Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá chất lượng nước từ các ao hồ nuôi tôm tại thôn trường định, xã hòa liên, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
---------------------

HỒ THỊ NHƠN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỪ CÁC AO HỒ NUÔI TÔM TẠI
THÔN TRƯỜNG ĐỊNH, XÃ HÒA LIÊN, HUYỆN
HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
--------------

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỪ CÁC AO HỒ NUÔI
TÔM TẠI THÔN TRƯỜNG ĐỊNH, XÃ HÒA LIÊN,
HUYỆNHÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
Sinh viện thực hiện

: HỒ THỊ NHƠN



Lớp

: 14CQM

Giáo viên hướng dẫn

: NGÔ THỊ MỸ BÌNH

Đà Nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Nhơn
Lớp: 14CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá chất lượng nước từ các hồ nuôi tôm tại thôn Trường
Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
2. Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị:
 Thiết bị, dụng cụ
- Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS, bếp từ, bếp điện, bếp cách thủy, cân
phân tích.

- Dụng cụ bằng thủy tinh: bình định mức, cốc thủy tinh, bình tam giác, pipet,…
 Hóa chất
- Các dung dịch chuẩn gốc H2C2O4, Na2B4O7, EDTA, AgNO3, NO3-, PO43-,
K2Cr2O7, muối Mo, KMnO4.
- Dung dịch K2CrO4 5%, amoni molipdat, NaN3 0,5g/l, Natri Salicylate 1%, Axit
ascobic 10%, HgSO4 10%, axit acetic.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
- Đánh giá thực trạng nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huỵên Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá chất lượng nước nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.s Ngô Thị Mỹ Bình
5. Ngày giao đề tài: 1/7/2017
6. Ngày hoàn thành đề tài: 23/4/2018


Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

( Ký và ghi rõ họ tên)

( Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày tháng năm
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày tháng năm
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

( Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực của bản thân, em còn
nhận được sự giúp đỡ của thầy, cô trong Khoa Hóa học cùng sự động viên của gia
đình, bạn bè.
Trước tiên em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Th.s Ngô
Thị Mỹ Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành xuất sắc
bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em muốn gửi lời cảm ơn tiếp theo đến các cô, thầy trong khoa Hóa học – Trường
Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng đã tận tình dạy và giúp đỡ em trong 4 năm qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên
em trong suốt thời gian làm đề tài.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và kiến thức
còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, em mong sự đóng góp ý kiến từ phía cô
thầy và các bạn sinh viên để em hoàn thành khóa luận tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, ngày 27 tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Hồ Thị Nhơn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4
1.2. Thành phần và tính chất nước nuôi tôm ...........................................................4
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải nuôi tôm .....................................5
1.4. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng .....................................................12
1.4.1. Đặc điểm sinh học môi trường sống của tôm thẻ chân trắng ...................12
1.5. Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam (nuôi tôm thẻ chân trắng)......13
1.5.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới ..............................................................13
1.5.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam ...............................................................15
1.6. Các nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nguồn nước tại các vùng nuôi tôm ....16
1.7. Tác động của nước thải nuôi tôm đến môi trường..........................................23
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............26
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất..............................................................................26
2.1.1. Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................26
2.1.2. Hóa chất ....................................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................26
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................26
2.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu ......................................26
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu .......................................27


2.2.4. Phương pháp so sánh và đánh giá ............................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................32
3.1. Kết quả tìm hiểu về thực trạng nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên,
huyện Hòa Vang[11] ..............................................................................................32
3.2. Kết quả tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thôn Trường Định,

xã Hòa Liên, Hòa Vang, Đà Nẵng. ........................................................................34
3.2.1. Thời gian nuôi ..........................................................................................34
3.2.2. Nguồn cấp nước cho các ao nuôi..............................................................34
3.2.3. Thực trạng sản xuất tôm thẻ chân trắng tại thôn Trường Định, xã Hòa
Liên…… .............................................................................................................34
3.3. Lấy mẫu ..........................................................................................................36
3.4. Diễn biến chất lượng nước từ các ao hồ nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã
Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. ...........................................................37
3.5. Đề xuất một số giải pháp làm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trong
hoạt động nuôi tôm ................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................44
 Kết luận .............................................................................................................44
 Kiến nghị ...........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các chỉ tiêu còn lại được trình bài trong bảng sau: ...............................12
Bảng 1. 2. Diện tích , sản lượng, và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm ....16
Bảng 2. 2. Các chỉ tiêu cần phân tích .......................................................................31
Bảng 3. 1. Tổng hợp thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng tại thôn Trường Định .......34
Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặttại khu vực nghiên cứu..............37
Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi lấy mẫu đợt 1(7/7/2017–
8/7/2017) ...................................................................................................................37
Bảng 3. 4. Kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi lấy mẫu đợt 2 ( 25/7 –
26/7/2017) .................................................................................................................39
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi tôm lấy mẫu đợt 3 (20/8 21/8/2017) .................................................................................................................39
Bảng 3. 6. Kết quả phân tích nước thải nuôi tôm khu vực nghiên cứu .....................42

i



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Biểu đồ về sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thê giới ............................14
Hình 3. 1. Biến động pH, NH4+, PO43- của 5 hộ nuôi tôm trong 3 đợt lấy mẫu ....40
Hình 3. 2. Biến động SS, COD của 5 hộ nuôi tôm trong 3 đợt lấy mẫu ...................41

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Oxy hòa tan


NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

iii


iv


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng nuôi
tôm đứng đầu thế giới cùng với Indonexia, Trung Quốc, đặc biệt là tôm thẻ chân
trắng, là loài tôm nuôi mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhất. Nước ta có tiềm năng nuôi
tôm rất lớn, với địa thế có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá, 112 cửa sông gạch và hàng
ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, đó là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

Nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao góp phần nâng cao đời sống cho người dân, giải
quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, nhiều vùng ven biển với lợi thế của mình đã và đang tiến hành
nhiều hình thức chuyển đổi (cây lúa ruộng trũng, làm ruộng, trồng cói) sang nuôi
trồng thủy sãn (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) với hiệu quả cao hơn.
Và thực tế này cũng đang xảy ra tại một số vùng của thành phố Đà Nẵng, trong
đó thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang là một trong những khu vực
đang có xu hướng phát triển mạnh trong vấn đề nuôi tôm thẻ chân trắng, hiện nay
thôn có diện tích nuôi là 50ha với 33 hộ dân.
Tuy nhiên việc bùng phát của nghề nuôi tôm trong những năm gần đây đang
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, khi việc nuôi trồng phát triển
ồ ạt, thiếu quản lý, quy hoạch thì lại có nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, đến
phát triển bền vững nãy sinh. Việc nuôi trồng tràn lan, tự phát đó làm cho môi trường
đất nước dần bị ô nhiễm và suy thoái, bệnh dịch bùng phát.
Như việc một lượng lớn các chất dinh dưỡng (thức ăn thừa, phân và chất hữu
cơ nuôi tôm), cũng như các loại thuốc hóa chất khác ra ngoài môi trường xung quanh
không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để. Theo Al eal (2010) để nuôi được 1 tấn
tôm thịt môi trường tự nhiên phải gánh chịu 30kg N và 3,7kg P. Lượng lớn các chất
dinh dưỡng dư thừa thải ra từ các trang trại nuôi tôm sẽ tác động tiêu cực tới hệ sinh
thái tự nhiên của thủy vực, làm giảm đa dạng sinh học và các vùng xung quanh. Và
rất nhiều tác hại khác do ô nhiễm nước thải về nuôi tôm gây ra.
Hiện nay, khu vực nuôi tôm tại thôn Trường Định chưa có hệ thống xử lý nước
thải, nước thải được xả trực tiếp ra môi trường xung quanh, cụ thể là một nhánh sông
1


Cu Đê chảy qua địa phận của thôn, cũng là nguồn nước cấp nuôi tôm cho khu vực.
Điều này đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho khu vực nếu như tình trạng này kéo
dài.
Trước thực tế đó em tiến hành thực hiện đề tài ‘Đánh giá chất lượng nước từ

các hồ nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng” để biết được mức độ ô nhiễm nước hiện nay như thế nào từ đó có
những biện pháp cụ thể trong việc quản lý và bảo vệ khu vực nuôi tôm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
- Đánh giá được hiện trạng nuôi tôm tại huỵên Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá chất lượng nước nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước từ các ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi thời gian
Được tiến hành từ tháng 7/2017 - 4/2018
3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu vùng nuôi tôm tại thôn Trường Định, xã Hòa Liên,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Việc đánh giá được chất lượng nước nuôi tôm là một công cụ hổ trợ cho việc
lập, thực hiện, đánh giá kế hoạch quản lý nước nuôi tôm nói riêng và môi trường nước
thải nói chung.

2


4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này xác định được cụ thể đặc tính và một số các chỉ tiêu cơ bản của

nước nuôi tôm tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, tác hại của nó đến môi
trường sinh thái và sức khỏe con người làm cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý và
phương pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải nuôi tôm.
Ngoài ra giúp nâng cao ý thức của người dân trong quản lý và bảo vệ nguồn nước.
Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm cho môi trường.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm[1]
1.1.1. Môi trường:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014, môi trường được
định nghĩa như sau: ‘Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
1.1.2. Nước thải:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8
năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, nước thải là "nước đã bị
thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào
hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường". Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, theo đó,
"nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác" (Điều 3 khoản 5).
Như vậy có thể hiểu, nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được
thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác của
con người.
1.1.3. Ô nhiễm môi trường:
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: ‘Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn

kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật’
1.2. Thành phần và tính chất nước nuôi tôm[10]
Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất
cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chủ yếu là dễ bị
phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,…ngoài
ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.
Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hoá dinh dưỡng là nguồn gốc chủ
yếu của các chất gây ô nhiễm ở các trại nuôi tôm quản lý kém. Kết quả quan sát đã
4


cho thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 – 20% thức ăn được dùng
vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết
và thất thoát, chỉ có 40 – 45% là được sử dụng trong quá trình chuyển hoá dinh dưỡng,
duy trì hoạt động sống của tôm và tôm lột vỏ.
Ô nhiễm nitơ từ thức ăn thừa chiếm tỷ lệ lớn (30 – 40%). Người ta ước lượng
rằng, có khoảng 63 – 78% nitơ và 76 – 80% photpho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi
trường. Nitơ dưới dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng amoni. Tổng
khối lượng nitơ và photpho sản sinh trên 1ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản
lượng 2 tấn, tương ứng khoảng 113kg và 43kg. Ðương nhiên, trong hệ thống nuôi
thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 – 31 lần. Nitơ và photpho là những nguyên
tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, tính chất
nguồn nước không ổn định, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì
nitơ là những yếu tố liên quan với nước thải có chứa nhiều nitơ và photpho.
Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng
sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù, là do nước lấy
vào mang theo. Chất thải nuôi thuỷ sản còn có chứa một ít dư lượng của các chất
kháng sinh, dược phẩm, thuốc trị liệu và kích thích tố.
Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, phospho và các chất dinh

dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức
sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất
hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, amoni và hàm
lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên
đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi
nước tù.
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải nuôi tôm
1.3.1. Các chỉ tiêu lý hóa
 Nhiệt độ
Tôm cũng như tất cả các động vật sống dưới nước thuộc loại máu lạnh (coldblooded, poikilothermic) trái với loại thân nhiệt (warm-blooded, homoiothermic) như
con người chúng ta. Tôm, cá thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài, còn chúng
5


ta vẫn giữ nguyên nhiệt độ 37,5oC dù môi trường bên ngoài có thể lạnh như vùng Bắc
cực hoặc nóng như miền sa mạc. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong
đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn, miễn nhiễm đối với
bệnh tật, sự tăng trưởng.
Nhiệt độ thay đổi theo khí hậu mỗi mùa, vì thế tại miền Nam Việt Nam có thể
nuôi tôm quanh năm trong khi miền Bắc chỉ khai thác được vào mùa nóng.
Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp. Ở các ao hồ vùng nhiệt đới khoảng
28oC-30oC.
Các thí nghiệm ở Hawaii cũng cho thấy tôm P. vannamei sẽ chết nếu môi trường
nước thấp hơn 15oC cao hơn 33oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nếu
nhiệt độ khoảng 15oC-22oC và 30oC-33oC. Với tôm P. vannamei, nhiệt độ chấp nhận
được là 23oC-30oC, trong khoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tùy giai đoạn tăng
trưởng của tôm. Thí nghiệm cho biết lúc còn nhỏ (1gr), tôm lớn nhanh hơn trong nước
ấm (30oC), tới khi tôm lớn hơn (12-18gr), tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước
27oC thay vì 300C như lúc còn nhỏ. Khi tôm lớn hơn nữa, mà nhiệt độ lại cao hơn
270C thì môi trường nước này hoàn toàn bất lợi cho sự tăng trưởng.

 Độ đục, độ trong
Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời và độ trong của nước là khả
năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Hai tính chất này của nước tỉ lệ nghịch với
nhau và phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của
các vi tảo, sóng gió thủy triều và lượng nước mưa đổ vào thủy vực. Ở những thủy
vực khác nhau nguyên nhân gây ra độ vẩn đục khác nhau.
Độ đục và độ trong của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của mặt
trời vào thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù du.
Khi độ trong thấp (độ đục cao), lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít thì cường
độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Nhưng độ trong quá cao, nước nghèo dinh
dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành 11 phần thức ăn tự nhiên của
cá, năng suất cá nuôi giảm.
Đơn vị đo đục thông dụng là NTU

6


Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu (chưa xử lý)
chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ ở nước sau
khi ra khỏi bể lắng 2 và được tính bằng công thức:
Chất lơ lửng, SS (mg/l) = (2,3-2,4) * độ đục (NTU).
Độ trong được đo bằng đĩa Secchi có đường kính bằng 20cm
 Nguồn gốc độ đục
Bên ngoài: nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí.
Bên trong: chất lơ lửng nền đáy – tạo ra do chuyển động của dòng nước và cá;
thức ăn thừa, chất thải của tôm cá nuôi.
 Màu nước
Nước sạch sẽ không có màu, chỉ có lớp nước dày mới có màu xanh lơ. Trên
thực tế, nước thiên nhiên các thủy vực thường có màu do sự xuất hiện của các hợp
chất vô cơ và hữu cơ hòa tan hay không hòa tan, hay sự phát triển của tảo. Trong ao

nuôi thủy sản thường có các màu sau:
- Nước màu xanh nhạt (đọt chuối non): nước có màu xanh nhạt do sự phát triển
của tảo lụ (Chlorophyta)
- Màu xanh đậm (xanh rêu): nước có màu xanh đậm do sự phát triển của tảo lam
(Cyanophyta)
- Màu vàng nâu (màu nước trà): nước có màu vàng nâu do sự phát triển của tảo
silic (Bacillariophyta)
- Màu vàng cam (màu rỉ sắt): màu này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới xây
dựng trên vùng đất phèn
- Màu đỏ gạch (màu đất đỏ): nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng
thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu.
- Màu nâu đen: nước có màu nâu đen do trong nước chứa nhiều chất hữu cơ.
Trường hợp này hàm lượng oxy hòa tan rất thấp.
- Màu trắng đục: nước có màu trắng đục do trong nước có chứa nhiều hạt keo
đất
- Nước trong: do nước nghèo dinh dưỡng hoặc nước bị nhiễm phèn.

7


 Mùi
Nước thiên nhiên trong các thủy vực thường có mùi do có sự hiện diện của các
vi khuẩn, các hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay không hòa tan gây ra. Các hợp chất
hữu cơ đang bị phân hủy sẽ hình thành các hợp chất có mùi rất khó chịu.
- Mùi tanh và hôi: có vi khuẩn phát triển
- Mùi tanh: nước có nhiều sắt
- Mùi chlorine: do quá trình khử khuẩn
- Mùi trứng thối: do có nhiều khí H2S
- Mùi bùn: do tảo lục phát triển mạnh
Ngoài ra, các tảo lam như Anabaena, Nostoc thường tiết ra nhiều độc tố thuộc

loại polypeptite, polysacharit, acid hữu cơ, nhất là phytonxite (aldehyd và acid hữu
cơ bay hơi) làm cho nước có mùi rất tanh và độc hại đối với thủy sinh vật, nhiều loài
sinh vật không xương sống ở nước chết hay không sinh sản do bị nhiễm độc bởi các
chất thải của tảo
a) Các chỉ tiêu hóa học
 Độ pH
pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián
tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.
pH thích hợp cho đời sống thủy sinh vật là 6,5 – 9. Khi pH môi trường quá cao hay
quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. Tác động chủ
yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào
dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Do đó, pH là nhân tố quyết định giới hạn.
 Các biện pháp quản lý pH
Ở vùng đất phèn không phơi đáy ao nứt nẻ. Tránh trường hợp đất phèn tiếp xúc
với không khí (đất đào ao bị phơi khô). Trước những cơn mưa đầu mùa cần bón vôi
xung quanh bờ ao (đối với ao mới đào). Ao mới đào nên trao đổi nước nhiều , bón
vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân. Thay nước, cấp nước mới khi pH giảm thấp.

8


 Biện pháp khắc phục khi pH cao
Cải tạo ao tốt ở đầu vụ nuôi. Không cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều.
Áp dụng các biện pháp khống chế sự phát triển của thực vật. Khi độ pH của nước
tăng cao trên 9 có thể áp dụng biện pháp hóa học là dùng phèn nhôm Al(SO4)3.14H2O
để hạ pH
 Oxi hòa tan
Oxy hòa tan trong nước chủ yếu là do khuếch tán từ không khí vào, đặc biệt là
các thủy vực nước chảy. Oxi hòa tan trong nước còn do sự quang hợp của thực vật

trong nước, quá trình này thường diễn ra mạnh trong các thủy vực nước tĩnh.
Trong nước hàm lượng oxy hòa tan có thể mất đi do quá trình hô hấp của thủy
sinh vật hay quá trình oxy hóa vật chất hữu cơ trong nước và trong nền đáy ao.
Trong các ao nuôi thủy sản hàm lượng oxy có sự biến động lớn theo ngày đêm,
mức độ biến động phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng và sự phát triển của thực vật.
Trong ao nuôi thủy sản hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thực vật phù du có
khuynh hướng tăng dần vào cuối vụ nuôi, do đó sự biến động hàm lượng oxy hòa tan
theo ngày đêm cũng tăng dần. Đầu vụ nuôi, hàm lượng dinh dưỡng và mật độ thực
vật phù du thấp nên hàm lượng oxy hòa tan thường thấp hơn mức bão hòa và ít biến
động. Càng về cuối vụ nuôi, thực vật phù du phát triển làm hàm lượng oxy hòa tan
biến động mạnh, khi thực vật phù du phát triển quá mức thì hàm lượng oxy hòa tan
xuống thấp nhất.
Mức quy định phù hợp đối với lượng oxy hòa tan là: 5-6ppm. Vào buổi sáng sẽ
phù hợp với tôm, dùng men vi sinh (không thấp hơn 4ppm). Oxy hoà tan sẽ giảm khi
nhiệt độ và độ mặn giảm.
Nếu oxy hoà tan (DO) thấp hơn 4ppm. Thì phải sục khí nhiều hơn và thay nước,
nếu không tốt hơn phải điều chỉnh thức ăn, quản lý màu nước cho đều đặn, tránh dùng
thức ăn tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng thể.
Nếu oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao tảo sẽ phát triển tràn
lan thì ngưng dùng phân, kiểm soát thức ăn, dùng Zeolite 10-20kg/1,600m2, sục khí
vào ban đêm, quản lý màu nước cho đều đặn.

9


Nếu oxy hoà tan quá thấp, tôm nổi đầu thì nên dùng thêm máy cung cấp oxy và
bổ sung vitamin C, khoáng chất hoặc chất kháng thể.
 Nitrogen (N)
Nitrogen là thành phần cấu thành protein, N là một trong những nguyên tố quan
trọng đối với đời sống sinh vật. Nó được thực vật xanh hấp thụ trước hết là dạng

ammonium (NH4+) và dạng nitrate (NO3-), nhưng các hợp chất này thường có rất ít
trong các thủy vực.
Do đó, trong các thủy vực N thường là nhân tố giới hạn cho đời sống của thực
vật. Sự tạo thành các hợp chất hữu cơ trong thủy vực phụ thuộc vào hàm lượng NH4+
và NO3- trong thủy vực. Trong các thủy vực hầu như toàn bộ N được liên kết trong
các protein của cơ thể sống. Tuy nhiên, các hoạt động của động vật thủy sinh ammonia
(NH3) luôn được bài tiết ra hoặc sau khi chúng chết đi bị các loài vi sinh vật phân hủy
giải phóng NH3, trả lại N cho thủy vực.
 Ammoni (NH3) và ammonium (NH4+)
NH3 trong các thủy vực được cung cấp từ quá trình phân hủy protein, xác bã
động vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vô cơ, hữu cơ.
(NH2)CO + 2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 → 2NH3↑ + CO2↑ + H2O
NH3 là loại khí độc đối với tôm, cá, khi được tạo thành sẽ phản ứng với nước
sinh ra ion NH4+ cho đến khi cân bằng được thiết lập. Tổng hàm lượng của NH3 và
NH4+ được gọi là tổng đạm amôn (Total Ammonia Nitrogen – TAN)
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OHNH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống, sinh trưởng đối với
thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc. Độ độc
của NH3 đối với một số loại giáp xác cũng được nghiên cứu, ở nồng độ 0.09 mg/l
NH3 làm giảm sự sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), ở
nồng độ 0.045 mg/L làm giảm 50% sự sinh trưởng của các loài tôm thẻ. Ngoài ra,
LC50 – 24 giờ và LC50 – 96 giờ của NH3 đối với tôm sú hậu ấu trùng (Penaeus
monodon) là 5.71 mg/l. Nồng độ NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0.13 mg/l.

10


Do đó, việc theo dõi hàm lượng NH3 trong ao nuôi tôm là rất cần thiết để nâng cao
năng suất.
NH4+ trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của sinh vật, là nguồn thức ăn tự

nhiên, nhưng nếu hàm lượng NH4+ quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá
mức không có lợi cho tôm, cá (thiếu oxy vào sáng sớm, pH dao động,...). Theo Boyd
(1990) hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi là 0,2 -2 mg/l.
 Nitrat (NO3-)
Nitrat trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrat hóa nhờ hoạt động của
một số loài vi khuẩn hóa tự dưỡng Nitrobacter (nước ngọt) hay Nitrospina,
Nitrosococcus (nước lợ, mặn)
NO2- + ½ O2 → NO3- + 24 kcal
Nitrat là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất, không độc
với thủy sinh vật. Hàm lượng thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 0.1 – 10 mg/l. Hàm
lượng nitrate cao không gây độc cho cá nhưng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây
những biến đổi chất lượng nước không có lợi cho tôm.
 Photpho (P)
Trong nước, lân tồn tại dưới các loại muối orthophotphat hòa tan như H2PO4,
HPO42- và PO43- hay dưới dạng photphat ngưng tụ dễ bị phân hủy thành orthophotphat
hòa tan, dạng lân hữu cơ hòa tan dễ dàng chuyển hóa lẫn nhau và chuyển thành dạng
muối orthophotphat hòa tan nhờ hoạt động của vi sinh vật.
Thực vật lớn (macrophyt) hấp thu lân chậm hơn thực vật phù du
(phytoplankton). Lân được thực vật hấp thu cùng với đạm thực vật, đạm này được
động vật sử dụng.
Ở môi trường pH cao có nhiều ion Ca2+, các muối orthophotphat hòa tan có thể
bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2. Trong các thủy vực, hàm lượng các muối hòa tan của
photphat (P-PO43-) trong nước thường rất thấp khoảng 5 -30 μg/l và ít khi vượt quá
200μg/l ngay cả đối với thủy vực giàu dinh dưỡng. Hàm lượng lân tổng số (Total
Photphorus –TP) cũng ít khi vượt quá 1000 μg/l.

11


 Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất
hữu cơ có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học và được
xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm chất xúc
tác – sunfat bạc. Đơn vị đo COD là mg O2/l.
 Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
Nhu cầu oxy sinh học (BOD) là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho
mức độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể oxy hóa sinh hóa ( các chất hữu
cơ dễ bị oxy hóa sinh học). BOD được xác định bằng lượng oxy cần thiết để oxy hóa
các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia
của các vi sinhh vật trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/l hay đơn giản là
mg/l.
1.4. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng[11]
1.4.1. Đặc điểm sinh học môi trường sống của tôm thẻ chân trắng
Tôm chân trắng chịu được độ mặn trong khoảng rộng, từ 0,5-45% (đặc biệt thích
nghi với độ mặn 7-20%) nhưng tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn thấp (10-15%).
Bảng 1. 1. Các chỉ tiêu còn lại được trình bài trong bảng sau:
TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Khoảng thích hợp

Khoảng chịu
đựng

1

Độ mặn


%o

7 – 20

0,5 – 45

2

Nhiệt độ

o

C

25 - 32

16 - 43

3

pH

-

7,5 – 8,5

6 - 10

4


Độ kiềm

mg/l

100 - 150

50 – 200

5

Oxy hòa tan

mg/l

4–7

3-7

6

NH3

mg/l

< 0,1

< 0,2

7


H2 S

mg/l

< 0,01

< 0,03

1.4.2. Đặc điểm dinh dưỡng
So với các loài tôm khác, tôm chân trắng có nhu cầu đạm thấp hơn nhiều (chỉ
25-35%) và có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, trong khi tôm sú có nhu
12


cầu đạm 36-42%. Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm chân trắng cũng tốt hơn tôm sú
(tôm chân trắng là 1,1; trong khi tôm sú là 1,6). Tuỳ theo giai đoạn phát triển, nhu
cầu đạm giảm dần theo kích cỡ tăng lên của tôm.
1.4.3. Sinh sản
Tôm thành thục sau 6 - 7 tháng nuôi, tôm đực thành thục trên 20 g/con, tôm
cái trên 28 g/con. Trong điều kiện nhân tạo tôm thẻ chân trắng có thể thành thục và
đẻ trứng quanh năm.
1.4.4. Sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thay
đổi theo từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi, tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh,
ở giai đoạn < 30 ngày tôm tăng trưởng chậm, sau 30 ngày tăng trung bình 0,3 0,4g/ngày. Từ 75 – 85 ngày tính từ lúc thả giống (PL 12), tùy theo mật độ nuôi và
điều kiện nuôi có thể đạt kích cỡ 50 – 80 con/kg
1.5. Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam (nuôi tôm thẻ chân trắng)[13]
1.5.1. Tình hình nuôi tôm trên thế giới
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc

từ Nam Mỹ, bắt đầu được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011). Đây là tôm
được nuôi nhiều nhất ở Tây bán cầu, chiếm hơn 70% các loài tôm thẻ ở Nam Mỹ, sản
lượng của loài tôm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kì chiếm hơn 90% (1998)
các loài tôm thẻ Nam Mỹ. Các nước có sản lượng tôm thẻ cao trên thế giới như là
Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia, nghề nuôi tôm thẻ ở các nước này ngày
càng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Equado là nước
đứng đầu về sản lượng trên thế giới từ năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn, đến năm 1998
đạt 120 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng châu Mỹ, năm 1999 đạt 130 nghìn tấn, (Bộ
thủy sản 2004).
Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở khu vực châu Mỹ năm 1980 đạt 193,000 tấn.
Năm 1998 sản lượng đạt mức kỷ lục là 191,000 tấn chiếm 23% tổng sản lượng nuôi
tôm nuôi trên thế giới. Cho đến năm 2003, sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới
đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm
2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng
13


tôm đạt khoảng 4 triệu tấn. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng
khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 với hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu
thâm canh.
3000

Tấn( * 1000)

2500

2000

1500


1000

500

0
1950

1960

1970

1980

Năm

1990

1998

2003

2010

Hình 1. 1. Biểu đồ về sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thê giới
Sau khi được nhiều nước châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao,
tôm chân trắng được di giống sang Hawaii. Từ đây tôm chân trắng lan sang châu Á,
Đông Nam Á. Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như:
Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam.. Tôm chân trắng được nhập khẩu
vào châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đang được
nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mang bệnh. Việc

khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của các dòng giống tôm
chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng trở thành đối tượng quan tâm
lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay.
Theo FAO (2003), ở châu Á nước đầu tiên nhập tôm thẻ chân trắng về nuôi là
Philippin, bắt đầu từ năm 1978 - 1979, sau đó là Trung Quốc vào năm 1988. Tuy
nhiên, chỉ có Trung Quốc là duy trì được sản xuất và triển khai nuôi công nghiệp.
Theo thống kê của FAO (2011), các quốc gia sản xuất nhiều tôm thẻ chân trắng nhất
trong khu vực bao gồm: Trung Quốc (700,000 tấn), Thái Lan (400,000 tấn), Indonesia

14


×