Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH NGỌC HẢI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH NGỌC HẢI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TẠI
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số : 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả

Huỳnh Ngọc Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn .................................................. 2
5. Kết cấu của luận văn.............................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN .......................................................................... 6
1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi ngân sách nhà nước ................................. 6
1.1.2. Bản chất chi ngân sách nhà nước..................................................... 7
1.1.3. Chức năng của chi ngân sách nhà nước........................................... 8
1.1.4. Vai trò của chi ngân sách nhà nước................................................. 9
1.1.5. Nội dung chi ngân sách nhà nước.................................................... 9
1.1.6. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện................................ 10
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN ................... 12
1.2.1. Phân cấp quản lý chi NSNN .......................................................... 12

1.2.2. Quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp Huyện ............... 12
1.2.3. Quản lý việc phân bổ và giao dự toán chi NS huyện .................... 14
1.2.4. Quản lý việc chấp hành dự toán chi ngân sách cấp huyện ............ 17
1.2.5. Quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi NS cấp huyện......... 19
1.2.6. Quản lý công tác quyết toán chi ngân sách huyện......................... 21
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách cấp huyện .......... 23


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI NGÂN SÁCH HUYỆN..... 25
1.3.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 25
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 25
1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng
ngân sách trên địa bàn ..................................................................................... 26
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH Ở MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG ........................................................................................................ 26
1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách quận Cẩm Lệ, thành phố
Đà Nẵng........................................................................................................... 26
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách ở huyện Hưng Hà, Thái Bình .... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN
PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM ............................................................... 33
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM .................................................. 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................... 33
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 34
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn ở huyện Phú Ninh .............................. 38
2.2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH .................... 39
2.2.1. Thực trạng chi đầu tư phát triển..................................................... 42
2.2.2. Thực trạng chi thường xuyên......................................................... 44
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH,

TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 47
2.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý và điều hành chi NSNN .................. 47
2.3.2. Lập dự toán chi ngân sách huyện .................................................. 50
2.3.3. Quản lý phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện ..................... 54
2.3.4. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách ..................................... 59


2.3.5. Quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN...... 63
2.3.6. Quản lý quyết toán chi ngân sách .................................................. 69
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách ........................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM .................................. 76
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHÚ NINH TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................... 76
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam trong thời gian tới ....................................................................... 76
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam............................................................................. 77
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM ..... 78
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý chi ngân sách cấp huyện . 78
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ, giao và chấp
hành dự toán .................................................................................................... 80
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các
khoản chi ngân sách cấp huyện....................................................................... 84
3.2.4. Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và
biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp
công lập ........................................................................................................... 89

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN...................................................... 91
3.2.6. Một số giải pháp khác.................................................................... 93
3.2.7. Một số kiến nghị ............................................................................ 96


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KPUQ

Kinh phí ủy quyền

KT-XH


Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Tình hình kinh tế xã hội huyện Phú Ninh từ năm 2008
đến năm 2013


2.2

68

Tổng hợp tình hình thẩm tra quyết toán chi thường
xuyên

2.9

64

Kết quả kiểm soát chi thường xuyên của KBNN huyện
Phú Ninh giai đoạn 2008 – 2013

2.8

59

Kết quả kiểm soát chi đầu tư phát triển của KBNN huyện
Phú Ninh giai đoạn 2008 – 2013

2.7

44

Tình hình chi ngân sách huyện Phú Ninh (2008-2013)
(thực hiện/kế hoạch)

2.6


42

Tình hình chi thường xuyên huyện Phú Ninh giai đoạn
2008-2013

2.5

40

Tình hình chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách huyện Phú
Ninh, giai đoạn 2008 – 2013

2.4

35

Bảng cân đối quyết toán NS huyện Phú Ninh giai đoạn
2008-2013

2.3

Trang

72

Tổng hợp tình hình thẩm tra quyết toán chi đầu tư phát
triển (2008 – 2013)

73



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
2.1

Quy trình lập dự toán NSNN hàng năm

2.2

Quy trình phân bổ giao kinh phí dự toán chi thường
xuyên

2.3

44
50

Quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư tại KBNN
Phú Ninh

2.4

Trang

54


Quy trình kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên tại
KBNN Phú Ninh

63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi tiêu NSNN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực
hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường. Chính vì vậy, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ
Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và
phát triển của nền kinh tế.
Phú Ninh gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã: 1 xã miền núi Tam Lãnh, 9
xã đồng bằng (Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc, Tam Vinh, Tam Thái, Tam
Dân, Tam Đại, Tam Đàn) và 1 thị trấn là trung tâm hành chính huyện (thị trấn
Phú Thịnh). Phú Ninh là huyện được tách ra từ thành phố Tam Kỳ, tên gọi
Phú Ninh chính là tên gọi của một công trình thủy lợi, thủy điện và du lịch
sinh thái.
Thực trạng hiện nay công tác thu, chi ngân sách của huyện vẫn còn
nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Thu ngân sách chưa tập trung đầy đủ; số thu
chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế trên địa bàn. Chính sách cơ chế phân
cấp nguồn thu chưa thật sự tạo được động lực khai thác tối đa nguồn thu, vẫn
chưa bao quát các nguồn thu, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế còn
lớn, nguồn thu còn hạn chế … Hiệu quả chi đầu tư còn thiếu tập trung dẫn
đến hiệu quả thấp, gây lãng phí; chi thường xuyên còn vượt dự toán. Do đó,
việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi NSNN, đảm bảo

đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu chi tiêu của các cấp chính quyền địa
phương, tăng cường cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và các khoản chi đột
xuất khác, khắc phục và giảm thiểu tối đa các hạn chế trong quản lý chi
NSNN như đã nêu trên là yêu cầu và đòi hỏi tất yếu đối với các cơ quan quản
lý và sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Phú Ninh.


2

Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam" làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích, hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và
quản lý chi ngân sách cấp huyện, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực
trạng quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phú Ninh, từ đó rút
ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện
Phú Ninh trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chi ngân
sách cấp huyện và quản lý chi ngân sách cấp huyện.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân
sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi ngân sách
cấp huyện trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý chi NSNN trên địa bàn một huyện.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được khảo sát trên địa bàn
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu

hoạt động quản lý chi của ngân sách cấp huyện, không nghiên cứu quản lý chi
đối với các khoản chi của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh.
- Thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu quản lý chi NSNN trên địa
bàn huyện Phú Ninh trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài chủ yếu vận dụng phương pháp luận của chủ


3

nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và
pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quản lý chi NSNN, phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành kinh tế như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng
hợp, đánh giá để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
* Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về
chi ngân sách cấp huyện và quản lý chi ngân sách cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chi ngân sách cấp huyện và quản lý chi
ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra
được những kết quả và hạn chế cần hoàn thiện trong quản lý chi NS cấp
huyện trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp huyện
nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng NSNN của chính
quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn huyện Phú Ninh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý chi ngân sách cấp huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Phú Ninh, tỉnh

Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách huyện Phú Ninh
trong thời gian tới
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế và
các bài viết đăng trên báo, tạp chí của trung ương và địa phương. Trong công


4

cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, quản lý kinh tế tài chính nói chung,
quản lý chi ngân sách nhà nước nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng
của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc điều hành, quản lý nền kinh
tế. Quản lý chi NSNN hiệu lực, hiệu quả sẽ góp phần ổn định nền kinh tế.
Cụ thể:
- “Xử lý bội chi ngân sách nhà nước” của TS. Trần Văn Giao, Tạp chí
Cộng sản 18(162) năm 2008, đã chi ra các giải pháp xử lý bội chi NSNN: Thứ
nhất, Nhà nước phát hành thêm tiền. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm
phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN.
Thứ hai, vay nợ cả trong và ngoài nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ
kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm
dự trữ ngoại hối quá nhiều. Thứ ba, tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể
sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Về hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi
NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Vũ Hoàng Nam, Học
viện Tài chính, năm 2008 đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát
chi qua KBNN, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều
hành NSNN;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Lấy ví dụ tại
Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định)” của tác giả Vũ Văn Yên, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008 đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm
soát chi thường xuyên bảo đảm cho việc quản lý, sử dụng NSNN đúng quy
định, đúng chế độ và có hiệu quả;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân
sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Vũ Hoài Nam, Đại học quốc gia


5

thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007;
- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn
thành phố Hà Tĩnh" của tác giả Trịnh Văn Ngọc, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008 đề xuất những giải pháp làm cho hoạt
động quản lý tài chính – ngân sách trên địa bàn có hiệu quả, đáp ứng nguồn
lực để thực hiện chức năng quyền lực hệ thống chính trị, phát triển KT-XH;
- “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” của GSTS Dương Thị Bình Minh, Nxb Tài chính 2005 và “Một số vấn đề về chính
sách tài khóa và đầu tư công với mục tiêu ổn định vĩ mô” của PGS.TS Vũ
Như Thăng, Tạp chính quản lý ngân quỹ quốc gia số 113 (11/2011): hai tài
liệu đề cập đến thực trạng quản lý chi tiêu công còn lãng phí, đầu tư công dàn
trãi và thiếu hiệu quả, định hướng và giải pháp cho đầu tư công ở Việt Nam
trong những năm tới: Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia; thu hút hợp
lý các nguồn lực xã hội để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt từ nguồn vốn
NSNN.
- Bài viết "Quản lý và sử dụng ngân sách trong tiến trình cải cách tài
chính công" của tác giả Nguyễn Sinh Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 3 năm 2005;
- Bài viết “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán
NSNN" của tác giả Hoàng Hàm, Tạp chí Kế toán, số 11,12 năm 2008;

- Bài viết “Phân tích tính công bằng và hiệu quả của chi NSNN theo
thành phố” của tác giả Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Quang Đông, tạp chí Tài
chính tháng 12/2009.


6

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chi ngân sách nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện
các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. NSNN bao gồm ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân
sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Khái niệm chi tiêu công về cả lý thuyết lẫn thực tế, có quan hệ trực tiếp
và không thể tách rời các hoạt động của nhà nước nhằm hai mục đích chính:
cải thiện phân phối thu nhập trong xã hội, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của
nền kinh tế. Chi tiêu công cũng có thể hiểu là giá trị của hàng hóa và dịch vụ
được nhà nước và các cơ quan nhà nước mua sắm. Theo quan điểm này, chi
tiêu công không bao gồm chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước.
Xét từ góc độ hẹp hơn của chi tiêu công là các khoản chi tiêu của Chính

phủ nhằm đạt nhiều mục đích khác nhau về kinh tế, xã hội lẫn cả mục đích
chính trị. Hoặc đối với các nhà quản lý ngân sách, chi tiêu công có thể được
coi là các khoản chi tiêu được trang trải từ ngân sách các cấp chính quyền từ
trung ương đến địa phương.
Như vậy đứng trên quan điểm của các nhà quản lý ngân sách ta có thể


7

hiểu chi NSNN (hay chi tiêu công) là những khoản chi tiêu do chính phủ hoặc
các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, chẳng
hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế,.... hay
nói cách khác: “chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo
những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước.”
Theo khái niệm trên chi NSNN có đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Chi NSNN gắn chặt với quyền lực Nhà nước
- Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết
định nội dung, cơ cấu, quy mô và mức độ các khoản chi NSNN. Chính vì vậy
các khoản chi NSNN mang tính pháp lý cao.
- Các khoản chi NSNN không mang tính bồi hoàn trực tiếp. Đặc điểm
này giúp chúng ta phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng, các
hoạt động kinh doanh.
- Chi NSNN liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế, diễn ra liên tục
trên diện rộng toàn quốc gia và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Do đó
quản lý kiểm soát chi NSNN là công việc có tính khá phức tạp.
1.1.2. Bản chất chi ngân sách nhà nước
Các hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn liền với quyền lực
kinh tế, chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà
nước. Nói một cách cụ thể hơn, quyền lực nhà nước và các chức năng của nó

là nhân tố trực tiếp quyết định mức chi, nội dung và cơ cấu chi của NSNN.
Xét về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối
lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở
mang các sự nghiệp văn hóa – xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý
nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.


8

Chi NSNN có quan hệ chặt chẽ với thu NSNN. Thu NSNN để đảm bảo
nhu cầu chi NSNN, ngược lại sử dụng vốn ngân sách để chi tiêu cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách. Do
vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn
luôn được Nhà nước quan tâm.
Chi NSNN gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế chính trị,
xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này chứng tỏ các khoản chi của
NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một
quốc gia.
1.1.3. Chức năng của chi ngân sách nhà nước
- Chức năng phân bổ nguồn lực: Chức năng phẩn bổ nguồn lực của chi
NSNN là chức năng mà nhờ vào đó nguồn lực NSNN thuộc quyền chi phối
của Nhà nước được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân
nhắc theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của
việc sử dụng các nguồn lực đó và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển vững
chắc và ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội. Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ là
NSNN được tạo lập, được phân phối và sử dụng. Khi sự phân bổ đạt đến tối
ưu sẽ thúc đẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội bằng việc
tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân đối quan trọng trong phân bổ.

- Chức năng phân phối thu nhập: Chức năng phân phối thu nhập là
chức năng mà nhờ vào đó chi NSNN được sử dụng vào việc phân phối và
phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhăm thực hiện mục tiêu
công bằng xã hội. Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên
tư cách là người có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối là NSNN đã
thuộc sở hữu Nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân, thể nhân
trong xã hội.


9

- Chức năng điều chỉnh và kiểm soát: Để quản lý một cách hữu hiệu
các hoạt động kinh tế - xã hội thì việc tiến hành điều chỉnh và kiểm soát
thường xuyên là cần thiết và khách quan. Với tư cách là một bộ phận của
NSNN, chi NSNN cũng là một công cụ quản lý trong tay Nhà nước và thực
hiện chức năng điều chỉnh và kiểm soát như một sứ mệnh xã hội tất yếu.
1.1.4. Vai trò của chi ngân sách nhà nước
Vai trò của chi NSNN được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ đảm
bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của
Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.
- Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước:
để duy trì sự tồn tại và hoạt động, bộ máy Nhà nước cần phải có nguồn tài
chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu. Các nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà
nước được đáp ứng bởi công cụ tài chính nhà nước, đặc biệt là NSNN.
- Vai trò trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Trong nền
kinh tế thị trường hiện đại, việc đề cao vai trò của nhà nước trong quản lý vĩ
mô nền kinh tế và phát huy vai trò của kinh tế Nhà nước ở một giới hạn hợp
lý là một trong những nhân tố cơ bản để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế
nhằm đạt tới ổn định, hiệu quả và công bằng. Do vị trí đặc biệt của mình, chi
NSNN trở thành công cụ đóng vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh các quan

hệ kinh tế xã hội nhằm đạt tới các mục tiêu đã định của kinh tế vĩ mô.
1.1.5. Nội dung chi ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên : Là những khoản chi không có trong khu vực đầu tư
và có tính chất thường xuyên để bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan nhà
nước nhằm duy trì “đời sống quốc gia”. Về nguyên tắc, các khoản chi này
phải được đảm bảo bằng các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong
cân đối) của NSNN.


10

Chi thường xuyên bao gồm:
- Chi cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được
giao phó đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Chi cho quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội để bảo vệ chủ quyền quốc
gia.
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước; chi cho các hoạt động sự
nghiệp, kinh tế; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo; chi sự nghiệp y tế, văn hóa,
xã hội, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao; chi cho chương trình mục tiêu
về y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa xã hội....
Chi đầu tư phát triển là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia
bao gồm: chi đầu tư xây dựng, chi mua sắm máy móc, thiết bị, chi xây dựng
mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị; chi cho việc thành lập các
doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các công ty, góp vốn vào các đơn vị, tổ
chức sản xuất kinh doanh, các chi phí chuyển nhượng đầu tư,....
Chi khác bao gồm: chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước, chi bổ sung ngân
sách cấp dưới, chi viện trợ, chi trả nợ gốc các khoản vay của chính phủ.
1.1.6. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Căn cứ vào yếu tố chi tiêu, phương thức quản lý và thời hạn tác động,
chi NSNN cấp huyện bao gồm các nội dung sau:

* Chi đầu tư phát triển, bao gồm:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không
có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý;
+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia
do các cơ quan cấp huyện thực hiện;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
* Chi thường xuyên, bao gồm:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội,


11

văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công
nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp huyện quản lý.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý như: sự nghiệp
giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm
nghiệp; sự nghiệp thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và
các hoạt động sự nghiệp địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động sự
nghiệp về môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân
sách cấp huyện bảo đảm theo quy định;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt
Nam ở cấp huyện;
+ Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện: Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện theo quy định;
+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp huyện
quản lý;

+ Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do
các cơ quan cấp huyện thực hiện;
+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
* Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
+ Bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn;
+ Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã, thị trấn.
* Chi chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách
huyện năm sau


12

- Số dư dự toán được phép chuyển sang ngân sách năm sau;
- Số dư tạm ứng được phép chuyển sang ngân sách năm sau;
- Số dư tài khoản tiền gửi kinh phí ngân sách (gồm cả tài khoản tiền gửi
kinh phí uỷ quyền - nếu có) được phép chuyển sang ngân sách năm sau;
- Số dư dự toán của các cấp ngân sách được cấp có thẩm quyền cho
phép hoặc theo chế độ quy định được chuyển sang ngân sách năm sau như:
Dự phòng, dự toán chưa phân bổ (nếu có), nguồn vốn phát hành trái phiếu
Chính phủ chưa sử dụng và số tăng thu so dự toán của các cấp ngân sách,
nguồn cải cách tiền lương...
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.2.1. Phân cấp quản lý chi NSNN
Phân cấp quản lý chi NSNN được hiểu là việc xác định phạm vi trách
nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước ở mỗi cấp trong việc quản lý,
điều hành thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
Phân cấp quản lý chi NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo
phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính
quyền nhà nước từ trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát

huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả
nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hóa chi NSNN được tốt hơn, điều
chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô
của chi NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý chi ngân sách còn có tác động
thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.2. Quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp Huyện
Việc quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp huyện do UBND
huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện. Trong đó, chức năng,
nhiệm vụ của mỗi cơ quan được quy định cụ thể như sau:


13

i) UBND huyện có nhiệm vụ:
Một là, hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính
quyền cấp xã, thị trấn lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý;
Hai là, tổng hợp và lập dự toán chi ngân sách cấp huyện; báo cáo
Thường trực HĐND huyện xem xét trước khi báo cáo UBND tỉnh;
Ba là, căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được UBND tỉnh giao,
UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách địa phương
và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, đồng thời báo cáo UBND tỉnh,
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư dự toán NS huyện và kết quả phân bổ dự
toán NS cấp huyện đã được HĐND huyện quyết định;
Bốn là, tổ chức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn
vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp xã, thị trấn
trên cơ sở phương án phân bổ ngân sách cấp huyện được Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân huyện thông qua;
Năm là, lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách cấp huyện và
phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện trình Hội đồng nhân

dân huyện quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
trong trường hợp nghị quyết của HĐND huyện không phù hợp với nhiệm vụ
thu, chi ngân sách được cấp trên giao;
ii) Phòng Tài chính- kế hoạch huyện có nhiệm vụ:
Một là, tổ chức làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện
về dự toán chi ngân sách hàng năm.
Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - kế
hoạch tổ chức làm việc, thống nhất với các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự
toán chi ngân sách; yêu cầu bố trí lại những khoản chi trong dự toán chưa
đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả
năng ngân sách và định hướng phát triển KT-XH trên địa bàn. Đối với các


14

năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính - kế hoạch chỉ
làm việc, thống nhất với đơn vị khi các đơn vị dự toán có đề nghị.
Trong quá trình làm việc, dự toán ngân sách và phương án phân bổ
ngân sách còn có ý kiến khác nhau giữa Phòng Tài chính - Kế hoạch với các
cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp xã, thị trấn, Phòng Tài chính - Kế hoạch
phải báo cáo UBND huyện xem xét, quyết định.
Hai là, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc
tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp
huyện theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi được phân cấp.
Ba là, lập dự toán chi đầu tư phát triển của NS cấp huyện; tổng hợp dự
toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, chi Chương trình
mục tiêu quốc gia do cấp huyện quản lý.
Bốn là, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp
nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách cấp huyện.
1.2.3. Quản lý việc phân bổ và giao dự toán chi NS huyện

UBND huyện căn cứ quyết định của UBND tỉnh về giao nhiệm vụ thu,
chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chi ngân
sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện trước ngày
20/12 hàng năm.
Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện giao nhiệm vụ
thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện, mức bổ
sung từ ngân sách cấp huyện cho từng xã, thị trấn.
i) Đối với chi ĐTXDCB
Dự toán và kế hoạch vốn được phân khai, giao cho các chủ đầu tư chi
tiết đến Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục của Mục lục Ngân sách nhà nước và mã
số dự án theo quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008
của Bộ Tài chính.


15

ii) Đối với chi thường xuyên
- Trường hợp đơn vị dự toán là cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việc
phân bổ và giao dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà
nước giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi ngân
sách nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Trường hợp đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước được căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại
đơn vị sự nghiệp (là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
hoặc đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động). Dự toán được giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi ngân sách nhà

nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không
thường xuyên.
Khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc,
UBND huyện và đơn vị dự toán cấp I phải bảo đảm phân bổ hết dự toán ngân
sách được giao. Trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn
vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, nhưng khi
phân bổ cho các nhiệm vụ này, đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân
bổ gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm tra.
Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi
ngân sách trên các mặt sau:
- Thẩm tra tính chính xác giữa nội dung, tổng mức phân bổ của đơn vị
dự toán cấp I cho các đơn vị sử dụng ngân sách với nội dung, tổng dự toán do
UBND huyện giao.


×