Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá quy trình xử lý chất thải hữu cơ làm phân compost tại trạm cao dương, huyện thanh oai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

ĐINH LAN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ LÀM PHÂN
COMPOST TẠI TRẠM CAO DƯƠNG, HUYỆN THANH OAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------o0o--------------

ĐINH LAN ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI HỮU CƠ LÀM PHÂN
COMPOST TẠI TRẠM CAO DƯƠNG, HUYỆN THANH OAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46-KHMT-NO1

Mã SV

: DTN1453110008

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Thu Hằng

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập cũng như viết khóa luận, em đã được sự
giúp đỡ rất nhiều từ các anh chị công ty môi trường đô thị Nam Thăng
Long, giúp đỡ em từ những bỡ ngỡ đến hoàn thiện bản thân. Giúp em hiểu
biết thêm về phần ngành nghề sau này của em. Em thực sự cảm ơn trân
thành các anh chị cũng như ban lãnh đạo của công ty đã tạo điều kiện hết
sức giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo khoa môi trường đặc biệt là cô Hằng, và cô Huệ đã chỉ bảo, hướng
dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập của mình. Em gửi lời cảm ơn
trân thành đến thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ cho em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng bài khóa luận của em vẫn còn nhiều sai
sót, mong các thầy cô giáo xem xét chỉ bảo cho em để em hoàn thiện hơn
nữa.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2018

Đinh Lan Anh


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các nhóm loại chất thải rắn ....................................................................... 13
Bảng 2.2 Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ theo % kl lignin
.................................................................................................................................................. 16
Bảng 2.3 Giai đoạn sinh trưởng của ruồi ................................................................ 17
Bảng 2.4 Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý CTR............................... 18
Bảng 2.5 Hàm lượng dinh dưỡng trong các chất thải ....................................... 29
Bảng 2.6 Các thông số quan trọng trong quá trình làm phân hiếu khí ...... 31
Bảng 4.1 Các dự án đã và đang triển khai của công ty ...................................... 41
Bảng 4.2 Thành phần rác thải tại trạm Cao Dương ............................................ 42
Bảng 4.3 Sản phẩm sau phân loại của trạm Cao Dương ................................... 52
Bảng 4.4 Thông số kĩ thuật của trạm Cao Dương................................................ 54
Bảng 4.5 Chất lượng phân Compost tại trạm Cao Dương ............................... 25


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ giai đoạn sinh trưởng của loài ruồi ....................................... 17
Hình 2.2 Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị ................... 20
Hình 2.3 Vòng tuần hoàn chất thải hữu cơ sử dụng công nghệ compost.. 25
Hình 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất phân compost bằng phương pháp
lên men hiếu khí tại trạm Cao Dương(Công suất 100 tấn/ngày) ................. 35
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ................................................................................... 38
Hình 4.2 Biểu đồ thành phần rác thải tại trạm Cao Dương ............................ 43
Hình 4.3 Sơ đồ dây chuyền tiếp nhận rác .............................................................. 46
Hình 4.4 Sơ đồ dây chuyền phân loại rác .............................................................. 47
Hình 4.5 Sơ đồ dây chuyền nạp rác vào đống ủ .................................................. 49
Hình 4.6 Quy trình vận hành luống ủ ...................................................................... 50



iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFD: Agence Francaise de Développment (Cơ quan Phát triển Pháp)
CNMT: Công nghệ môi trường
CO2: Cacbonát
CTHC: Chất thải lữu cơ
CTR: Chất thải rắn
CTSH: Chất thải sinh hoạt
CTVC: Chất thải vô cơ
MTV: Một thành viên
N: nitơ
O2: Oxy
ODA:Hỗ trợ phát triển nước ngoài
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ: Quyết định
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTg: Thông tư
VSV: Vi sinh vật


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. i
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

PHẦN 1:LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 8
1.1.Đặt vấn đề........................................................................................................................ 8
1.2.Mục tiêu đề tài ............................................................................................................... 9
1.2.1.Mục tiêu chung .......................................................................................................... 9
1.2.2.Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 9
1.3.Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................... 10
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học. ................................................................................... 10
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .................................................................................... 10
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 11
2.1.Cơ sở khoa học ........................................................................................................... 11
2.1.1. Công nghệ xử lý chất thải compost ............................................................... 11
2.2.Cơ sở pháp lí ................................................................................................................ 13
2.3. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ...................................................................... 19
2.4.Công nghệ xử lí chất thải bằng compost .......................................................... 25
2.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng .......................................................................................... 28
2.5.3. Tìm hiểu các công nghệ phân compost tại Việt Nam .............................. 34
PHẦN III:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .............. 36


vi
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 36
3.1.1.Địa điểm thời gian thực hành ............................................................................ 37
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 38
3.2.Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 38
3.3.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 38
3.3.1.Phương pháp kế thừa ........................................................................................... 38
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................ 38
3.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp ............................. 38
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................. 39
4.1.Giới thiệu cơ sở thực tập ........................................................................................ 39

4.1.1. Mô hình tổ chức..................................................................................................... 40
4.1.2. Nhiệm vụ .................................................................................................................. 42
4.1.3. Sự cần thiết – mục đích – yêu cầu.................................................................. 42
4.2.Công nghệ sản xuất Compost - Hiếu khí ủ luống bằng vi sinh vật, cấp
oxi, đảo trộn, đối lưu tại trạm Cao Dương, huyện Thanh Oai ........................ 43
4.2.1. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải hữu cơ tại trạm Cao Dương ..... 43
4.2.2. Quy trình Công nghệ sản xuất Compost bằng phương pháp lên men
hiếu khí ủ luống bằng vi sinh vật, Hiếu khí ủ luống, cấp oxi, đảo trộn, đối lưu
.................................................................................................................................................. 47
4.3. Đánh giá quy trình xử lí chất thải hữu cơ làm phân compost tại trạm
Cao Dương. .......................................................................................................................... 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 66


vii
5.1.Kết luận ......................................................................................................................... 66
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 67
5.3. Hướng giải quyết chất thải hữu cơ cho huyện Phú Bình........................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 67


8
PHẦN 1
LỜI NÓI ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước phát triển kinh tế, xã hội. Cùng
với quá trình hội nhập hóa, hiện đại hóa thì đồng thời tốc độ đô thị hóa
ngày càng tăng. Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, đồng thời với
đó là gáng nặng phát sinh về mặt chất thải. Ở bất cứ ngành nghề nào đều
tiêu thụ tài nguyên, đồng thời phát sinh chất thải. Nếu không có chiến

lược phát triển bền vững thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ chìm trong chất
thải do chính mình thải ra.
Chính phủ đang ngày càng quan tâm chú trọng đến vấn đề môi
trường, bảo vệ môi trường phải vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát
triển, không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế.
Hiện nay công tác thu gom, xử lý, quản lý đang ngày càng chỉnh sửa,
hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu phát triển. Kéo theo đó là các công
nghệ xử lý chất thải, trong đó công nghệ xử lý sinh học trong đó công
nghệ phân compost.
Công nghệ này vừa có thể xử lý chất thải rắn hữu cơ thông thường,
đồng thời có thể làm phân bón tự nhiên tốt cho cây trồng. Vừa đem lại
hiệu quả môi trường, vừa có hiệu quả kinh tế. Công nghệ này phù hợp với
các vùng sản xuất lương thực, cây trồng, vùng nông thôn ví dụ như Thanh
Oai Hà Nội.
Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây
Nam thành phố Hà Nội. Huyện phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà
Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng
Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện
Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.


9
Thanh Oai có nét đăc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với
rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Hiện nay,
huyện có 118 làng nghề; trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như
nón làng Chuông, quạt làng Vác, điều khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ
Lăng, tương Cực Đà, giò chả Ước Lễ.
Với đặc điểm kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên rác thải phát sinh
chủ yếu là rác hữu cơ, chất thải này dễ phân hủy, khi phân hủy sinh ra
mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí. Đồng thời số lượng lớn

nên công tác thu gom xử lý bằng phương pháp đốt, hay chôn lấp không
quá khả thi.
Vì vậy nên xử dụng công nghệ làm phân compost vừa xử lý chất thải
vừa tạo phân bón hữu cơ, đảm bảo tuần hoàn quá trình giảm chi phí trong
sản xuất. Vả lại nghiên cứu đáng giá công nghệ trên phù hợp có thể đề
xuất áp dụng địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tại các xã nông thôn của các
huyện Phú Bình, Võ Nhai, Phú Lương, Đinh Hóa,…. Vừa cải thiện chất
lượng môi trường, vừa giảm quỹ đất để chôn lấp, vừa đóng góp vào kinh
tế cho địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên em quyết định chọn đề tài “
Đánh giá quy trình xử lý chất thải hữu cơ làm phân Compost tại
trạm Cao Dương, huyện Thanh Oai”.
1.2.Mục tiêu đề tài
1.2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá quy trình xử lý chất thải hữu cơ làm phân Compost tại
trạm Cao Dương, huyện Thanh Oai
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu sơ đồ, bộ máy của công ty thực tập, nhiệm vụ chức năng
của công ty.


10
Tìm hiểu công nghệ xử lí chất thải hữu cơ làm phân compost tại
trạm Cao Dương
Đánh giá công nghệ xử lí rác thải làm phân compost tại trạm.
Hướng áp dụng trên địa bàn các xã trên tỉnh Thái Nguyên. Đưa các
đề xuất giải quyết tình hình chất thải rắn hữu cơ tại huyện Phú Bình.
1.3.Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học.
Nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ sinh học xử lý hiếu khí của chất

hữu cơ. Các điều kiện kèm theo, các phản ứng, các nguyên liệu, sản phẩm
hoàn chỉnh.
Áp dụng nguyên lý sinh học xử lý hiếu khí vào công tác xử lý chất
thải hữu cơ.
Giới thiệu cho mọi người về công nghệ xử lý bằng phân compost,
nâng cao kiến thức, cho các sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Giải quyết vấn đề nan giải về môi trường, và kinh tế. Khi vừa xử lý
rác thải vừa có thể tạo ra phân bón giảm chi phí nông nghiệp.
Đảm bảo môi trường trong lành, xanh – sạch – đẹp. Đảm bảo chất
lượng cuộc sống cho người dân, cũng như bộ mặt của huyện cho mắt các
du khách đến thăm.
Có thể nghiên cứu, đánh giá hướng áp dụng, đề xuất hướng thích
hợp cho các địa phương khác học tập làm theo.


11

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học
2.1.1. Công nghệ xử lý chất thải compost
Quá trình làm phân Compost là quá trình sinh học thường dùng để
chuyển hóa phần chất hữu cơ có trong CTRSH thành dạng humus bền
vững được gọi là Compost. Những chất có thể sử dụng làm Compost bao
gồm: rác vườn, CTRSH đã phân loại, CTRSH hỗn hợp, kết hợp giữa
CTRSH và bùn từ trạm xử lý nước thải.
Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt là sản phẩm được sản xuất
từ rác thải sinh hoạt (trừ các chất rắn khó phân hủy như nilon, vữa, xỉ
than…), chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt

tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng,
cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân
hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt không gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người, động vật, thực vật, môi trường sống và chất lượng nông
sản.
Ủ sinh học có thể coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ
để thành các chất mùn.
Quá trình ủ thực hiện theo hai phương pháp: Phương pháp ủ yếm
khí ,Phương pháp ủ hiếu khí.
Việc ủ chất thải với thành phần của chất thải chủ yếu là các chất
hữu cơ có thể phân hủy được. Công nghệ ủ chất thải là một quá trình
phân giải phức tạp ¸gluxit, lipit và protein do hàng loạt các vi sinh vật hiếu


12
khí và kỵ khí đảm nhiệm. Công nghệ ủ sinh học có thể là ủ đống tĩnh
thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vửa thổi khí vừa đảo.
Thành phần các chất hữu cơ chủ yếu trong rác thải gồm có:
hydratcarbon, protein, lipit.
Trong đó hydratcarbon gồm: Lignin, Xenluloza, tinh bột.Ngoài ra
còn có protein, lipit. Các chất này đều phân giải được trong điều kiện hiếu
khí dưới tác động của các vi sinh vật phân giải.
Trong các công nghệ xử lý hiếu khí công nghệ làm phân compost có
thể tận dụng các chất hữu cơ trong rác thải làm nguồn dinh dưỡng cho
cây trồng.
Tùy thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các
nguyên liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà không cần phải bón
them bất kỳ các loại phân nào khác. Phân vi sinh có thể dùng để bón lót
hoặc bón thúc. Loại phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón
nên trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù hợp cho từng loại cây trồng thì

đây là loại phân hữu cơ tốt nhất.
2.1.2.Các văn bản liên quan
Hiện nay, ở Việt Nam môi trường được quản lý bằn hệ thống các
văn bản pháp luật từ trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo môi
trường một cách tốt nhất.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13;do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày ngày 01/1/2015.
Quyết định số 1440/QĐ-TTg; do thủ tướng chính phủ kí ngày
06/08/2008 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.
Tiêu chuẩn ngành Việt Nam 10TCN 526:2002; phân hữu cơ vi sinh vật sản
xuất từ rác thải sinh hoạt yêu cầu kĩ thuật, phương pháp kiểm tra.


13
2.2.Cơ sở pháp lí
2.2.1.Khái niệm chất thải rắn
Theo TCVN 6705-2009 quy đinh về chất thải rắn thông thường –
phân loại có ghi khái niệm: Chất thải là vật chất được loại ra trong sinh
hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có
thể ở dạng rắn, lỏng khí hoặc có thể ở dạng khác.
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lí và sinh học
khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi
trường bị ô nhiễm.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt, được thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn bao gồm chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường
(không nguy hại).
Chất thải rắn thông thường là các loại chất thải rắn đô thị (nêu
trong Bảng 1 của tiêu chuẩn TCVN 6705 : 2009), chất thải rắn công

nghiệp (như ví dụ trong Phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 6705 : 2009)
không chứa hoặc có chứa lượng rất nhỏ các chất hoặc hợp chất chưa đến
mức có thể gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải rắn đô thị là chất thải rắn thông thường phát sinh từ cư
dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực đô thị.
Quản lý chất thải là quá trình hoạt động kiểm soát chất thải từ khi
phát sinh đến thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải
theo các quy định hiện hành của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Phân loại theo nguồn gốc
Bảng 2.1 - Các nhóm loại chất thải rắn
TT

Nhóm loại chất thải

Mô tả, tính chất


14
rắn
1 Chất thải rắn sinh
hoạt, dịch vụ
1.1 Chất thải từ hộ gia đình
1.1.1Chất thải thực phẩm
Chất thải rắn, chứa các chất hữu cơ dễ phân
hủy hoặc phân hủy nhanh đặc biệt khi thời
tiết nóng ẩm, được thải bỏ từ các quá trình
chế biến, buôn bán và tiêu dùng thực phẩm.
1.1.2Chất thải khác
Chất thải rắn, không bị phân hủy thối rữa
nhưng có thể gây ra bụi, như các phần còn

lại của quá trình cháy (như tro xỉ, tro
than…), thải ra từ các hộ gia đình hoặc từ
các bếp, lò đốt; các đồ gia dụng đã qua sử
dụng, được làm từ các loại vật liệu khác
nhau.
1.2 Chất thải từ các cơ sở Các chất thải nêu trong 1.1 và các chất thải
công cộng, dịch vụ
rắn không nguy hại khác, không bị phân
hủy thối rữa hoặc có thể ít bị phân hủy thối
rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua
sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại,
gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất … được thu gom
từ các khu vực công cộng (như bãi tắm,
công viên, sân chơi) các điểm dịch vụ, công
sở, trường học …, hoặc đường phố.
2 Chất thải rắn xây dựng
2.1 Chất thải từ hoạt động Chất thải được thải ra do phá dỡ, cải tạo các
xây dựng
hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc từ
quá trình xây dựng các hạng mục/công
trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông
…), như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống
dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao
… và các vật liệu khác.
3 Chất thải rắn công
nghiệp


15
3.1 Chất thải từ các quá

Chất thải rắn công nghiệp nguy hại (ví dụ
trình công nghệ sản xuất trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này), được
công nghiệp và chất thải thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp công
rắn của các cơ sở xử lý nghiệp hoặc từ các công trình xử lý khí thải,
chất thải
xử lý chất thải rắn thông thường
(Nguồn: theo TCVN 6705-2009,[9])

Tính chất vật lí của chất thải rắn
-

Những tính chất quan trọng của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ

ẩm, kích thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR.
Trong đó khối lượng riêng, và độ ẩm và hai tính chất được quan tâm trong
công tác quản lý CTR đô thị. (Nguyễn Văn Phước,(2008),[9])
Tính chất hóa học của chất thải rắn
-

Thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất

quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh
chất thải.
-

Thành phần hóa học của chất thải gồm có: Carbon, hydro, oxy, nito,

lưu huỳnh, tro,… (Nguyễn Văn Phước,(2008),[9])
Tính chất sinh học của chất thải rắn
Phần hữu cơ (trừ nhựa, cao su, da) của hầu hết CTR có thể phân loại

về phương diện sinh học như sau:
-

Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: Đường, tinh bột, amino

axit và nhiều acid hữu cơ.
-

Bán xenlulo: Các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường glucose 5 và 6

carbon.
-

Xenlulo: Các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường glucose 6 carbon.


16

-

Dầu, mỡ và sáp: Là những este của ancol và acid béo mạch dài.
Lignin: Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm metoxyl (-OCH3)
Về ligin là một trong thành phần quan trọng của thực vật sau xenlulo

và hemixenlulo. Hàm lượng lignin trong tế bào gỗ khoảng 18-30% khối
lượng khô, trong cỏ là từ 10-20% khối lượng khô.
-

Lignoxenlulo: Là kết hợp của lignin và xenlulo.


-

Protein: Chất tạo thành từ chuỗi các amino axit.
Tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các TPHC có thể

được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất
vô cơ. Sự tạo thành mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính chất
dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR đô thị chẳng hạn như thực
phẩm thừa.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi(VS), xác định bằng cách nung CTR ở
nhiệt độ 550℃ thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh
học của phần hữu cơ trong CTR. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để đáng giá
khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR chưa chính xác,
do CTR có một số thành phần dễ bay hơi như giấy báo, sản phẩm thừa từ
cây trồng,…
Thay vào đó người ta sử dụng Lignin trong CTR để ước lượng tỷ lệ
phần dễ phân hủy sinh học của CTR, theo công thức:
BF=0,83 – 0,028.LC
Trong đó:
BF – Tỷ lệ phân hủy sinh học tính theo VS
0,83 và 0,028 – Hằng số thực nghiệm
LC – Hàm lượng lignin của VS, biểu diễn bằng % khối lượng khô.


17
Trên thực tế CTR thường được phân loại thành 2 loại: phân hủy chậm và
phân hủy nhanh.
( Nguyễn Văn Phước,(2008),[9])
Bảng 2.2: Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ theo % kl

lignin
Phần CTR bay
TT

Thành phần

Hàm lượng

Phần phân

ligin/VS(LC/V

hủy sinh học

S)

tính theo VS

7 – 15

0.4

0.82

hơi tính theo
chất khô
(VS/TS)

1


Thực phẩm thừa

2

Giấy

3

Giấy báo

94

21.9

0.22

4

Giấy văn phòng

96.4

0.4

0.82

5

Bìa cacton


94

12.9

0.47

6

Rác vườn

50 – 90

4.1

0.72

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước,(2008),[9])

Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời
gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, và bãi chôn lấp. Ở những
vùng khí hậu nóng ẩm, tốc độ phát sinh mùi thường cao. Một cách cơ bản,
sự hình thành mùi hôi là kết quả phân hủy kị khí các thành phần hữu cơ
trong rác đô thị.
Sự phát sinh ruồi
Vào mùa hè hay ở những nơi nóng ẩm, sự sinh trưởng và phát triển
của ruồi là vấn đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Ruồi có thể phát


18

triển trong thời gian 2 tuần từ sau khi sinh ra. Đời sống của ruồi nhặng từ
khi còn trong trứng đến khi trưởng thành có thể mô tả như sau:
Bảng 2.3: Giai đoạn sinh trưởng của ruồi
TT

Giai đoạn

Thời gian(h)

1

Trứng phát triển

8-12

2

Giai đoạn I của ấu trùng

20

3

Giai đoạn II của ấu trùng

24

4

Giai đoạn III của ấu trùng


72

5

Giai đoạn nhộng

96-120

Tổng cộng

216-264

(Nguồn: Nguyễn Văn Phước,(2008),[9])
Trứng phát
triển, 8
Giai
đoạn
nhộng,
96

Giai đoạn I
của ấu
trùng, 20
Giai đoạn II
của ấu
trùng, 24
Giai đoạn
III của ấu
trùng, 72


Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng của loài ruồi
Giai đoạn ấu trùng phát triển trong các thùng rất quan trọng chiếm
khoảng 5 ngày trong chu kỳ sống của nó. Nên việc thu gom CTR càng sớm
càng tốt để hạn chế sự di chuyển của ấu trùng.
Bảng 2.4: Các quá trình biến đổi áp dụng trong xử lý CTR
TT
1
1.1

Quá trình biên
đổi

Phương pháp biến
đổi

Sản phẩm

Lý học
Tách loại theo
thành phần

Tách loại bằng tay
hay máy phân loại

Các thành phần riêng
biệt trong hỗn hợp


19

chất thải đô thị
1.2 Giảm thể tích

Sử dụng lực hoặc áp
suất

Giảm thể tích ban đầu

1.3 Giảm kích thước

Sử dụng lực cắt,
nghiền hoặc xay

Biến đổi hình dạng
ban đầu và giảm kích
thước

2

Hóa học

2.1 Đốt

Oxy hóa bằng nhiệt

2.2 Nhiệt phân

Sự chưng cất phân
hủy


2.3 Khí hóa

Đốt thiếu khí

3

Sinh học

3.1 Hiếu khí compost

Biến đổi SH hiếu khí

Kỵ khí phân hủy
biogas

Biến đổi sinh học kỵ
khí

3.3 Kỵ khí Compost

Biến đổi sinh học kỵ
khí

3.2

CO2,SO2, sản phẩm
oxy hóa khác, tro
Khí gồm hỗn hợp khí
cặn dầu và than
Khí gồm hỗn hợp khí,

cặn dầu và than
Phân compost(mùn
dùng để ổn định đất
CH4,CO2, khí ở dạng
vết, chất thải còn lại
CH4, CO, sản phẩm
phân hủy còn lại mùn
hoặc bùn

(Nguồn: Dư Ngọc Thành, 2016, [12])

2.3. Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình chất thải rắn đô thị Việt Nam
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 1016% mỗi năm, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và
tại một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90%
tổng lượng chất thải rắn đô thị.


20
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô
thị đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới
45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị.
Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức
độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long,
thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh
hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thành
phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng
từ 0,31-0,38 kg/người/ngày.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm
2014 khoảng 23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày,
trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000
tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739
tấn/ngày.
Các yêu cầu chung trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải bảo đảm
các yêu cầu sau:
-

Phải thu gom, vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ

bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi
phải có nhiều cố gắng khắc phục.
-

Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí

nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội
ngũ những người lao động trực tiếp tham gia việc xử lý chất thải phù hợp
với khả năng kinh phí của thành phố và Nhà nước.


21
- Đưa được các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất
thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán
bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và long yêu nghề,
có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ chế
quản lý chung của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh

với nhiều thành phần kinh tế.
Các tác động của xử
lý chất thải không
hợp lý

Môi
trường
Xú uế

Làm mất
vẻ đẹp đô
thị

Làm hại
sức khỏe
con người

Hạn chế kết
quả sản xuất –
kinh doanh

Tạo môi
trường
dịch bệnh

Tạo nếp
sống kém
văn minh

Gây ùn

tắc giao
thông

Tác động xấu đến ngành du
lịch và văn hóa, sức khỏe, xã
hội,.

Hình 2.2: Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị
2.3.2.Tình hình thu gom chất thải tại các đô thị
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các
công sở hay những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chỡ đến địa điểm
xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển và chôn lấp.


22
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành
của các đô thị trung bình đạt khoảng 85% - 90% so với lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh và tại khu vực ngoại thành của các đô thị trung
bình đạt khoảng 60-80% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp,
trung bình đạt khoảng 40-60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô
hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
các vùng sâu, vùng xa.
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do
Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện. Bên
cạnh đó, trong thời gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi
trường của Nhà nước, đã có các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị. Nguồn kinh phí cho
hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị hiện nay do

Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệ sinh trên địa bàn.
Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ “sơ
cấp” và thứ cấp”. Sự phân biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực
như Hà Nội:Việc thu gom rác đi qua 2 giai đoạn: Thu gom rác ở
nhà(nguồn phát sinh) đưa tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại
chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Thường các hệ thống
thu gom sơ cấp là các xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay thu gom
rác.
Tuy nhiên, trên thực tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện về
giao thông, dân cư không tập trung còn tồn tại hiện tượng người dân vứt


23
bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại khu vực đất trống mà
không có sự quản lý của chính quyền địa phương.
2.3.3.Tình hình xử lí chất thải rắn
Hiện nay ngành công nghệ môi trường được phát triển thành một
ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia phát triển(Mỹ, Nhật Bản, Úc,
Anh, Xin-ga-po, Hà Lan, Hàn Quốc…) và một số quốc gia đang phát
triển(Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,…) Trong số các công nghệ đã được
áp dụng, có nhiều công nghệ được sự dụng ổn định như:
-

Công nghệ xử lý nước thải: Các phương pháp cơ học, hóa học, hóa

lý, hóa sinh, sinh học.
-

Công nghệ xử lý khí thải: Các phương pháp khô(buồng lắng, Xyclon,


lọc tay áo, lọc tĩnh điện, …) Các phương pháp ướt (Hấp thụ, oxyhóa-khử,
hấp phụ,..) các phương pháp nhiệt(đốt..)
-

Công nghệ xử lý chất thải rắn: chôn lấp hợp vệ sinh, đóng rắn, hóa

học, tái sử dụng, đốt, chuyển thành phân bón, sinh học,…
Hình chung tại Việt Nam, chất thải rắn được xử lí chủ yếu là chôn
lấp, đốt, tái chế và làm phân hữu cơ(Compost).
Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chất
thải rắn giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung
được đầu tư xây dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương.
Trong số 26 cơ sở xử lý chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ
đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử
lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử
lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưa được đánh giá
một cách đầy đủ, toàn diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lý chất thải


×