Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chương trình phát thanh trực tiếp “60 phút- bạn và tôi” của Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng (DRT) năm 2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.1 KB, 100 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP “60 PHÚTBẠN VÀ TÔI” CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
ĐÀ NẴNG (DRT) NĂM 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: Nguyễn Thị Thương

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện bùng nổ các loại hình thông tin hiện nay, công chúng có
thể dễ dàng nắm bắt được thông tin và trở nên khó tính hơn đối với việc lựa chọn
kênh tiếp nhận. Vì vậy, mỗi loại hình thông tin cần phải tìm cách phát huy tối đa
thế mạnh của mình trong việc lôi cuốn công chúng.


Phát thanh - loại hình báo chí truyền thông từng độc tôn trong một thời
gian dài về việc chiếm lĩnh công chúng. Hiện nay, trước sự bùng nổ của các loại
hình thông tin đại chúng phát thanh đang đứng trước thách thức lớn. Việc ứng
dụng công nghệ phát thanh trực tiếp đang được các đài phát thanh trung ương và
địa phương thực hiện nhằm phát huy một cách tốt nhất thế mạnh của mình mà
không loại hình truyền thông nào có được để khẳng định được vị thế của mình
trong điều kiện hiện nay.
Chương trình phát thanh trực tiếp “60 phút bạn và tôi” là dự án "Phòng
chống HIV/AIDS cho thanh niên" do Ngân hàng Châu Á (ADB) và Trung ương
Đoàn tài trợ thực hiện, được triển khai ở 14 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó
có Đài PT-TH Đà Nẵng (DRT). Thực tế chương trình này đã được đối tượng
chính là thính giả trẻ tuổi yêu thích. Đây cũng là chương trình phát thanh trực
tiếp duy nhất của Đài DRT cho đến thời điểm này.
Do không có điều kiện khảo sát rộng rãi, trong khuôn khổ Luận văn tốt
nghiệp của một sinh viên báo chí, tôi thực hiện đề tài “CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP “60 PHÚT- BẠN VÀ TÔI” CỦA ĐÀI PHÁT
THANH – TRUYỀN HÌNH ĐÀ NẴNG (DRT) NĂM 2011” nhằm kiểm nghiệm
trên thực tế một phần những kiến thức về báo phát thanh đã được học. Việc tìm
hiểu vấn đề này ở Đài DRT cũng giới hạn phạm vi thời gian khảo sát năm 2011.

SVTH: Nguyễn Thị Thương

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

Thông việc qua khảo sát, đánh giá chương trình này, đề tài nhằm khẳng

định lại những đặc điểm cơ bản của công nghệ phát thanh trực tiếp, rút ra những
thành công, hạn chế của chương trình do Đài DRT thực hiện và đề xuất giải pháp
thực tế để tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình cả về nội dung và hình thức
thể hiện.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Đã có một số giáo trình và sách đề cập về phương thức phát thanh trực
tiếp. Có thể kể ra đây một số công trình, đề tài như:
Cuốn “ Phát thanh trực tiếp” của GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng
(chủ biên) do Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội xuất bản năm 2007.
Cuốn “Báo phát thanh” của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền – Đài
Tiếng nói Việt Nam cũng dành một chương về phát thanh trực tiếp
Ngoài ra có một số bài báo, tham luận của các nhà báo phát thanh về phát
thanh trực tiếp. Tuy nhiên, đó là những vấn đề chung nhất về phát thanh trực
tiếp. Trong khi đó, ở Đài TNVN và các Đài PTTH địa phương, phát thanh trực
tiếp được sử dụng ở rất nhiều chương trình.
Trên cơ sở những kiến thức ban đầu thu nhận được qua môn học Báo Phát
thanh ở nhà trường và tài liệu tham khảo, tôi đi sâu nghiên cứu vào việc tổ chức
thực hiện một chương trình phát thanh trực tiếp cụ thể. “60 phút- bạn và tôi” là
chương trình phát thanh trực tiếp duy nhất đến thời điểm này của Đài Phát thanh
Truyền hình Đà Nẵng. Thông qua khảo sát, phân tích thực tiễn, hy vọng đề tài
này tiếp tục đóng góp thêm một phần lý luận về phát thanh trực tiếp và có ý
nghĩa đối với hoạt động nghiệp vụ của Đài DRT nói riêng và các đài phát thanh
nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Thị Thương

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

Nội dung và hình thức thể hiện của “chương trình“60 phút bạn và tôi”
của Đài phát thanh – truyền hình Đà Nẵng”. Do điều kiện thời gian thực tập
ngắn, tôi giới hạn phạm vi thời gian khảo sát các chương trình trong năm 2011.
Thông qua đánh giá thực trạng với những thành công và hạn chế, đề xuất những
giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành đề tài này, tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản là nghiên cứu
lí thuyết và khảo sát thực tiễn.
Nhóm nghiên cứu lí thuyết bao gồm : Đọc, tra cứu thông tin ở các sách
báo bàn về lí luận báo chí, lí luận phát thanh trực tiếp từ nhiều nguồn sách,
chuyên đề, giáo trình, mạng Internet…
Nhóm khảo sát thực tiễn bao gồm: thống kê văn bản, băng âm thanh lưu
trữ, gặp gỡ phỏng vấn (ghi âm) một số nhà báo trực tiếp tham gia sản xuất
chương trình, một số tài liệu liên quan của Đài DRT, phân tích – tổng hợp, kết
luận. Khi thực hiện đề tài này, tôi còn với tu cách là một thính giả thường xuyên
của chương trình 60 phút bạn và tôi.
6. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
Luận văn này gồm 03 chương :
Chương 1: Một số vấn đề về phát thanh và phát thanh trực tiếp
Chương 2: Thực trạng chương trình phát thanh trực tiếp “60 phútBạn và tôi” của Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng Chương trình phát
thanh trực tiếp ở Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Thị Thương


4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

PHẦN NỘI DUNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT THANH VÀ PHÁT THANH TRỰC TIẾP
1.1. Một số vấn đề về phát thanh
1.1.1. Qúa trình phát triển của phát thanh
Công nghiệp hóa trong thế kỉ XIX thúc đẩy các nghành kĩ thuật phát triển
đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kĩ thuật truyền thông đại chúng. Vào thế kỉ
XIX, sự thay đổi lớn lao về nhận thức là truyền thông phát triển nhờ kĩ thuật
không ngừng được nâng cao. Chính vì thế, sự ra đời của truyền tin không cần
dây dẫn hay có thể nói cách khác là có thể truyền ngay lập tức lên không trung
các bức thông điệp, vốn là ý tưởng của Ambrose Fleming, vốn cố khoa học của
nhà bác học Marconi, một nhà phát minh người Italia. Rồi những năm sau đó
không ít nhà khoa học có tên tuổi xuất hiện như Faraday, rồi Maxwell đạt được
từ năm 1832 trở về sau cho phép ý tưởng trên dưới góc độ lí thuyết có khả năng
trở thành hiện thực. Năm 1875, Alexander Graham Bell trong khi đang chế tạo ra
một thiết bị điện tín hiệu ra âm thanh đa tình cờ phát hiện ra bí quyết truyền
tiếng nói qua điện. Năm 1887, Rudoljj Hertz, nhà vật lý học người Đức đã thí
nghiệm và chứng minh rằng sự biến đổi nhanh chóng của dòng điện có thể bảo
vệ được trong không trung theo dạng của sóng radio, tương tự như kiểu của ánh
sáng và nhiệt. Những phát minh về “ diode”, “triode” đã đặt những viên gạch cơ
bản cho sự ra đời của điện thoại, radio và truyền hình.
Năm 1895, nhà vật lí người Nga A. Popov đã phát minh ra ăng ten vô tuyến
điện và ngày 7 tháng 5 năm đó ông giới thiệu máy thu sóng đầu tiên tại hội nghị
vật lý và hóa học tại Saint Peterbourg. Cũng vào thời điểm này nhà bác học Ý

Marconi tiến hành thí nghiệm truyền tính hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách

SVTH: Nguyễn Thị Thương

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

400m, rồi 2.000m. Ông nhận được giải nobel về vật lý cho những đóng góp
trong việc phát triển hệ thống điện báo vô tuyến của mình.
Cho đến đầu thế kỉ 20, mặc dù điện tín đã được sử dụng rộng rãi nhưng
không ai nghĩ đến việc dùng nó như một phương tiện truyền thông cho công
chúng. Một giáo sư người Mĩ của trường đại học Pittsbufgh tên là Ronald
Fessenden đã chứng minh điều đó có thể thực hiện được bằng thiết bị vô tuyến
điện. Năm 1906, Lee De Forest phát minh ra ống chân không thì tương lai của
radio mới được đảm bảo. Trong lúc tìm cách chế tạo một máy thu tín hiệu sóng
vô tuyến điện, ông đã phát minh ra triode – một chi tiết kĩ thuật cho phép điều
khiển dòng điện từ và biến đổi cường độ của nó theo ý muốn. Đây là nhân tố cơ
bản tạo bước ngoặt cho sự ra đời của phát thanh. Năm 1907 ông dùng máy gi âm
của công ty máy quay đĩa Columbia để phát các buổi hòa nhạc đến những người
say mê máy thu thanh. Ngày 13/1/1910 là một mốc nữa trong lịch sử phát thanh
radio khi tiếng hát của giọng nam cao nổi tiếng thế giới Enrico Caruso đã được
ghi âm tại thành phố New York . Năm này cũng là năm David Samoff làm cho
công ty Mareconi trở nên nổi tiếng vì đã chuyển đến công chúng những tin tức từ
nơi xảy nạn đắm tàu Titanic. Ông đã thông tin cho công chúng về những diễn
biến của thảm họa này trong suốt ba ngày đêm. Năm 1916, tờ báo “ người Mỹ” ở
New York đã lập cho De Forest – “cha đẻ của nghành phát thanh” có thể công bố

kết quả bầu cử tổng thống giữa Wilson và Hughes cho một số người say mê phát
thanh.
Phát thanh ra đời đem lại sự hứng khởi cho đông dảo công chúng về một
phương tiện truyền thông mới không những nhanh nhạy, hiệu quả mà còn hấp
dẫn, kích thích sự hiếu kì của người nghe bởi phương thức truyền thông rất sinh
động. Năm 1919, các đài phát thanh tư nhân bị cấm hoạt động cho dù một số

SVTH: Nguyễn Thị Thương

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

người đã nhận ra một thị trường người nghe rộng lớn tiềm ẩn trong công chúng.
Năm 1922, các “hộp chơi nhạc” được sản xuất hàng loạt và được sử dụng trong
các phòng khách hoặc phòng đọc của các gia đình. Chỉ trong năm đầu tiên, số
doanh thu của phát minh mới này đã lên đến 11.000 USD. Cũng năm 1919, ba
công ty truyền thông và sản xuất điện lớn là Westinghouse, General Elestric, và
American Telephone &Telegraph (AT & T) đã chung nhau giấy đăng kí kinh
doanh và lập nên tập đoàn phát thanh Mỹ (RCA) Samoff được chỉ định làm giám
đốc thương mại của tập đoàn này.
Làn sóng người say mê phát thanh lan khắp Bắc Mỹ và Châu Âu . Từ năm
1922 đến 1930, radio và báo in có sự cạnh tranh,ganh đua quyết liệt. Những năm
1930 – 1940 được coi là thời đại hoàng kim của radio. Năm 1924, một thống kê
cho biết có khoảng 10 triệu người Mỹ nghe kết quả bầu cử Tổng thống qua đài.
Năm 1933 ở Đức có 5.053.000 giấy phép cấp cho công dân được quyền mua đài
thu than. Trong khi ở Anh là 6.000.000 và ở Pháp là 1.308.000. Sáu năm sau,

năm 1939 con số này là 13.711.000 máy thu thanh ở Đức ( tăng 217%),
8.900.000 máy ở Anh (tăng 148%) và 4.902.000 máy ở Pháp ( tăng 318%).
Tính hiệu quả của radio một lần nữa được chứng minh trong chiến tranh thế
giới thứ hai. Không một lực lượng nào không dùng phát thanh làm phương tiện
cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng, truyền phát mệnh lệnh
quân sự hay tiến hành hoạt động binh vận,…Đầu thập kỉ 40 mới có khoảng
20.000 máy thu hình ở Anh, 10.000 máy ở Mỹ và chưa đầy 200 máy ở Pháp.
Vào năm 1945 khi ủy ban truyền thông liên bang Mỹ bắt đầu cấp lại giấy phép
cho các đài phát thanh trong thời bình, 909 đài AM thương mại đã được phép
hoạt động, 16 tháng sau có khoảng 600 đài mới và số cộng đồng có đài phát
thanh tắng lên gấp đôi. Vào năm 1950, ở Mỹ có 2.086 đài phát thanh AM với

SVTH: Nguyễn Thị Thương

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

khoảng 80 triệu máy thu thanh. Kĩ thuật phát thanh phát triển có tính chất thử
nghiệm vào năm 1936. AM là kĩ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh
sóng dài và sóng ngắn còn FM là kĩ thuật điều tần được áp dụng trong phát thanh
sóng cực ngắn. Đài phát thanh có công suất lớn hơn, có độ phủ sóng rộng hơn so
với đài FM, nhưng phát thanh FM tiến bộ hơn. Hiện nay, FM có vị trí áp đảo so
với đài AM vốn trước đây là anh lớn của mình. Phát thanh tiếp tục khẳng định vị
trí không thể thiếu được của mình trong xã hội hiện đại. Năm 1994, ước tính có
khoảng 1 tỷ chiếc máy thu thanh ở các nước đang phát triển. Nhiều nước cư 10
hộ gia đình thì có 9 máy thu thanh. Cùng với sự phát triển của thương mại, phát

thanh luôn phát triển. Hiện có khoảng 9.800 đài phát thanh thương mại phủ sóng
khắp thế giới. Ở Mỹ có tới 500 triệu máy thu thanh, trên 99% hộ có trung bìn 5 6 chiếc radio mỗi hộ. Trên 95% xe hơi có radio. Còn ở Pháp 99% người Pháp có
ít nhất một máy thu thanh.
Song trong xã hội phát triển và bùng nổ công nghệ thông tin, bởi buổi đầu
khi truyền hình xuất hiện, phát thanh đã đứng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt
và thập kỉ 80 khi báo chí Internet ra đời thì phát thanh đứng trước bài toán hóc
búa đòi hỏi phải đổi mới và đổi mới hơn nữa.
1.1.2. Những hướng đi mới của phát thanh hiện đại
1.1.2.1. Phát thanh số
Nếu trong lịch sử phát triển gần trọn một thế kỉ qua, công nghệ phát thanh
chỉ dừng lại ở kĩ thuật dạng analog thì chỉ trong nửa đầu của thập kỉ 90 của thế kỉ
20, kĩ thuật số (digital) với các phương pháp mã hóa đã tạo ra một cuộc cách
mạng công nghệ phát thanh đó là phát thanh số (viết tắt là DAB) hay đôi khi còn
được gọi là DAR. Phát thanh số là giải pháp kĩ thuật tổng thể để truyền tín hiệu

SVTH: Nguyễn Thị Thương

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

dưới dạng số từ studio tới máy phát và sau đó từ ăng ten đến các máy thu vô
tuyến điện dân dụng.
Phát thanh số là công nghệ hứa hẹn cho phép truyền các chương trình phát
thanh không nhiễu và có chất lượng âm thanh trong vắt không thua kém đĩa CD
tới thính giả dù ở bất cứ nơi đâu. Máy thu phát thanh số trở nên đa phương tiện
giúp người tiếp nhận nhiều loại thông tin khác nhau. Phát thanh số khắc phục

được các nhược điểm cơ bản của phát thanh AM, FM như: nhiễu, méo trong
truyền sóng, giao thoa và đặc biệt giải quyết được vấn đề chật chội của dãy tần
số. Phát thanh số có thể gọi là phát thanh độ rõ cao tương tự như truyền hình độ
nét cao.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia và khu vực phát thử và phát
thường xuyên DAB. Tiêu biểu là ở Đức phát thanh kĩ thuật số bao phủ được 36%
dân số với 120 chương trình ra phát tới 6000 máy thu kĩ thuật số. Ở Anh , vào
năm 1999 số giờ thính giả nghe phát thnah số hàng tuần lên đến hơn 800 triệu
giờ. Đài Smart Radio của Singapore là đài phát thanh đầu tiên ở châu Á hoàn
thành áp dụng kĩ thuật mới mẻ này. Trung quốc, Hồng Kông cũng đang thử
nghiệm và sử dụng các tiêu chuẩn phát thanh số khác nhau trong đó tiêu biểu:
Tiêu chuẩn EUREKA – 147 : Tiêu chuẩn này được hiệp viễn thông quốc
tế (ITU) nhất trí thông qua và được các nước châu Âu , Canada, Nhật Bản chấp
nhận sử dụng, tiêu chuẩn này đòi hỏi được phân định một phổ tần mới và không
có sự phân biệt giữa AM và FM, cung cấp chất lượng âm thanh hoàn hảo tới
từng nhà, từng phương tiện giao thông lưu động, không có nhiễu nhiều đường và
nhiều che chắn.
Tiêu chuẩn IBOC ( In Ban/ On – Channel) do Mỹ đề xướng và được hiệp
hội tổ chức phát thanh NAB ủng hộ, không đòi hỏi một phổ tần mới mà tận dụng

SVTH: Nguyễn Thị Thương

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

cơ sở vật chất kĩ thuật AM, FM hiện có. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh không

cao và xảy ra hiện tượng giao thoa giữa tín hiệu digital và analog.
Tiêu chuẩn Wordspace ( ITU-R-Digital System D): Tiêu chuẩn này sử
dụng 3 vệ tinh địa tĩnh phủ sóng 3 vùng rộng lớn ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ
với số dân 4,6 tỷ người trong vùng phủ sóng. Mỗi vệ tinh sẽ phát xuống mặt đất
theo hướng 3 chùm tia, mỗi chùm có thể cung cấp tối đa 192 kênh âm mono, 96
kênh âm thanh stereo và 48 kênh âm thanh chất lượng CD.
Digital Radio Mondiale (DRM): Là hiệp hội gồm các tổ chức khác nhau
của nền công nghiệp phát thanh trên phạm vi toàn thế giới, hiện có 46 hội viên
bao gồm các đài phát thanh, thu thanh, dụng cụ bán dẫn, các trường đại học và
trung tâm nghiên cứu lớn như các tổ chức BBC (Anh), SONY (Nhật Bản), CEC
(Mỹ). Ưu điểm cho chất lượng âm thanh tương đương FM mono.
Cho đến thời điểm hiện nay, phát thanh số DAB phát triển còn chậm chạp
vì giá máy thu thanh DAB quá cao, và chưa thống nhất được tiêu chuẩn chung
cho toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề hóa số hệ thống kĩ thuật phát thanh đã được đài
Tiếng nói Việt Nam quan tâm từ những năm đầu thập kỉ 90. Đài đã trang bị và
đưa hệ thống thu thập tin bằng kĩ thuật số, truyền dẫn vệ tinh bằng kĩ thuật
số…vào sử dụng. Trong thời đại hiện nay, công nghệ truyền thông và Internet
đang phát triển như vũ bão, tạo nên những siêu lộ thông tin có dung lượng lớn và
tốc độ cao, góp phần phát triển công nghệ phát thanh số hóa và mở thêm kênh
truyền thông mới: Phát thanh Internet (Webcasting).
1.1.2.2. Phát thanh trên mạng Internet
Internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất cho phép truyền tải các
thể loại thông tin như: văn bản, hình ảnh, âm thanh , số liệu….với dung lượng

SVTH: Nguyễn Thị Thương

10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

lớn và tốc độ cao, tạo ra hiệu ứng bùng nổ thông tin nên gọi là “ siêu lộ thông
tin”. Phát thanh trên mạng internet hiện nay đang tăng một cách kỉ lục, trung
bình tăng trưởng 650%/năm. Mới bắt đầu từ năm 1995, nhưng chỉ trong một thời
gian ngắn, phát thanh trên mạng đã trở thành một hình thức mới với các chương
trình phát thanh trực tiếp trên mạng, phát thanh theo yêu cầu,âm nhạc, quảng
cáo, giao lưu, giải trí multimedia. Hiện có 2415 địa chỉ phát thanh trên mạng
internet, còn số đài phát thanh nối mạng internet đã vượt qua con số 5.400
Ưu điểm của chương trình phát thanh trên mạng internet là có thể nạp và
nghe lại các chương trình đã phát còn lưu lại, đây là điều mà phát thanh bằng
sóng không làm được mà muốn thực hiện được thì phải dùng máy ghi âm ghi lại
lúc chương trình đang phát. Nhược điểm lớn nhất của một website đa phương
tiện là tốc độ đường truyền mạng.Tốc độ chuẩn hiện nay của các nhà cung cấp
dịch vụ mạng trên thế giới là 56kbps, nhưng hầu hết các model cung cấp cho
người dùng lại chỉ đạt từ 9,6 đến 14,5 kbps. Một website được xâu dựng trên
mạng hiện nay đảm bảo không quá “ nặng” và phải áp dụng công nghệ nén triệt
để.
Ở nước ta, Đài TNVN chính thức đưa chương trình phát thanh “ Dành cho
đồng bào ở xa Tổ Quốc” lên trang web TNVN () bắt đầu
từ ngày 10.7.1999. Chương trình phát thanh TNVN trên mạng, cùng với các tin
tức trên báo điện tử VOV News của Đài TNVN là bước hội nhập của tiếng nói
Việt Nam vào cộng đồng phát thanh quốc tế.
1.1.2.3. Phát thanh trực tiếp
Chương trình phát thanh trực tiếp đang ngày càng chứng tỏ thế mạnh của nó
bởi tính chất nóng hổi của sự kiện, vấn đề được phản ánh cộng với không khí
giao lưu gần gũi giữa người làm chương trình với người nghe, thính giả không


SVTH: Nguyễn Thị Thương

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

còn thụ động là chỉ biết ngồi nghe chương trình mà còn có thể tham gia chương
trình bằng các cuộc điện thoại trực tiếp gọi điện đến chương trình. Đối với các
đài phát thanh, thực hiện phát thanh trực tiếp là đài đài đã tiếp cận với một
phương thức thông tin hiện đại, được sử dụng công nghệ mới nhất , tiên tiến và
hiện đại nhất nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh đạt đến mức cao nhất. Làm
phát thanh trực tiếp là một phương thức làm việc tập thể , huy động sức mạnh
của nhiều thành viên, trong đó từng thành viên có thể phát huy hết khả năng sáng
tạo của mình để nâng cao chất lượng chương trình.
Để cho ra đời một chương trình phát thanh trực tiếp có hiệu quả thì sự phối
hợp của một ekip rất quan trong, trong đó đạo diễn là người chỉ huy, sự phối hợp
đồng bộ, tác phong làm việc khoa học, tinh thần làm việc có trách nhiệm, kỉ luật
cao. Mỗi người đều phải nắm rõ công việc của mình và có khả năng sử dụng
thành thạo mọi phương tiện kĩ thuật cần thiết. Đồng thời, các biên tập viên nói
trên máy phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực
chuyên môn, đồng thời phải có vốn văn hóa và khả năng ứng xử khéo léo trong
mọi tình huống bất ngờ ngoài dự kiến.
1.2. Một số vấn đề về phát thanh trực tiếp
1.2.1. Khái niệm phát thanh trực tiếp
Theo Từ điển tiếng Việt năm 2008 của Trung tâm từ điển học Vietlex,
NXB Đà Nẵng có giải thích từ “trực tiếp” theo hai nghĩa: “1. có quan hệ thẳng
với đối tượng tiếp xúc không qua khâu trung gian. 2. sự chỉ đạo trực tiếp”.

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa phân biệt được phát thanh trực tiếp và phát
thanh trực tuyến khác nhau như thế nào. Tác giả xin chú giải thêm nghĩa của
chúng như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thương

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

Trực tiếp như đã trích dẫn ở trên (Từ điển tiếng Việt năm 2008, NXB Đà
Nẵng, Đà Nẵng)
Trực tuyến cũng có hai nghĩa “1. ở trạng thái được kết nối và thâm nhập
trực tiếp vào mạng máy tính. 2. Tin tức, âm thanh, hình ảnh được cung cấp trực
tiếp trên mạng internetđồng thời hay ngay sau khi sảy ra một sự kiện nào đó.”
Còn trực tiếp là hai hay nhiều người đối mặt nhau tại một vi trí nhất định.
Cuốn “ Phát thanh trực tiếp” của GS,TS. Vũ Văn Hiền - TS Đức Dũng
(chủ biên) do Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội xuất bản năm 2007 có nói về phát
thanh trực tiếp như sau:
“Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện
nóng hổi, tức thì, kết hợp hài hòa giữa thông tin và yếu tố giải trí, đồng thời có
định hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng trong chương trình
và khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng; phương thức truyền tin nhanh
gọn (như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ
thông; giọng đọc phù hợp với chương trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt
các yếu tố bổ trợ cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả”.
Cuốn Báo chí – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, do NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội năm 2005 cho rằng: “ Thực chất phát thanh trực tiếp cũng
giống như cầu truyền thanh, nhưng quy mô của cầu truyền thanh rộng lớn hơn
nhiều, tổ chức cũng phức tạp hơn. Phát thanh trực tiếp ( hay còn gọi là phát
thẳng, là xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại, trong đó chương trình phát
thanh được phát sóng trực tiếp ngay trong quá trình sản xuất”.
Các chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay đều mang đến những thông
tin bổ ích cho thính giả, là cầu nối giúp thính giả có được nhưng thông tin mà

SVTH: Nguyễn Thị Thương

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

mình cần và sự cung cấp thông tin nhiệt tình của phát thanh viên liên quan đến
đời sống sinh lý, sức khỏe, giải trí… của thính giả.
Để ghi nhận những ý kiến trên, tác giả cũng đưa ra khái niệm của riêng
mình về thể loại này thông qua công thức sau:
Chương trình phát thanh
Phát thanh trực tiếp =
(hỏi – đáp)

+
Các phương tiện kĩ thuật

Thời điểm
(trực tiếp)


(qua sóng điện thoại)
Tác giả giải thích như sau: “ Phát thanh trực tiếp là chương trình phát
thanh được thực hiện theo hình thức hỏi – đáp trực tiếp qua sóng điện thoại
bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Dù bạn ở đâu, ở bất cứ nơi nào chỉ cần
một cuộc gọi điện thoại cho phép bạn hỏi và nhận câu trả lời của các chuyên gia
tư vấn hay người có trách nhiệm đối với vấn đề mà bạn quan tâm ở một thời
điểm phát sóng trực tiếp”.
Đã có không ít những quan điểm, những định nghĩa khác nhau về phát
thanh trực tiếp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một khái niệm về phát thanh trực
tiếp được nhiều nhà báo phát thanh có kinh nghiệm và các cơ sở đào tạo báo chí
tán thành hơn cả là Cuốn Báo phát thanh của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
– Đài TNVN - NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội (2003). Cuốn giáo trình này
có định nghĩa như sau:
“ Phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là công nghệ sản xuất chương
trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển
đến người nghe những thông tin đông thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu
hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình”.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của phát thanh trực tiếp

SVTH: Nguyễn Thị Thương

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

Mặc dù ở Đài TNVN và hơn 30 Đài PT – TH cả nước đã ứng dụng công

nghệ PTTT nhưng trên thực tế không phải đã có những tiếng nói chung về vấn
đề này cả trên phương diện lí luận và thực tiễn. Những câu hỏi xung quanh vấn
đề này đã được đặt ra như:
- Thế nào là một chương trình Phát thanh trực tiếp?
- Có phải bất cứ một chương trình phát thanh nào cũng nên và có thể
làm trực tiếp được hay không?
- Trong một chương trình Phát thanh trực tiếp có phải toàn bộ nội dung
được làm trực tiếp không?
- Đọc thẳng có phải là Phát thanh trực tiếp không? vv…
Đây là những câu hỏi đã từng được nêu ra tranh luận tại hai cuộc thi Liên
hoan phát thanh toàn quốc gần đây, nhưng thực tế vẫn còn những cách hiểu khác
nhau. Phần lớn các Đài PT – TH trong cả nước được tiếp thu công nghệ sản xuất
chương trình PTTT của tổ chức SIDA Thuỵ Điển. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn
về phương tiện kĩ thuật, kinh phí và đặc biệt là con người thực hiện còn nhiều
hạn chế nên việc tiếp thu công nghệ này theo kiểu “ Việt Nam hoá” một cách tuỳ
tiện đã dẫn đến cách làm không đúng bản chất mà các chuyên gia đã truyền đạt .
Nhiều Đài làm hai đến ba chương trình PTTT một ngày. Hầu hết các chương
trình phát sóng hàng ngày được gọi là “ Phát thanh trực tiếp” chỉ dừng lại ở mức
độ đọc thẳng hoặc có chăng chỉ là với một thời lượng rất nhỏ của chương trình
hoặc được làm trực tiếp một cách đúng nghĩa. Với các Đài PT – TH có uy tín và
có điều kiện thuận lợi như Đài PT – TH Hà Nội , Đài Tiếng nói nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh , Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh Phú Yên và hàng loạt các Đài
PT – TH khác, hàng ngày đều có chương trình PTTT ( với tên gọi chuơng trình
Thời sự trực tíêp hoặc Thời sự - Âm nhạc trực tiếp) nhưng thực chất cũng chỉ là

SVTH: Nguyễn Thị Thương

15



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

chương trình phát thanh bỏ qua công đoạn thu thanh trước. Đó là lí do tại sao
trong số gần 100 phiếu điều tra được phát cho các phóng viên và những người
làm chương trình trực tiếp ở các Đài địa phương ( trong dịp Liên hoan phát thanh
toàn quốc lần thứ IX –2010) thì có đến 45% cho rằng: “ PTTT tức là bỏ qua
công đoạn thu thanh trước”, 10% trong đó lại cho rằng: “ Trong một chương
trình PTTT, toàn bộ nội dung phải được làm trực tiếp”.
Như vây, trong hoạt động thực tiễn của các nhà báo phát thanh hiện nay
tồn tại một thực tế là do quan niệm chương hoàn toàn giống nhau về PTTT, cộng
với điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn không đồng
đều ở nhiều nơi dẫn đến cách làm PTTT cũng khác nhau. Ông Đồng Mạnh Hùng
– Phóng viên ban thời sự Đài TNVN nhận xét về chương trình PTTT ở các Đài
địa phương như sau: “Chưa có cách làm chung hầu hết tự mài mò, tự sáng tạo.
Đôi khi chỉ là đọc trực tíêp chứ chưa thể gọi là PTTT”.
Theo cuốn “ Báo Phát thanh : “ Ở Thuỵ Điển, người ta đưa ra những
tiêu chí cho PTTT là:
- Sóng phát thanh đồng hành với sự kiện.
- Hấp dẫn thính giả với “ một chút riêng tư”
- Tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới mẻ.
Trong cuốn “ Cẩm nang đào tạo – 2000” do Đài TNVN phát hành được
giới thiệu là “ kết quả tổng hợp kiến thứuc và kinh nghiệm của 19 học viên Việt
Nam với sự trợ giúp của hai chuyên gia Thuỵ Điển là các ông LEIF ERIKSSON
và PEDER GUSTAFFSSON – BOUVIN”. “Đây được coi là “ Tư liệu sống” cho
tất cả các giảng viên của Đài phát thanh ở Việt Nam tham gia dự án SIDA”.
Theo tài liệu này PTTT được định nghĩa như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thương


16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

“ PTTT ở đây được coi như là một phương pháp làm phát thanh mới,
tiên tiến với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại, cho phép phát huy hết thế
mạnh của loại hình báo nói”
Đặc trưng cơ bản của PTTT là:
- Thông tin được thực hiện ra đồng thời với sự kiện.
- Thông tin có tính hai chiều, việc giao lưu trao đổi với thính giả diễn ra
dễ dàng.
- Do dễ dàng phát huy được các thế mạnh đó, có thể nói PTTT là chìa
khoá vạn năng giúp người làm báo nói tạo được các chương trình phát thanh sinh
động, hấp dẫn đôngg đảo thính giả”
Qua những quan niệm và cách làm PTTT như trên, có thể nhận thấy
những quan điểm gần nhau nhưng cũng có những điểm chưa rõ ràng, thống nhất
với nhau về đặc điểm của PTTT.
Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu, khảo sát thực tế, trưng cầu ý kiến
của các nhà báo phát thanh tác giả khoá luận đưa ra một số nhận xét về các đặc
điểm của PTTT như sau:
Thứ nhất: Công chúng tiếp nhận chương trình đồng thời với sự kiện
xảy ra. Nói cách khác, thông tin được thực hiện diễn ra đồng thời với sự kiện.
Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Thời điểm phát chương trình và thời điểm diễn
ra sự kiện phải được diễn ra cùng một lúc. Vì vậy, yếu tố ngay bây giờ, chính lúc
này trở nên quan trọng hơn bất cứ yếu tố nào khác như: vừa, đã, mới đây, hôm
qua…Đó là những yếu tố làm rút ngắn khoảng cách thời gian của sự kiện - Đài

phát thanh và công chúng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa
chương trình PTTT với chương trình Phát thanh đọc thẳng hoặc chương trình
được tổ chức dàn dựng tại Studio. Cốt lõi nhất của PTTT chính là phóng viên

SVTH: Nguyễn Thị Thương

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người
trong cuộc trực tiếp nói trước máy đang phát sóng. Tiếng nói của người trong
cuộc và người đang trực tíêp chứng kiến sự kiện sẽ làm độ ttin cậy của thông tin
tăng lển rõ rệt. Thực tế, chúng ta có thể thấy đặc đỉêm này rất rõ trong các
chương trình tường thuật trực tíêp các sự kiện quan trọng đặc biệt hoặc sự kiện
có sức hấp dẫn đặc biệt như : Khai mạc Đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, kỷ niệm
Quốc Khánh, trận bóng đá hoặc cuộc giao lưu văn hoá đang thu hút công chúng,
… Dù là sự kiện nào chăng nữa thì người nghe cũng dễ dàng nhận thấy đó là
những thông tin đầu tiên được truyền thẳng chính từ nơi sự kiện đang diễn ra.
Qua làn sóng phát thanh, sự kiện đó đang lan đi hết sức sôi động cùng vơí hơi
thở và nhịp đạp trái tim của hàng triệu người nghe.
Diễn biến của sự kiện phải được phản ánh nhất quan theo trật tự thời gian
tuyến tính . Điều này đặt ra yêu cầu những người tham gia làm PTTT phải có
kinh nghiệm, nhanh nhạy, hoà mình với nhịp đập của sự kiện và ngay tức khắc
mô tả bằng lời nói. Cái khó không chỉ phải mô tả nhanh sự kiện mà còn phải mô
tả xác thực và nhất quan toàn bộ diễn biến của sự kiện theo một trật tự thời gian
tuyến tính những chi tiết hầu như chưa được biết trước. Cái biết trước ở đây có

chăng chỉ là sự nhạy cảm do kinh nghiệm mà có hoặc là những phác thảo đầu
tiên chưa chắc chắn. Vì thế, tham gia làm các chương trình PTTT thường là
những phóng viên, biên tập viên giỏi, đặc biệt giàu kinh nghiệm, có khả năng xử
lý mọi tình huống bất ngờ thường xuyên xảy ra.
Trên thực tế, một câu hỏi đang được đặt ra: Trong một chương trình
PTTT, có phải toàn bộ nội dung được làm trực tiếp hay không?
Có thể thấy rằng: Đặc điểm bản chất của PTTT là thời điểm phát chương
trình và thời điểm diễn ra sự kiện phải được diễn ra cùng một lúc. Nhưng trong

SVTH: Nguyễn Thị Thương

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

nhiều trường hợp thì khoảng thời gian lúc đầu, trước khi sự kiện diễn ra; ở giữa,
khi sự kiện tạm lắng và ở cuối cùng, khi sự kiện vừa kết thúc chẳng hạn có thể
sử dụng hợp lí các ca khúc, trang thông tin tư liệu, phóng sự hoặc các cuộc
phỏng vấn chớp nhoáng … Mục đích chính là hỗ trợ cho chủ đề của sự kiện hoặc
tạo ra những khoảng thời gian thư giãn rất thực dụng với người nghe. Đây có thể
là những thông tin cũ, mang tính lịch sử nhưng rất có ý nghĩa vào thời điểm phát
sóng. Chẳng hạn, đó là trang thông tin tư liệu và đặc biệt là băng ghi âm giọng
đọc của Hồ Chủ Tịch gợi lại bối cảnh khi Người đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày
02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội trong chương trình tường thuật
trực tiếp Kỷ niệm 65 năm - Quốc Khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam mà Đài TNVN đã sử dụng.Hoặc trong chương trình Cầu phát thanh đặc
biệt chào mừng Thiên niên Kỷ mới (2010) kéo dài 9 giờ đồng hồ của Đài TNVN

có phát lại băng tư liệu lời chúc Tết của Hồ Chủ tịch Năm 1969 – lời chúc tết
cuối cùng trước khi Người đi xa đã tạo giá trị biểu cảm rất lớn với người nghe...
Trong nhiều cuộc toạ đàm phát sóng trực tiếp, khi các vị khách mời
phòng thu và cả thính giả cùng tham gia vào chương trình để bàn về một chủ đề
nào đó, vẫn có thể sử dụng những phóng sự ngắn, có thể được thực hiện tại hiện
trường, cũng có thể là phóng sự hoặc ý kiến phát biểu nào đó đã được dựng trước
vào băng nhưng đó chỉ là thông tin mang tính đề dẫn.
Có thể khẳng định trong nhiều trường hợp để tăng hiệu quả tuyên truyền
của chương trình, vẫn có thể sử dụng những sản phẩm đã được thu thanh trước
trong chương trình PTTT. Nhưng, những thông tin chính có ý nghĩa bản chất chi
phối toàn bộ nội dung chương trình phải được làm trực tiếp. Nghĩa là, trong thời
gian diễn ra sự kiện thì những chi tiết quan trọng nhất, chi phối toàn bộ nội dung
chương trình phải được làm trực tiếp và chiếm dung lượng nhiều nhất.

SVTH: Nguyễn Thị Thương

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

Một đặc điểm lớn nữa là trong chương trình PTTT, sự kiện được thông
tin phải là những sự kiện có ý nghĩa xã hội rộng lớn, có ý nghĩa chính trị
quan trọng và thu hút sự chú ý của công chúng. Nói cách khác, không phải
lúc nào cũng làm PTTT. Có thể khẳng định rằng, không có chương trình phát
thanh nào được gọi là trực tíêp nếu chương trình ấy chỉ xuất hiện một vài đơn vị
thông tin có dung lượng ngắn được làm trực tiếp. Vì thế, không phải bất cứ
chương trình phát thanh nào cũng được thực hiện được theo phương thức PTTT.

Trên thực tế, vẫn có những chương trình quen gọi là PTTT mà thực chất
đó chỉ là chương trình đọc thẳng. Chẳng hạn như chương trình Thời sự - Kinh tế,
phát vào lúc 7h trên hệ I của Đài TNVN . Trong 15 phút của chương trình chỉ có
5 phút đầu là được đọc thẳng ( thường là phần tin tức – nhưng cũng là những
thông tin đã xảy ra), 10 phút còn lại thực chất cũng đã được làm từ trước. Một
chuyên mục thu hút sự đông đảo bạn nghe đài, nhất là các bạn trẻ là “ Cửa sổ
tình yêu” của chương trình phát thanh Thanh niên của Đài TNVN vẫn luôn được
giới thiệu là “ Các bạn đang nghe chương trình PTTT …” nhưng thực chất đã
được thu thanh trước. Thực chất, đây chỉ là chương trình giao tiếp trực tiếp qua
điện thoại giưã bạn nghe đài và các chuyên gia, thu thanh và dàn dựng lại rồi
mới phát sóng mà thôi. Chương trình Thời sự trưa (12h -13h) của Đài TNVN
năm 2001 về trước có tên: chương trình Thông tin và Âm nhạc, chỉ có 50% thời
lượng dành cho tin tức thời sự là đựơc đọc thẳng, nhưng thường xuyên được giới
thiệu là chương trình PTTT. Thực chất, tính trực tiếp của chương trình này chỉ
có khoảng 5 phút nhờ tiết mục “ Khách mời phòng thu” của ngày thứ 6 hàng
tuần, chưa kể chương trình này được phát lại vào lúc 16h đến 17h cùng ngày.
Cho đến nay, khi chương trình này đã được đổi tên là chương trinhg Thời sự thì
klhông phải lúc nào nó cũng được giới thiệu là chương trình PTTT, mà chỉ được

SVTH: Nguyễn Thị Thương

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

giới thiệu là PTTT khi thực hiện các cuộc toạ đàm, giao lưu trực tiếp hoặc Cầu
phát thanh trực tiếp mà thôi. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các Đài

PT – TH địa phương hiện nay.
Một đặc điểm quan trọng khác của Phát thanh trực tiếp là thu hút người
nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình. Các chuyên gia của tổ
chức SIDA Thụy Điển đã coi “thông tin có tính hai chiều, việc giao lưu, trao đổi
diễn ra dễ dàng” là một đặc điểm cơ bản của PTTT. Ở đây, phải đặc biệt chú ý
đến thông tin hai chiều. Một người trình bày vấn đề từ đầu đến cuối theo lối độc
diễn sẽ không hiệu quả bằng chính người đó vừa nói, vừa nghe phản ứng của
người nghe để điều chỉnh cách nói. Và nếu người nói trả lời trực tiếp những vấn
đề người nghe nêu lên, chắc chắn cuộc nói chuyện sẽ có kết quả cao hơn.
Nguyên lý phát thanh nói riêng và truyền thông nói chung cho thấy:
Truyền thông trên sóng phát thanh là quá trình phóng viên gửi thông điệp
đến thính giả qua làn sóng, song từ thính giả cũng sẽ có những thông tin phản
hồi để phóng viên điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với yêu cầu của họ. Như
vậy, năng lực và hiệu quả tác động của chương trình sẽ tốt hơn. Đây không chỉ là
yêu cầu đối với phát thanh mà bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng vậy. Việc
nghiên cứu, điều tra ý kiến thính giả là việc làm đã có từ lâu. Nhưng đối với
PTTT thì thính giả không chỉ được hỏi ý kiến mà còn là thành phần quan trọng
để xây dựng nên chương trình phát thanh. Trong PTTT, công chúng có thể tham
gia vào chương trình với phạm vi rất rộng từ hỏi- đáp, trao đổi, tranh luận, đố
vui, ca nhạc theo yêu cầu, bình chọn tác phẩm v.v…rõ ràng sức hấp đẫn được
tăng thêm. Thu hút công chúng vào quá trình sản xuất chương trình là một thế
mạnh đặc trưng của Phát thanh, truyền hình mà các phương triện truyền thông
khác không thể cạnh tranh được. PTTT là một cách làm để phát huy tối đa thế

SVTH: Nguyễn Thị Thương

21


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

mạnh đặc trưng truyền thông của mình không thể không coi trọng đặc điểm này.
Ở đó, tính tương tác giữa chương trình với thính giả thể hiện rất rõ. Vậy nên, các
nhà báo phát thanh hiện đang nói về xu thế của phát thanh hiện đại là “phát thanh
tương tác”.
Đối với phát thanh, độ tin cậy được coi là một ưu điểm và có tính khẳng
định rõ rệt nhất trong các loại hình thông tin đại chúng. Trước hết, do tin tức
được loan báo sớm nhất và cập nhật liên tục, đồng thời các thể loại khác thường
được sử dụng trong PTTT (tường thuật trực tiếp, phóng sự trực tiếp tại hiện
trường, phỏng vấn khách mời trực tiếp tại studio v.v…) phát huy được đặc
trrưng thông tin chuyển đến thính giả cùng lúc với sự kiện đang xảy ra. Thính
giả có thể tham gia vào sự kiện và có điều kiện đánh giá sự kiện, khiến thông tin
trong các chương trình PTTT trở nên có tính khách quan cao hơn. Điều này cũng
làm tăng uy tín của Đài phát thanh với công chúng khi tiếp nhận các thông tin từ
chương trình PTTT.
Báo chí nói chung và PTTT nói riêng không chỉ đơn thuần có nhiệm vụ
thông tin đầy đủ, kịp thời mà một yêu cầu rất quan trọng nữa là phải thông tin
chính xác. Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vinh quang của báo chí
trong một xã hội dân chủ, văn minh. Một thông tin đưa ra có thẻ tạo độ tin cậy
cao nhờ được hỗ trợ của PTTT sẽ gây được tác động rất rội rãi đối với các tầng
lớp trong xã hội. Tác động đó có thể là rất tốt nếu thông tin đó đúng, phù hợp
hoặc rất xấu khi thông tin đó sai. Chính vì vậy, nhấn mạnh vấn đề nêu cao tinh
thần trách nhiệm khi làm PTTT cũng có nghĩa là đòi hỏi sự trau dồi bản lĩnh và
đạo đức nghề nghiệp của người làm PTTT.
Công nghệ truyền thông hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt,
tạo nên những xa lộ thông tin siêu tốc với dung lượng khổng lồ, thiết lập những

SVTH: Nguyễn Thị Thương


22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

hàng lang thông tin rộng lớn đưa con người xích lại gần nhau. Công nghệ thông
tin chương trình phát thanh theo kiểu thu in băng truyền thống đang được những
người làm phát thanh thay thế bằng PTTT- một công nghệ làm phát thanh hiện
đang được cả thế giới quan tâm. Việc thay đổi phương thức sản xuất- công nghệ,
sản xuất từ in băng sẵn sang phát thanh trực tiếp, bộ máy làm việc, quản lý của
một đài phát thanh cũng phải thay đổi để thích ứng.
Như vậy, có thể khẳng định khái niệm phát thanh trực tiếp như sau:
Phát thanh trực tiếp là công nghệ sản xuất chương trình phát thanh
được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến người
nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút
người nghe tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, cho phép phát
huy có hiệu quả cao nhất thế mạnh của loại hình báo nói.
1.3. Tổng quan về chương trình 60 phút bạn và tôi trên kênh DRT
1.3.1. Đôi nét về Đài PT – TH Đà Nẵng (DRT)
Đài PT- TH Đà Nẵng thành lập ngày 31/3/1975 với tên gọi Đài phát thanh
Đà Nẵng. Đến năm 1976 đổi tên thành Đài phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng .
Năm 1997, hình thành Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng sau khi chia tách
Đài phát thanh Quảng Nam - Đà Nẵng. Qua từng giai đoạn phát triển, Đài không
ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng,
chất lượng các chương trình phát sóng cũng từng ngày được cải tiến nhằm từng
bước đáp ứng nhu cầu bạn nghe đài và bạn xem truyền
hình

Là một đài có tiếng ở Miền Trung, với chặng
đường phát triển của mình, Đài luôn hoàn thành tốt nhiệm
vụ, thực sự là một trong những công cụ tuyên truyền, giáo

SVTH: Nguyễn Thị Thương

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

dục hiệu quả của Đảng bộ, Chính quyền và là cầu nối gắn kết giữa nhân dân với
Đảng, Nhà nước.
*Về Công tác tuyên truyền:
Nằm giữa hai đầu tổ quốc, trong những năm qua Đài PT - TH Đà Nẵng
luôn tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại của
đất nước đến với người dân một cách nhanh chóng, chính xác. Nghị quyết 33 của
bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ CNH - HĐH; cuộc
vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nghị quyết
TW 4,5,6,7 của Ban chấp hành TW và chương trình hành động của Thành ủy
thực hiện nghị quyết 33 của Bộ chính trị…đáng lưu ý nhất là việc duy trì, tuyên
truyền chương trình “5 không 3 có” (5 không là: không có hộ đói, không có
người mù, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy
trong cộng đồng, không có giết người cướp của; 3 có: có nhà ở; có việc làm; có
nếp sống văn hóa, văm minh đô thị), chương trình thành phố môi trường. Đây là
những chủ đề tuyên truyền xuyên suốt của đài.
Bên cạnh đó, các đợt cao điểm tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp
luật của nhà nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn như:ngày thành lập Đảng (3/2), 118

năm ngày sinh Bác Hồ, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9…đặc
biệt, lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế đã ghi dấu ấn,
để lại ấn tượng trong lòng du khách và người dân Đà Nẵng.
Ngoài chương trình thời sự, các chuyên mục, chuyên đề đều được nâng
cao chất lượng như: Cải cách hành chính; Quốc phòng toàn dân; Khoa học và
công nghệ; Thương mại; An toàn giao thông;Thành phố môi trường; tuyên
truyền biển đảo…Đặc biệt, chương trình Cải cách hành chính, được Bộ Nội Vụ

SVTH: Nguyễn Thị Thương

24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thanh Hằng

đánh giá cao. Tỷ lệ chương trình thời sự - tuyên truyền chiếm 30% tổng thời
lượng phát sóng.
Việc sản xuất các chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” như: Bài hát
bạn yêu thích; tạp chí văn hóa - nghệ thuật; Văn nghệ - đời sống; ca nhạc quốc
tế; Những ngôi sao nhỏ…đặc biệt với các chương trình tọa đàm, giao lưu ca
nhạc…đã thu hút đông đảo người dân thành phố tham gia, làm phong phú đời
sống tinh thần của mỗi người sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
Ngoài ra, chương trình: Sức khỏe cho mọi nhà; Vì an ninh tổ quốc; Thanh
Niên…trong đó, đáng chú ý là chương trình “60 phút bạn và tôi” tư vấn về
HIV/AIDS trở thành nhịp cầu nối tri thức cho người dân lao động, vì mọi người
có thể vừa làm việc, vừa nghe đài để tăng cường hiểu biết của mình về căn bệnh
thế kỷ, đề phòng và có cách chữa trị thích hợp với những người đã mắc bệnh.
* Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật

Việc đầu tư cho cơ sở vật chất- kỹ thuật được đài đặc biệt chú ý. Đài đã
tham mưu với UBND thành phố đầu tư máy phát sóng FM, với công suất 5KW
đặt tại Đài phát sóng Sơn Trà và xây dựng trạm thu phát lại truyền hình, các thiết
bị phụ trợ tại xã Hòa Bắc. Việc khai thác, quản lý tốt các thiết bị kỹ thuật, tiếp
tục hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị
được đài thường xuyên quan tâm. Truyền hình cáp ra đời là hướng đi mới của
đài, công tác liên kết, đẩy mạnh phát triển 50 ngàn thuê bao, dựa trên 40 kênh
truyền hình trong nước và nước ngoài vào phục vụ công chúng thành phố Đà
Nẵng. Đài đã thực hiện dự án quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong hoạt động
sản xuất, truyền dẫn, phát sóng các chương trình Phát thanh-truyền hình, công
tác quản lý, điều hành chung, hoàn thành dự thảo Quy hoạch tồng thể ngành Phát
thanh- Truyền hình đến năm 2020; đang tiến hành đề án thành lập hãng phim

SVTH: Nguyễn Thị Thương

25


×