Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

1 quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.5 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TÂN THỌ
Số

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/QĐ-UBND

Tân Thọ, ngày

tháng

năm 2018

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát bước chuẩn bị đầu tư Công trình: X©y
míi trung t©m v¨n hãa - thÓ thao x· T©n Thä, huyÖn N«ng
Cèng
CHỦ TỊCH UBND XÃ TÂN THỌ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý các dự án
đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị của CB địa chính-xây dựng, về việc đề nghị phê duyệt nhiệm vụ


khảo sát, lập BCKTKT và dự toán bước chuẩn bị đầu tư Công trình: Xây mới trung
tâm văn hóa - thể thao xã Tân Thọ, huyện Nông Cống.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát chuẩn bị đầu tư Công trình: Xây mới
trung tâm văn hóa - thể thao xã Tân Thọ, huyện Nông Cống với các nội dung chính
như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN:
1. Tên công trình: Xây mới trung tâm văn hóa - thể thao xã Tân Thọ, huyện
Nông Cống.
2. Loại cấp công trình: cấp IV.
3. Địa điểm xây dựng: xã Tân Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
4. Chủ đầu tư: UBND xã Tân Thọ.
5. Mục tiêu nhiệm vụ của công trình:
Dự án đầu tư xây dựng Xây mới Trung tâm văn hóa - thể thao xã Tân Thọ,
huyện Nông Cống giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng cho các cán bộ công nhân viên
1


chức hội họp, tổ chức các chương trình một cách hiệu quả nhất. Tạo nên bộ mặt, diện
mạo mới cho chính quyền cấp xã nói riêng và cho huyện Nông Cống nói chung.
Việc đầu tư xây dựng công trình là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân,
mang đậm tính nhân văn sâu sắc, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật trong khu vực, tạo cảnh quan trang trọng là nét kiến trúc riêng độc đáo cho khối
công sở.
6. Quy mô công trình:
Loại, cấp công trình: Loại công trình nhóm C.
Cấp công trình: Công trình dân dụng cấp IV.
Tổng diện tích xây dựng: 653,7m2.
II. NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH:
1. Mục đích khảo sát xây dựng:

- Cung cấp tài liệu khảo sát tại khu vực xây dựng công trình; làm cơ sở cho tư
vấn thiết kế lựa chọn các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực
xây dựng công trình;
- Thu thập dữ nhằm xác định chính xác về khối lượng và tổng mức đầu tư xây
dựng công trình.
2. Yêu cầu về khảo sát:
2.1. Phạm vi khảo sát:
- Thể hiện rõ điểm thăng bằng ngoại tuyến trong khảo sát.
- Chiều ngang và chiều rộng đo lớn hơn khu vực xây dựng từ 10-15m tùy vị trí
2.2. Đo vẽ bình đồ:
- Bình đồ tỷ lệ 1/500, đường đồng mức 0,5m.
- Điểm khống chế cao độ địa hình: 02 điểm
2.3. Cấp địa hình:
Địa hình cấp II, thăng bằng hạng IV.
2.4. Tỷ lệ đo vẽ: cao 1:100; 1:200; dài 1:100, 1:1000.
3. Phương pháp khảo sát và các tiêu chuẩn khảo sát xây dựng:
3.1. Phương pháp khảo sát xây dựng:
- Thiết bị phục vụ công tác khảo sát: Máy thủy bình; máy toàn đạc; thước thép
loại 50m và 5m; thước chữ A, dao, búa, sơn, gương, thước cứng, ô che và các thiết bị
khác...Công tác nội nghiệp: Máy tính, máy in, máy phô tô và các phần mềm chuyên
dụng trong tính toán.
- Phương pháp: Sử dụng các thiết bị trên để dẫn thăng bằng, đo góc, đo cạnh,
đo vẽ cắt dọc, cắt ngang.
- Xác định phạm vi khảo sát, tim tuyến công trình.
- Xây dựng lưới khống chế cao độ, tuyến thủy chuẩn kỹ thuật xác định các cao
độ, các điểm trạm, điểm cắt dọc theo quy định.
- Đo vẽ cắt dọc, ngang theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN8478:2010.
2



3.2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng:
- TCXD 4419:1987 - Khảo sát xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
- TCXD 205:1987 - Yêu cầu đối với khảo sát;
- TCXD 9437-2012 - Khảo sát địa kỹ thuật;
- Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259 – 2000;
- Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 262 – 2002;
- Các tiêu chuẩn thí nghiệm:
+ TCVN 5960:1995 - Hướng dẫn thu thập vận chuyển và lưu trữ mẫu đất.
+ TCVN 2683:2012 - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất.
+ TCVN 4195:2012 - Đất xây dựng phương pháp xác định khối lượng riêng
trong phòng thí nghiệm.
+ TCVN 4196:2012 - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng
thí nghiệm.
+ TCVN 4197:2012 - Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo
trong phòng thí nghiệm.
+ TCVN 4199:2012 - Phương pháp xác định sức chống cắt ở máy cắt phẳng
trong phòng thí nghiệm
+ TCVN 4200:2012 - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí
nghiệm.
+ TCVN 4202:2012 - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng
thí nghiệm.
Và các Quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
4. Khối lượng các loại công tác khảo sát địa hình:
- Lập bình đồ địa hình khu vực tỷ lệ 1/500: 0,1 ha.
- Điểm khống chế địa hình: 02 điểm.
- Điều tra số liệu: 04 công.
- Công kỹ sư đo đạc vẽ lại công trình cũ: 02 công.
III. NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT:
1. Phương pháp khảo sát:
a) Máy móc thiết bị và phương pháp khảo sát:

- Máy móc thiết bị: Dùng máy khoan AG 150, máy khoan xoay rửa bằng ống mẫu
XY1, máy bơm rửa thuỷ chấn dung dịch bentonit và máy thí nghiệm spt tự động, chế
tạo phù hợp theo tiêu chuẩn hiện hành. Máy thí nghiệm đất trong phòng được kiểm
định định kỳ tại phòng thí nghiệm LAS.
- Phương pháp: Khoan tạo lỗ trong đất rồi hạ ống vách bằng thép lắp ghép từng
đoạn dài 1,5m. Thí nghiệm SPT có bộ gắp thả tự động được thực hiện ngay sau khi
hạ ống vách và lấy mẫu đất bằng ống mẫu. Ống mẫu có cấu tạo dạng bửa đôi d=110
3


được đóng vào đất nguyên trạng một đoạn 50cm, xoay cắt chuyển và bảo quản theo
quy trình kỹ thuật quy định.
b) Trình tự công tác khảo sát:
- Nhận tài liệu quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt từ Chủ đầu tư.
- Nhận bàn giao mốc ranh giới từ Chủ đầu tư.
- Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi thực hiện công tác khảo sát.
- Định vị các vị trí hố khoan địa chất. Dựa vào mặt bằng định vị, phối hợp với chủ
trì thiết kế và cán bộ địa chính sẽ tiến hành đóng cọc và mốc các điểm bố trí hố khoan
khảo sát. Phương pháp định vị bằng máy trắc địa hoặc thước thép.
- Tiến hành công tác khoan khảo sát địa chất, lấy mẫu thí nghiệm. Các hiệp khoan
là 0,5m và tiến hành phân tích mẫu nhanh liên tục tại thời điểm lấy mẫu lên
- Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thí nghiệm ngoài
trời; Ghi chép, chỉnh lý kết quả thí nghiệm.
- Thí nghiệm trong phòng; Tính toán, tổng hợp kết quả thí nghiệm trong phòng.
2. Khối lượng công tác khảo sát:
Nội dung tổng quát khảo sát địa chất công trình:
- Bố trí lỗ khoan trên thực địa theo TCXD 9437:2012
+ Số lượng lỗ khoan ở giai đoạn lập dự án: 02 hố khoan.
+ Đo cao độ chi tiết tất cả các lỗ khoan.
- Khoan thăm dò địa chất.

+ Khoan thăm dò địa chất bằng phương pháp khoan xoay thổi rửa kết hợp với lấy
mẫu theo vị trí đã định vị trong đó 02 lỗ khoan từ LK1 ÷ LK3 trung bình 10m/lỗ
khoan.
+ Điều kiện địa chất có lớp đất yếu như bùn sét (độ sệt B > 0,75; độ bão hoà >
0,8, lực dính c < 0.10 Kg/cm2; khi có lớp bùn hữu cơ phải khoan qua và khoan vào
tầng đất chịu lực tối thiểu là 3 m.
Điều 2. Giao cho CB địa chính – xây dựng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện các bước tiếp theo theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Văn phòng UBND; CB địa chính-xây dựng, kế toán ngân sách xã và Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Lưu: VT.

Nguyễn Đình Lân
4



×