Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Dấu ấn hậu hiện đại trong Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.18 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

THIỀU THỊ THÙY LINH

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN
NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN
NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
PGS.TS NGÔ MINH HIỀN
Người thực hiện:
THIỀU THỊ THÙY LINH


(Khóa 2014-2018)

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô
Minh Hiền, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm - Đại
học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi
có thể thực hiện tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, b ạn bè,
những người đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Thiều Thị Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVC – PGS.TS Ngô Minh Hiền.
Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình
nghiên cứu đã đư ợc chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu
trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Sinh viên


Thiều Thị Thùy Linh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
5. Bố cục đề tài ...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY THƠ VIỆT
NAM ĐƯƠNG ĐẠI...................................................................................................6
1.1. Một số điểm nổi bật của thơ Việt Nam đương đại ..........................................6
1.1.1. Cái tôi cá nhân được đề cao trong chiều sâu nhân bản ...........................6
1.1.2. Ngôn ngữ được gia tăng tính chất tự do ...................................................7
1.1.3. Thơ Việt Nam đương đại mang đậm dấu ấn hậu hiện đại......................7
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn .......................................8
1.2.1. Mai Văn Phấn - nhà thơ của “những cuộc vong thân” ............................8
1.2.2. Các giai đoạn sáng tác của Mai Văn Phấn.................................................9
1.2.2.1. Từ khởi đầu đến năm 1995.....................................................................9
1.2.2.2. Từ năm 1995 đến năm 2000.................................................................10
1.2.2.3. Từ năm 2000 đến nay...........................................................................11
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Mai Văn Phấn...............................................12
1.2.4. Hôm sau – Tập thơ đánh dấu quá trình bứt phá của Mai Văn Phấn ..13
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN TRONG HÔM SAU
CỦA MAI VĂN PHẤN...........................................................................................15
2.1. Tâm thế bất an trước cuộc đời........................................................................15
2.1.1. Hoài nghi các giá trị ..................................................................................15

2.1.2. Cô đơn trong cuộc sống ............................................................................19
2.1.3. Dự cảm về tương lai ..................................................................................22
2.2. Khao khát cuộc sống toàn nguyên ..................................................................25
2.2.1. Được là chính mình ...................................................................................25
2.2.2. Vươn tới những giá trị sống tốt đẹp ........................................................28


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT MANG ĐẬM DẤU
ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN THỂ HIỆN
CÁI TÔI TRỮ TÌNH ..............................................................................................31
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ...............................................................31
3.1.1. Không gian u huyền, hư ảo.......................................................................31
3.1.2. Thời gian tâm lý đầy ảo giác ....................................................................35
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật ................................................................39
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật.................................................................................39
3.2.1.1. Ngôn ngữ lạ hóa, dị biệt.......................................................................39
3.2.1.2. Ngôn ngữ đời thường, mộc mạc...........................................................43
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật...............................................................................46
3.2.2.1. Giọng giễu nhại....................................................................................46
3.2.2.2. Giọng suy ngẫm, triết lý .......................................................................51
3.3. Biểu tượng nghệ thuật .....................................................................................55
3.3.1. Con quạ ......................................................................................................55
3.3.2. Bóng tối ......................................................................................................57
KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau 1986, thơ Việt Nam đã không ngừng thay đổi và và làm mới mình hơn.

Các nhà thơ trong thời gian này cũng tìm cho mình những lối đi riêng với những
cách tân nghệ thuật đầy bất ngờ. Bước vào thế kỉ XXI, thơ Việt Nam đạt được
những thành tựu đáng khả quan, mang lại niềm tin cho công chúng và bạn đọc. Độc
giả được thưởng thức những bài thơ mang diện mạo mới từ cách nhìn nhận vấn đề
đến cách đánh giá những hiện tượng cuộc sống của các nhà thơ. Những cây bút tiêu
biểu trong thời kì này như Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn,
Inrasara, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thế Hoàng Linh… đã góp phần làm nên sự
thay đổi lớn cho thơ ca đương đại.
Mai Văn Phấn là nhà thơ được đông đảo bạn đọc quan tâm bởi những tác
phẩm thơ mới lạ mang đậm màu sắc hậu hiện đại. Hôm sau của Mai Văn Phấn được
coi là một trong những tác phẩm thể hiện cách tân nghệ thuật độc đáo đậm dấu ấn
hậu hiện đại. Chọn đề tài Dấu ấn hậu hiện đại trong Hôm sau của Mai Văn Phấn
nhìn từ cái tôi trữ tình,chúng tôi mong muốn làm nổi bật những dấu ấn của chủ
nghĩa hậu hiện đại được biểu hiện cụ thể qua thế giới tâm trạng của thơ ông. Từ đó,
có thể đánh giá khách quan về sự đặc sắc của thơ Mai Văn Phấn, cũng như những
đóng góp nghệ thuật của ông đối với sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam
đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mai Văn Phấn - một nhà thơ với số lượng tác phẩm lớn không chỉ được lưu
hành trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Có thể nói ông là
nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ và dồi dào. Vì thế thơ ông được nghiên cứu nhiều
và phổ biến rộng rãi đến bạn đọc.
Trong cuốn Mai Văn phấn và hành trình vào cõi khác của hai nhà nghiên
cứu Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm đã lí giải về Mai Văn Phấn – một
mẫu hình nhân học. Cuốn sách được chia làm ba chương. Chương một là Chú
giải về thơ Mai Văn Phấn, tác giả giải thích những vấn đề khúc mắc trong các
tập thơ đã xuất bản của nhà thơ. Chương hai là Mai Văn Phấn và sự chuyển dịch
văn hóa qua thơ, trong chương này tác giả đi sâu vào lí giải nhà thơ như một
1



hiện tượng từ góc nhìn quan niệm sáng tạo và sự diễn giải kinh nghiệm tri thức
bằng lời. Chương ba là Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ Việt Nam đương
đại, đây là chương tổng quát hành trình của nhà thơ trong nền thơ ca Việt Nam,
cho thấy được quá trình phát triển thơ của Mai Văn Phấn từ lúc mới bắt đầu cho
đến lúc tồn tại thư một thực thể.
Và PGS.TS Hồ Thế Hà, trong bài viết Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn, đã
phân tích thơ của Mai Văn Phấn trên hai bình diện: thế giới hình tượng và khả năng
tạo sinh nghĩa; bản thể chữ và khả năng tạo sinh nghĩa để làm rõ quan điểm của
mình. Đồng thời ông khẳng định “Mai Văn Phấn là một hiện tượng riêng của nền
thơ đương đại Việt Nam – mà là một hiện tượng riêng, liên tục lấp lánh và mới lạ. Ý
thức đổi mới thi ca luôn thường trực trong từng cảm giác bé nhỏ của chính nguời
thơ mà anh tự gọi là “vong thân” tức phủ định bản ngã thi sĩ truớc đó của mình để
được tồn tại trong một trạng thái tình cảm luôn luôn mới và trong một trạng thái
ngôn ngữ luôn luôn khác – nghĩa là luôn luôn tạo sinh nghĩa – đã làm cho thế giới
thơ Mai Văn Phấn không ngừng vận động…” [22]
Còn Cao Năm trong bài Nhà thơ Mai Văn Phấn – hiện thân của sự sáng tạo
lại khẳng định: “Khép lại vài ý kiến tản mạn của mình, tôi chỉ muốn nói rằng, 20
năm đọc thơ, dõi theo con đường thơ Mai Văn Phấn, điều tôi nhận ra ở nhà thơ đầy
năng động này là một bản lĩnh sáng tạo luôn kiên định con đường mình đi, dù biết
trước là đầy chông gai, đau đớn và cả tai tiếng, nhưng đấy đích thực là con đường
của riêng mình, khoảng trời của riêng mình, để từ đấy có thể góp được cái gì đó vào
bầu trời cao xanh vời vợi của muôn loài…” [28]
Ở một khía cạnh khác, Phạm Xuân Nguyên với bài Ban mai và ngọn lửa đã
khảo sát và chỉ ra các biểu tượng ánh sáng ban mai và ngọn lửa trong thơ Mai Văn
Phấn. Ông cho rằng “Mai Văn Phấn làm thơ dưới luồng sáng linh thiêng dẫn dắt
ban mai và ngọn lửa. Anh tin vào sự hồi sinh, phục thiện, hoàn nguyên của đất đai
bầu trời, của cỏ cây hoa lá” [8; 377]. Lửa và ban mai được xem là từ khóa trong thơ
Mai Văn Phấn, ban mai là khởi đầu, lửa thắp sáng con đường và bước chân của loài
người từ xa xưa đến nay. Đây là ý nghĩa mang đầy tính nhân văn trong thơ Mai Văn

Phấn. Còn trong bài Thơ là Ngôi Lời, ông chỉ ra cái khác trong thơ Mai Văn Phấn.
Cái khác không chỉ trong mỗi câu thơ mà trong tư tưởng của tác giả, Mai Văn Phấn
luôn muốn khác, tìm kiếm cái khác nên mỗi tập thơ của ông khi ra đời là một sự
2


khác. Trong quá trình tìm kiếm, nhà thơ tạo ra chữ trong mọi hoàn cảnh, cũng có
thể cái hoàn cảnh đó tạo nên chữ. “Chữ bật ra Lời. Thơ là/thành Ngôn Lời. Run rẩy
và sừng sững. Thiêng liêng và huyền hoặc” [8;380]
Cũng trên tinh thần đó, PGS.TS Phạm Quang Trung trong bài viết Không gian
và hành trình thơ Mai Văn Phấn đã khái quát được đặc trưng thơ Mai Văn Phấn ở
chặng đầu nằm trong phạm trù “cái đẹp”. Thơ của ông luôn gắn với đời sống theo
yêu cầu nghiêm ngặt của mỹ học hiện thực cổ điển. Sau đó, thơ ông có dấu hiệu
chuyển mình từ phạm trù cái đẹp sang phạm trù cái cao cả bắt đầu từ tập Nghi lễ
nhận tên. Nhà nghiên cứu cũng nêu rằng: “Con đường và không gian thơ cho đến
giờ của Mai Văn Phấn nhìn đại thể là vậy. Phía trước vẫn còn đó: Một khoảng
không rộng mở… Cùng một khát vọng da diết… Có điều, ngay giữa lúc này, tôi vẫn
tha thiết mong mỏi đông đảo bạn đọc chúng ta hãy mở rộng lòng đón nhận sự cách
tân đầy ý thức mà cũng đầy hiệu quả của thơ anh” [32.
Bên cạnh đó, bài Từ những “không gian khác”… của nhà phê bình văn học
Nguyễn Thanh Tâm đã cho người đọc thấy được sự bứt phá không ngừng, tìm tòi và
học hỏi trong quá trình sáng tạo thơ của Mai Văn Phấn. Ông không chỉ sáng tác thơ
mà còn viết phê bình, cụ thể Mai Văn Phấn đã cho xuất bản tập phê bình – tiểu luận
Không gian khác.
Không chỉ có những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong
nước mà thơ Mai Văn Phấn còn được đào sâu, khai thác qua các luận văn:
Đầu tiên là luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Quang Hà Một số cách tân nghệ
thuật trong thơ Mai Văn Phấn, bảo vệ năm 2012. Công trình đã chỉ ra những nét
mới, đặc sắc trong quan niệm nghệ thuật và cấu trúc thơ Mai Văn Phấn đó là cách
tân trong quan niệm thơ và nhà thơ; cách tân trong cấu trúc hình ảnh, biểu tượng,

ngôn ngữ. Luận văn khẳng định: “Với những tìm tòi và cách tân về cấu trúc thơ,
hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ thơ, tạo cho mình một giọng điệu thơ riêng, Mai
Văn Phấn đã cho thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những bộn bề,
phức tạp của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi luôn
mang nặng ý thức trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù hợp với xu hướng
phát triển chung của xã hội.” [23].

3


Cũng trong Luận văn thạc sĩ bảo vệ ở Đại học Đà Nẵng Đặc điểm nghệ thuật
thơ Mai Văn Phấn của Vũ Thị Thảo năm 2012. Công trình đã làm rõ quan niệm
nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn. Từ các kiểu tư duy thơ, các chủ đề chính và các
hình ảnh mang tính biểu tượng đến ngôn ngữ giọng điệu và các biện pháp nghệ
thuật đắc sắc trong thơ Mai Văn Phấn đều ghi được dấu ấn riêng.
Tiếp theo là Mai Thị Thảo với luận văn thạc sĩ Cảm hứng tôn giáo trong thơ
Mai Văn Phấn của bảo vệ năm 2014 đã khẳng định cảm hứng tôn giáo không chỉ
chi phối đến hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến lối kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu thơ Mai Văn Phấn. Tác giả cũng nhấn
mạnh: “Đưa vào thơ ca những vấn đề có tính chất triết học tâm linh, Mai Văn Phấn
không hề hướng người đọc xa rời tinh thần “nhập thế” tích cực mà trái lại ông
hướng người đọc đến những tầm sâu để nhìn vào đời sống của chính mình, từ đó
hiểu được cách tiếp cận đời sống ở chiều sâu tâm linh” [31].
Và công trình nghiên cứu Hoàng Thị Thanh Nhàn Thế giới nghệ thuật thơ Mai
Văn Phấn, bảo vệ luận văn Thạc sĩ năm 2014 đã làm rõ thế giới nghệ thuật thơ
trong thơ Mai Văn Phấn qua hai bình diện Hình tượng cái tôi và Hình tượng thế
giới. Hình tượng cái tôi trong thơ Mai Văn Phấn có bốn đặc điểm cơ bản: giàu khát
vọng và năng lượng cách tân thi ca; say đắm, nồng nàn trong tình yêu; thống nhất
giữa lý tính tỉnh táo và trực giác nhạy cảm; khao khát hướng tới một thế giới tinh
thần lý tưởng, “thuần Việt”. Đi cùng hình tượng cái tôi là hình tượng thế giới, đó là

một thế giới viên mãn và thuần khiết; tương giao và hài hòa; và đầy ắp những cảm
giác siêu nghiệm.
Sau đó là công trình luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Lượng bảo vệ năm
2015 Nghệ thuật tứ cấu trong thơ Mai Văn Phấn đã làm rõ những kiểu tứ cấu đặc
thù trong thơ của nhà thơ. Tính đặc thù ấy được tập trung khám phá và thể hiện trên
các bình diện chính là: cấu tứ dựa trên dòng trôi của cảm giác; cấu tứ dựa trên mối
quan hệ liên văn bản; cấu tứ dựa trên việc triển khai các cuộc đối thoại và sự chú ý
đồng bộ giữa cấu tứ của từng bài với cấu tứ của toàn tập thơ. Góp phần tạo ra một
khung trời riêng, một thế giới riêng của thơ Mai Văn Phấn.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn, tuy
nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề Dấu ấn hậu hiện đại trong tập
4


thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình một cách hệ thống. Vì
thế việc nghiên cứu Dấu ấn hậu hiện đại trong tập thơ Hôm sau của Mai Văn
Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình là cần thiết. Những kết quả nghiên cứu của các công
trình trên sẽ là những gợi mở quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn do nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành
năm 2009.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những dấu ấn hậu hiện đại làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ
Hôm sau của Mai Văn Phấn nhìn từ cái tôi trữ tình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp hệ thống cấu trúc

Cấu trúc toàn bộ thơ trong tập thơ Hôm sau thành một hệ thống theo yêu cầu
nghiên cứu để xem xét, đánh giá một cách xác đáng dấu ấn hậu hiện đại trong tập
thơ này.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Xem xét cụ thể các vấn đề và nội dung và nghệ thuật để làm rõ dấu ấn hậu
hiện đại trong tập Hôm sau. Đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét chính xác
về giá trị nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn đối với thơ ca Việt Nam đương đại.
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn với các tập thơ khác của ông để
khẳng định sự đặc sắc của dấu ấn hậu hiện đại trong tập thơ.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại
Chương 2: Biểu hiện cái tôi trữ tình đa diện trong Hôm sau của Mai Văn Phấn
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn hậu hiện đại
trong Hôm sau của Mai Văn Phấn thể hiện cái tôi trữ tình
5


CHƯƠNG 1

THƠ MAI VĂN PHẤN TRONG DÒNG CHẢY
THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Một số điểm nổi bật của thơ Việt Nam đương đại
1.1.1. Cái tôi cá nhân được đề cao trong chiều sâu nhân bản
Thơ Việt Nam từ sau 1986 có nhiều thay đổi so với trước đây, cái tôi cá
nhân được đề cao và được chú ý khai thác khám phá một cách mới mẻ. Thế giới
nội cảm của con người được nhìn nhận ở chiều sâu nhân bản. Cảm hứng ngợi ca

và tính sử thi mờ dần để nghiêng về định giá các giá trị đã ổn định, tính hoài
nghi được tăng cao. Nhà thơ không còn là người giáo dục nữa mà bây giờ họ là
người có khả năng đánh thức, thúc giục, khơi dậy cảm xúc trong tâm hồn con
người. Những tác phẩm trong giai đoạn có khả năng đánh thức những khát khao,
ước mơ cho người đọc. Đời sống nội tâm và chiều sâu ẩn dấu trong tâm hồn
được nhà thơ khai thác một cách triệt để. Con người trở thành một sinh thể bí
ẩn, phức tạp. Con người hướng dẫn nhà thơ khám phá và lột tả thế giới nội tâm
của họ.
Nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi
trước một thực tại nghiệt ngã. Nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó là nỗi
buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Nỗi buồn vì
cuộc sống mưu sinh, những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: Em chết trong nỗi buồn/
Chết như từng giọt sương/ Rơi không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ). Các nhà thơ
rung động trước những thay đổi tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong
manh. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít nỗi đau giả, những tiếng khóc vờ vì cảm
xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ. Người đọc cảm nhận nỗi buồn, cô đơn là
một phạm trù thẩm mĩ và cũng là một đề tài nổi bật của thơ ca. Không hẳn nỗi buồn
nào cũng nhất thiết phải có nguyên cơ, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện
được những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Thơ viết nhiều về nỗi
buồn nhưng dường như vẫn còn hiếm những nỗi buồn cao cả được thể hiện một
cách sâu sắc và ám ảnh.

6


1.1.2. Ngôn ngữ được gia tăng tính chất tự do
Ngôn từ của thơ Việt Nam đương đại tự do, “không có vùng cấm” nào cho
ngôn từ. Nhiều ngôn từ phong phú, ngôn ngữ sang trọng, bóng bẫy, ngôn ngữ chợ
búa, ngôn ngữ bụi đời, ngôn ngữ đời thường đều xuất hiện trong thơ. Ngoài ra trong
các tác phẩm thơ xuất hiện cảm hứng giải thiêng – con người phá vỡ những chuẩn

mực được cho là cao cả, phá vỡ những chuẩn mực thiêng liêng không thể thay đổi
mà người đi trước đã tạo lập. Các nhà thơ đã đưa ra một quan điểm mới theo quan
niệm cá nhân. Ví dụ trong bài Tự hát của Xuân Quỳnh: Chẳng dại gì em ước nó
bằng vàng/ Trái tim anh đã từng biết đấy/ Anh là người coi thường của cải. Phụ nữ
được tự do nói về quan niệm tình yêu của mình, có khi họ còn tự động tán tỉnh đàn
ông nữa.
Thơ chú ý đến tính đa nghĩa của ngôn ngữ thơ ca, gia tăng chất ảo trong thơ.
Nhà thơ ý thức tạo sự nhòe mờ cho ngôn ngữ nghệ thuật, vì thế để hiểu thơ người
đọc phải giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác
nhau. Tức là người đọc phải có trình độ và kiến thức thì mới có thể hiểu được thơ.
Ví dụ bài Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ Ôi Tiếng Việt như bùn như lụa.
Trên thi đàn, xuất hiện nhiều giọng thơ lạ mang đậm chất phương Tây, trong
đó thể hiện rõ ý thức phá vỡ những chiều tuyến tính tạo nên những dòng chảy đứt
nối. Nó còn gia tăng tính đồng hiện của hình ảnh thơ. Nhà thơ luôn đặt các hiện
tượng khác nhau, bên cạnh nhau, cố gắng tỉnh lược các mối quan hệ bề nổi buộc
người đọc phải tự xác lập các mối liên hệ giữa chúng.
1.1.3. Thơ Việt Nam đương đại mang đậm dấu ấn hậu hiện đại
Hậu hiện đại là một khuynh hướng lớn trong văn học thế giới nên việc văn học
Việt Nam mang dấu ấn hậu hiện đại là điều dễ hiểu. Khuynh hướng này xuất hiện
trong thơ Việt Nam khá muộn, phải đến khi cải cách vào năm 1986, văn chương Việt
mới đi vào quỹ đạo văn chương thế giới và thơ mới mang dấu ấn của khuynh hướng
này. Khuynh hướng hậu hiện đại phát triển cho phép nhà thơ đi ngược lại quy luật đã
có, cái tôi cá nhân nhìn đ ời thực bằng nhiều màu sắc, được đánh giá mọi vấn đề
không toàn diện. Từ đó khiến cho nội dung thơ trở nên phong phú hơn, nhìn từ những
góc nhau nên có những suy tư, chiêm nghiệm, bài học, kinh nghiệm khác nhau. Có
thể nhận thấy điều này ở thơ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm…
7


Thơ Việt Nam trong khoảng từ năm 2000 – 2010 là bước tiến đột phá

trong quá trình thơ hậu hiện đại. Khi Internet và các loại hình thông tin bùng
nổ, người sáng tác trẻ có cơ hội tiếp cận mọi trào lưu văn học trên thế giới. Đặc
biệt là năm 2002, với sự ra đời hàng loạt website văn học tiếng Việt, đã được
xem là thời điểm định hình cho thời kì văn học hậu hiện đại Việt Nam. Theo
Inrasa, nhà thơ hậu hiện đại chối bỏ mọi dạng đại tự sự bằng cách hiệu quả nhất
là giải thiêng sự thể. Mang tư tưởng tự do, nhà thơ hậu hiện đại luôn có tiếng
nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần sự mê hoặc mà thông tin đại chúng
muốn tác động vào xã hội. Đồng thời thơ hậu hiện đại tự thân mang ý hướng
phi tâm hóa, xóa bỏ mọi sự phân biệt trong đội ngũ sáng tác. Lực lượng sáng
tác thơ mang dấu ấn của trào lưu hậu hiện đại bấy giờ như: nhóm Mở Miệng,
Inrasara, Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn
Hoàng Nam, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Quang Thiều, Bùi
Chát, Khế Iêm…
Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Việt Nam đương đại cho thấy sự phát triển và
mở rộng lãnh thổ của thơ và hướng đi mới của bộ phận tác giả trẻ nước ta hiện nay.
Từ đó mang lại niềm tin cho công chúng một quá trình chuyển mình trong thi ca
đầy năng động. Người đọc được thưởng thức những dòng thơ mang những sắc diện
hoàn toàn mới mẻ trong nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng của đời sống, cũng
như trong bình diện ngôn ngữ, giọng điệu…
Tóm lại, nền thơ Việt Nam càng ngày càng phong phú với những cách tân mới
mẻ, độc đáo cùng nhiều khuynh hướng thơ. Nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975
đã vận động một cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa. Với sự đổi mới về nghệ
thuật, sự nhận thức sâu sắc về bản chất thơ Việt Nam đương đại đã tạo ra một đà
phát triển mạnh mẽ cho nền thi ca dân tộc.
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn
1.2.1. Mai Văn Phấn - nhà thơ của “những cuộc vong thân”
Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại một làng quê thuộc huyện Kim Sơn, Ninh
Bình. Từ nhỏ, cái mộng văn chương đã ấp ủ trong lòng nhà thơ. Ông yêu thơ và
làm thơ từ khi còn là cậu bé mười sáu, mười bảy tuổi. Bài thơ đầu tay Hoa xoan
ghi dấu lại những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ trong quân ngũ của

8


Mai Văn Phấn. Cũng từ đây, nhà thơ bắt đầu có những trăn trở về con đường thơ
của mình, muốn xóa đi tất cả những quan niệm, hiểu biết về thơ ca trước đó. Là
nhà thơ thuộc thế hệ hậu chiến, một trong những cây bút xuất sắc của dòng thơ
cách tân sau 1975, những tác phẩm của ông đã góp phần không nhỏ trong cuộc
cách tân thơ ca Việt Nam. Mai Văn Phấn đã tìm cho mình một giọng thơ riêng
rất tinh tế với những cảm xúc sâu lắng và ngôn từ được trau chuốt. Nhà thơ đã
cho ra đời hàng loạt các tác phẩm ấn tượng: Giọt nắng (1992), Gọi xanh (1995),
Cầu nguyện ban mai (1997), Nghi lễ nhận tên (1999), Người cùng thời (1999),
Vách nước (2003), Hôm sau (2009), và đột nhiên gió thổi (2009), Bầu trời không
mái che (2010), hoa giấu mặt (2012), Vừa sinh ra từ đó (2013), Thả (2015), Phê
bình tiểu luận Không gian khác (2016), Lặng yên cho nước chảy (2018)… Thơ
Mai Văn Phấn hiện được dịch ra nhiều thứ tiếng và giới thiệu tại nhiều quốc gia
như Anh quốc, Hoa Kì, Thái Lan, Indonesia, Thụy Điển,… Thành công trong
sáng tác thơ ông đã được ghi nhận bằng hàng loạt các giải thưởng uy tín như:
Giải thưởng Cuộc thi thơ tuần báo Người Hà Nội năm 1994, Giải thưởng Cuộc
thi thơ tuần báo Văn nghệ năm 1995, chuỗi giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh
Khiêm (Hải Phòng) trong các năm 1991, 1993, 1994, 1995, Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam dành cho tập thơ Bầu trời không mái che năm 2010 và mới nhất là
Giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển trao năm 2017.
1.2.2. Các giai đoạn sáng tác của Mai Văn Phấn
1.2.2.1. Từ khởi đầu đến năm 1995
Bắt đầu bằng bài thơ Tản mạn về cỏ viết năm 1990. Mai Văn Phấn đã bước
vào làng thơ Việt Nam một cách vô cùng mộc mạc và giản dị.
Hai tập thơ Giọt nắng (1992) và Gọi xanh (1995) được xem là sự đánh dấu
thành công cho giai đoạn sáng tác đầu của tác giả. Ra đời trong giai đoan khởi đầu
nên đa số các bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát xoay quanh những chủ đề như
tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, thiên nhiên…

Trong giai đoạn này, ý thức cách tân nghệ thuật đã trỗi dậy trong nhà thơ mặc
dù thơ ông vẫn chưa thoát khỏi hệ hình thi pháp truyền thống. Cùng với thể thơ lục
bát truyền thống, hình thức vắt dòng cũng được Mai Văn Phấn sử dụng trong một số
bài thơ làm cho thơ thêm cảm xúc hơn, diễn tả được tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong thơ.
9


“ (…)
Giờ nỗi cô đơn lại sà xuống vần xoay
Chiếc vòi rồng muốn hóa thân tôi thành cát bụi
Mặt trời chiều hay trái cây chín vội
Rụng xuống lòng mình
Trĩu nặng
Trần gian.
(…)”
(Cát bụi và tôi - Gọi xanh)
Tuy chưa nhuần nhuyễn và đột phá nhưng thơ vắt dòng thể hiện rõ ý đồ nghệ
thuật và sự sáng tạo không ngừng của nhà thơ
1.2.2.2. Từ năm 1995 đến năm 2000
Đây là giai đoạn Mai Văn Phấn đã dần bước ra khỏi dàn đồng ca truyền thống
trong văn đàn thi ca dân tộc để tạo cho mình một lối đi riêng. Với sức sáng tạo
không ngừng ông đã cho ra đời ba tập thơ: Cầu nguyện ban mai (1997), Nghi lễ
nhận tên (1999) và trường ca Người cùng thời (1999).
Tập thơ Cầu nguyện ban mai được xem là sự giao thoa giữa cái cũ ở giai
đoạn trước và cái mới ở giai đoạn này. Cảm xúc cá nhân trong thơ được rõ nét
hơn, tình yêu lứa đôi được đề cập nhiều hơn, thế giới nội cảm của nhân vật trữ
tình trong bài thơ được khai thác và khám phá sâu hơn giai đoạn trước. Những
chất liệu thuyền thống trong thơ như thuyền, biển, máu, ao, mùa thu, cá… được
Mai Văn Phấn kết hợp trong thể thơ văn xuôi và tự do tạo nên nhịp thơ mới,

căng tràn và hấp dẫn hơn.
Nghi lễ nhận tên là tập thơ mang tính bước ngoặt trong hành trình thơ Mai
Văn Phấn. Là tập thơ chuyển từ phạm trù tư duy cái đẹp sang phạm trù cái cao cả.
“Tên của tập thơ gợi lên từ một ý niệm về bản thể trong thời khắc nhận ra bản mệnh
của mình. Quả thực, từ Giọt nắng, Gọi xanh, Cầu nguyện bạn mai đến Nghi lễ nhận
tên, Mai Văn Phấn đã có một nhận thức về chính những chuyển động trong cấu trúc
tư duy nghệ thuật cũng như hình thái thơ mà anh tìm kiếm.” [4;41].
10


Đến Trường ca Người cùng thời ngôn từ thơ của Mai Văn Phấn đã trở nên trau
chuốt, tứ thơ mới mẻ và đặc sắc hơn, không theo cấu trúc tự sự quen thuộc mà theo
mạch suy tưởng. Trường ca gồm mười chương thể hiện nhiều quan niệm mới lạ của
tác giả về con người và thế giới. Đây là tác phẩm chứa đựng những quan niệm mới
mẻ và đầy tính nhân sinh cao cả của ông.
1.2.2.3. Từ năm 2000 đến nay
Đây là giai đoạn sáng tác gặt hái được nhiều thành công của Mai Văn Phấn
trong suốt những chặng đường thơ ca. Ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm ghi dấu ấn
trong lòng người đọc: Vách nước (2003), Hôm sau (2009), và đột nhiên gió thổi
(2009), Bầu trời không mái che (2010), Hoa giấu mặt (2012), Những hạt giống của
đêm và ngày (2013), Vừa sinh ra từ đó (2013), Thả (2015), Lặng yên cho nước chảy
(2018). Sự cách tân sáng tạo trong nghệ thuật cũng như quan niệm giúp cho nhà thơ
đạt được nhiều giải thưởng lớn và các tác phẩm trong giai đoạn này được dịch ra
nhiều tiếng nước ngoài.
Tập Hôm sau và tập và đột nhiên gió thổi là hai tập thơ thể hiện cái nhìn mới
về hiện thực, về con người và về nghệ thuật của nhà thơ. Tập thơ Hôm sau có cảm
xúc chủ đạo là bi quan, hoài nghi đầy lo âu của con người trong vũ trụ bao la. Còn
tập thơ và đột nhiên gió thổi lại mang những niềm tin và nhiều hi vọng về tương lai.
Hai tập thơ như gắn kết chặt chẽ với nhau thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ.
Tiếp theo phải kể đến Bầu trời không mái che, tập đạt giải thưởng Hội Nhà văn

Việt Nam năm 2010 đồng thời cũng là bước đánh dấu sự phát triển của thơ Mai Văn
Phấn trên hành trình hướng đến một thế giới nghệ thuật không có ranh giới, không có
mái che. Tập thơ gồm ba phần: Cửa Mẫu, Mùa trăng và Hình đám cỏ. Cửa Mẫu gồm
có chín khúc, mỗi khúc đều được gắn với những hiện tượng, quy luật trong nhận thức
vạn vật tương thông: sinh - lão – bệnh – tử.
Trong khi đó là tập thơ Hoa giấu mặt lại mang cảm xúc an nhiên, lặng lẽ,
hướng sâu vào cảnh giới của siêu nghiệm. Ở tập thơ này Mai Văn Phấn đi tìm
những mảnh vỡ của kí ức tinh thần, những tàn dư của giá trị nhân bản trong cuộc
mua bán, trao đổi với văn minh của con người. Cảm thức về sự vô thường hiện lên
xuyên suốt tập thơ, Hoa giấu mặt tỏa ra hương thơm nhắn nhủ con người về sự hiện
hữu của sự sống diệu kì, thiêng liêng.
11


Ở Những hạt giống của đêm và ngày và Vừa sinh ra ở đó, đã thể hiện một thế
giới thiền, tinh khiết, trong lành, nguyân sơ và nguyên thủy. Đó là kết tinh những ý
niệm của Mai Văn Phấn vê thế giới, sự sống và thi ca. Tập thơ biểu hiện rõ quan
niệm thơ như là những tưởng tượng, mơ mộng, tạo sinh, giàu nhịp điệu và ngôn từ
gợi cảm.
Ngoài ra Mai Văn Phấn còn sáng tác tập thơ ba câu Thả hàm chứa tinh thần
buông bỏ triệt để của cái tôi cá nhân nhàm tìm lại bản ngã của con người. Tập thơ
như một ám thị về thời gian theo kiểu Mai Văn Phấn – thời gian của những khoảnh
khắc nhân sinh đẹp đẽ, đáng nhớ và đáng sống. Đồng thời cũng chính là hành trình
buông mình của cái tôi trong nhà thơ để sau đó đi sâu vào cõi mơ hồ của tâm linh và
sáng tạo.
Và đầu năm 2018, tập thơ Lặng yên cho nước chảy được ra đời gồm có
năm phần: Trong sương, Thay mùa, Đất mở, Cái miệng bất tử và Buông tay cho
trời rạng. Trong sương là những bài thơ 2 câu, 3 câu; Thay mùa là những bài
thơ theo lối truyền thống; Đất mở là thơ tự do về đất đai mùa màng; Cái miệng
bất tử là thơ cách tân với những vấn đề thế sự; Buông tay cho trời rạng là thơ

văn xuôi và trường thi. Dễ dàng nhận ra đây là tập thơ gộp tất cả những cách
tân nghệ thuật và những quan niệm ông đã viết từ khi khởi đầu đến nay. Tất cả
các thể thơ trong Lặng yên cho nước chảy đều đã được nhà thơ viết trong tất cả
các tác phẩm của mình. Đây là cuộc trở về và nhìn lại với hành trình thơ Mai
Văn Phấn nhưng mang một diện mạo mới đó là tâm thức của con người thời đại
với cái nhìn mới.
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật của Mai Văn Phấn
Xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, Mai Văn Phấn là người luôn trăn
trở và suy tư một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Trong một bài phỏng vấn, nhà
thơ Mai Văn Phấn đã nêu ra quan niệm nghệ thuật của mình: “Thật kinh hãi khi
phải ngắm nhìn một nghệ sĩ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một
tiết mục tới gần như vô cảm, nói cách khác là thương hại những ai thâm canh triền
miên trên một mảnh đất đã cỗi cằn. Quá trình vượt thoát khỏi cá tính chính là quá
trình vong thân. Với cá nhân tôi, quá trình vong thân là khoảng cách giữa những
giai đoạn tạm ngừng sáng tạo. Đó là khoảng thời gian đông cứng, vô nghĩa nhất.
12


Tôi từng cảm giác bị nhấn chìm trong sự trống rỗng, trầm cảm, thậm chí bi phẫn…
Nhưng trạng thái ấy giúp tôi tìm được cách vượt thoát. Sau mỗi lần vượt thoát, có
cảm giác mình vừa may mắn tỉnh ngộ, tái sinh, hay được đầu thai vào một thân xác
khác” [10;399]. Vì thế, quá trình “vong thân” của nhà thơ thường đồng hành với
quá trình đổi mới và cách tân thơ của ông. Với Mai Văn Phấn: “Đổi mới thi pháp
trước hết là từ chối ve vuốt những sở thích của người đọc, nhằm tạo những sóng từ
khác, những mã số khác trong không gian thơ vừa được khám phá. Lý tưởng thi ca
của sự cách tân nhằm gọi đúng bản chất của sự vật trong nhịp điệu đời sống hiện
đại” [10;378].
Qua đó, ta thấy nhà thơ Mai Văn Phấn luôn coi quá trình sáng tạo nghệ thuật
là một cuộc “vong thân”, một cuộc vượt thoát chính bản thân mình. Ông cho rằng,
mỗi nhà thơ phải biết tự phủ định mình, tức là phải coi cái mà mình vừa viết ra là

cái đã cũ thì mới mong đạt đến thành công đỉnh cao trong nghệ thuật. Và bài thơ mà
nhà thơ viết ra không còn thuộc về họ nữa mà thuộc về độc giả. Cũng trong Hội
thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, nhà thơ Bằng Việt nhận xét: “Thơ Mai
Văn Phấn hay dùng từ vong thân (thoát ra khỏi mình khỏi các khái niệm cũ) và vượt
thoát là dấu hiệu đáng mừng của thế hệ - với tư duy ấy chúng ta có thể mang thơ đi
xa là chìa khóa để sáng tạo trong thong dong và nhẹ nhõm sau khi đã vứt bỏ cái
gánh nặng của quá khứ. Quan niệm của Mai Văn Phấn mà tôi rất thích đó là hậu
hiện đại chỉ là cái sẽ đi qua mà thôi để trở lại với tân cổ điển (nó chỉ là chỗ giải
thoát bế tắc)…”[26].
Tương lai rồi sẽ đến nhưng cái đáng quý nhất chính là ở thời điểm thực tại
phải làm tốt và quan trọng là phải có tâm huyết với mọi việc. Không thể có thơ hay
khi mà tác giả không tự xây dựng cho mình một cá tính, một bản sắc riêng trong thế
giới tinh thần. Là một nhà thơ đầy trách nhiệm xã hội, Mai Văn Phấn đã can đảm
cất lên tiếng nói của mình, ông quan niệm đã là người cầm bút không phải chỉ có tài
năng mà còn luôn nhiệt huyết với nghề của mình.
1.2.4. Hôm sau – Tập thơ đánh dấu quá trình bứt phá của Mai Văn Phấn
Tập thơ Hôm sau được xuất bản tại Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2009, gồm
27 bài thơ viết theo thể tự do và văn xuôi. Đó là: Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ,
Không thể tin, Quay theo mái nhà, Anh tôi, Nghe tin bạn bị mất trộm, Biến tấu con
13


quạ, Đúng vậy, Bài học, Chỉ là giấc mơ, Ở nhũng đỉnh cột, Giấc mơ vô tận, Ghi ở
Vạn Lý Trường Thành, Đêm lập xuân, Dậy trẻ con, Còn cậu hãy đứng đằng kia,
Hắn, Đến trong suy nghĩ, Hội chứng từ một tin đồn…, Nhìn kỹ, Tỉnh táo tột cùng,
Kể lại giấc mơ, Biết thì sống, Nếu, Cái miệng bất tử, Chuyện còn dài, Sống hồn
nhiên và Giả viết cho buổi sáng hôm sau.
Tập thơ Hôm sau là một cuộc tự đổi mới thơ mình của Mai Văn Phấn, làm nên
một bước tiến mới của tác giả. Khi dòng chảy thi ca đương đại trong quá trình hội
nhập có phần ít dao động, Mai Văn Phấn đang cố gắng tạo cho mình một sự bứt phá

vượt khỏi vết mòn xưa cũ và tiếp tục tự vấn bằng những thôi thúc sáng tạo.
Hôm sau mang cái tôi cá nhân đầy u buồn, bế tắc và bi quan của con người
trong cuộc sống. Trong tác phẩm, ta bắt gặp một cái nhìn mới về hiện thực, con
người và nghệ thuật. Xuyên suốt tập thơ là chuỗi những mảnh ghép phi logic của
hiện thực. Nói phi logic nghĩa là chúng ta đang bị chi phối bởi logic của quan niệm,
của sự áp đặt. Chính xác hơn đó là một logic mới, nó không đáng bị khinh khi, bị
chối bỏ. Đồng nghĩa với điều đó là con người cũ kỹ, tha hoá dần đi. Sự chân thực
của huyễn tưởng đã nói lên thân phận của con người trong môi trường sống ngày
càng khắc nghiệt, quay cuồng bất trắc. Trong tập thơ, niềm bi quan về thân phận
của cái tôi cá thể hiện lên rõ nét và đặc sắc. Cái tôi hoàn toàn mất đi bản lĩnh tự tôn,
cái tôi làm con người mệt mỏi, rũ rượi, muốn chết, muốn bóp cổ mình để hoá giải,
nhưng cái tôi cũng khát khao hướng tới một sự sống trọn vẹn, tràn đầy.
Hôm sau nghĩa là còn chưa tới. Phải chăng tập thơ là dự cảm của tác giả về
một tương lai, thế giới mà ông nói đến trong thời kì hội nhập này?

14


CHƯƠNG 2

BIỂU HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN
TRONG HÔM SAU CỦA MAI VĂN PHẤN
2.1. Tâm thế bất an trước cuộc đời
2.1.1. Hoài nghi các giá trị
Trong tập thơ Hôm sau của Mai Văn Phấn, những cảm xúc cá nhân, suy tư nội
tại được thể hiện thông qua những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống. Có thể
thấy, hoài nghi là cảm giác xuyên suốt trong tập thơ Hôm sau mà ở đó nhân vật trữ
tình thể hiện cái nhìn, cảm xúc của mình về mọi thứ xung quanh, về vạn vật, về con
người … Trong các bài thơ Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ, Kể lại giấc mơ, Không
thể tin… sự hoài nghi các giá trị tự nhiên được thể hiện sâu sắc qua góc nhìn của

chủ thể trữ tình bằng những câu nghi vấn.
“Nhà mình
Mọi sự đảo lộn
Không nhớ bức chân dung hạ xuống bao giờ
Đâu rồi chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót?
Bộ ấm chén giả cổ ai cho?”
(Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ)
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người có nhiều thứ phải quan tâm, từ
đó khiến họ quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Những
thói quen hằng được ngày lặp lại khiến bản chất thật sự của việc mà mà con
người đã làm không còn nguyên giá trị. Chỉ khi con người nhận ra mọi thứ xung
quanh không còn nguyên vẹn thì họ mới nhận ra mọi sự đảo lộn trong cuộc sống.
Người ta “không nhớ bức chân dung hạ xuống bao giờ” và bắt đầu hoài nghi về
mọi thứ trong nhà: “Đâu rồi chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót?/ Bộ ấm chén giả
cổ ai cho?”.
Dưới góc nhìn của nhân vật trữ tình, cuộc sống đã thay đổi. Mọi thứ không
còn nguyên vẹn như ban đầu. Mọi giá trị đều bị đổ vỡ. Và một hiện thực không thể
tin đang tồn tại. Trong sự hoài nghi của cá nhân, những con vật vốn được tạo hóa
15


ban sẵn sự sống bây giờ lại trở thành sản phẩm được “chế tác từ đồ phế thải”. Sự
hoài nghi của cái tôi như một lời phản biện với quan niệm thông thường, những
hình dung mới làm thay đổi ý niệm về những mặc định. Những sinh thể tự nhiên
“Con mèo”, “con cá”, “con chó”, “chim họa mi”, “đàn kiến”, dưới góc nhìn của
nhân vật trữ tình hoàn toàn có thể được sinh ra từ những tác nhân khác, những thứ
nhỏ nhặt nhất trong đời thường.
Không chỉ hoài nghi trong lúc tỉnh táo tri nhận, cái tôi còn hoài nghi, mất niềm
tin về cuộc đời trong trạng thái vô thức:
“Có người thấy tên tôi trong đống giấy phế liệu, hồ sơ ghi làm gián điệp

những hai mươi mang. Rõ ràng có kẻ đểu cáng đã cố tình viết thêm số 0 vào sau số
2. Làm gì ở miền quê hẻo lánh lúc đó có hai mươi thể chế? Miền quê là cuộc đấu
trí? Là trung tâm thông tin? Hay điểm nóng?”
(Kể lại giấc mơ)
Từ việc con số nêu khống từ hai lên hai mươi, cái tôi đặt câu hỏi “Làm gì ở
miền quê hẻo lánh lúc đó có hai mươi thể chế? Miền quê là cuộc đấu trí? Là trung
tâm thông tin? Hay điểm nóng?”. Câu hỏi như lời khẳng định chắc chắn rằng cái tôi
bị oan, thông tin trong những tờ giấy đó hoàn toàn sai sự thật.
Không chỉ mang tâm thế hoài nghi về những giá trị tự nhiên mà tập thơ còn
hoài nghi về các giá trị mang tính quy chuẩn, các tiêu chí đạo đức của con người
(Nếu, Cái miệng bất tử, Chuyện còn dài, Bài học…)
Cuộc sống đầy khó khăn, cạm bẫy và giả dối làm con người luôn lo lắng.
Ngay cả trong vô thức của nhân vật trữ tình, những câu hỏi luôn được đặt ra cho
thấy sự hoài nghi về cuộc sống càng lúc càng tăng lên. Sự an toàn, thân thiện và tốt
đẹp trong cuộc đời này dường như là không thể:
“Nếu đêm qua không có cơn mưa?
Nếu tôi không ngủ trên giường?
Nếu không phải khoảng cách ba mét bảy mươi lăm xăng-ti?”
(Nếu)

16


Trạng thái nghi ngờ với tất cả mọi thứ xung quanh mình khiến cái tôi trở nên
hoảng loạn:
“Tôi đặt vào cái miệng những ngữ âm
như gõ lên ô Search một website tìm kiếm
Kết quả làm tôi choáng ngợp
Tôi bị lạc vào ổ phục kích?
Là phần mềm bị nhiễm virus?

Hay hòn than vừa rơi xuống tảng băng?”
(Cái miệng bất tử)
Con người cảm thấy bất lực và không biết bản thân đang mong muốn tìm kiếm
điều gì. Bản thân sẽ lạc vào “ổ phục kích”, sẽ sa vào “phần mềm nhiễm virus” trong
máy tính hay “sẽ là hòn than rơi xuống tảng băng”. Sự hoài nghi về những giá trị
đạo đức, những quy chuẩn của xã hội có thể được coi như là một phản xạ tự nhiên
của tinh thần con người khi nhận thức bản chất giả dối của những vấn đề đời sống.
Cố gắng tìm kiếm một câu trả lời, chủ thể tự đặt ra những câu hỏi trong sự hoài nghi
về sự phi logic của cuộc sống:
“Con gián bò quanh tôi và nói
vừa đầu thai được ba tháng tuổi
kiếp trước từng là người đàng hoàng

Đàng hoàng sao chịu phận xẹp lép?
Tôi không tin và đu lên khung cửa
Thế nhân chứng đâu? Vật chứng đâu?”
(Chuyện còn dài)
Những giá trị quy chuẩn, đạo đức của xã hội đang bị nghi ngờ. Nghi ngờ sự
đàng hoàng của con gián thực chất chính là nghi ngờ bản chất thực sự của con
người, về những giá trị đạo đức và những quy chuẩn làm người trong xã hội đương
đại. Trong xã hội đầy rẫy sự dối trá, giả tạo… liệu “đàng hoàng” có còn tồn tại?
17


Chủ thể trữ tình dường như đã mất niềm tin vào cuộc sống thực tại, vào những giá
trị đạo đức đang bị tha hóa nghiêm trọng.
Sự hoài nghi về những giá trị đạo đức của chủ thể trữ tình còn được Mai Văn
Phấn thể hiện qua bài thơ Bài học:
“Cánh và khuỷu tay vẫn cứng
Từ cổ tay xuống đến ngón phải mềm

Đạo mạo múa tay trong bị
Tôi học bài này từ nhỏ
(Một lần bị khinh như mẻ
Thằng đạo mạo đạp mình xuống lề đường
Cạch đến già!)
….”
Ngay từ nhỏ, đứa trẻ đã nhận thức được sự dối trá ẩn lấp đằng sau dáng vẻ đạo
mạo của con người. Đó là bài học học kinh nghiệm được nhân vật “Tôi” rút ra khi
nhận thấy được sự thật về những quy chuẩn đạo đức đã không còn tồn tại. Bị đối xử
ghẻ lạnh, thân phận nhỏ bé không được tôn trọng từ đó sinh ra tâm thế hoài nghi về
sự tương giao trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Tâm thế bất an trước cuộc đời còn được chủ thể trữ tình thể hiện qua sự hoài
nghi về các giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống:
“Vợ tôi bảo muốn chữa bệnh đau đầu
phải hồn nhiên như cây cỏ.

Về thôn quê thấy cỏ ngút ngàn
tôi giang tay nhờ gió lay lắt
giống các fan hâm mộ đưa theo nhịp bài hát.

Đung đưa một lúc cũng mỏi
18


càng thêm đau đầu trong nắng tháng sáu
bởi phải tưởng tượng ra mưa xuân
trời âm u và có gió nhẹ.”
(Sống hồn nhiên)
Không tin rằng muốn “chữa bệnh đau đầu” thì phải sống một cuộc sống tốt
đẹp, “hồn nhiên như cây cỏ”, chủ thể trữ tình tìm về thôn quê để thử trải nghiệm và

sống như lời “vợ” dặn, sống hòa mình vào thiên nhiên “giang tay nhờ gió lay lắt”.
Nhưng sự thật không như mong đợi, chủ thể “càng thêm đau đầu” vì trong thời tiết
oi bức “nắng tháng sáu” của mùa hạ “phải tưởng tượng ra mưa xuân”. Một sự thật
hiển nhiên cho thấy con người luôn suy nghĩ, đau khổ trong mọi hoàn cảnh. Vì thế
không thể sống “hồn nhiên” trong xã hội đương đại.
Trong tập thơ Hôm sau, chủ thể trữ tình mang một thế giới nội tâm phong phú,
trong đó cái tôi hoài nghi được Mai Văn Phấn tô đậm bằng nhiều góc nhìn khác
nhau. Một thế giới với sự thay đổi nhanh chóng, làm con người không còn nhận ra
mọi thứ, không thoát ra được những quy chuẩn của xã hội. Chính vì thế, cái tôi nghi
ngờ đời sống thực tại, cảm thấy không thể tin vào mọi thứ. Cái tôi vì thế, gần như
hoàn toàn mất đi bản lĩnh của mình, không nhận ra đâu là hư thực, ngờ vực tất cả
mọi thứ hiện hữu trong cuộc sống. Do sự nhạy cảm của cá nhân hay do cuộc sống
có quá nhiều thứ không chân thật khiến con người mất đi niềm tin?
2.1.2. Cô đơn trong cuộc sống
Trong bản chất, mỗi con nguời là một vũ trụ thu nhỏ, trong đó phản ánh và tồn
tại toàn bộ thế giới hiện thực. Trong chiều sâu của chính mình, con người mới tìm
thấy chiều sâu của thực tại cuộc sống, các tầng bí ẩn thầm kín nhất. Và cô đơn là
trạng thái luôn tồn tại trong con người trong thế giới hậu hiện đại. Đầu tiên đó là nỗi
cô đơn trong các mối quan hệ xã hội:
“Nhà thơ trú trong bóng râm
Từng con chữ bị khoét mất mắt.”
(Biến tấu con quạ)
Hình ảnh “Nhà thơ trú trong bóng râm” cho thấy sự yếu đuối, cô đơn và chơi
vơi của con người xã hội. Cái chết ẩn náu đâu đó trong những bóng râm, những
19


×