Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 19 bài: Tổng hợp giáo án về bài viết số 5 Nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.58 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập
dàn ý, diễn đạt.
- Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ
ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phươương pháp dạy học:
Bài học tập trung vào nghị luận một vấn đề văn học. Lưưu ý HS ôn lại những tri
thức về nghị luận, về thao tác lập luận,...đ để HS biết cách lập luận một cách chặt
chẽ, nêu luận điểm rõ ràng, đư dẫn chứng thuyết phục,hấp dẫn.
2. Phươương tiện dạy học:
SGK, GA, ...
III. Nội dung, tiến trình lên lớp:
1. Ổn đđịnh, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Ra đề làm văăn cho HS: GV có thể vận dụng theo đđề bài trong SGK hoặc tự
ra đề cho phù với đối tưượng học sinh.
- Đề 1 SGK:


Trong một bức thư luận về văn chươương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn
chương (...) có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại
chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy
phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
3. Hướng dẫn HS xác định đề: Căăn cứ vào SGK và SGV để hướng dẫn HS
viết đúng hướng, đúng trọng tâm.

Một số đề tham khảo



Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến sau của nhà thơ Xuân Diệu: "Thơ
là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa".
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
- Thơ là hiện thực.
- Thơ là cuộc đời.
- Mối quan hệ giữa thơ với hiện thực, cuộc đời.
+ Thơ còn là thơ nữa. Tức là thơ còn có những đặc trưng riêng: cảm xúc, hình
tượng, ngôn ngữ, nhạc điệu,…

Đề 2: Bình luận ý kiến của Nam Cao:
"Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải
là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao,


mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái,
sự công bình. Nó làm cho con người ngày càng người hơn"
(Nam Cao- Đời thừa)
Gợi ý:
Bài viết cần có những luận điểm sau:
- "Một tác phẩm thật sự có giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn,
phải là tác phẩm chung cho cả loài người". Đó là sức sống của tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian.
- "Một tác phẩm thật có giá trị phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ,
vừa đau đớn lại vừa phấn khởi". Đây chính là giá trị nội dung và tác động tinh
thần, tác dụng giáo dục của tác phẩm văn học.
+ Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực
của tác phẩm và tình cảm của nhà văn trước hiện thực ấy.
+ "Mạnh mẽ, đau đớn, phấn khởi" là sức mạnh lay động tâm hồn con người

của tác phẩm văn chương.
+ Đặc biệt một tác phẩm có giá trị phải "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự
công bình. Nó làm cho con người gần người hơn". Đây là giá trị nhân đạo và chức
năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học. Đó là điều cốt lõi, là hạt nhân
cơ bản của một tác phẩm có giá trị.
- Bình luận nâng cao vấn đề:
+ ý kiến của Nam Cao hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ. Tác phẩm văn học thật
sự có giá trị còn phải mang giá trị nhân đạo tích cực, nghĩa là phải tham gia đấu
tranh cải tạo xã hội, phải là một thứ vũ khí chống bất công, tiêu diệt cái ác. Có như
vậy mới "ca tụng lòng thườn, tình bác ái" một cách tích cực.


- Văn học còn phải chắp cánh, mở đường cho con người, tìm đường đi cho
mỗi số phận, mỗi con người. Có như vậy tác phẩm văn học mới đạt giá trị nhân
đạo tích cực.

Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc, NXB Văn học, Hà Nội 1962)

Gợi ý:
- Đoạn thơ mang âm hưởng sử thi, miêu tả khí thế chiến thắng của dân tộc ta
trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Chú ý khai thác các thủ pháp nghệ thuật:


+ Hệ thống từ láy: "rầm rập", "điệp điệp trùng trùng",… gợi tả sự vô tận của
đoàn quân và của cách mạng, sức mạnh rung chuyển núi rừng.
+ Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ kì vĩ, phi thường: ánh sao đầu súng, Dân
công đỏ đuốc, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay, Đèn pha bật sáng như ngày
mai lên,…
+ Nghệ thuật liệt kê địa danh gắn với những chiến công: Hòa Bình, Tây Bắc,
Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng, diễn tả cái náo nức
và những chiến thắng dồn dập, chiến công nối tiếp chiến công, niềm vui nối tiếp
niềm vui.
- Tổng hợp khái quát giá trị của đoạn thơ.

V. Củng cố - Dặn dò:
1. Củng cố:
- Xem lại dàn bài của bài văn.
- Nắm vững phương pháp làm một bài văn nghị luận văn học.
2. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài học mới: Vợ nhặt – Kim Lân
- Câu hỏi:
+ Đọc phần Tiểu dẫn và nêu những nét chính về nhà văn Kim Lân. Nêu xuất xứ
truyện ngắn Vợ nhặt ?
+ Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt?
+ Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào? Em chỉ ra tình huống đó
độc đáo ở chỗ nào?



+ Vì sao thị quyết định theo không Tràng? Tính cách của thị được tg miêu tả
ntn? Vì sao thị như vậy? Trên đường về biểu hiện của thị ra sao? Sự thay đổi ở thị
trong buổi sáng hôm sau ntn?
+ Nhân vật Tràng được tác giả giới thiệu ntn? Tràng có vợ trong hoàn cảnh nào?
Việc nhặt được vợ của Tràng được tg miêu tả như thế nào?
+ Tâm trạng đầu tiên của Tràng là gì? Cái chặc lưỡi của Tràng có những ý nghĩa
gì? Trên đường về nhà thái độ của Tràng thay đổi ntn?
+ Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau ntn?
+ Tác giả đã giới thiệu hình ảnh bà cụ Tứ như thế nào? Diễn biến tâm trạng của
bà cụ tứ khi Tràng đưa vợ nhặt về ra mắt mẹ?
+ Sau đó bà xử ntn với người con gái mà con trai bà mới dẫn về? Bữa sáng hôm
sau, bà cụ có những thay đổi gì?
+ Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ nói những chuyện gì? Qua đó cho ta có cảm
nhận gì về suy nghĩ của người mẹ nghèo này?
+ Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân?
(cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lí ngân vật,
ngôn ngữ,…)



×