồng (tương đương 60 triệu USD) cho việc thực hiện kế hoạch và dự
kiến sẽ cung cấp khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng cho năm 2013.
Việt Nam đã có kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ tài
chính và chi trả nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cộng đồng địa phương và các bên liên
quan tham giaquản lý và bảo vệ rừng tốt hơn; ví dụ: Chương trình 327, Dự án 661 và Chính
sách khuyến khích phát triển rừng sản xuất (Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/9/2007)đã có các khoản kinh phí thanh toán cho các hộ gia đình địa phương trong việc
trồng rừng và bảo vệ rừng. Số tiền thu được từPFES cũng được phân phối tới những người
quản lý/sử dụng rừng địa phương. Các chính sáchnày có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiênđáng
chú ý là so với đề án PFES ở nhiều nước khác, đề án PFES Việt Nam chưa có mối liên kết
rõ ràng giữa chi trả và kết quả công việc, chưa có chính sách cụ thể đểgiám sát tác động của
đề án và giám sát các hoạt động của người hưởng lợi.
Thành công của các sáng kiến và cải cách trên đã chứng minh cam kết của Việt Nam
trong việc quản lý rừng bền vững. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách
thức, liên quan đến việc hoàn thiện thể chế chính sách và tổ chức thực hiện chính sách sao
cho phù hợp với bối cảnh phát triển mới trong nước và quốc tế.
Các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam
Nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Các
yếu tố dẫn tới mất rừng thay đổi theo quá trình lịch sử của đất nước. Giai đoạn mất rừng
nhiều nhất là từ năm 1943 đến năm 1990, với tỷ lệ che phủ của rừng giảm từ 43% xuống
còn 27%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mất rừng trong giai đoạn này là chiến tranh và việc

mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp do người Kinh ở đồng bằng di cư lên khai hoang ở
miền núi.
Nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng nói chung đã được thống nhất là:
i) Chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang canh tác nông nghiệp (đặc biệt là cho việc
phát triển cây công nghiệp dài ngày); ii) Khai thác không bền vững (kể cả khai thác có
phép và trái phép); iii) Phát triển kết cấu hạ tầng ở trong và xung quanh địa bàn lâm nghiệp;
iv) Cháy rừng. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác liên quan tới lâm nghiệp và các
ngành khác cũng cần được nghiên cứu chỉ rõ như nông nghiệp, tài nguyên và môi trường,
giao thông và xây dựng. Việc đóng cửa rừng tự nhiên ở một số tỉnh, việc duy trì cấp chỉ
tiêu khai thác ở mức thấp cũng gây ra tình trạng khai thác gỗ trái phép. Ngoài ra, nguồn lực
cho việc tăng cường thực thi pháp luật rất hạn chế cũng là một nguyên nhân.
REDD+ và việc sẵn sàng thực thi REDD+ ở Việt Nam
11


Với cả 3 loại rừng và hiện trạng quản lý rừng ở Việt Nam hiện nay, tất cả các hoạt
động REDD+đều phù hợp, đó là:
-

Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng. Nội dung này thích hợp cho
rừng sản xuất và rừng phòng hộ, đang tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa của
nạn phá rừng.

-

Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế suy thoái rừng. Nội dung này thích hợp
cho cả 3 loại rừng, nơiđang tiếp tục đối mặt với các nguy cơ suy thoái khác nhau.

-


Bảo tồn rừng. Điều này thích hợp cho tất cả các loại rừng, nhưng đặc biệt là
những địa bàn có rừng nguyên sinh.

-

Quản lý bền vững tài nguyên rừng. Điều này thích hợp cho tất cả các loại rừng,
đặc biệt là rừng sản xuất.

-

Tăng cường trữ lượng các bon rừng. Điều này thích hợp với bất kỳ loại đất lâm
nghiệp nào, đặc biệt là diện tích đã bị suy thoái hoặc thậm chí đất trống trọc.

Từ năm 2009, phù hợp với tiến trình phát triển quốc tế, Việt Nam đã tiến hành các
hoạt động để gắn kết ngành lâm nghiệp với REDD + và tăng cường năng lực, cơ sở hạ tầng
quốc gia cho REDD +. Với đà phát triển gần đây, REDD + đang trở thành một yếu tố quan
trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển liên tục trong ngành lâm nghiệp, hỗ trợquá trình đổi
mới ngành lâm nghiệp và từng bước tạo ra các điều kiện cần thiết cho REDD + được thực
hiện thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, REDD + là một vấn đề tương đối mới trên diễn
đàn trong nước và quốc tế, nên REDD+ chưa đượcđề cập trong nhiều chính sách hiện hành
của quốc gia, mặc dù nhiều nội hàm của REDD+ không mới. Ví dụ, REDD+ chưa được
nêu trong VNFF.
Một số thể chế tổ chức và chính sách để sẵn sàng cho việc triển khai REDD+
baogồm:
-

Vào cuối năm 2009, Mạng lưới REDD+ quốc gia được thành lập. Mạng lưới đã tổ
chức các cuộc họp định kỳ gần như mỗi năm hai lần và hoan nghênh tất cả các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan tham gia. Mạng lưới này được hỗ
trợ bởi một Nhóm công tác kỹ thuật và sáu tiểu nhóm công tác kỹ thuật (STWG),

đó là các tiểu nhóm về: Đo đạc, báo cáo, kiểm chứng (MRV); Hệ thống chia sẻ lợi
ích (BDS); Thực hiện REDD+ ở cấp địa phương;Quản trị; Các chính sách đảm
bảo an toàn; Sự tham gia của khu vực tư nhân;

-

Tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2284/QĐTTg yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương từng bước lồng ghép REDD + vào các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, bắt đầu vào năm
2011. Sau đó, tháng 3 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban
hành Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN yêu cầu các cơ quan có liên quan ở Trung
ương và địa phương lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong
nông nghiệp và nông thôn, bao gồm các hoạt động REDD+, vào các chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch hành động, giai đoạn từ 2011-2015;

-

Tháng 1 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về
REDD+ (NRSC), dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, với
các nhiệm vụ cụ thể như:xây dựng chính sách; chỉ đạo và tăng cường sự phối hợp
12


giữa các cơ quan của chính phủ; giám sát việc xây dựng và thực hiện Chương
trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP);
-

Tháng 1 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNTđã thành lập Văn phòng REDD+
Việt Nam (VRO), với chức năng điều phối và quản lý việc thực hiện REDD + và
hỗ trợ NRSC;


-

Tháng 12 năm 2011, Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được
phê duyệt. Chiến lược này bao gồm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng bền vững,
giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường trữ lượng các bon và bảo tồn đa dạng sinh
học rừng. Nhiệm vụ này có nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu tăng độ che phủ
của rừng lên 47%;

-

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (PPC)
được thành lập tổ công tác liên ngành về REDD+;

-

Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN, đãđược đề cập ở trên, cũng đặt ra những mục
tiêu liên quan trực tiếp đến REDD+;

-

Tháng 6 năm 2012, NRAP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
799/QĐ-TTg. NRAP đưa ra định hướng và lộ trìnhthực hiện ba giai đoạn của
REDD+ đến năm 2020 tại Việt Nam.

Theo phân công, Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) trực thuộc Bộ Nông nghiệp
vàPTNT là cơ quan chủ trì về REDD +. VNFOREST chịu trách nhiệm xây dựng và thực
hiện các chính sách và chương trình liên quan đến REDD+, đặc biệt thông qua VRO là cơ
quan thường trực về REDD+ và có vai trò điều phối hỗ trợ quốc tế.
Chính phủ đã cùng các nhà tài trợ tiến hành nhiều nghiên cứu phân tích để chuẩn bị
sẵn sàng cho REDD+, đặc biệt là thí điểm tham vấn cộng đồng áp dụng Nguyên tắc Tự

nguyện, được thông tin trước và đồng thuận (FPIC) về Chương trình UN-REDD Việt Nam
(tháng 8/2010), thiết kế một hệ thống chia sẻ lợi ích từ REDD+ cho Việt Nam (tháng
12/2010) và xây dựng Khung Đo đạc, Báo cáo và Kiểm chứng (tháng 9/2011).
ViệcViệt Nam cam kết thực hiện REDD+ thông qua một phương pháp tiếp cận có sự
tham gia đầy đủ của các bên sẽ giúp thúc đẩy việc tối ưu hóa các lợi íchvề mặt xã hội và
môi trường của REDD+. Sự tham gia rộng rãi sẽ tạo điều kiện thuận lợicho việc thực hiện
NRAP. Từ khi thành lập, Mạng lưới REDD+ quốc gia đã trở thành một thể chế quan trọng
trong việc đảm bảo quá trình tham gia ở cấp quốc gia.
NRAP là một khung pháp lý cho việc chuẩn bị và triển khai REDD+. Văn bản này
đưa ra những mục tiêu chiến lược, các hoạt động chính và các giải pháp thực hiện. Các hoạt
động, phương pháp và cách tiếp cận, giải pháp cụ thể sẽ được xây dựng trong quá trình
thực hiện NRAP. Vì vậy, văn bản này sẽ liên tục được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung để phù
hợp với tiếntrình đàm phán quốc tế, bối cảnh quốc gia và khả năng hỗ trợ của quốc tế.
NRAP được thực hiện trong Giai đoạn 2011-2020 để đảm bảo tính thống nhất với VFDS,
Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững và Kế hoạch quốc gia về bảo vệ và phát triển
rừng.

13


1.2. Hỗ trợ quốc tế trước đây và hiện nay cho REDD+ ở Việt Nam: Chương
trình UN-REDD VN Giai đoạn I, Quỹ đối tác các bon trong lâm nghiệp, các hỗ trợ
khác
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia Chương trình UN-REDD 4. và
cũng là một trong những nước đầu tiên tham gia Quỹ Đối tác các bon lâm nghiệp của Ngân
hàng thế giới (FCPF)5. Việt Nam hiện đang được hỗ trợ bởi một số nhà tài trợ và các NGO
khác trong việc chuẩn bị REDD+.
UN-REDD
Mục tiêu tổng thể của Chương trình UN-REDD Việt Nam là giúp quốc gia chuẩn bị
sẵn sàng cho REDD+ và bắt đầu thực hiện toàn diện REDD+ vào năm 2015. Giai đoạn I

của Chương trình bắt đầu vào tháng 10 năm 2009 và kết thúc cuối tháng 6 năm 2012. Giai
đoạn I tập trung ưu tiên chuẩn bị sẵn sàng choREDD+, bao gồm các vấn đề sau: xây dựng
cơ sở hạ tầng và thể chế tổ chức cho REDD+; xây dựng chính sách, xây dựng mức tham
chiếu (RL) và thiết kế của một hệ thống MRV, bắt đầu quá trình tham vấn và nâng cao
nhận thức. Giai đoạn I nhằm mục đích tăng cường thể chế và xây dựng năng lực của các tổ
chức có liên quan ở cả trung ương và địa phương, hỗ trợ nghiên cứu và thí điểm ởcấp quốc
gia và địa phương có sự phối hợp với các tổ chức quốc tế khác, hỗ trợ xây dựng NRAP.
Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn I hướng tới các kết quả sau đây:
-

Tăng cường năng lực thể chế và kỹ thuật trong việc điều phối ở cấp quốc gia để
quản lý các hoạt động REDD+ ở Việt Nam;

-

Nâng cao năng lực quản lý REDD+ và chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái khác ở
cấp tỉnh và cấp huyện thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát
triển rừng bền vững; hỗ trợ quản lý tài nguyên rừng ở cấp tỉnh và cấp huyện thông
qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở tất cả các cấp;

-

Nâng cao kiến thức về phương pháp tiếp cận để làm giảm nguy cơ dịch chuyển
khu vực phát thải.

Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn I đã đạt được những kết quả quan
trọng,tạo cơ sở tốt cho việc triển khai REDD+ ở Việt Nam, cụ thể là:
-

Hỗ trợ thành lập và vận hành Mạng lưới REDD+ quốc gia, Nhóm công tác kỹ

thuật và 6 tiểu nhóm kỹ thuật chuyên đề;

-

Hỗ trợ quá trình thành lập NRSC, với sự tham gia của các bộ, ngành chủ chốt và
thành lập VRO;

-

Hỗ trợ xây dựng NRAP;

-

Hỗ trợ chuẩn bị các hướng dẫn, ví dụ như thiết lập mức phát thải tham chiếu
(REL), Mức tham chiếu (RL) và các giải pháp để xây dựng các phương trình sinh
khối;

-

Hỗ trợ các nghiên cứu về BDS. Khung BDS này đã được cộng đồng quốc tế rất
quan tâm;

4

Đó là Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng(REDD) ở các nước
đang phát triển”. Chương trình được bắt đầu vào tháng 9/2008 để hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng và thực hiện các chiến
lược REDD+ quốc gia, dựa trên sự hỗ trợ và năng lực chuyên môn của FAO, UNDP và UNEP”. />5
Đề xuất ý tưởng dự án chuẩn bị sẵn sàng cho REDD của Việt Nam - Viet Nam’s Readiness Project Identification Note (R-PIN)
được phê chuẩn tháng 7/2008. estcác bonpartnership.org/fcp/


14


-

Hỗ trợ xây dựng Khung MRV cho Việt Nam;

-

Hỗ trợ sự tham gia đầy đủ của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, hỗ trợ tăng cường sự
hợp tác của họ trong quá trình nghiên cứu thí điểm;

-

Xây dựng các phương pháp để thí điểm quá trình tham vấn cộng đồng theo nguyên
tắc FPIC tại 85 làng bản ở 2 huyện thí điểm. Đây là lần đầu tiên FPICđược thí
điểm cho REDD+ và kết quả thí điểm đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng
quốc tế;

-

Đúc kết và chia sẻ những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là về FPIC, Giám sát các
bon có sự tham gia (PCM), BDS và NRAP. Nhiều tài liệu truyền thông FPIC 6,
trong đó có các tài liệu quảng cáo, video, các chương trình phát thanh, đã được
xây dựng và chia sẻ cả trong nước và quốc tế (ví dụ như tại Cuộc họp lần thứ 6
Ban Chính sách UN-REDD toàn cầu, trong chuyến tham quan học tập trao đổi
kinh nghiệm của Đoàn Việt Nam ở Mexico và Ecuador, tại cuộc họp Đối tác
REDD+ toàn cầu ở Oslo- Na Uy).

Mục tiêu của Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn I là khá tham vọng và

không phải tất cả các mục tiêu đều đã đạt được như dự kiến. Những khó khăn trở ngại và
tồn tại cần tiếp tục được quan tâm giải quyết để có thể thực hiện thành công Chương trình
UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II, đó là:
-

Chương trình dự kiến ban đầu là các thỏa thuận toàn cầu của UNFCCC về
REDD+ sẽ được ký kết và ban hành sớm hơn và toàn diện hơn, nhưng thực sự đã
không như dự kiến. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong một số hoạt động, ví dụ,
việc xây dựng REL/RL;

-

Sự phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác;

-

Cần tiếp tục đào tạo để xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức của đội ngũ cán
bộ chính phủ;

-

Cần thí điểm hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) với bối cảnh đa dạng về kinh tế - xã
hội và sinh thái. Điều này bao gồm, khi thích hợp, tích hợp với các sáng kiến
PFES;

-

Cần phân tích toàn diện hơn về tác động của Việt Nam đối với ngành lâm nghiệp
của các nước láng giềng;


-

Cần tăng cường phối hợp hiệu quả giữa ba cơ quan tham gia chương trình của
Liên hợp quốc (LHQ);

-

Cần tăng cường quá trình FPIC.

FCPF và các Đối tác phát triển khác
Dự án chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ (R-PP) với sự tài trợ của FCPF đã được Việt
Nam phê duyệt và Ngân hàng thế giới đang tiến hành thẩm định các hoạt động tài trợ. Việc
tài trợ đã được cơ cấu lại để tập trung hơn vào các vấn đề chính sách đối với các công ty
lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và khả năng cung cấp dịch vụ REDD+ của các công ty
này.

6

/>
15


VRO đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới trong việc thiết kế các gói hoạt
động để thực hiện R-PP. VRO là đơn vị lý tưởng và có khả năng đảm bảo sự phối hợp và
hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động liên quan tới REDD+ ở cấp quốc gia.
Quá trình xây dựngChương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II và R-PP đã được
tiến hành trên cơ sở hợp tác và gắn kết chặt chẽ, có sự chia sẻ về các yếu tố đầu vào và các
hoạt động. Dưới sự hướng dẫn của Chính phủ, phù hợp với thế mạnh của các đối tác quốc
tế quan tâm, UN-REDD và FCPF đã thiết kế các hoạt động và khung hợp tác thực hiện.
2. Một số thách thức và nhu cầu chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ cũng như hỗ trợ của

quốc tế
Việc thực hiện REDD+ sẽ đem lại các lợi ích đáng kể về môi trường và kinh tế-xã
hội, đặc biệt là cho vùng nông thôn miền núi Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đưa
đếnnhững thách thức. Thứ nhất, REDD+ là vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam và
các quốc gia đang phát triển khác; nhiều vấn đề kỹ thuật hiện còn đang được đàm phán.
Kiến thức và năng lực kỹ thuật để thực hiện REDD+ còn thiếu, đặc biệt là vấn đề đo đạc,
báo cáo và kiểm chứng (MRV) đối với trữ lượng các bon rừng và kết quả thực hiện các
hoạt động REDD+ khác. Thứ hai, REDD+ đòi hỏi phải có một mức độ quản trị rừng cao
hơn. Một số chính sách, quy định hiện hành cần phải được tăng cường hoặc sửa đổi, bổ
sung để đáp ứng yêu cầu quốc tế, đặc biệt là các chính sách liên quan tới thế chế tổ chức,
quản lý rừng và đất đai, quyền hạn và trách nhiệm. Điều này đòi hỏi phải có sự quyết tâm
chính trị cao và thời gian để xây dựng hệ thống quản lý vận hành REDD+ phù hợp. Thứ
ba, chi phí cơ hội ở nhiều khu vực để duy trì bảo vệ rừng, phát triển rừng là rất cao. Lợi ích
về vật chất từ REDD+ có thể không cạnh tranh được với thu nhập từ các loại hình sử dụng
đất khác (như cây lâu năm). Thứ tư, nhiều bên tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng trong khi trên thực tế còn thiếu sự rõ ràng về quyền sở hữu rừng, bao gồm quyền các
bon rừng, sẽ gây khó khăn cho quá trình xây dựng một chính sách hưởng lợi phù hợp.
Để có được nguồn hỗ trợ tài chính (càng nhiều càng tốt) cho Giai đoạn thực hiện
toàn diện REDD+, kể cả song phương và đa phương, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để có
thể cạnh tranh được với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, việc chuẩn bị sẵn sàng
cho REDD+ là một quá trình lâu dài và cần một khoản đầu tư đáng kể. Các kết quả nghiên
cứu trên thế giới cho thấy, việc chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+ cần khoảng 14-93 triệu USD
cho mỗi quốc gia trong vòng 3-10 năm, tùy thuộc vào năng lực hiện tại của mỗi quốc gia và
bối cảnh của từng nước. Mặc dù Việt Nam tham gia rất tích cực REDD+, Việt Nam cũng
rất cần có sự hỗ trợ thỏa đáng và có thể dự báo trước của cộng đồng các nhà tài trợquốc tế
như đã được nhấn mạnh trong Thỏa thuận Cancun.
3. Tổng quan về các vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ chương trình
Các hoạt động cần chương trình hỗ trợ được xác định dựa trên cơ sở phân tích nhu
cầu hỗ trợ của Chính phủ và tính phù hợp với chiến lược hỗ trợ cũng như năng lực chuyên
môn của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam.Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II

hướng tới việc giải quyết một số vấn đề mới, đối với cả quốc tế và Việt Nam. Ở cấp quốc
tế, Chương trình sẽ thí điểm và phát triển cách tiếp cận "giám sát có sự tham gia" –giúp
đem lại một cơ sở dữ liệu tốt hơn, giảm chi phí và tăng sự cam kết của người tham gia.
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia cũng sẽ được áp dụng cholĩnh vực lâm sản và các
ngành công nghiệp chủ yếu khác liên quan tớimấtrừng hay suy thoái rừng. Việt Nam có
một ngành công nghiệp gỗ phát triểnmạnh nhất trong khu vực, các biện pháp thực hiện
REDD + trong Chương trình UN-REDD VN Giai đoạn II sẽ quan tâm tới lĩnh vực này, ở cả
16


cấp quốc gia và khu vực, cũng như quan tâm tới các ngành công nghiệp khác như tôm, cà
phê, cao su. Điều này dự kiến sẽ giúp đưa ra các bài học có tầm quan trọng quốc tế. Ngoài
ra, Việt Nam nằm ở trung tâm của một trong những khu vựccó nguy cơ dịch chuyển địa
điểm phát thải lớn nhất trên thế giới. Mặc dù không mong đợi có thể giải quyết được thách
thứcnày trong thời gian vài năm, chương trình cũng sẽ hỗ trợ tăng cường hiểu biết và đảm
bảo không có sự rò rỉ phát thải ở các địa bàn thí điểm REDD+ của chương trình.Trong bối
cảnh Việt Nam, các nội dung mới cần giải quyết chính là: theo dõi và kiểm tra tác động
của chương trình, xây dựngcác tiêu chuẩn quản trị mang tầm quốc tế để đảm bảo tính minh
bạch, công khai vàsự tham gia đầy đủ của các bên liên quan.
Chương trình UN-REDD giai đoạn II dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2012 và sẽ là một
đóng góp lớn đối với việc thực hiện NRAP. Chương trìnhcũng sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện
hai trong ba giai đoạn phát triển và thực hiện REDD+, như đã thống nhất tại COP16 7.
Thành quả cuối cùng của chương trình là hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia sẵn sàng
thực hiện REDD+ trong tương lai.
4. Các bên hưởng lợi trực tiếp từ chương trình
Người hưởng lợi cuối cùng của chương trình là các hộ gia đình và cộng đồng địa
phương, những người quản lý và sử dụng rừng. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ, các tổ
chức liên quan và cộng đồng xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ chương trình thông qua việc
tăng cường năng lực thực hiện REDD+, trong đó Tổng cục Lâm nghiệp là đơn vị được
hưởng nhiều lợi ích quan trọng.

Một đối tượng quan trọng được hưởng lợi nữa là các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý
rừng. Thông qua việc đem lại các lợi ích nhiều hơn để giữ rừng, REDD+ sẽ có thể làm
giảm nguy cơ khai thác gỗ và nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy
nhiên, REDD+ cũng có thể đem lại các lợi ích khác từ việc lập và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch quản lý bền vững hơn tài nguyên rừng hay trồng rừng, làm giàu rừng.
II. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ
1. Sự phù hợp của các mục tiêu chương trình với chính sách và ưu tiên của nhà
tài trợ
Chương trình nghị sự về REDD+ của Việt Nam và sự tham gia Chương trình UNREDD của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chiến lược hỗ trợ của Chính phủ Na Uy, quốc
gia tham gia xây dựng Đối tác REDD+ toàn cầu và là một trong những nhà tài trợ cho
Chương trình UN-REDD toàn cầu. Chiến lược này hoàn toàn phù hợp với chính sách của
Việt Nam về biến đổi khí hậu, trong đó có đề cập tới REDD+ và Kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội lần thứ 10 (SEDP) của quốc gia, trong đó REDD+ đóng góp trực tiếp cho hai mục
tiêu: Mục tiêu 2: Tăng cường sự tham gia của toàn xã hội; Mục tiêu 3: Tăng cường quản lý
tài nguyên và môi trường.
2. Lý do lựa chọn nhà tài trợ và UN-REDD, ưu thế của UN-REDD trong việc
chuẩn bị cho REDD+
7

Cần nhấn mạnh là Chương trình UN-REDD VN Giai đoạn II sẽ dự kiến thực hiện trong 5 năm, trong đó Giai đoạn II theo Quyết
định số 1/CP.16 Điều 73 chưa có quy định cụ thể, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Ngoài ra, NRAP đã được Chính phủ phê duyệt vào
thời điểm kết thúc Giai đoạn I và bắt đầu vào Giai đoạn II (theo Điều 73 nêu trên). Vì thế NRAP sẽ chỉ bao gồm 2 giai đoạn – hoàn
thành việc chuẩn bị sẵn sàng và triển khai REDD+ toàn diện .

17


Có một số lý do và lợi thế khi chọn Na Uy và UN-REDD như sau:
 Na Uy là một trong những nhà tài trợ chính cho REDD+ tại Việt Nam và là nhà
tài trợ duy nhất tới thời điểm này cho UN-REDD Việt Nam. Na Uy cam kết rất

mạnh mẽ hỗ trợ cho REDD+ và ủng hộ việc thiết lập đối tác về REDD+ ở cấp
toàn cầu và ở cấp quốc gia (Na Uy và Việt Nam đã ký Tuyên bố chung thiết
lập Đối tác REDD+ trong dịp diễn ra Hội nghị các bên tham gia UNFCCC lần
thứ 18 tại Doha – Qatar) cũng như cách thức hợp tác đa phương - một cách
thức sẽ giúp Việt Nam và Na Uy có thể hợp tác với nhiều đối tác và có được
nguồn tài trợ của những đối tác phát triển khác.
 UN-REDD là một trong hai chương trình lớn nhất của cộng đồng quốc tế về
REDD+ (cùng với Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF)), thu hút
được sự quan tâm và hỗ trợ của nhiều đối tác phát triển.
 Việc tham gia UN-REDD sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp cận được các nguồn tài
chính quan trọng và đa dạng hóa được cách tiếp cận để tăng cường năng lực
cũng như thí điểm các hoạt động để chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+.
 Tham gia UN-REDD, Việt Nam có thể có được sự hỗ trợ của các chuyên gia
giỏi giàu kinh nghiệm và đa lĩnh vực của Liên hợp quốc, có cơ hội để sử dụng
những thế mạnh, lợi thế của từng cơ quan tham gia chương trình của Liên hợp
quốc và thí điểm các cách tiếp cận cũng như cơ chế khác nhau.
 Lựa chọn UN-REDD sẽ giúp Việt nam tiếp tục hỗ trợ Kế hoạch một Liên hợp
quốc mà Việt Nam là nước thí điểm và có cơ hội để điều phối tốt hơn nguồn
lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu nói chung và REDD+ nói
riêng.
 Việt Nam đã thực hiện thành công Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai
đoạn I, là nước đầu tiên trên thế giới đã thu được nhiều bài học trong quá trình
chuẩn bị sẵn sàng cho REDD+. Vì vậy, một số kết quả và bài học của Giai
đoạn I sẽ tiếp tục được phát huy trong Giai đoạn II tại Việt Nam và chia sẻ với
các nước khác. Điều này rất phù hợp với lộ trình của NRAP và đó cũng là lý
do chính mà Na Uy quyết định tiếp tục hỗ trợ cho REDD+ tại Việt Nam.
 Việc tham gia UN-REDD sẽ giúp tăng cường sự hợp tác, chia sẻ thông tin giữa
UN-REDD với các chương trình, dự án REDD+ khác đang và sẽ được thực
hiện ở Việt Nam do nhiều nhà tài trợ khác hỗ trợ và nhiều đối tác khác thực
hiện để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực, hướng tới mục tiêu chung là

giúp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng thực hiện toàn diện REDD+.
3. Trách nhiệm đối với nhà tài trợ và năng lực của Việt Nam
Để có thể phê duyệt khoản tài trợ không hoàn lại cho Chương trình UN-REDD Việt
Nam Giai đoạn II, một số điều kiện sau đây cần phải được đáp ứng: a) Bộ Nông nghiệp và
PTNT với tư cách là phía Chính phủ phải xây dựng Đề cương chương trình chi tiết (DPO);
b) Bộ Nông nghiệp và PTNT đồng ý đóng góp dưới dạng hiện vật như trang thiết bị văn
phòng chương trình, thời gian tham gia của cán bộ và hỗ trợ vấn đề hành chính. Như đã nêu
trên, chương trình này phù hợp với các chiến lược, chính sách của Chính phủ về biến đổi
khí hậu và chủ trương bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, các bộ ngành liên quan sẽ ủng hộ
18


DPO và đề nghị Thủ tướng chính phủ đưa chương trình vào danh mục chương trình đề nghị
nhà tài trợ hỗ trợ thông qua UN-REDD. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ thảo luận với Ngân
hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đáp ứng yêu cầu thứ 2.
Điều này phù hợp với Tuyên bố chung đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Na Uy về thiết lập Đối tác REDD+, phù hợp với trách nhiệm của các quốc gia đang
phát triển được nêu trong Thỏa thuận Can cun và các hướng dẫn của UN-REDD.
Ban Chính sách UN-REDD toàn cầuđề nghị Việt Nam thảo luận với các nước láng
giềng về việc hợp tác kiểm soát buôn bán trái phép lâm sản xuyên biên giới và đưa ra các
phương án để tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp và thương mại (FLEGT) ở cấp
quốc gia và khu vực để giảm nguy cơ dịch chuyển địa điểm phát thải do các hoạt động
REDD+. Thực tế, Việt Nam đã tiến hành hợp tác với các nước láng giềng về FLEGT trước
khi tham gia UN-REDD. Một bản ghi nhớ (MoU) về tăng cường hợp tác trong việc phòng
chống khai thác bất hợp pháp, vận chuyển và thương mại gỗ lậu giai đoạn 2009 – 2012 đã
được ký kết giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục Kiểm lâm Lào vào tháng 5/2009 và được
ký lại vào tháng 7/2012. Một kế hoạch hành động đã được xây dựng để thực hiện Bản ghi
nhớ trên, trong đó bao gồm 4 nhóm hoạt động: i) chia sẻ thông tin về thương mại gỗ và
động vật hoang dã; ii) tăng cường năng lực kỹ thuật, bao gồm sử dụng ảnh viễn thám và tập
huấn cán bộ sử dụng công nghệ tiên tiến; iii) hợp tác tiến hành các hành động phòng ngừa

và xử lý việc kinh doanh trái phép dọc và xuyên biên giới, tuân thủ luật pháp của Lào và
Việt Nam; iv) thường xuyên tổ chức các cuộc họp và hội thảo để rút kinh nghiệm và tăng
cường hợp tác. Tháng 3/2011, Việt Nam đã mời đoàn cấp cao của Lào sang thăm Việt Nam
và thảo luận về vấn đề hợp tác thực hiện FLEGT. Tháng 8/2011, một đoàn đại biểu Việt
Nam cũng đã sang thăm Lào và hai bên đã đồng ý cập nhật Bản ghi nhớ. Một đoàn cán bộ
Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT dẫn đầu đã thăm và làm việc với các đối
tác Lào (Bộ Nông Lâm Lào) từ 16-18/10/2011 ở Luang Frabang để thảo luận hợp tác thực
hiện REDD+ và FLEGT. Trong chuyến công tác của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNTtới Căm Pu chia tháng 12/2011, hai bên đã đồng ý xây dựng bản ghi nhớ tăng cường
hợp tác kiểm soát việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép xuyên biên giới. VNFOREST và
Cục Lâm nghiệp Căm Pu chia đã ký bản ghi nhớ này vào tháng 6/2012. Ngoài ra, Việt Nam
cũng đã tổ chức một số hội thảo vùng bàn về hợp tác khu vực thực hiện REDD+.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng thể
Mục tiêu tổng thể của Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II là: Hỗ trợ
ngành lâm nghiệp để đóng góp cho mục tiêu của nông nghiệp và phát triển nông thôn
về giảm phát thải tới năm 2020, đóng góp tích cực thực hiện các chiến lược, chính
sách quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và quản lý phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính, hướng tới phát triển bền vững.
2. Mục tiêu trước mắt
Mục tiêu trước mắt của chương trình:Tăng cường năng lực của Việt Nam để có
thể hưởng lợi từ chi trả dựa vào kết quả8 trong tương lai khi thực hiện REDD+ và có
thể đem lại những đổi thay mới tích cực trong ngành lâm nghiệp, góp phần thực hiện
NRAP.
8

Thuật ngữ “chi trả dựa vào kết quả” chỉ đề cập tới việc chuyển tiền từ nguồn quỹ quốc tế tới Việt Nam.

19



Mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Việt Nam, sẽ đóng góp trực
tiếp cho việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược quốc gia
ứng phó với BĐKH, góp phần trực tiếp thực hiện NRAP.
Ngoài ra, mục tiêu chương trình hoàn toàn phù hợp với Thỏa thuận Cancun, đặc biệt
là Giai đoạn I và II, theo đó các quốc gia cần tập trung vào việc “xây dựng các chiến lược
quốc gia hoặc kế hoạch hành động, chính sách và giải pháp, và tăng cường năng lực để
thực hiện các chính sách và giải pháp, chiến lược hay kế hoạch hành động, trong đó có thể
bao gồm tiếp tục tăng cường năng lực, phát triển/chuyển giao công nghệ và các hoạt động
trình diễn dựa vào kết quảthực hiện9.”
IV. CÁC KẾT QUẢ, ĐẦU RAVÀ NGÂN SÁCH
1. Các kết quả và đầu ra chính
Chương trình sẽ xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật ở cấp quốc gia và địa phương,
đồng thời cũng hỗ trợ tiến hành các hoạt động giảm phát thải ở 6 tỉnh thí điểm là: Lâm
Đồng, Cà Mau, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Bắc Kạn và Lào Cai. Chương trình sẽ hỗ trợ xây
dựng năng lực cho các địa phương ở quy mô làng, xã và huyện để thực hiện các hoạt động
REDD + tại các tỉnh thí điểm10.Chương trình sẽ tăng cường năng lực để quản trị REDD+ đã
được đề cập trong NRAP và vận hành cơ chế quản trị này. Khi kết thúc, chương trình có
thể giúp cơ chế quản trị REDD+ vận hành tốt để thí điểm REDD+. Cụ thể là NRAP, Quỹ
REDD+ quốc gia, Hệ thống Theo dõi tài nguyên rừng quốc gia (NFMS) và cơ chế đảm bảo
các chính sách an toàn sẽ được vận hành; cách tiếp cận, quy chế của quốc gia vềchia sẻ lợi
ích ở cấp địa phương sẽ được thí điểm và phát triển. Chương trình cũng sẽ giúp xây dựng
năng lực thể chế ở tất cả các tỉnh có diện tích rừng tự nhiên cần quan tâm 11. Hợp tác khu
vực cũng sẽ được tăng cường để đóng góp cho quá trình thực hiện REDD+ ở Tiểu vùng
sông Mê Công.
Để có thể đạt được các mục tiêu trên, có 6 Nhóm Kết quả và các đầu ra chính dự
kiến như sau:
Kết quả 1: Năng lực vận hành Chương trình hành động quốc gia về REDD+ (NRAP)
được xây dựng
-


Đầu ra 1.1:Các hướng dẫn triển khai NRAP được phê duyệt và triển khai

-

Đầu ra 1.2: Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO) được củng cố về năng lực quản
lý, thư ký và kỹ thuật để chủ trì thực hiện NRAP và hỗ trợ NRSC

-

Đầu ra 1.3: Năng lực đưa racác khuyến nghị chính sách về REDD+ của các
thành viên Mạng lưới REDD quốc gia được củng cố

-

Đầu ra 1.4: Quỹ REDD+ quốc gia (NRF) được vận hành

9

Thỏa thuận Cancun; Điều 73.

10

Song song với Chương trình UN-REDD VN Giai đoạn II còn có một loạt các dự án tăng cường năng lực ở một số tỉnh thí điểm
khác do một số đối tác phát triển tài trợ, bao gồm JICA ở Điện Biên, CHLB Đức ở Kiên Giang và Quảng Bình, Hoa Kỳ ở Nghệ An.
Do đó, tổng số có ít nhất 9 tỉnh sẽ sẵn sàng thí điểm REDD+ vào năm 2016.
11

Với diện tích có rừng trên 25.000 ha, khoảng 40 tỉnh.


20


-

Đầu ra 1.5: Kế hoạch hành động cho sản xuất bền vững hơn đối với nguyên liệu
trong nuôi trồng thủy sản, các ngành công nghiệp cà phê, cáo su và gỗ được
Hiệp hội ngành và MARD thực hiện

-

Đầu ra 1.6:Cơ chế tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp được phê duyệt và
thực hiện

-

Đầu ra 1.7:Nhận thức về REDD+ của chính quyền tỉnh và hệ thống hành chính
được nâng cao

-

Đầu ra 1.8:Nhận thức về Biến đổi khí hậu và REDD+ của các bên liên quan ở
cấp quốc giađược nâng cao thông qua việc tăng cường chiến lược truyền thông
và chia sẻ bài học kinh nghiệm.

Kết quả 2: 6 tỉnh thí điểm có thể xây dựng kế hoạch và thực hiện các hành động
REDD+
-

Đầu ra 2.1 Cơ sở hạ tầng về thể chế cho REDD+ tại 6 tỉnh thí điểm được xây

dựng, và REDD+ được lồng ghép vào Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của
tỉnh.

-

Đầu ra 2.2 Nhận thức về biến đổi khí hậu, REDD+ của các cấp chính quyền
tỉnh, huyện, xã và các bên liên quan chủ chốt tại 6 tỉnh thí điểm được nâng cao

-

Đầu ra 2.3: Kế hoạch hoạt động REDD+ tại thực địa và kế hoạch hành động về
REDD+ cấp tỉnh tại 6 tỉnh thí điểm được xây dựng và thông qua

-

Đầu ra 2.4 KHHĐ về REDD+ cấp tỉnh được thực hiện

-

Đầu ra 2.5:Tình hình giao đất giao rừng ở 6 tỉnh thí điểm được cải thiện

-

Đầu ra 2.6 Khung giám sát ở 6 tỉnh thí điểm được xây dựng

-

Đầu ra 2.7: Việc giám sát có sự tham gia tại 6 tỉnh thí điểm được thực hiện.

Kết quả 3: ệ thống điều tra giám sát tài nguyên rừng (NFMS) để giám sát

vàphục vụ MRV và Hệ thống thông tin lâm nghiệp (NRIS) về chính sách đảm bảo an
toàn được vận hành
-

Đầu ra 3.1: Hệ thống thông tin lâm nghiệp được thiết lập

-

Đầu ra 3.2: Hệ thống thông tin lâm nghiệp cấp tỉnh được xây dựng

-

Đầu ra 3.3: Hệ số/yếu tố phát thải (EF) được xác định

-

Đầu ra 3.4 NFMS: Thể chế tổ chức để kiểm kê khí nhà kính cho REDD+ được
làm rõ

-

Đầu ra 3.5 Các chỉ số xác định kết quả trung hạn và REL/FRL được thiết lập.

Kết quả 4: Một hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) quốc gia được xây dựng
-

Đầu ra 4.1: Cơ chế và tiêu chuẩn chia sẻ lợi ích ở cấp trung ương được nghiên
cứu, dự thảo

-


Đầu ra 4.2:Cơ chế, nguyên tắc hướng dẫn và tiêu chí chia sẻ lợi ích cấp tỉnh
được nghiên cứu, dự thảo

21


-

Đầu ra 4.3:Một hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) cho việc thực hiện REDD+ một
cách toàn diện được xây dựng.

Kết quả 5:Các cơ chế để đảm bảo chính sách an toàn về xã hội và môi trường
theo Thỏa thuận Can cun được xây dựng
-

Đầu ra 5.1: Cơ cấu quản trị rừng minh bạch và hiệu quả được thiết lập

-

Đầu ra 5.2: Các giải pháp đề cao kiến thức truyền thống cũng như quyền và lợi
ích truyền thống liên quan tới quản lý rừng được đề xuất và thông qua

-

Đầu ra 5.3: Cơ chế đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên, đặc
biệt là phụ nữ, cộng đồng địa phương và người dân tộc thiểu số được thiết lập

-


Đầu ra 5.4: Các biện pháp phòng tránh nguy cơ chuyển đổi rừng tự nhiên hoặc
dịch chuyển địa điểm phát thải được tiến hành.

Kết quả 6: Tiến trình hợp tác khu vực về triển khai REDD+ ở tiểu vùng sông
Mê Công được tăng cường
-

Đầu ra 6.1: Hợp tác hiệu quả giữa các chính phủ trong tiểu vùng sông Mê Công
về giảm thiểu khai thác và thương mại gỗ trái phép

-

Đầu ra 6.2: Các cam kết của ngành chế biến gỗ Việt Nam và các nước khác
trong khu vực về nguồn cung ứng hợp pháp và khai thác gỗ bền vững

-

Đầu ra 6.3: Các chiến lược REDD + trong và ngoài tiểu vùng Mê công được
chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam

-

Đầu ra 6.4: Chiến lược của tiểu vùng sông Mê Công nhằm giải quyết nguy cơ
dịch chuyển phát thải do mất rừng và suy thoái rừng được xây dựng

-

Đầu ra 6.5: Hợp tác tiểu vùng Mê Công về tăng cường bảo tồn đa dạng sinh
học thông qua REDD+


-

Đầu ra 6.6: Hợp tác Nam – Nam về các hoạt động sẵn sàng cho REDD+ ở các
nước khác trong tiểu vùng sông Mê Công.

2. Tổng kinh phí
Tất cả chi phí để thực hiện các kết quả sẽ do chương trình trang trải trực tiếp. Phí
quản lý và mua sắm sẽ là chi phí vận hành cho cả chương trình, cụ thể là chi phí vận hành
của PMU và PPMU, chi phí mua sắm thiết bị, xe cộ.
Bảng 2: Tổng kinh phí của chương trình phân theo năm
Đơn vị: USD
Tổng kinh phí

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng

Chi phí chương trình

6.802.585

9.291.420

9.577.890

25.671.895


Quản lý và mua sắm

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

ISC (7%)

538.128

696.457

743.066

1.977.651

8.225.673

10.645.837

11.358.296

30.229.806

Kinh phí phân

theo năm
ISC: Chi phí hỗ trợ gián tiếp

22


23


Bảng 3: Kinh phí phân theo kết quả
Đơn vị: USD
Năm 1

Năm 2

Năm 3

Tổng

Kết quả 1

630.000

1.100.000

1.700.000

3.430.000

Kết quả 2


4.106.900

4.986.900

3.502.960

12.596.760

Kết quả 3

802.935

606.010

1.104.390

2.513.335

Kết quả 4

385.730

443.420

797.590

1.626.740

Kết quả 5


350.440

886.900

878.490

2.115.830

Kết quả 6

267.290

790.215

994.460

2.051.965

6.543.295

8.813.445

8.977.890

24.334.630

UNDP

639.960


639,960

983.340

2.263.260

UNDP

245.000

18.000

54.000

317.000

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

3.412.240

4.051.925

4.484.575


11.948.740

238.857

283.635

313.920

836.412

Tổng

3.651.097

4.335.560

4.798.495

12.785.152

Chi phí CT

2.197.620

3.421.770

4.114.455

9.733.845


Quản lý và
mua sắm

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

ISC (7%)

215.781

285.581

360.626

861.987

Tổng

3.298.361

4.365.311

5.512.421


13.176.092

Chi phí CT

1.192.725

1.817.725

978.860

3.989.310

83.491

127.241

68.520

279.252

Tổng

1.276.216

1.944.966

1.047.380

4.268.562


Chi phi CT

6.802.585

9.291.420

9.577.890

25.671.895

Quản lý và
mua sắm

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

ISC (7%)

538.128

696.457

743.066

1.977.651


8.225.673

10.640.837

11.358.296

30.229.806

Tổng chi phí
chương trình
Quản

chương
trình*1
Mua sắm *2

Tổng quản lý và mua sắm
Chi phí CT

FAO

ISC (7%)
UNDP

UNEP

ISC (7%)
TỔNG


TỔNG THEO
KẾT QUẢ VÀ
THEO NĂM
Ghi chú:

ISC: Chi phí hỗ trợ gián tiếp(= 7% ODA của chương trình)
*1) cho PMU cấp Trung ương và các PPMU cấp tỉnh
Quản lý chương trình bao gồm các chi phí cho cán bộ chủ chốt của PMU và PPMU


Quản lý chương trình không bao gồm các chi phí sau:Cán bộ chương trình chịu trách nhiệm từng
kết quả – được tính vào chi phí cho kết quả đó;

24




1 chuyên gia quốc tế về REDD+/quy hoạch rừng- được tính vào chi phí cho kết quả 2;



3 tình nguyện viên của Liên hợp quốc để hỗ trợ việc thực hiện chương trình ở cấp tỉnh tại 6 tỉnh thí
điểm – được tính trong chi phí của kết quả 2;

*2) cho các thiết bị được mua sắm ngoài các thiết bị mua phục vụ cho các đầu ra; mua sắm cho hệ thống
MRV quốc gia, cho cán bộ vận hành hệ thống MRV quốc gia, hệ thống MRV cấp tỉnh và giám sát các bon –
được tính trong chi phí của Kết quả 3.

Bảng 4: Kinh phí phân theo các cơ quan của Liên hợp quốc, bao gồm các chi phíhỗ

trợ gián tiếp (ISC)
Đơn vị: USD
Năm 1
Chi phí CT

FAO

UNEP

Tổng

4.051.925

4.484.575

11.948.740

238.857

283.635

313.920

836.412

Tổng

3.651.097

4.335.560


4.798.495

12.785.152

Chi phí CT

2.197.620

3.421.770

4.114.455

9.733.845

Quản lý và
mua sắm

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

ISC (7%)

215.781


285.581

360.626

861.987

Tổng

3.298.361

4.365.311

5.512.421

13.176.092

Chi phí CT

1.192.725

1.817.725

978.860

3.989.310

83.491

127.241


68.520

279.252

Tổng

1.276.216

1.944.966

1.047.380

4.268.562

Chi phi CT

6.802.585

9.291.420

9.577.890

25.671.895

Quản lý và
mua sắm

884.960

657.960


1.037.340

2.580.260

ISC (7%)

538.128

696.457

743.066

1.977.651

8.225.673

10.640.837

11.358.296

30.229.806

ISC (7%)
TỔNG

Năm 3

3.412.240


ISC (7%)
UNDP

Năm 2

TỔNG THEO
KẾT QUẢ VÀ
THEO NĂM

Bảng 5: Kinh phí quản lý chương trình và mua sắm
Đơn vị: USD
Năm 1
Quản

chương
trình*1
Mua sắm *2

Năm 2

Năm 3

Tổng

UNDP

639.960

639,960


983.340

2.263.260

UNDP

245.000

18.000

54.000

317.000

884.960

657.960

1.037.340

2.580.260

Tổng quản lý và mua sắm
Ghi chú:

25


×