Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Giáo trình Giáo dục cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 104 trang )

[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ H
NHÂN VĂN TP.HỒ CHÍ MINH

[ GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG]
Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích

1


[Giỏo trỡnh Giỏo dc cng ng 2

ẹE CệễNG CHI TIET MON HOẽC
1. Tờn mụn hc: Giỏo dc cng ng (GDC)
1. S tớn ch: 2 tớn ch
2. Trỡnh (dnh cho sinh viờn nm th ba):
-

Sinh viờn lp Tõm lý

-

Sinh viờn lp Qun lý

3. Phõn b thi gian:


Lý thuyt: 25 tit




Thc tp, thc hnh: lm theo 10 nhúm: 10 tit (5 tit b sung ngoi khúa)

4. iu kin tiờn quyt: Sinh viờn hc theo nhúm, phỏt huy tớnh ch ng ca ngi hc.
Hc l quỏ trỡnh t bin i v lm phong phỳ mỡnh bng cỏch thu nhp v x lý
thụng tin ly t mụi trng xung quanh do ú sinh viờn cn tham gia tớch cc, thc
hnh, cú trao i, chun b bi thc hnh.
5. Mc tiờu ca hc phn
Qua hc phn ny sinh viờn
-

Hiu rừ v lch s v khỏi nim giỏo dc cng ng.

-

Nm c cỏc nguyờn tc lm vic trong qỳa trỡnh giỏo dc cng ng.

-

Hiu v ng dng c chu hc tp ca ngi ln.

-

Bit cỏc k nng v phng phỏp s dng trong giỏo dc cng ng v
thc hnh cỏc k nng, phng phỏp ny.

6. Mụ t vn tt ni dung ca hc phn:
-


Cỏc khỏi nim, lý thuyt c bn v Giỏo dc cng ng

-

Cỏc k nng v phng phỏp cn thit s dng trong giỏo dc cng ng.

-

Bit cỏch thit k cỏc bui sinh hot, truyn thụng, tp hun ti cng ng tu
theo i tng v ch .

7. Nhim v ca sinh viờn:


D lp: SV cn cú trỏch nhim d lp y cỏc tit hc v tớch cc tham gia hot
ng ca nhúm. khúa hc cú hiu qu cao, khúa hc s ỏp dng phng phỏp
ging dy tớch cc, cú ngha l Ging viờn (GV) v SV u tham gia vo mi hot
ng ca bui hc nh tho lun nhúm, gii quyt cỏc vn , cựng chi cỏc trũ chi,
sm vai, cựng trao i ý kin. Tuy nhiờn, SV l trung tõm ca quỏ trỡnh hc tp, GV l
ngi iu hnh, nh hng, dn dt quỏ trỡnh hc tp ca SV thụng qua vic huy
ng kin thc, chia s kinh nghim v k nng vn cú ca h.

2


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 3


Bài tập: Thực hành các kỹ năng và phương pháp, đọc thêm tài liệu, báo về cuộc sống
chunh quanh và các vấn đề đang diễn ra trong cộng đồng.




Dụng cụ học tập: Các dụng cụ sử dụng cho phương pháp cùng tham gia, máy chiếu, vi
tính, một số phim video liên quan đến bài, văn phòng phẩm…

8. Tài liệu học tập:


Sách, giáo trình chính: Giáo dục cộng đồng



Sách tham khảo

1. Theresa V. Tungpalan - Giáo dục cộng đồng – Cuốn 1: Những khái niệm giáo dục cùng
tham gia và giáo dục giải phóng; Xuất bản : Trường đại học CTXH-PTCĐ, 1991
2. Theresa V. Tungpalan - Giáo dục cộng đồng – Cuốn 2: Hướng dẫn một quá trình huấn
luyện; Xuất bản : Trường đại học CTXH-PTCĐ 1991
3. Theresa V. Tungpalan - Giáo dục cộng đồng – Cuốn 3: Những mẫu huấn luyện cho cấp cơ
sở; Xuất bản : Trường đại học CTXH-PTCĐ 1991
4. Theresa V. Tungpalan - Giáo dục cộng đồng – Cuốn 4: Đánh giá một chương trình huấn
luyện; Xuất bản : Trường đại học CTXH-PTCĐ, 1991.
5. Nguyễn thị Oanh

Giáo dục chủ động; Phòng Nghiên cứu Công tác xã hội xuất bản, 1994.

6. Nguyễn thị Oanh

Giáo dục phát triển; Đại học mở bán công TPHCM xuất bản, 1999


7. Nguyễn thị Oanh

Phát triển cộng đồng; Đại học mở bán công TPHCM xuất bản, 2000

8.Huấn luyện có sự tham gia; Văn phòng Nghiên cứu có sự tham gia tại Châu Á, New Delhi,
1989.
9. Sự tham gia của cộng đồng trong giải quyết vấn đề và quyết định; Tài liệu huấn luyện;
Trung tâm Liên hiệp quốc về ổn định nơi cư ngụ, Nairobi, 1989.
10. Trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH-PTCĐ; Tập huấn cho tập huấn viên, 2008, 2010.
11. Trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH-PTCĐ, tài liệu Phát triển cộng đồng , 2008, 2010
12. SDRC, Tài liệu tập huấn “Tập huấn cho tập huấn viên”, tháng 6/2010, TP.HCM.
13. Lois B. Hat, Ed.D. “Những phương pháp huấn luyện- Cẩm nang dành cho giảng viên”,
NXB Crisp- USA, 1991.
14. Tomas Quintin D. Andres” Tập huấn cho tập huấn viên”, NXB Salesiana- Philippines,
1990
15. SDRC, Tài liệu tập huấn “Giáo dục Cộng đồng”, tháng 10/2010, TP.HCM


Khác: cập nhật thông tin từ website, báo chí hiện hành.



Website: www.google.com.vn/ Phương pháp giáo dục chủ động

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:


Dự lớp và thảo luận:


5%
3


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 4


Bài thực hành nhóm:

25%



Thi giữa học kỳ:

30% (gồm 2 phần trên)



Thi cuối kỳ:

70% - Thi viết



Khác:

10. Thang điểm:

11.

Số
buổi



Điểm chung:

10/10



Điểm thực hành:

3/10



Điểm thi:

7/10

Kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể:
Nội dung giảng dạy

Số tiết

Hoạt động học tập của
SV

Phần 1: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT TRONG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG

01

Giới thiệu và làm quen
Trao đổi về cách học và thi cuối khoá

½
½

Một số hình thức động
não

Bài 1: Khái niệm và lịch sử Giáo dục cộng đồng
(GDCĐ)

2

Sử dụng thẻ và phân tích
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm
SV áp dụng bài tập nhận
thức bản thân (Paulo)
Thảo luận nhóm

1
Bài 2: Các cách cận tiếp trong GDCĐ

02

Bài 3: Các vấn đề XH trong cộng đồng


1

Bài 4: Phương pháp tiếp cận trong Giáo chủ động:
người học là trung tâm

2

Bài 5: Việc học của cộng đồng
Các nguyên tắc học của người lớn
Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc tập huấn có sự tham
gia
03

Bài 7: Chu trình học qua trải nghiệm
Bài 8: Thiết kế một bài trong giáo dục cộng đồng
Bài 9: Thiết lập một chương trình GDCĐ
- Qui trình tập huấn
- Thẩm định nhu cầu, đối tượng
- Lên kế hoạch
- Tập huấn
- Đánh giá – Lượng giá
* Hướng dẫn SVchọn đề tài thực hành GDCD
4

3

Động não
Trải nghiệm
Thảo luận nhóm
Trình bày powpoint

Làm bài tập nhóm

Sử dụng thẻ màu để giới
thiệu về chu trình học
qua trải nghiệm
Trình bày powpoint
Giao bài tập cho SV làm
việc ở nhà.


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 5

Phần 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
4

Bài 10: Truyền thông trong cộng đồng:
5

Bài 11: Phương pháp Động não
Bài 12: Phương pháp Thảo luận nhóm
Bài 13: Phương pháp Sắm vai

Sắm vai
Thảo luận nhóm
Hỏi đáp
Góp ý cho SV về bài tập
nhóm

Bài 14: Phương pháp vẽ đơn giản trong tập huấn
Phần 3: CÁC KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG

05

Bài 15: Kỹ năng quan sát
5

Bài 16: Kỹ năng lắng nghe và phản hồi
Bài 17: Kỹ năng đặt câu hỏi,

Động não
Thảo luận nhóm

Bài 18: Kỹ năng trình bày – sử dụng dụng cụ trực

Trình bày powpoint

quan
06 07

Bài 19:Kỹ năng tạo hứng và khuấy động
SV thực hành – Thi giữa kỳ
Mỗi nhóm trình bày 1 chủ đề Giáo dục cộng đồng

5

Các nhóm trình bày và
phản biện

Yêu cầu về thi giữa kỳ:
 Sinh viên làm việc theo nhóm, các thành viên đều có nhiệm.
 Ứng dụng các phương pháp và kỹ năng trong giáo dục chủ động

 Mỗi nhóm có phần báo cáo tại lớp và phản biện giữa các nhóm
Yêu cầu thi cuối kỳ:
 Sinh viên viết tiểu luận, có thể làm cá nhân hoặc nhóm 2
 Chọn bất kỳ nội dung có liên quan vấn đề sức khỏe, tâm lý xã hội, gia đình… nhằm có ý
nghĩa giáo dục cộng đồng (Ví dụ: Phòng tránh dịch sốt suất huyết cho người dân tại xã A..)
 SV lập kế hoạch và thiết kế nội dung một bài giảng – giáo dục trong cộng đồng cụ thể.
TP.HCM, ngày 20 tháng 04 năm 2014
Giảng viên

Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích

5


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 6
Phần 1: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT TRONG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
Bài 1: KHÁI NIỆM GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
I. Khái niệm Giáo dục và Cộng đồng
1. Khái niệm Cộng đồng
Có nhiều cách định nghĩa về cộng đồng, liên quan đến những khái niệm như “không
gian”, “con người”, “tương tác”, và “bản sắc” .
Khái quát, có thể chia làm 2 loại cộng đồng
Cộng đồng (CĐ) địa lý, không gian, hay lãnh thổ thay đổi tùy theo sự đáp ứng nhu
cầu của người dân, sự tương tác xã hội, và bản sắc tập thể được thừa nhận.
CĐ địa phương như “xóm giềng”, “thành phố”, “thị trấn”, v.v. Trước kia, việc di
chuyển và phương tiện kỹ thuật chưa tân tiến, hiện đại thì CĐ giới hạn bởi nơi chốn.
Ngày nay, mặc dù CĐ là trong một vùng địa lý nào đó thì ảnh hưởng của các lực
lượng trong CĐ cũng không giới hạn trong một địa phương.
Cộng đồng chức năng, bao gồm những cộng đồng có chung mối quan tâm, bản
sắc/ đặc điểm, hoặc CĐ của những mạng lưới cá nhân, thành viên.

CĐ này bao gồm những người dựa trên “dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, lối sống, lý
tưởng, khuynh hướng tình dục, tầng lớp xã hội, và nghề nghiệp hoặc chuyên môn”.
CĐ chức năng được hình thành khi “người dân chia sẻ mối quan tâm về những vấn đề
chung, từ việc biện hộ cho nhu cầu của trẻ em trong điều kiện thiếu thốn cho đến việc
bảo vệ môi trường”
2. Khái niệm Giáo dục
Từ lâu ai cũng biết giáo dục là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của cá nhân
và xã hội. Vì thế nó được xem là quyền cơ bản của mọi người, nam như nữ, thuộc mọi
lứa tuổi và ở bất cứ nơi nào. Giáo dục đóng góp vào việc cải thiện sự an toàn, sức
khỏe, sự phồn vinh và đem lại sự cân bằng sinh thái cho thế giới.
Giáo dục là một nhu cầu cơ bản và một phương tiện thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
khác Con người vần có một nền tảng rộng về kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ năng để
dựa vào đó mà chuẩn bị cho mai sau, mặc dù họ có thể không theo một ngành học
chánh quy. Giáo dục như thế trang bị cho họ một tiềm năng để học, để đáp ứng với
những cơ hội mới, để thích nghi với những thay đổi về văn hóa, xã hội và để tham gia
vào các hoạt động văn hóa xã hội, chính trị.
Giáo dục cho mọi người có nghĩa là bằng mọi cách xóa bỏ sự bất công trong cơ hội và
điều kiện học tập giữa các vùng khác nhau trong nước, giữa nông thôn và thành thị,
nam và nữ…
Chương trình giáo dục chính quy (formal education) ở trường lớp từ mẫu giáo đến
hậu đại học là một thiết chế giáo dục chính thức của mọi quốc gia nhằm giúp người
học hòa nhập vào guồng máy xã hội thông qua việc thi cử hợp pháp.
6


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 7
Giáo dục phi chính quy (non-formal education) ra đời nhằm bổ sung khiếm khuyết
trên cách đây vài thập kỷ để đáp ứng yêu cầu phát triển. Học ở đây không phải để lấy
bằng cấp mà để sống tốt hơn và làm việc có hiệu quả hơn. Lúc đầu nó đáp ứng nhu
cầu của trẻ em bỏ học, người lớn mù chữ hay thiếu những kiến thức cơ bản về vệ sinh,

trồng trọt v.v... Ngày nay nó đáp ứng mọi nhu cầu học tập của con người từ kỹ thuật
đến văn hóa, từ xây dựng gia đình, giáo dục con cái tới lãnh đạo vào tổ chức ngoài xã
hội. Giáo dục phi chính quy trở thành một bộ phận hữu cơ của giáo dục nói chung và
góp phần giải quyết các vấn đề lớn của phát triển một cách có hiệu quả đặc biệt trong
lãnh vực dân số, môi trường, phát triển cộng đồng
II. Lịch sử của giáo dục cộng đồng
UNESCO vào đầu thập kỷ 50 lập ra CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CĂN BẢN
(Fundametal Education) với phương pháp cải tiến (phương tiện nghe nhìn, nội dung xóa
mù gắn với mối quan tâm của người lớn tuổi nghèo ở nông thôn và thành thị...) và nới
rộng nội dung vào các lãnh vực khác của cuộc sống như vệ sinh, sức khỏe, công dân giáo
dục... Bắt đầu ở Châu Mỹ La Tinh chương trình đã lan rộng khắp thế giới kể cả Việt Nam.
Từ chương trình này hình thành khái niệm và chương trình trường cộng đồng, chủ yếu ở
nông thôn với mục đích đưa giáo dục tiểu học gần với cuộc sống hơn. Trẻ được dạy thêm
trồng trọt, chăn nuôi để khi hoàn tất việc học có thể đóng góp một cách hữu ích cho sản
xuất gia đình, cải thiện đời sống nông thôn. Nhà trường được sự ủng hộ của cộng đồng và
đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
Lý thuyết của Paulo Freire
Vào thập kỷ 70, Paolo Freire, một chuyên gia giáo dục lớn gốc Châu Mỹ La tinh đã đưa
ra khái niệm giáo dục giác ngộ (giáo dục thức tỉnh/Consciousness Education) . Ông cho
rằng một trở ngại lớn cho sự phát triển chính là người nghèo an phận với hoàn cảnh của
mình và từ đời này qua đời kia họ sống trong “nền văn hóa thầm lặng”, cho rằng đó là “ý
trời” và vì thế họ đã bị giai cấp thống trị áp bức , sống trong cảnh nghèo đói. Muốn thoát
khỏi cảnh này, người nghèo cần “thức tỉnh” hay “giác ngộ”. Điều này có nghĩa họ hiểu ra
rằng họ nghèo đói là do bất công xã hội, do bị áp bức.
Theo Paolo giáo dục thức tỉnh là giúp đối tượng nhận thức rõ hoàn cảnh của mình, phân
tích các nguyên nhân và tìm ra giải pháp để tự giải phóng mình khỏi hoàn cảnh đó. Tư
tưởng của Paolo lúc ban đầu được xem là “cách mạng” và còn bị cấm đoán ở vài nơi,
nhưng dần dần đã được áp dụng rộng rãi và mang lại nhiều kết quả đáng kể trong nhiều
chương trình phát triển, cải thiện cuộc sống của người dân.
Paulo đã kêu gọi một phong cách mới và hoàn toàn tự do trong giáo dục. Cách giáo dục

đó đối xử với người học với tư cách chủ thể tích cực, chứ không phải là thể thụ động.
Người học phải được tham gia, được chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp và hình
thức học, được bình đẳng với giáo viên. Theo ông để giúp người nghèo, người bị áp bức
xóa bỏ mặc cảm, tự ti, an phận giáo dục phải giúp họ thức tỉnh được cuộc sống hiện tại,
không chấp nhận nó và mong muốn thay đổi.
Tư tưởng của Paulo được tóm lượt trong các khía cạnh sau:
 Giáo dục đại chúng cốt yếu là một cuộc đối thoại giữa” người dậy” và “người đi
học” (a dialogue between the educator and the learner), trong đó phải có sự tương
kính lẫn nhau giữa hai phía (mutual respect). Paulo Freire đặc biệt phê phán cái lối
dậy học “nhồi nhét”, mà ông gọi là “banking concept”, tức là chỉ có người dậy chủ
7


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 8
động chuyển mớ kiến thức vào đầu óc của học viên, y hệt như việc ký gửi các số tiền
vào nơi chương mục tại ngân hàng (making deposits). Như vậy, thì người học viên
hoàn toàn đóng vai trò “thụ động” của một đối tượng, chứ không hề được khuyến
khích để chủ động phát huy óc sáng tạo và sự suy nghĩ có tính cách phê phán (critical
thinking), để mà có thể tự mình khám phá ra hoàn cảnh bị áp bức của mình và rồi đưa
đến một hành động thích đáng.
Thay vào đó, tác giả đề ra cái khái niệm “Giáo dục đặt vấn đề” (problem-posing
concept of Education), trong đó cả hai phía người dậy và người học đều cùng hợp tác
với nhau trong một quá trình hỗ tương (a mutual process), nhằm cùng nhau khám phá
thế giới, và chung với nhau cố gắng vươn tới một mức độ nhân bản viên mãn hơn
(their attempt to be more fully human).
 Cuộc đối thoại này không phải chỉ nhằm đào sâu sự hiểu biết, mà còn là một phần làm
thay đổi nơi thế giới. Tự bản thân, sự đối thoại là một loại hoạt động có tính hợp tác
bao gồm sự tôn kính (a co-operative activity involving respect). Quá trình này quan
trọng, vì nó giúp tăng thêm sức mạnh cho cộng đồng và đồng thời lại xây dựng nên
nguồn vốn xã hội (enhancing community and building social capital), mà lại đưa dẫn

chúng ta đến hành động cho công lý và phát triển nở rộ về phương diện nhân bản
(human flourishing) nữa.
Cơ sở cụ thể cho hệ thống giáo dục căn cứ vào sự đối thoại này chính là nơi các“câu
lạc bộ văn hóa” (culture circle), trong đó các học viên và người phối hợp cùng nhau
bàn thảo về những” chủ đề khởi sinh” (generative themes), mà có ý nghĩa trong bối
cảnh cuộc sống thực tiễn của người học viên. Các chủ đề này liên hệ tới thiên nhiên,
văn hóa, công việc làm và các tương quan xã hội, thì đều được khám phá ra qua sự
tìm kiếm chung nhau giữa nhà giáo dục với học viên. Rồi các chủ đề đó được sử dụng
làm căn bản cho cuộc đối thoại trong phạm vi sinh họat nội bộ của câu lạc bộ. Từ đó,
mà dần dần diễn ra quá trình cấu tạo được ý thức phê phán (critical consciousness)
nơi các học viên tham gia, với tư cách là chủ thể của xã hội, mà chính họ đang cùng
nhau ra sức xây dựng với quyết tâm của cả tập thể của mình.
Quaù trình phaùt trieån cuûa GDCĐ ở Việt Nam
(Nguồn: />UNESCO quan niệm rằng, Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục không chính
quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời
của người dân trong cộng đồng. Trung tâm học tập cộng đồng là thiết chế giáo dục không
chính quy của cộng đồng; do cộng đồng và vì cộng đồng.
Trung tâm học tập cộng đồng khác với nhà trường chính quy ở mấy điểm sau đây:
- Do cộng đồng thành lập chứ không do Chính phủ.
- Ban quản lý, đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên là những người tự nguyện, không
lương (có thể hưởng phụ cấp).
- Phục vụ cộng đồng.
- Không chặt chẽ về thời gian (phục vụ suốt đời).
- Phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi.
- Không định hướng bằng cấp.
- Chương trình và phương thức hoạt động linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của
cộng đồng.
8



[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 9
- Đa mục tiêu học tập.
- Đa dạng về tổ chức, tuỳ thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Ở Việt Nam, Trung tâm học tập cộng đồng được khẳng định tại Điều 46 (thuộc mục 5 Giáo dục thường xuyên) Luật Giáo dục 2005. “Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở
giáo dục thường xuyên, được tổ chức tại xã, phường, thị trấn”
Mục đích của Trung tâm học tập cộng đồng
Cũng giống nhiều nước trong khu vực, việc tổ chức các Trung tâm học tập cộng đồng ở
Việt Nam có 3 mục đích chính:
a) Tạo ra những cơ hội học tập cho mọi người dân trong cộng đồng để nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân và phát triển nguồn nhân lực cộng đồng.
b) Tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập theo phương châm “cần gì học nấy”, giáo
dục suốt đời cho mọi người.
c) Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên ở cơ sở nhằm ai cũng được học hành, ai
cũng có thể tham gia vào công việc giáo dục và học tập tại cộng đồng.
Sự phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở nước ta
Tính từ khi xây dựng những Trung tâm học tập cộng đồng đầu tiên cho tới nay, thời gian
vừa tròn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, số lượng trung tâm học tập cộng đồng đã
tăng lên rất nhanh. Năm học 1998 - 1999, cả nước chỉ có 10 Trung tâm được xây dựng thí
điểm với sự hỗ trợ kinh phí của Nhật Bản. Tính đến năm học 2008 - 2009, số trung tâm
tăng lên trên 9.500, trung bình mỗi năm có thêm 900 Trung tâm mới.
Tác dụng của Trung tâm học tập cộng đồng
Sau 10 năm phát triển, hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng đã tăng lên nhanh chóng về
mặt số lượng và ngày càng phong phú về nội dung và hình thức phục vụ giáo dục người
lớn tại cộng động. Tổng kết về hoạt động, đến nay có thể khẳng định những tác dụng tích
cực của hệ thống giáo dục này như sau:
a) Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động kỹ thuật cho người dân, giúp họ tiếp cận
với những công nghệ sản xuất mới, mang lại cho họ những thông tin cần thiết để thay đổi
cách nghĩ, cách làm theo truyền thống... đã thực sự có tác dụng xoá đói giảm nghèo trong
cộng đồng dân cư, nhất là những cộng đồng trong lĩnh vực “tam nông” (nông nghiệp,

nông thôn, nông dân). Những chuyên đề, những lớp tập huấn, những cuộc mạn đàm về kỹ
thuật liên hoàn VAC (vườn, ao, chuồng) về nuôi ba ba, cá sấu, ngan Pháp, gà siêu thịt...,
về trồng hoa, trồng tiêu, làm nấm...; về quản lý trang trại, chống sâu bệnh cho cây trồng,
đề phòng dịch cúm gia cầm... đã giúp cho không ít nông dân đói nghèo trở thành triệu
phú, thậm chí là tỷ phú.
b) Những lớp học xoá mù chữ và bổ túc sau khi xoá mù chữ, những lớp học bổ túc tiểu
học và trung học cơ sở, những lớp chuyên đề về pháp luật, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức
khoẻ, những khoá dạy nghề ngắn hạn đã giúp cho người dân không rơi vào tình trạng mù
chữ lại (tái mù) và góp phần không nhỏ vào phổ cấp giáo dục cho người lớn. Với trẻ em
đã thực hiện nghĩa vụ phổ cập giáo dục tiểu học hay trung học cơ sở mà không có điều
9


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 10
kiện theo học các trường chính quy thì nhờ học tập ở trung tâm học tập cộng đồng mà
củng cố được kết quả phổ cập giáo dục của mình.
c) Nhiều Trung tâm học tập cộng đồng đã giúp cho người lao động được học nghề.là cơ
sở giáo dục có tác dụng giúp cho nhiều người dân thoát cảnh “mù nghề”, “mù máy
tính”, góp phần tích cực vào việc tăng tỉ lệ người được đào tạo nghề trong xã hội. Hàng
chục vạn người chưa qua quá trình đào tạo nghề đã được học nghề ngắn hạn mà tăng thu
nhập hàng năm. Nhiều người đã có nghề, nay được học thêm nghề mới đã có những thay
đổi trong cách thức làm ăn, thích ứng được với cơ chế thị trường. Trung tâm học tập cộng
đồng thực sự
d) Việc nâng cao nhận thức cho người dân về hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ môi
trường sống, về chăm sóc khoẻ cộng đồng, về ý thức học tập thường xuyên, về những
chính sách của Nhà nước... đã từng bước xây dựng lối sống có văn hoá trong cộng đồng,
làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau thông qua các buổi học tập, mạn đàm, trao đổi ý kiến,
tạo được sự đồng thuận của dân trước những chủ trương của Đảng. Chính những kết quả
này đã làm cho những cộng đồng dân cư có sự ổn định chính trị, tạo nên không khí tâm lý
và không khí đạo đức tốt đẹp, hình thành nên những cộng đồng văn hoá, cộng đồng

khuyến học v.v...
e) Với tư cách là “nhà trường nhân dân”, rất nhiều trung tâm học tập cộng đồng đã tích
cực thúc đẩy các cuộc vận động trong nhân dân “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá trên địa bàn dân cư”, “Toàn dân đoàn kết làm kinh tế giỏi”, “ Toàn dân tham gia
xây dựng xã hội học tập”./.
Trong chương trình phát triển, nội dung giáo dục thường là:
- Sinh sản, dân số kế hoạch hoá
- Môi trường
- Tín dụng tiết kiệm
- Phát triển kinh tế, tạo thu nhập
- Giáo dục gia đình, nếp sống
- Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý..
III.Khái niệm Giáo dục cộng đồng (GDCĐ)
Giáo dục cộng đồng nên dựa trên hướng đổi mới và đưa đến sự phát triển. Vì thế giáo dục
cộng đồng phải thiên về số đông những người nghèo, người bị áp bức và đáp lại những
nhu cầu cũng như lợi ích của họ. Giáo dục cộng đồng (GDCĐ) phải là giáo dục giải
phóng, một hình thức của giáo dục thay đổi, một nền giáo dục cho công bằng, giáo dục
cho đất nước và giáo dục dân chủ.
1 Khái niệm: Có nhiều khái niệm về GDCĐ
 Giáo dục cộng đồng là một quá trình trong đó việc học hỏi sẽ mang lại sự
phát triển, thay đổi tốt hơn cho cả cá nhân và cộng đồng. Giáo dục cộng
đồng có các đặc tính như bao gồm mọi người ở mọi lứa tuổi; việc học hỏi, sử
dụng các tài nguyên và nghiên cứu mang đến những thay đổi cho cộng đồng;
nhận thức rằng người dân có thể học cùng nhau, với nhau và học từ nhau
nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
(Hiệp hội Canada cho GDCĐ)
10


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 11

Chúng ta có thể hiểu GDCĐ như là “giáo dục cho cộng đồng trong phạm vi cộng
đồng”. Nói cách khác, khi nói về cộng đồng không có nghĩa chỉ là nơi chốn hay hoàn
cảnh trong đó việc giáo dục được tiến hành. Giáo dục cộng đồng còn là mối quan tâm
chung, trọng tâm của cộng đồng. Đó là một quá trình mà cộng đồng trở thành một
phần của mạng lưới xã hội hiện tại nhằm khuyến khích đối thoại và học hỏi.
 GDCĐ là một quá trình được thiết kế nhằm làm giàu thêm cuộc sống mỗi cá
nhân và các nhóm thông qua sự tham gia của mọi người sống trên cùng một
vùng địa lý, hoặc chia sẻ cùng một mối quan tâm, để tự nguyện phát triển một
phạm vi hay lĩnh vực học tập/ học hỏi và các cơ hội suy nghĩ và hành động.
Những học hỏi, suy nghĩ và hành động này xuất phát từ nhu cầu chính trị,
kinh tế, xã hội và từ bản thân các thành viên của cộng đồng.
(CeVe,Scotland 1990: 2)
 Giáo dục cộng đồng được xem là một phần hợp nhất của những nỗ lực
vận động, tổ chức và gây nhận thức.
(Theresa V. Tungpalan, 1991)
 GDCĐ giúp cho một cộng đồng đựơc trang bị đầy đủ những kiến thức,
hiểu biết để hành động chung, cùng giải quyết các vấn đề của mình. Vì
thế giáo dục cộng đồng là xây dựng năng lực và tạo sức mạnh cho người
dân trong cộng đồng. GDCĐ là biến đổi cộng đồng, làm cho cộng đồng
phát triển và từ đó biến đổi xã hội.
Với sự quan tâm hiện nay, ý nghĩa của việc giáo dục cộng đồng càng trở nên phổ biến
trong việc tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quần chúng tại địa phương, quận,
huyện, tỉnh và quốc gia.
Nhiều khái niệm liên quan đến giáo dục cộng đồng xuất phát từ những nguyên tắc về
giáo dục người lớn, về sự thức tỉnh và giải phóng của Paulo’s Freire. Vai trò của giáo
dục cộng đồng trong việc xây dựng và duy trì những tổ chức dân chúng được đề cao
cả ở vùng quê lẫn thành thị.
Giáo dục cộng đồng được xem như là giáo dục giải phóng.
2 Mô hình Giáo dục cộng đồng (GDCĐ)
Giáo dục cộng đồng giúp trang bị kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng làm việc, lao

động cho con người, xem đó là điều kiện ban đầu cần thiết để thực hiện chương trình
xoá đói giảm nghèo.
Giáo dục cộng đồng có tầm quan trọng đặc biệt, nó giúp người dân bức phá cái vòng
luẩn quẩn của đói nghèo: "đói nghèo là bởi lạc hậu, mù chữ dẫn đến đói nghèo".

11


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 12

Giáo dục cộng đồng nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình trình thức tỉnh nhận thức của
người dân về tình trạng của mình và về những thế lực đã tạo ra và duy trì tình trạng
đó. Nó cũng nhắm vào việc cung cấp cho người dân các cơ hội để động viên họ tạo ra
một nỗ lực chung nhằm thay đổi tình trạng đó. Đồng thời nó cũng hướng đến làm việc
với các cá nhân có tiềm năng bẩm sinh trong cộng đồng. Giáo dục cộng đồng không
chỉ là trông đợi vào hệ thống giáo dục chính qui nhưng đúng hơn là dựa nhiều vào hệ
thống giáo dục không chính qui như là một công cụ hiệu quả và một đường lối tốt tạo
nên sự thay đổi và gia tăng quyền lực.
Trong phạm vi giáo dục cộng đồng, có 3 lãnh vực trọng tâm nhỏ, bao gồm hình thành
các giá trị cộng đồng, nâng cao nhận thức và phát triển kỹ năng để cùng hành động
Hình thành các giá trị: Trong bối cảnh của các cộng đồng nghèo và bị gạt ngoài lề
xã hội, người dân cần được nuôi dưỡng các giá trị về sự tự do và gia tăng quyền lực.
Phát triển các giá trị để được cho là được “có tư cách đạo đức tốt” không thôi chưa
đủ. “Còn có những giá trị xã hội khác cũng quan trọng không kém, đó là chí công vô
tư, công bằng, hợp tác và quan tâm đến lợi ích chung, tinh thần dân tộc, nhạy cảm
giới, ý thức về môi trường và những thứ khác nữa (Luna, 1998,p.16)”. Việc hình
thành các giá trị cộng đồng là một sức mạnh tiềm tàng để triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân
và thái độ tự cho mình là trung tâm. Ngoài bản năng tự vệ ra, cần hình thành các giá
trị chung cho cộng đồng, tạo ra sự quan tâm thật sự đến an sinh hạnh phúc của người
khác.

Nâng cao nhận thức: Quá trình nâng cao nhận thức giúp cho người dân chuyển từ
việc thụ động chấp nhận tình trạng của mình và chấp nhận các thế lực đã tạo ra và duy
trì tình trạng đó sang việc ý thức nhu cầu hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh sống của
mình. Đó là quá trình hiểu biết, không chỉ hài lòng bề mặt, nhưng đâm rễ bên trong để
cuối cùng có được sự hiểu biết cơ bản về mối quan hệ nhân – quả của các thực trạng
khác nhau.
Trong một số cộng đồng, quá trình này giống như gợi hỏi (cá nhân và tập thể) các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng của họ và tại sao tình trạng này lại tồn tại mãi. Về
phía người dân, quá trình này là ý thức nỗ lực, cố gắng khám phá những ảnh hưởng
của tình trạng này đến đời sống các cá nhân và trong đời sống cộng đồng. Như Freire
đã nói, “Hầu như mọi khám phá không chỉ đơn thuần là hiểu biết của trí tuệ nhưng
còn liên quan đến hành động cụ thể nữa” (Freire, 1970, p.52)”. Những người nào
12


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 13
thường tham gia vào các buổi bàn thảo trong cộng đồng thì có thể thấy được mối quan
hệ nhân quả trong hoàn cảnh của họ. Chúng ta hy vọng rằng một khi đến thời đến
buổi, những bàn thảo trong nhóm sẽ được chuyển hóa thành hành động cụ thể. Đó là
quá trình huấn luyện lương tâm để người dân không chấp nhận vấn đề mà hành động
để thay đổi
Mọi người cần phải được trang bị những kỹ năng cần thiết cho công tác cộng đồng, ví
dụ như kỹ năng tổ chức cộng đồng, giáo dục và vận động, quan hệ công chúng và
truyền thông, giải quyết mâu thuẫn, lập kế hoạch, quản lý và những thứ khác (Luna,
1998, p.16) để họ có thể chuyển nhận thức thành hành động một cách hiệu quả.
Những kỹ năng này không nhất thiết là những kỹ năng mới đối với họ. Họ có những
kiến thức chuyên môn bản địa riêng về những kỹ năng này, và có thể sử dụng những
kiến thức này để làm khởi điểm cho những hoạt động phát triển những kỹ năng
chuyên sâu hơn
Phát triển các kỹ năng cũng bao gồm khả năng canh tân đổi mới và thông thạo khoa

học công nghệ và các chuyên môn khác như chuyên môn về sức khỏe, sản xuất kinh
tế, phương tiện truyền thông, vệ sinh và nhưng thứ khác. Những hiểu biết này có thể
được phổ biến rộng rãi, đơn giản hóa sao cho phù hợp với khả năng và trình độ hiểu
biết của người dân. Khái niệm này có thể được thể hiện trong các chương trình sức
khỏe dựa vào cộng đồng hoặc biện hộ truyền thông dựa vào cộng đồng.
Một số chủ đề trong giáo dục cộng đồng
 Người dân tự nhận thức về tình trạng mình đang sống, các vấn đề của địa phương,
các nguyên nhân của chúng, các tiềm năng và tài nguyên địa phương có trong tay,
các nhu cầu và nguyện vọng cần giải quyết. Từ đó xây dựng ý thức và trách nhiệm
của mỗi người dân đối với cộng đồng.
 Giáo dục ý thức tiết kiệm, xây dựng quỹ tiết kiệm tín dụng của cộng đồng, tạo điều
kiện cho người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức ngoài
cộng đồng.
 Giáo dục nâng cao hiểu biết về khoa học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn,
trồng cây lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
 Giáo dục việc lập kế hoạch gia đình, kế hoạch sản xuất từng cây, con, ngành nghề,
hoạt động dịch vụ, kỹ năng quản lý dự án, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động
kinh tế xã hội của địa phương.
 Giáo dục hiểu biết về kinh tế, xã hội và văn hoá như: xây dựng nếp sống văn hoá,
bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng xã hội học tập.
 Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, giới và
vai trò xã hội của người phụ nữ, quy chế văn hoá, xây dựng làng xã văn hoá, giáo
dục pháp luật.
 Để xác định được các nội dung giáo dục cần ưu tiên, ban phát triển cộng đồng xã đã
tổ chức khảo sát nhu cầu học hỏi của cộng đồng bằng các phương pháp có sự tham
gia hoặc lấy ý kiến đề xuất của học viên qua bản thu hoạch sau mỗi hoạt động giáo
dục.
 Chương trình giáo dục cộng đồng được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú,
linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh của từng nhóm dân cư, chẳng hạn như: truyền
thông tập huấn, hội thảo: tuỳ thuộc vào số lượng học viên và nội dung học tập, có

thể tổ chức tại hội trường của huyện, xã, nhà dân, thậm chí là ở ngoài đồng ruộng.
13


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 14
Các nhóm có cùng nhu cầu được tổ chức theo nhóm, ví dụ: nhóm phụ nữ nghèo,
theo địa bàn dân cư, lứa tuổi
 Tham quan học hỏi các mô hình, làm mẫu và trình diễn các mô hình thành công,
giao lưu học hỏi kinh nghiệm
IV. Sự liên hệ giữa giáo dục cộng đồng và tổ chức cộng đồng
1. Giáo dục cộng đồng
GDCĐ là giải phóng, là làm cho cộng đồng nhận thức được sự tồn tại của những lực
lượng văn hoá, kinh tế chính trị đã khiến cộng đồng không phát triển được.
GDCĐ là một quá trình mà trong đó người nghèo có thể xác định được một thực tế
đang áp đặt và bóc lột họ. Nó làm cho cộng đồng hiểu được lịch sử theo quan điểm
của họ, tái khám phá sự thật và lột ra điều gì đang che dấu sự thật. GDCĐ phát triển
những suy nghĩ độc lập và thách thức những ý tưởng đã qui ước. GDCĐ đứng về phía
những người dân nghèo, không có quyền lực để giải phóng họ khỏi sự tự ti bằng việc
tái khẳng định những giá trị truyền thống tích cực và những thực hành những giá trị
và tiềm năng mà họ đã từng có trước kia.
GDCĐ là giải phóng, nó không xem người dân như những người được hưởng lợi từ các
dịch vụ mà xem họ như những thành viên hoặc những người đồng cộng sự trong tiến
trình phát triển. Trong GDCĐ, giáo viên, học sinh, người huấn luyện và học viên tham
gia tích cực vào quá trình học hỏi lẫn nhau bằng sự đối thoại và phản hồi.
Đặc điểm của giáo dục cộng đồng:
- Làm cho cộng đồng nhận thức được những lực cản đang làm tồn tại làm cản trở sự
phát triển của cộng đồng (lực cản về văn hoá, kinh tế…)
- Giúp người nghèo xác định được thực tế hiện tại của họ.
- Đứng về phía đại đa số bộ phận dân chúng, là những người nghèo, người bị thiệt thòi.
- Tái khẳng định các giá trị truyền thống và những thực hành tích cực trong CĐ.

- Xem người dân trong cộng đồng được xem là những người đồng cộng tác trong tiến
trình phát triển.
- Nâng cao năng lực, tinh thần cộng đồng, phát triển kỹ năng làm việc chung.
Tuy nhiên sự nhận thức hoặc thức tỉnh đưa mang lại giáo dục giải phóng sẽ trở nên vô
dụng nếu chúng không dẫn đến những hành động có tổ chức của tập thể hướng về sự
phát triển đích thực. Giáo dục không chỉ là nhận biết thực tế mà còn là thay đổi thực
tế. Giai cấp bị áp bức phải được tổ chức và hợp nhất những nỗ lực để mang đến sự
thay đổi cho xã hội. Hành động tập thể đó đựơc thực hiện qua những tổ chức quần
chúng. Từ đó dẫn đến việc tổ chức cộng đồng, như là một bước cần thiết tiếp theo
trong quá trình gây nhận thức hay thức tỉnh.

14


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 15

Gây nhận thức,
thức tỉnh CĐ

GIÁO DỤC
CỘNG ĐỒNG

Hình thành

Phát triển kỹ năng
làm việc chung,
nêu cao
tinh thần
cộng đồng


giá trị CĐ

Hình : Ba thành phần nền tảng trong giáo dục cộng đồng
 Gây nhận thức, thức tỉnh CĐ
 Thức tỉnh cho ai: Cán bộ chính quyền, người dân
 Thức tỉnh cái gì: Nhận ra tình trạng hiện tại của họ, những vấn đề bức xúc, ý chí vượt
qua đói nghèo, nhận ra tài nguyên và tiềm năng của họ.
 Thức tỉnh để làm gì: Cộng đồng (cơ quan, đoàn thể, người dân) nhận ra mình cần phải
làm gì, muốn làm cái gì đó để thay đổi
 Bằng cách nào: Nghiên cứu khảo sát, thảo luận, chia sẻ ý tưởng.
 Hình thành giá trị CĐ: Đề cao các giá trị tích cực, thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
tiêu cực
 Khơi dậy truyền thống cần cù hiếu học, tương thân tương trợ, tính đoàn kết hợp tác...
 Thay đổi những nhận thức, thái độ, hành vi làm cản trở sự phát triển của CĐ: cách
làm dội từ trên xuống, bất bình đẳng về giới, cơ hội phát triển, trông chờ ỷ lại, nghèo
đói, bệnh tật , đông con là do số trời. Muốn dẹp bỏ cái lạc hậu, cũ kỹ, muốn làm
những việc có lợi cho CĐ, từ bỏ các hành vi tiêu cực như tệ nhậu nhẹt, bài bạc, đánh
đập phụ nữ, quan hệ tình dục bừa bãi.
Ví dụ: người dân không biết rằng phân người và phân gia súc thải bừa bãi gây ô
nhiễm nguồn nước, sinh ra những chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi biết rồi
họ sợ, không dám thải bừa bãi nữa. Họ làm hố xí, chuồng trại xa nguồn nước, xử lý
chất thải hợp vệ sinh.
 Cách làm: Truyền thông vận động bằng nhiều hình thức như họp nhóm, kịch có sự
tham gia, tổ chức học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau,...
 Phát triển kỹ năng làm việc chung, nêu cao tinh thần cộng đồng
15


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 16
 Giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó, cho các thành phần khác nhau trong CĐ không

phân biệt tôn giáo, sắc tộc ...; biết hướng về lợi ích chung của CĐ
 Nêu cao tinh thần tự hào về truyền thống của CĐ, tinh thần vượt khó, tương trợ khi
khó khăn, gương thành đạt, công minh liêm chính.
 Đề cao mặt tích cực của tính cộng đồng, gia tộc, trong việc giáo dục, nâng đỡ, hỗ trợ,
bồi dưỡng con em phát triển, giải quyết những mâu thuẩn
 Tạo cơ hội cho người dân ngồi lại với nhau, biết cách làm việc chung với nhau sao
cho có hiệu quả, tạo sức mạnh CĐ.
2. Tổ chức cộng đồng
Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) là một tiến trình xây dựng và thiết lập các nhóm hay hiệp
hội dân chúng tại một địa bàn dân cư xác định, hoặc hình thành những nhóm người
cùng chia sẻ mối những quan tâm, lợi ích hoặc những khó khăn.
Định hướng, nguyên tắc và thực hành TCCĐ xuất phát từ việc giải phóng giáo dục
nâng cao sự thức tỉnh. Định hướng TCCĐ cũng là việc giải phóng đổi mới xã hội.
Mục đích của TCCĐ là để xây dựng, để tăng cường sức mạnh, củng cố và mở rộng
các tổ chức quần chúng.
Các tổ chức quần chúng, để tự duy trì, cần phải phát triển những kỹ năng tổ chức như
lãnh đạo, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, xác định nguồn tài nguyên và quản lý
những dự án thay đổi cụ thể. GDCĐ vì thế cũng cần có những mặt này. Quá trình giáo
dục luôn luôn có mặt ở giai đoạn thức tỉnh, giai đoạn xây dựng tổ chức hoặc giai đoạn
vận động.

Củng cố các tổ
chức có sẵn, cơ
sở quần chúng

TỔ CHỨC
CỘNG ĐỒNG

Thành lập
nhóm nhỏ,


Tổ chức các
ngành nghề, xây
dựng đoàn kết,
liên minh

Hình Ba thành phần nền tảng trong tổ chức cộng đồng

16


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 17

 Củng cố các tổ chức có sẵn




Xem xét cấu trúc tổ chức CĐ, chức năng của các đoàn thể, mối quan hệ giữa các tổ
chức và giữa các tổ chức với dân.
Truyền thông hiệu quả, tổ chức mạng lưới chân rết xuống tận thôn xóm.
Nâng cao năng lực cho cán bộ (kiến thức và kỹ năng)

Ở mỗi xã thuộc các địa phương trong cả nước ta đều có tổ chức Đảng, chính quyền,
MTTQ và các đoàn thể trính trị, xã hội khác. Đây chính là các tổ chức cộng đồng có sẵn,
là chỗ dựa để phát triển mạng lưới tổ chức cộng đồng. Các tổ chức này có thế mạnh là tổ
chức bộ máy được pháp luật thừa nhận, có mục đích là làm cho địa phương ngày một phát
triển.
 Thành lập nhóm nhỏ/ nhóm mới
 Bồi dưỡng và phát huy các nhân tố tích cực trong CĐ làm nòng cốt cho các tổ chức,

các nhóm nhỏ.
 Thành lập các nhóm nhỏ để quản lý, điều hành các hoạt động, dự án. Ví dụ: Ban vận
động, ban giám sát, ban thi công, nhóm tiết kiệm tín dụng, các câu lạc bộ làm vườn,
nuôi trồng thuỷ sản, nghề thủ công…
Các nhóm nhỏ và các câu lạc bộ có tác dụng mạnh mẽ đến sự phát triển của cộng đồng và
mỗi cá nhân, thể hiện ở các mặt sau:
 Tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội phát triển, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật,
bồi dưỡng tay nghề, tạo thêm việc làm, chia sẽ kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ nhau
về vốn liếng, tập cách tổ chức sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn
 Tạo cơ hội cho người dân phát biểu trước đám đông, tiếp xúc giữa các thành viên
trong nhóm, cơ hội học hỏi lẫn nhau, tập điều hành công việc tập thể, xây dựng
tinh thần tự tin và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng.
 Tạo ra cầu nối giữa hệ thống chính trị cơ sở với người dân, góp phần thực hiện tốt
qui chế dân chủ cơ sở một cách đa dạng và có hiệu quả. Thamgia vào nhóm nhỏ,
các câu lạc bộ người dân có cơ hội nắm bắt được các thông tin, kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời đây là môi trường để người dân có tiếng nói của
mình, tham gia vào các công việc chung của địa phương, của cộng đồng.
 Tổ chức các ngành nghề, xây dựng đoàn kết, liên minh



Vận động người đang làm những nghề giống nhau, cùng có mối quan tâm, thành lập
các câu lạc bộ nghề nghiệp, tổ sản xuất, trung tâm sản xuất cho CĐ.
Liên kết phối hợp mở rộng thành phần với các nhóm khác, tiến lên các tổ chức lớn
hơn, quy mô hơn như hợp tác xã, liên hiệp hội,...

Kết luận
- Cơ sở căn bản cho hành động của GDCĐ nên được đặt nền tảng trên sự phân tích
những thực tế xã hội mà trong đó GDCĐ đang có chức năng.
- Cần thiết có một tầm nhìn biến đổi xã hội để hành động như là mục đích hướng tới
của việc GDCĐ và tổ chức quần chúng đang đấu tranh cho mục đích này. Một nền

GDCĐ giải phóng sẽ trở nên vô dụng nếu nó không đưa đến hành động tập thể và tổ
chức bởi quần chúng.
17


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 18
-

Sự nhận thức to lớn hơn được kết tinh từ những hành động chính trị hài hoà mà hành
động này mang lại sự tự tin và tự giúp trong người dân. Điều này sẽ tạo sự khuyến
khích thúc đẩy người dân tham gia tạo sức mạnh với những có cùng ý hướng.

18


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 19

Bài 2: CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Thuật ngữ “vấn đề xã hội” đề cập đến tình trạng, quá trình và thái độ xã hội được cho là tiêu
cực, và không mong muốn, ảnh hưởng và gây hại cho xã hội (Jamrozik et al. 1998). Một vấn
đề xã hội mang tính đe dọa các giá trị của xã hội như luật pháp, trật tự, sự gắn kết, độ ổn định
của xã hội.
Một số vấn đề xã hội tiêu biểu gồm tội phạm, nghèo đói, hành vi chống đối xã hội, lạm dụng
ma túy và rượu, suy thoái kinh tế, thất nghiệp…. Các vấn đề này xuất hiện gần như khắp nơi
trên thế giới. Tuy nhiên ở một số khu vực, các vấn đề có thể xuất hiện thường xuyên và
nghiêm trọng hơn
II. TÍNH CẤU TRÚC CỦA VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Cái gì cấu tạo nên một vấn đề xã hội? Manning (1998) cho rằng cần phân biệt vấn đề xã hội
với những vấn đề khác theo ba điểm sau: cái tạo ra vấn đề, cách mọi người nhìn nhận và

những hành động để đối phó với vấn đề.
Nói cách khác, vấn đề xã hội cần được đặt trong khung phân tích và trả lời những câu hỏi
sau:
-

Vấn đề ở đây là gì?

-

Tại sao vấn đề lại xuất hiện?

-

Nó đến từ những yếu tố cá nhân hay từ những bất bình đẳng về kinh tế xã hội hay
do cả hai?

-

Nó xảy ra cách ngẫu nhiên hay vì lợi ích nào đó mà bất chấp phải trả giá những thứ
khác?

-

Cái gì trực tiếp gây ra hoặc đã góp phần tạo nên vấn đề?

-

Ai chịu trách nhiệm?

-


Ai bị ảnh hưởng?

-

Đâu là giải pháp thích hợp và khả thi?

Ví dụ: cha mẹ đi xuất khẩu lao động đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước thì không thành vấn
đề. Tuy nhiên, khi những đứa con bị bỏ ở nhà, hư hỏng và xã hội bị ảnh hưởng thì đây lại là
vấn đề xã hội đáng quan tâm.
Khung phân tích ở đây là những nỗ lực nhằm xác định tại sao vấn đề lại nảy sinh – những cấu
trúc xã hội đã ảnh hưởng thế nào đến cách nghĩ về thực chất của vấn đề (ví dụ thất nghiệp
nghĩa là gì). Khung phân tích này do chính những nạn nhân, giới truyền thông, hoặc những
người ở vị trí nắm quyền lực chủ đích xây dựng nên và thường phản ánh những thành kiến xã
hội sâu xa trong đó. Ví dụ nạn bạo hành được những kẻ nắm quyền cho là một vấn đề thuộc
nội bộ gia đình mà nguyên nhân là do vấn đề sinh học, do đó gần như không thể tránh khỏi…
Khung phân tích ảnh hưởng đến phạm vi giải pháp. Nếu một nhà máy công nghiệp làm ô
nhiễm một dòng sông nào đó, làm cá chết và đe dọa nguồn nước thì vấn đề này có thể được
giải quyết bằng cách kiểm soát nước thải của nhà máy, hoặc làm sạch dòng sông. Vấn đề
cũng có thể được nhìn rộng hơn bằng cách quy kết cho việc thiếu các biện pháp chế tài vì các
quan chức ngại gây ra gánh nặng kinh tế cho một ngành công nghiệp lớn.
19


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 20
Khung phân tích thường được trao truyền cho người khác thông qua hình thức điển hình hóa
(dùng biểu tượng để trình bày sự việc), qua một câu chuyện hay những dẫn chứng hàm chứa
nội dung của vấn đề. Ý thức hệ là các khung phân tích tinh tế hơn, cho một cái nhìn tổng quát
về nguyên nhân tại sao xã hội lại trở nên như vậy và xã hội nên thay đổi theo kiểu mẫu nào.
Ý thức hệ định hình cho giải pháp.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG
1. Nghèo đói
Khái niệm nghèo
Nhìn chung, nghèo được hiểu là thiếu những nhu cầu thiết yêu cho bản thân trong một thời
gian dài. Thực phẩm cơ bản, nhà ở, chăm sóc y tế, sự an toàn được xem là những thứ cần
thiết cho phẩm giá con người.
Một định nghĩa khác mang tính khách quan hơn là định nghĩa của bà Mollie Orshansky đưa
ra năm 1963 lấy thu nhập hàng năm làm chuẩn. Thu nhập hàng năm của một gia đình phải
bằng ít nhất ba lần tiền thực phẩm chi cho một năm của gia đình đó. Nếu gia đình nào không
đạt được mức thu nhập này thì được kể là nghèo đói.
Bên cạnh đó, xét về tình trạng nghèo, người ta đưa ra hai loại: (1) tình trạng duy trì sự tồn tại
hay nghèo tuyệt đối và (2) tình trạng thiếu thốn tương đối hay nghèo tương đối.
Khái niệm nghèo tuyệt đối dựa trên ước lượng về mức thu nhập cần thiết để mua thực phẩm
đủ thỏa mãn những nhu cầu dinh dưỡng trung bình. Chi phí để mua thực phẩm nầy được xem
là chi phí cơ bản để tồn tại. Nếu thêm vào đó các chi tiêu tối thiểu khác như áo quần, nhiên
liệu (để sưởi ấm) và tiền thuê nhà, ta có được một mức thu nhập mà dưới mức đó gia đình
được xem là nghèo tuyệt đối. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để
sinh tồn (bữa ăn kế tiếp có thể là cả vấn đề sống còn) trong tình trạng thiếu thốn và mất phẩm
cách nghiêm trọng.
Tình trạng nghèo tương đối là một khái niệm mang nặng tính xã hội theo đó các hộ gia đình
sẽ phải đáp ứng chi phí đối với các “nhu cầu”, các giá trị thông thường và các lối sống mà xã
hội công nhận. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các
tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định
so với sự sung túc của xã hội đó. Các cá nhân, hộ gia đình và đoàn nhóm của dân cư được gọi
là nghèo tương đối khi họ thiếu thốn các tài nguyên để có được các loại thực phẩm, để tham
dự vào các hoạt động, có được những điều kiện sống và dịch vụ được xem là thông thường
trong những xã hội mà họ sinh sống.
Thực trạng nghèo đói trên thế giới
Theo www.globalissues.org, vào tháng 4/2006, đã đưa ra một vài số liệu ấn tượng sau:
-


một nửa dân số thế giới – gần 3 tỉ người – sinh sống bằng số tiền chưa đến 2 đô la
mỗi ngày

-

GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của 49 quốc gia nghèo nhất (1/4 trên tổng số các
quốc gia trên thế giới) thấp hơn so với tổng tài sản của 3 người giàu nhất thế giới
cộng lại

-

Các tập đoàn kinh tế chiếm đến 51% trong tổng số 100 thành phần giàu nhất thế
giới

-

20% dân số các nước phát triển tiêu thụ 86% hàng hóa của toàn thế giới

20


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 21
-

Các nước đang phát triển phải bỏ ra 13 đô la để trả nợ cho mỗi đô la được nhận từ
trợ cấp

-


Số trẻ em trên thế giới 2,2 tỉ trong đó trẻ em nghèo chiếm khoảng 1 tỉ

-

Trong số 1,9 tỉ trẻ em các nước đang phát triển có: 121 triệu trẻ thất học, 640 triệu
trẻ không có chỗ ở tử tế, 400 triệu trẻ không có nước sạch để dùng, 270 triệu trẻ
không được tiếp cận với các dịch vụ y tế

Tháng 6/2012, theo kết quả thống kê của Tổ chức từ thiện Caritas công bố tại hội nghị quốc
tế về nạn đói được tổ chức tại Viên (Áo) cho biết, toàn thế giới hiện đang có gần một tỉ người
rơi vào tình trạng đói khát và khoảng 7.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do bị suy dinh dưỡng vì
thiếu ăn. Châu Phi vẫn nằm trong những khu vực bị nạn đói hoành hành nhiều nhất, với 18
triệu người luôn sống trong sự đe dọa của hạn hán, mất mùa và nạn suy dinh dưỡng trầm
trọng.
Các khía cạnh nghèo
Trên bình diện phát triển, nghèo đói không chỉ được nhìn ở góc độ kinh tế mà còn ở góc
độ vật chất, văn hóa, xã hội, chính trị và sinh thái nữa

Cơ sở hạ tầng
Trồng trọt kém phát triển so với nhu cầu thị trường
Hầu hết các phương tiện truyền thông đều tập trung ở khu vực đô thị hoặc
các thành phố lớn
Phát triển cơ sở hạ tầng bị hạn chế theo nhu cầu của các nhà đầu tư bên ngoài
Chuyển đổi đất
Áp dụng mô hình phát triển trung tâm ngoại vi
Kinh tế
Phần đông dân số có thu nhập thấp
Giá nhà đất cao
Thiếu cơ hội làm ăn hiệu quả ở hầu hết các khu vực ngoài trung tâm đô thị
21



[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 22
Thất nghiệp và thiếu việc làm
Luật tư nhân hóa – Các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên đắt đỏ
Sinh hoạt phí cao
Phân bố tài sản và tài nguyên không đồng đều
Xã hội
Khó khăn lớn về nhà ở
Thiếu sự ưu tiên và quan tâm cho giáo dục ở mọi cấp độ
Điều kiện y tế yếu kém ở hầu hết các khu vực
Gia tăng dân số và vấn đề an sinh
An toàn vệ sinh thực phẩm
Tội phạm gia tăng
Các vấn đề xã hội ngày thêm trầm trọng hơn (ma túy, buôn lậu, di dân,
HIV/AIDS.)
Chính trị
Thiếu thực thi pháp luật
Tình hình chính trị bất ổn
Tham nhũng ở hầu hết các cấp
Các chương trình của chính phủ làm ra không thật sự đáp ứng nhu cầu của
người dân
Thiếu nhiệt huyết chính trị vì lợi ích của nhân dân
Giới truyền thông bị tác động
Nền chính trị đặt những nhân vật nổi tiếng làm trung tâm
Nền chính trị do giới thượng lưu thống trị
Nền chính trị chịu ảnh hưởng của những doanh nghiệp lớn
Nền chính trị chú trọng doanh thu
Sự bất lực của số đông
Tụt hậu về chính trị

Nền dân chủ tham nhũng thối nát
Sinh thái
Tài nguyên biển cạn kiệt
Rừng và tài nguyên khoáng sản xuống cấp
Không chú trọng đến bảo tồn thiên nhiên
Chú trọng kinh doanh và sinh lợi nhuận hơn cân bằng sinh thái
Thiếu chú trọng đến việc chuyển giao giữa các thế hệ
Thiếu năng lực quản lý tài nguyên

22


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 23
Chính sách sử dụng tài nguyên không có lợi cho sinh thái, cho đất nước và
cho người nghèo
Văn hóa
Văn hóa gây đói nghèo
Văn hóa ‘xin - cho”
Văn hóa áp đặt
Thiếu ý thức về lịch sử
Bất bình đẳng giới
Trì trệ văn hóa
“Trung thành” và “Tin tưởng” các thế lực ngoại lai
Văn hóa bắt chước thay vì sáng tạo
Văn hóa né tránh
Văn hóa im lặng
Suy thoái hệ thống giá trị truyền thống và hướng tới hệ thống giá trị mang
tính vật chất và thương mại
Quan điểm sống tin vào số phận
Cơ cấu xã hội được hợp thức hóa bằng sự cam chịu

Thái độ thờ ơ và bàng quan của những người có điều kiện giúp đỡ
Tin tưởng vào sự siêu việt và ưu tú của các quốc gia khác
Khuynh hướng bắt chước thay cho sáng tạo
Tâm lý “ăn không được thì đạp đổ”
2. Ấm lên toàn cầu và thay đổi khí hậu
Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí
và các đại dương trên Trái Đất tăng lên. Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn
cầu là xu hướng thay đổi trong nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Thể
hiện trên thang tuyến tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74 °C ±0,18 °C trong khoảng thời
gian 1906-2005. Tốc độ ấm lên trong vòng 50 năm gần đây hầu như tăng gấp đôi trong giai
đoạn này.
Theo tốc độ này, đến năm 2100, nhiệt độ của trái đất có thể tăng từ 1,1 đến 6,4 0C. Việc
tăng nhiệt độ của trái đất làm tăng mực nước biển, gây hiện tượng thời tiết bất thường, mùa
màng thay đổi, nhiều loài bị tiêu diệt... Theo dự báo, nếu không ngăn chặn các hoạt động làm
trái đất ấm lên thì đến năm 2030, ít nhất có 2.000 đảo của Indonesia sẽ biến mất; đến năm
2050, rừng Amazon cũng sẽ không còn và đến năm 2100, mực nước biển lên cao hơn 0,6 m
và 2 thành phố (London và New York) sẽ bị nhấn chìm trong nước, chỉ có sa mạc Sahara lại
xanh tươi như 12.000 năm trước. Theo dự tính, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng
duyên hải miền Trung... của nước ta biển cũng sẽ xâm lấn, đất đai bị co hẹp lại.
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển,
sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Đây là “những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại
đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và
23


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 24
được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc
lợi của con người” (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu thể hiện ở 10 điều

tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ
lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học
và phá huỷ hệ sinh thái.
3.

Nạn phá rừng (Deforestation)

Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với
con người như cung cấp gỗ, củi, điều hòa không khí, ngăn chặn gió báo, tạo ra oxy, nơi cư trú
của muôn loài thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, rừng là một
yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu.
Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng và ngành
công nghiệp lâm sản là một nguồn cung cấp khối lượng lớn việc làm, góp phần vào tăng
trường kinh tế của quốc gia và khu vực. Số liệu thông kế mới đây cho thấy, 30% diện tích
rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước đạt 327
tỷ USD/năm. Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị con người khai thác quá mức, khiến thiên
nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậu thay đổi, đe dọa sự sống trên khắp trái đất.
Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho
biết: Nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất
tới 13 triệu héc ta rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Theo Báo cáo
Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là
khoảng 120.000 - 150.000 ha/năm. Kết quả đã dẫn đến việc biến nhiều vùng có hệ sinh thái
rừng tốt tươi, ổn định thành vùng có hệ sinh thái bị đảo lộn, mất cân bằng, dẫn đến lũ lụt, sụt
lở đất, hạn hán và có nhiều khả năng thiếu nước trầm trọng trong mùa khô, kể cả nguồn nước
ngầm.
4. Ô nhiễm môi trường (Pollution)
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh

vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở
dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý,
sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

24


[Giáo trình Giáo dục cộng đồng 25
Đối với sức khỏe con người, Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó
có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ
yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng
nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
Đối với hệ sinh thái, Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ
pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương
làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại
cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO 2 sinh ra từ các nhà
máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày
một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.

Tóm tắt ý chính
Vấn đề xã hội là một tình trạng tiêu cực, không mong muốn, gây hại cho
xã hội vì chúng đe dọa các giá trị của xã hội. Các vấn đề xã hội tiêu biểu
gồm tội phạm, nghèo đói, thất nghiệp…
Vấn đề xã hội phải được đặt trong khung phân tích để xác định bản chất,
nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp của nó. Khung phân tích này do
chính những nạn nhân hoặc những thế lực có liên quan với vấn đề xác
định.

Một số vấn đề xã hội nổi cộm trong cộng đồng gồm có:
tình trạng nghèo đói: Nghèo không chỉ ở góc độ kinh tế mà còn nghèo vật
chất, văn hóa, xã hội, chính trị và sinh thái
Ấm lên toàn cầu và thay đổi khí hậu
Suy giảm đa dạng sinh học
Nạn phá rừng
Ô nhiễm môi trường
Tất cả những vấn đề này là những bận tâm của người làm công tác cộng
đồng.
Lưu ý: Các giảng viên nên cập nhật thêm các vấn đề cụ thể của Việt Nam

25


×