Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừng nhỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.98 KB, 6 trang )

Câu hỏi thi trắc nghiệm môn học
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY RỪNG
Chú ý: Đề thi dành cho sinh viên chính quy khoa Lâm nghiệp
Số câu hỏi trong mỗi đề thi là 39 câu, thời gian làm bài 60 phút
Chỉ đánh dấu vào 1 trong 4 phương án của mỗi câu hỏi
Tên:
Lớp:
MSSV:
GVGD:
1. Theo khái niệm, nhân giống (nói chung) ở thực vật là:
C1: Là quá trình tạo ra 1 số lượng cây con mới từ 1 nguồn giống ban đầu (có thể là
hạt, chồi, hom hoặc các bộ phận khác của cây).
C2: Là việc xây dựng các loại rừng giống và vườn giống để cung cấp hạt hoặc
hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước cải thiện giống về sau
tùy theo các phương pháp sinh sản thích hợp.
2. Theo khái niệm, vật liệu sử dụng cho nhân giống ở thực vật là:
Hạt, cành, thân, mô,…
3. Theo khái niệm, có hai hình thức nhân giống chính ở thực vật là:
Nhân giống hữu tính (bằng hạt) và nhân giống sinh dưỡng (bằng hom cành, ghép
cây, chiết cây, nuôi cấy mô,…).
4. Theo khái niệm, có các hình thức nhân giống sinh dưỡng ở thực vật là:
- Nhân giống sinh dưỡng bằng giâm hom.
- Nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô.
- Nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cây và chiết cây.
5. Theo khái niệm, quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật được hiểu là:
Là phải có tính đực và tính cái.
6. Căn cứ vào hình thức thụ phấn ở thực vật, có thể chia ra thành:
- Sinh sản hữu tính ở cây tự thụ phấn.
- Sinh sản hữu tính ở cây giao phấn (thụ phấn chéo).
7. Đối với hạt giống, quá trình ngủ của hạt ở thực vật có bản chất là:
Là trạng thái sinh học của hạt (hạt có khả năng sống, nhưng không nảy mầm trong


khi điều kiện độ ẩm và môi trường bình thường cho sự nảy mầm.
8. Trong nhân giống hữu tính, khâu xử lý hạt là nhằm vào mục tiêu:
Phá trạng thái ngủ của hạt, để đánh thức hạt nảy mầm.
9. Trong xử lý hạt giống, thường bao gồm những cách nào sau đây:
- Xử lý các loại hạt có vỏ cứng.
- Xử lý hạt ngủ bên trong (phôi ngủ).
- Phủ 1 lớp áo lên bên ngoài hạt.
10. Trong nhân giống hữu tính, kiểm nghiệm hạt giống có vai trò:
Đánh giá phẩm chất sinh lý của 1 lô hạt giống, dựa trên mẫu đại diện nhỏ. Xác
định phẩm chất hạt (được xác định từ mẫu hạt lấy từ lô hạt dự định dùng để sản xuất
trồng rừng) cho nhà sản xuất cây con ở vườn ươm và để trồng rừng. Kiểm nghiệm hạt
giống giúp nhà sản xuất cây con xác định số lượng hạt cần được đem gieo trên 1 đơn
vị diện tích để cung cấp đủ số lượng cây con dự tính đem ra trồng rừng.
Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 1


11. Trong công tác hạt giống, khái niệm về độ thuần của hạt được hiểu là:
Là những hạt xuất hiện bình thường về mọi mặt bên ngoài, có hay không có cấu
tạo hoàn chỉnh bao gồm nhân hay phôi hoàn chỉnh bên trong.
PP% =
(cho biết tỉ lệ hạt thuần so với tạp vật (tất cả các hạt quá bé nhỏ, dị dạng, tổn
thương cơ giới, bị nứt nẻ, có dấu hiệu sâu bệnh hại cùng với các vật vô cơ và hữu cơ)
và các hạt khác).
12. Trong công tác hạt giống, khái niệm về trọng lượng hạt được hiểu là:
Trọng lượng hay khối lượng 1000 hạt là khối lượng tính bằng gram của 1000 hạt
thuần (cho biết số lượng hạt trong 1 đơn vị trọng lượng (kg), hay trọng lượng tính
bằng gam của 1000 hạt thuần).
13. Trong công tác hạt giống, khái niệm về lượng nước trong hạt (hàm lượng nước
chứa trong hạt) được hiểu là:
- Trọng lượng ‘tươi’:

MC% =
- Trọng lượng ‘khô’:
MC% =
14. Trong công tác hạt giống, khái niệm về tỷ lệ nẩy mầm của hạt được hiểu là:
Là xác định tỷ lệ phần trăm hạt trong 1 lô có thể sản xuất thành 1 lượng cây con
như thế nào?
15. Trong công tác hạt giống, khái niệm về thế nẩy mầm của hạt được hiểu là:
Là tỷ lệ phần trăm của hạt đã nảy mầm cho đến lúc lượng nảy mầm trong ngày đạt
đến điểm cực đại (số hạt nảy mầm trong 1 ngày) trên tổng số hạt đem thử nghiệm.
16. Trong công tác hạt giống, chỉ tiêu quan trọng nhất được xác định là:
Độ thuần của hạt.
17. Trong công tác hạt giống, tỷ lệ nảy mầm của hạt được sử dụng để đánh giá:
- Để đánh giá so sánh khả năng sản xuất cây con của vườn ươm này với vườn ươm
khác dùng cùng 1 loại hạt giống như nhau vê phẩm chất và xuất xứ.
- Để đánh giá kĩ thuật gieo ươm cây con khác nhau.
- Để đánh giá so sánh chất lượng của lô hạt giống này với lô khác cùng loại cây.
- Để đánh giá các biện pháp kỹ thuật tác động đến hạt từ khâu thu hoạch hạt đến
gieo ươm.
18. Trong công tác hạt giống, lượng nước trong hạt được sử dụng để đánh giá:
Để đánh giá phẩm chất hạt giống.
19. Các yếu tố có ảnh hưởng đến thử nghiệm nảy mầm được xác định là:
- Giá thể nẩy mầm.
- Môi trường nẩy mầm.
- Đánh giá cây con mọc mầm.
20. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến thử nghiệm nảy mầm chủ yếu là:
- Ẩm độ và sự thoáng khí.
- Nhiệt độ.
- Ánh sáng.
21. Cơ sở tế bào học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng là:
Là sự phân bào nguyên nhiễm.

22. Nhân giống sinh dưỡng có thể được thực hiện với những loài cây:
Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 2


Xoan, Long não, Đa, Si, Cau, cây ăn quả, Keo lai, Bạch đàn, Phi lao,…
23. Nhân giống sinh dưỡng thì thực hiện được đối với một loài cây:
24. Khái niệm về cây đầu dòng trong nhân giống sinh dưỡng ở thực vật là:
Nhân giống sinh dưỡng tạo ra được các dòng vô tính mang đầy đủ các đặc điểm di
truyền của cây mẹ lấy giống được gọi là cây đầu dòng.
25. Một trong những tác dụng nổi bật của nhân giống sinh dưỡng là:
Duy trì sự sống và tính đa dạng của thực vật, cải thiện giống cây rừng.
26. Một trong những nhược điểm chính của nhân giống sinh dưỡng là:
- Cây con bị suy giảm sức sống do bị nhiễm virus và 1 số bệnh khác.
- Khả năng thích ứng của cây con khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi tỏ ra kém hơn
so với cây sinh sản từ hạt, chu kỳ sống của cây sinh dưỡng cũng thường ngắn hơn so
với cây mọc từ hạt.
- Kỹ thuật tạo giống trong 1 số trường hợp (chẳng hạn như nuôi cấy mô) phức tạp,
đòi hỏi phải có trang thiết bị, kiến thức cũng như tay nghề nhất định nên khó phổ cập
rộng rãi.
- Hệ số nhân giống của 1 số phương pháp (ví dụ như chiết, ghép) không cao, chỉ
thích hợp đối với các loài cây ăn quả hay cây cảnh, khó phổ cập rộng rãi đối với các
loài cây rừng.
- Ở 1 số loài cây rừng qua nhân giống sinh dưỡng, do giá thành cây con thường cao
dẫn đến hạn chế nhu cầu sử dụng của khách hàng.
27. Dạng khảm (xuất hiện trong một số trường hợp tiếp ghép) là:
28.
29.
30.
31.


Để sử dụng dòng vô tính một cách hữu hiệu thì cần phải:
Về mặt di truyền, nhân giống sinh dưỡng nhằm mục tiêu chính :
Về mặt kinh tế, nhân giống sinh dưỡng nhằm mục tiêu chính :
Trong lĩnh vực giống cây trồng, giâm hom được khái niệm là:
Là 1 đoạn thân cành, cành, rễ hoặc 1 mẫu phiến lá được sử dụng để tái tạo ra 1 cây
con hoàn chỉnh. Nhân giống bằng hom là dùng 1 bộ phận sinh dưỡng của cây để nhân
thành cây mới.
32. Trong lĩnh vực giống cây trồng, ghép cây được khái niệm là:
Ghép cây là 1 cách cho tiếp xúc 2 bộ phận sống của cây với nhau sao cho chúng
có thể tiếp hợp và sinh trưởng như 1 cây bình thường.
33. Trong lĩnh vực giống cây trồng, chiết cây được khái niệm là:
Là 1 phương pháp nhân giống băng cách kích thích các bộ phận (cành, thân) còn
liền với cây mẹ cho nó ra rễ để có 1 cây hoàn chỉnh.
34. Theo khái niệm, nuôi cấy mô (theo nghĩa rộng) được hiểu là:
Là phương pháp sản xuất hàng loạt cây con từ các bộ phận của cây bằng cách nuôi
cấy chúng trong ống nghiệm ở điều kiện vô trùng, có môi trường thích hợp và được
kiểm soát.
35. Thành công của phương pháp giâm hom (ra rễ) phụ thuộc chủ yếu vào:
Phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây lấy giống cũng như loại tế bào đã
phân hóa của cây.
36. Trong giâm hom, cơ sở sinh học là sự ra rễ bất định, rễ bất định của cây gỗ
thường được mọc từ:
Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 3


Bất kì bộ phận nào của cây, ngoài hệ rễ của nó.
37. Trong kỹ thuật giâm hom, các bước căn bản tạo cây con bằng giâm là:
- Tạo chồi hom.
- Thu hái chồi.
- Xử lý hom.

- Chăm sóc hom.
38. Trong kỹ thuật giâm hom cây rừng, nguồn vật liệu làm hom tạo cây con là:
Thân cành, cành, rễ, 1 mẩu phiến lá.
39. Dựa vào đặc điểm của cây giâm, phương pháp giâm hom nên áp dụng cho:
40. Các chất điều hoà sinh trưởng trong giâm hom bao gồm các nhóm chính:
- Auxin.
- IAA + IBA.
41. Với loài Keo lai (giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng), khi nhân giống có đặc
điểm:
Mang đặc điểm trung gian của bố và mẹ, Keo lai có khả năng sinh trưởng nhanh
trên nhiều loại đất khác nhau, kháng bệnh tốt, sản phẩm gỗ đáp ứng cho nhiều mục
đích sử dụng.
42. Cây hom Keo lai (sản phẩm của Keo lá tràm và Keo tai tượng) thì có đặc
điểm:
43. Xem xét các hình thức của nuôi cấy mô và tế bào, đặc điểm chung của chúng
là:
44. Trong các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, phương pháp phổ biến
là:
Nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh.
45. Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, qúa trình hình thành các bộ phận sống
của cây bị chi phối bởi:
- Bản chất vật liệu nuôi cấy (gọi là mẫu nuôi cấy).
- Môi trường nuôi cấy (môi trường vật lý và hóa học).
46. Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, quyết định sự thành công của cây con
được chi phối bởi:
Môi trường thích hợp.
47. Trong nuôi cấy mô với cùng một loài cây, quyết định cho sự ra rễ phụ thuộc
vào:
48. Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật, loại mô nuôi cây được ưu tiên hơn là:
Mô phân sinh.

49. Trong nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cây, cách ghép được sử dụng là:
- Ghép cành.
- Ghép thân.
- Ghép mắt.
- Ghép cây mầm.
- Ghép vi phẫu.
50. Yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của phương pháp ghép
cây là:
Cành ghép và gốc ghép.
51. Sản phẩm có được sau khi ghép từ hai cây cá thể khác nhau thì được gọi là:
52. Theo đặc điểm của loại vật liệu ghép, người ta chia ra hai loại ghép chính là:
Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 4


- Ghép cành.
- Ghép mắt.
53. Đặc điểm biểu thị kiểu hình của cây ghép sau khi ghép cành vào cành của gốc
ghép sẽ là:
54. Đặc điểm biểu thị kiểu hình của cây ghép sau khi ghép cành vào gốc ghép sẽ
là:
55. Đời sau của một cây được mọc từ hạt của cây ghép cành (cây mẹ) thì sẽ thể
hiện tính trạng:
56. Trong sản xuất lâm nghiệp, khi ghép cây với cây trội, cây trội sẽ được sử
dụng làm:
Được sử dụng làm giống (tạo cành ghép).
57. Theo đặc điểm ra rễ của thực vật, với cây gỗ thường có 3 cách chiết sau:
- Chiết đơn giản.
- Chiết trên không.
- Chiết chồi.
58. Dựa vào những ưu điểm của cây chiết, phương pháp chiết được áp dụng cho:

Một số loài cây khó nhân giống bằng hom, nhất là một số loài cây cảnh quý hiếm.
59. Một trong những chỉ báo đầu tiên cho sự thành công của phương pháp nhân
giống sinh dưỡng là:
60. Để phát huy đặc điểm của cây trội, cây trội cần được sử dụng làm giống ở
nhân giống sinh dưỡng với cây rừng.
61. Mô cây ghép (sinh dưỡng) thì khác với mô cây lai (hữu tính) ở đặc điểm:
62. Cây lai (nhân giống hữu tính) thì khác với cây ghép (sinh dưỡng) ở đặc điểm:
63. Theo cách thức nhân giống, hệ số di truyền (h2) cao nhất là của các phương
pháp:
64. Theo cách thức nhân giống, hệ số nhân giống cao nhất thuộc về các phương
pháp:
65. Trong sản xuất lâm nghiệp, để tạo một vườn giống lấy hạt thì phương pháp
nhân giống sinh dưỡng phù hợp nhất là:
Chiết cây.
66. Trong sản xuất lâm nghiệp, để một rừng trồng nhanh cho sản phẩm thì có thể
áp dụng phương pháp nào sau đây:
67. Trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, người ta chia ra hai loại vườn ươm là:
Vườn ươm tạm thời và vườn ươm cố định.
68. Trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, điều kiện chính để xây dựng vườn
ươm:
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện sản xuất.
69. Trong thiết kế vườn ươm lâm nghiệp, bắt buộc phải có hai khu vực chính sau:
- Thiết kế khu vực sản xuất.
Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 5


- Thiết kế hệ thống bổ trợ sản xuất.
70. Kỹ thuật gieo ươm tạo cây con từ hạt bao gồm các công đoạn sau:
- Chuẩn bị đất.

- Gieo hạt.
- Chăm sóc cây mầm, cây mạ.
- Chăm sóc cây con.
71. Trong kỹ thuật gieo ươm, ở khâu tạo bầu đất nuôi cây phải chú ý đến:
Tiêu chuẩn đất đóng bầu và tiêu chuẩn phân đóng bầu.
72. Trong kỹ thuật gieo ươm, xác định thời vụ gieo hạt thì phụ thuộc vào:
Điều kiện khí hậu của từng địa phương, đặc tính sinh vật học loài cây (mùa hạt
chính, khả năng và điều kiện bảo quản, nảy mầm của hạt giống, sức đề kháng của cây
mạ, cây con,…); thời vụ trồng rừng; và thời gian cần nuôi dưỡng cây con trong vườn
ươm.
Tóm lại, phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Thời vụ trồng rừng và tuổi cây con (thời
gian cần thiết để tạo cây con đủ tiêu chuẩn cho trồng rừng, tính theo tháng).
Thời vụ gieo ươm (tháng) = Thời vụ trồng rừng – Tuổi cây con
73. Trong khâu chăm sóc vườn vật liệu giống, các kỹ thuật áp dụng có thể là:
- Cắt tạo chồi cây giống.
- Cắt hom và cành ghép.
- Chăm sóc cây giống.
- Thời gian sử dụng vườn cây đầu dòng.
74. Trong nghiên cứu hạt giống, kỹ thuật bảo quản hạt giống nhằm mục đích:
Duy trì sức sống của hạt giống được lâu dài.
75. Trong nghiên cứu bảo quản hạt, các yếu tố chính ảnh hưởng đến sức sống hạt
gồm:
- Nhiệt độ.
- Ẩm độ.
- Điều kiện thoáng khí.
76. Trong nghiên cứu cây con giai đoạn vườn ươm, các nhân tố sinh thái có ảnh
hưởng và có thể kiểm soát được gồm có:
- Ánh sáng.
- Dinh sưỡng đất và phân bón.
- Hỗn hợp ruột bầu và kích thước bầu.

77. Trong nghiên cứu cây con giai đoạn vườn ươm, các chỉ tiêu đo đạc ở cây gồm
có:
Diễn biến sinh trưởng đường kính và diễn biến sinh trưởng chiều cao vút ngọn.
78. Trong nghiên cứu ở phạm vi vườn ươm, sử dụng phương pháp bố trí thí
nghiệm để:
Xác định ảnh hưởng của các nhân tố, cần phải bố trí thí nghiệm (trong phòng,
trong nhà lưới) với các loại nhân tố và mức độ của từng nhân tố ấy.
ĐHNL, tháng 04 năm 2017

0965.792.417

Đề cương kỹ thuật nhân giống cây rừngTrang 6



×