Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần GREENFEED việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 125 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THANH DUNG

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số

: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HÀ TẤN

Đà Nẵng - Năm 2012


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Dung




3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 2
5. Bố cục đề tài...................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP ........................................... 8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM. .................................... 8
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm ..................................................... 8
1.1.2. Mục đích của kế toán trách nhiệm................................................. 8
1.1.3. Kế toán trách nhiệm – một nội dung cơ bản của kế toán quản trị .. 9
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM
TRÁCH NHIỆM .......................................................................................... 10
1.2.1. Phân cấp quản lý......................................................................... 10
1.2.2. Các trung tâm trách nhiệm. ......................................................... 12
1.3. TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN Ở CÁC TRUNG TÂM TRÁCH
NHIỆM ..................................................................................................... 16
1.3.1. Báo cáo dự toán. ......................................................................... 16
1.3.2. Tổ chức báo cáo thực hiện .......................................................... 23
1.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM .... 27
1.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí.................................... 27
1.4.2. Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu ..................................... 28
1.4.3. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận................................ 29

1.4.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư..................................... 29


4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUẢN TRỊ NỘI
BỘ - BIỂU HIỆN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN GREENFEED VIỆT NAM ............................................................ 34
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
GREENFEED VIỆT NAM ......................................................................... 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 34
2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty........................35
2.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý ở Công ty............................................. 35
2.1.4. Phân cấp quản lý ở công ty .......................................................... 37
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty............................................ 41
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUẢN TRỊ NỘI
BỘ - BIỂU HIỆN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM ........................................................ 43
2.2.1. Công tác lập dự toán tại Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam .. 43
2.2.2. Công tác lập báo cáo kế toán phục vụ quản trị nội bộ ở Công ty. 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUẢN TRỊ NỘI BỘ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM............................... 66
2.3.1. Ưu điểm...................................................................................... 66
2.3.2. Nhược điểm ............................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 70
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM .......................... 71
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC VÂN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM ................. 71

3.2. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VẬN DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM. ..................................... 72


5

3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại công ty............................ 72
3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng dự toán phục vụ đánh giá trách
nhiệm các trung tâm ............................................................................. 75
3.2.3. Hoàn thiện báo cáo thực hiện của các trung tâm trách nhiệm ở
Công ty................................................................................................. 87
3.2.4. Hoàn thiện công cụ phân tích đánh giá trách nhiệm ở các trung
tâm của Công ty ................................................................................... 96
3.2.5. Các giải pháp về mặt tổ chức và hỗ trợ khác............................. 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................... 107
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 110
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC.


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính


BTC

Bộ tài chính

CC-DC

Công cụ dụng cụ

CN

Chi nhánh

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVL

Nguyên vật liệu

QLDN


Quản lý doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXC

Sản xuất chung

SP

Sản phẩm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

1.1

Dự toán sản xuất

17

1.2

Dự toán chi phí NVL trực tiếp

18

1.3

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

19

1.4

Dự toán chi phí sản xuất chung

19

1.5


Dự toán chi phí bán hàng và QLDN

20

1.6

Dự toán tiêu thụ sản phẩm

21

1.7

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

22

1.8

Dự toán trung tâm đầu tư

23

2.1

Dự toán tiêu thụ năm 2012 – toàn Công ty

44

2.2


Dự toán tiêu thụ năm 2012 – CN Bình Định

45

2.3

Dự toán sản xuất năm 2012 – CN Bình Định

48

2.4

Dự toán nhu cầu NVL để sản xuất (SP: HP 024) năm 2012

49

– CN Bình Định
2.5

Dự toán nhu cầu NVL để sản xuất năm 2012– CN Bình

50

Định
2.6

Bảng dự toán nhu cầu NVL để sản xuất năm 2012 – toàn

51


Công ty
2.7

Dự toán chi phí NVL trực tiếp năm 2012 – CN Bình Định

51

2.8

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2012– CN Bình

52

Định
2.9

Dự toán chi phí SXC năm 2012– CN Bình Định

53

2.10

Dự toán chi phí bán hàng năm 2012– CN Bình Định

54

2.11

Dự toán chi phí QLDN năm 2012– CN Bình Định


55


8

2.12

Dự toán chi phí QLDN năm 2012 – toàn Công ty

56

2.13

Dự toán lợi nhuận năm 2012 – toàn Công ty

56

2.14

Báo cáo chi phí NVL trực tiếp; quý I – năm 2012 – CN

57

Bình Định
2.15

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí NCTT; quý I – năm

58


2012 – CN Bình Định
2.16

Báo cáo chi phí NCTT; quý I – năm 2012 – CN Bình

59

Định
2.17

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí SXC; quý I – năm

60

2012 – CN Bình Định
2.18

Báo cáo chi phí SXC; quý I – năm 2012 – CN Bình Định

60

2.19

Báo cáo tình hình thực hiện CPSX ; quý I – năm 2012 –

61

CN Bình Định
2.20


Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng; quý I –

62

năm 2012 – CN Bình Định
2.21

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí QLDN; quý I – năm

62

2012 – CN Bình Định
2.22

Báo cáo tình hình thực hiện chi phí QLDN; quý I – năm

63

2012 – toàn Công ty
2.23

Báo cáo tình hình tiêu thụ; quý I – năm 2012 – Depot

64

Nghệ An
2.24

Báo cáo tổng hợp doanh thu toàn công ty; quý I – năm


65

2012
2.25

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn Công ty; quý

66

I – năm 2012
3.1

Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

76


9

3.2

Bảng phân tích chi phí dựa trên dự toán tĩnh; quý I –

79

năm 2012 – CN Bình Định (SP: HP 024)
3.3

Bảng tính biến phí đơn vị dự toán; quý I – năm 2012 –


80

CN Bình Định (SP: HP 024)
3.4

Bảng tính chi phí dựa trên dự toán linh hoạt; quý I –

80

năm 2012 – CN Bình Định (SP: HP 024)
3.5

Bảng phân tích dự toán chi phí dựa trên dựa toán linh

81

hoạt; quý I – năm 2012 – CN Bình Định (SP: HP 024)
3.6

Bảng dự toán doanh thu – Depot Nghệ An – năm 2012

83

3.7

Bảng dự toán doanh thu toàn Công ty – năm 2012

84

3.8


Dự toán lợi nhuận - Chi nhánh Bình Định

86

3.9

Dự toán hiệu quả vốn đầu tư

87

3.10

Bảng phân tích chi phí sản xuất; quý I – năm 2012 – CN

89

Bình Định (SP: HP 024)
3.11

Bảng phân tích chi phí sản xuất; quý I – năm 2012 – CN

90

Bình Định
3.12

Báo cáo phân tích doanh thu tiêu thụ; quý I – năm 2012 –

91


Depot Nghệ An
3.13

Báo cáo doanh thu tiêu thụ toàn Công ty; quý I – năm

92

2012
3.14

Báo cáo phân tích lợi nhuận; quý I – năm 2012 – CN

93

Bình Định
3.15

Báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; quý I –

95

năm 2012
3.16

Báo cáo phân tích doanh thu tiêu thụ Depot Nghệ An;
quý I – năm 2012

99



10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số

Tên hình

hiệu
1.1
1.2

Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán
Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ
chức quản lý

Trang
10
13

2.3

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

41

3.1

Tổ chức trung tâm trách nhiệm của Công ty


73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, kế toán quản trị đã ra đời từ rất
sớm và trở thành một môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động
quản lý ở các DN. Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và kế toán trách
nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Xu hướng phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng đặt ra cho kế toán trách
nhiệm những vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các DN. Các DN
muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, nâng
cao hiệu quả hoạt động của DN. Trong đó, việc nghiên cứu và tổ chức vận
dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong hoạt động quản lý của các DN là một
yêu cầu cấp thiết khách quan, nhất là các DN quy mô lớn, cơ cấu tổ chức và
hoạt động gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân.
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam là một DN sản xuất thức ăn gia súc,
gia cầm, thủy hải sản với nhiều loại sản phẩm, qui mô lớn và cơ cấu gồm nhiều
đơn vị trực thuộc bố trí ở các địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay kế toán
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm ở công ty chưa được quan tâm, thể
hiện như cơ cấu tổ chức quản lý của công ty còn nhiều mặt chưa hợp lý. Công
ty có thực hiện phân cấp quản lý nhưng chưa hình thành các trung tâm trách
nhiệm cụ thể, riêng biệt. Hệ thống báo cáo còn sơ sài, không mang tính thường
xuyên. Nhân viên kế toán ở công ty chủ yếu thực hiện kế toán theo truyền
thống là kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Chỉ khi nào có yêu cầu mới thu
thập xử lý, phân tích số liệu phục vụ cho mục đích quản trị, do vậy thông tin
cung cấp cho công tác quản trị thường không kịp thời. Điều này làm cho việc
đánh giá thành quả của từng đơn vị đối với mục tiêu chung của Công ty là thiếu

tính chính xác. Chính những hạn chế này dẫn đến khả năng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm ở các đơn vị cấp dưới rất thấp, còn ỷ lại. Chính vì vậy, việc tổ chức


2

kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam thành công sẽ
giúp Công ty có được một hệ thống cung cấp các thông tin tin cậy, giúp cho
việc đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị, bộ phận trong Công ty
Tác giả nhận thấy việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty
cổ phần GreenFeed Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối
với sự phát triển của công ty. Do vậy, tác giả mạnh dạn chọn và thực hiện đề
tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần GreenFeed Việt
Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, hướng đến vận dụng
trong điều kiện các DN Việt Nam
- Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần GreenFeed
Việt Nam thông qua việc mô tả các đặc điểm, quy trình và nội dung mà hệ
thống kế toán đang được vận hành tại Công ty, từ đó, nêu lên những ưu điểm
và vạch ra nhược điểm của hệ thống kế toán cần được giải quyết.
- Sau cùng, tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về kế toán trách
nhiệm và việc vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần GreenFeed
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán liên quan đến đánh giá
trách nhiệm ở tất cả các đơn vị, bộ phận tham gia vào hoạt động SXKD của
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ
liệu để rút ra những nhận xét về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp thu thập


3

dữ liệu cơ bản là phương pháp thu thập thông tin bằng các nguồn tài liệu sẵn
có, chủ yếu là nguồn thông tin từ công ty và các giáo trình về kế toán quản trị,
các tạp chí chuyên ngành, các công trình khoa học đã công bố có nội dung
liên quan,…Trên cơ sở nguồn tài liệu, thông tin đã thu thập được, tác giả tiến
hành nghiên cứu, phân tích, so sánh và thống kê để rút ra những mặt tồn tại
trong tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của Công ty, từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm trong DN
Chương 2: Thực trạng kế toán phục vụ quản trị nội bộ - biểu hiện của kế
toán trách nhiệm ở Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam
Chương 3: Tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần
GreenFeed Việt Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Những năm gần đây, các nhà quản lý DN ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến kế toán quản trị để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường khả năng
thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả sử
dụng vốn. Hay cụ thể hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về
mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động SXKD của DN.
Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán
DN; tuy nhiên, nó chỉ mới được phát triển một cách có hệ thống về lý luận và
thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các DN có quy mô lớn, có

trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và điều
kiện xử lý thông tin.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền với
chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các DN; tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ


4

mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 và trở thành
yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu
những năm 2000 khi yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực
cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế
giới. Về mặt luật pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính
thức trong luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng
dẫn áp dụng trong DN qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của
Bộ Tài chính.
Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến kế toán trách
nhiệm, vốn là một trong những nội dung và cũng là phương pháp cơ bản của
kế toán quản trị nhằm tổ chức điều hành và kiểm soát hoạt động của các tổ
chức kinh doanh một cách hiệu quả. Trên thế giới, hệ thống kế toán DN đã có
những thành tựu đáng kể trong cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động
quản trị tài chính, đặc biệt là bộ phận kế toán quản trị. Ở Việt Nam kế toán
quản trị vẫn còn là một mảng kế toán còn mới mẻ và chưa áp dụng phổ biến.
Hơn nữa, với sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng diễn ra một cách gay gắt,
thì một trong những giải pháp mà DN nào cũng phải tính đến là việc quản lý
tiết kiệm chi phí ngày càng hiệu quả. Chính vì điều này đã khẳng định vai trò,
vị trí của kế toán quản trị trong các DN ngày càng được nâng cao. Do nhận
thấy tầm quan trọng của việc tổ chức hệ thống kế toán phục vụ đánh giá trách
nhiệm, các nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về mô hình kế toán trách nhiệm.
Áp dụng thành công mô hình kế toán trách nhiệm, DN sẽ có được một hệ

thống cung cấp các thông tin tin cậy và sự kiểm soát chặt chẽ.
Kế toán trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và kiểm soát hữu hiệu
thông qua việc xác định các trung tâm trách nhiệm. Đây là phương pháp kế
toán thu thập, ghi nhận, đo lường, báo cáo kết quả của từng bộ phận để đánh


5

giá thành quả của từng bộ phận nhằm kiểm soát hoạt động của các bộ phận
trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm là một
yêu cầu cấp thiết đối với sự sống còn của một DN, đặc biệt là các DN có quy
mô lớn, phạm vi hoạt động rộng.
Để tổ chức và vận dụng thành công mô hình kế toán trách nhiệm trong
DN; nhiều học viên cao học đã đầu tư nghiên cứu về đề tài kế toán trách
nhiệm. Tuy nhiên, ở mỗi DN có những đặc điểm, thực trạng phân cấp quản lý
khác nhau, do vậy mỗi học viên có phương pháp nghiên cứu, đánh giá, phân
tích khác nhau và thậm chí có thể có những cách nhìn nhận vấn đề khác biệt,
dẫn đến kết quả của công trình nghiên cứu đạt được ở mức độ khác nhau,
nhưng mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài kế toán trách nhiệm là
phải có mô hình phân cấp quản lý tài chính hợp lý, tổ chức các trung tâm
trách nhiệm và tổ chức đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
trong tổ chức.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài:“Tổ chức kế toán trách nhiệm
tại Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam”, tác giả đã tham khảo một số Luận
văn cao học nghiên cứu về đề tài kế toán trách nhiệm trong DN như sau:
+ Luận văn của thạc sĩ Đặng Anh Tuấn (2009), đề tài “Một số giải pháp
hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại tổng công ty xây dựng Thăng Long” luận
văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, làm
cơ sở để đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm cũng như nghiên

cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty. Trong đó,
đề tài đã đề xuất những giải pháp chính như xây dựng các trung tâm trách
nhiệm; hoàn thiện các công cụ cung cấp thông tin cho công tác dự toán và
giao khoán; hoàn thiện các báo cáo đánh giá thành quả quản lý; vận dụng
công cụ kế toán trách nhiệm đánh giá công tác giao thầu và giao khoán.


6

+ Luận văn của thạc sĩ Lê Thị Thu Hiền (2009), đề tài “Tổ chức công tác
kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng” đề tài
đã khái quát những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm từ những khái niệm,
bản chất và nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm trong DN, cho đến mối
quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với sự phân cấp quản lý tài chính. Trên cơ
sở đó, đề tài đã tiến hành xây dựng các trung tâm trách nhiệm; xác định các
mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng trung tâm trách nhiệm hợp lý với sự
phân cấp quản lý; tổ chức và xây dựng các báo cáo thành quả và đưa ra một
số chỉ tiêu đánh giá thành quả của các bộ phận. Mục đích là hướng các bộ
phận vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, bên cạnh đó nó sẽ giúp
cho nhà quản trị có cơ sở để đưa ra chính sách khen thưởng kịp thời, động
viên, khích lệ các bộ phận.
+ Luận văn của thạc sĩ Phạm Thị Cân (2011), đề tài “Tổ chức công tác
kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thiết kế viễn thông tin học Đà Nẵng”
luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm,
làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ
phần thiết kế viễn thông tin học Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra
một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty như
giải pháp: hoàn thiện tổ chức phân cấp quản lý và xây dựng các trung tâm
trách nhiệm theo mô hình mới của công ty; xác định bộ máy kế toán cho mô
hình tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Thiết kế Viễn thông Tin

học Đà Nẵng; Hoàn thiện công tác đánh giá thành quả của các trung tâm trách
nhiệm; Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, tham khảo những công
trình nghiên cứu có liên quan, luận văn “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại
Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam” đã khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về kế toán trách nhiệm, từ bản chất, mối quan hệ giữa phân cấp quản lý


7

và kế toán trách nhiệm, đến việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm và đánh
giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm. Trên cơ sở đó, đề tài đã đánh giá
thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán phục vụ quản trị nội
bộ tại Công ty nói riêng, đồng thời đưa ra các giải pháp tổ chức công tác kế
toán trách nhiệm tại Công ty, như tổ chức các trung tâm trách nhiệm, hoàn
thiện công tác xây dựng dự toán, tổ chức hệ thống báo cáo và các chỉ tiêu
đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm ...
Nhìn chung, qua quá trình nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty cổ
phần GreenFeed Việt Nam, tác giả nhận thấy, việc tổ chức kế toán trách
nhiệm tại Công ty là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Tổ chức thành công
hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ giúp Công ty có được một hệ thống cung cấp
các thông tin tin cậy, giúp cho việc đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các đơn vị,
bộ phận trong Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.


8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM.

1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Hầu hết các tổ chức thường được cấu tạo gồm các đơn vị, bộ phận trực
thuộc. Làm thế nào để đánh giá hiệu quả công việc của các cá nhân, đơn vị,
bộ phận trong tổ chức? Để hỗ trợ cho quản lý, đo lường và kiểm soát kết quả
bộ phận kế toán quản trị, vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
(Resonsibility Accounting) để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm
trách nhiệm, dựa trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên
trách nhiệm được giao cho bộ phận. Vậy kế toán trách nhiệm là gì?
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả,
hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một DN. Đó là công cụ
đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi
nhuận, doanh thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm soát và có trách
nhiệm tương ứng.
Như vậy, hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ
chức các bộ phận trong DN có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện
doanh thu và lợi nhuận, đầu tư. Kế toán trách nhiệm nhằm mục đích thông tin
về hiệu quả hoạt động của các bộ phận đó.
1.1.2. Mục đích của kế toán trách nhiệm
Mục đích của kế toán trách nhiệm là đo lường, qua đó đánh giá trách
nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện
mục tiêu chung của toàn DN. Để đạt được các mục tiêu chung của toàn DN,
mỗi bộ phận trong tổ chức phải nổ lực thực hiện các mục tiêu riêng lẻ do ban


9

quản lý cấp cao vạch ra cho từng bộ phận. Việc đánh giá này dựa trên hai tiêu
chí đó là hiệu quả và hiệu năng.
Hiệu quả là việc so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra cho
trung tâm trách nhiệm đó. Nói cách khác, đó chính là mức độ mà trung tâm

trách nhiệm hoàn thành mục tiêu của mình.
Hiệu năng là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm
hay có thể nói đó chính là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được so với nguồn tài
nguyên thực tế mà trung tâm trách nhiệm đã sử dụng để tạo ra kết quả
Như vậy việc xác định được hiệu quả và hiệu năng của các trung tâm
trách nhiệm và trên cơ sở đó xác định được các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết
quả hoạt động của từng trung tâm sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất
lượng hoạt động của giám đốc các trung tâm, đồng thời khích lệ họ điều hành
hoạt động trung tâm của mình phù hợp với mục tiêu cơ bản của toàn đơn vị.
1.1.2.Kế toán trách nhiệm – một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Kế toán trách nhiệm là một nội dung quan trọng trong kế toán quản trị,
hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ thiết lập mạng lưới thông tin trong công ty từ
đó tập hợp thông tin về các hoạt động bộ phận từ cấp thấp đến cấp cao. Các dữ
liệu tài chính của hoạt động ngày càng được nhận dạng, phân loại lại và tổ chức
báo cáo theo phạm vi trách nhiệm.
Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, về cơ bản cũng
có đầy đủ nội dung của kế toán quản trị, thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý
ở các bộ phận đối với mục tiêu cuối cùng của DN. Trách nhiệm đó thể hiện
qua sơ đồ 1.1.


10

Chức năng quản trị

Quá trình kế toán

Xác định mục tiêu

Hình thành các chỉ tiêu kinh tế


Xây dựng kế hoạch

Lập bảng dự toán

Tổ chức thực hiện

Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra đánh giá

Lập các báo cáo thực hiện

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá trình kế toán
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC TRUNG TÂM
TRÁCH NHIỆM
Kế toán trách nhiệm là công việc không thể tách rời các trung tâm trách
nhiệm. Các trung tâm này được hình thành trên cơ sở phân cấp quản lý trong DN
1.2.1. Phân cấp quản lý.
Tổ chức phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định
cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN. Và cấp dưới đó
chỉ ra quyết định trong phạm vi quyền hạn được giao. Tuỳ theo từng DN nhà
quản trị DN cần phải xác định đúng đắn mức độ phức tạp của tổ chức để từ đó
thực hiện phân quyền cho phù hợp. Nếu quyền lực được phân tán quá rộng
xuống cấp dưới thì nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong kiểm tra giám sát hoạt
động của các bộ phận để đảm bảo tính thống nhất. Ngược lại, nếu nhà quản trị
tập trung quyền lực, trực tiếp quản lý điều hành từ những công việc mang tính
tác nghiệp đến những công việc mang tính chiến lược thì sẽ dẫn đến tình trạng
công việc quá tải và nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc hoạch định các
chiến lược. Do vậy, nhà quản trị phải xây dựng một hệ thống các mục tiêu sao

cho mỗi bộ phận đều đảm bảo thực hiện được, phải có sự tương quan giữa


11

quyền hạn và trách nhiệm. Ngoài ra, các DN còn có thể kết hợp giữa mô hình
tập trung quyền lực và mô hình phân quyền. Trong đó, một số quyết định chỉ
những nhà quản trị cấp cao thực hiện, một số khác được uỷ quyền quyết định
xuống cấp thấp hơn. Sự pha trộn này khắc phục được nhược điểm của hai
quan điểm quản trị.
Việc phân quyền chứa đựng nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực. Trong
một tổ chức kinh doanh, lĩnh vực cơ bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến
nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm là sự phân quyền về quản lý tài chính từ
cấp trên xuống cấp dưới hay nói cách khác là sự phân cấp quản lý tài chính.
Như vậy, phân cấp quản lý tài chính là sự phân tán quyền cho cấp dưới, dẫn
đến sự phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý tài chính
cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn.
Khi tiến hành phân cấp quản lý, nếu DN chia ra quá nhiều cấp có thể sẽ
dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết
định vào một nơi thì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Vì thế, nhà quản lý cần
phải cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện việc phân cấp đó.
Qua phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập
tương đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao
kiến thức chuyên môn, tăng khả năng ứng xử các tình huống để điều hành tốt
hoạt động của đơn vị, bộ phận.
Nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở các mức độ khác
nhau và chịu trách nhiệm về công việc của mình nên thúc đẩy họ phát huy khả
năng quản lý. Điều này không những thúc đẩy kết quả của cả tổ chức mà còn
đem lại cơ hội thăng tiến cho các nhà quản trị bộ phận.
Chính sự phân cấp quản lý mà các bộ phận có thể tiếp cận được các

thông tin và phản hồi thông tin cho nhà quản lý cấp trên được đầy đủ và
kịp thời.


12

Việc xác định kết quả và hiệu quả công việc cho mỗi người và mỗi bộ
phận sẽ khuyến khích được sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệnm được nâng
cao. Đồng thời tạo ra được môi trường thi đua lành mạnh trong toàn tổ chức.
Phân cấp quản lý sẽ phục vụ cho việc ra quyết định có tính chính xác cao
hơn. Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền hạn và trách nhiệm ở
từng cấp một cách rõ ràng nên có cơ sở khi đánh giá kết quả hoạt động của
từng đơn vị, bộ phận, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sai phạm.
Bên cạnh những ưu điểm, phân cấp quản lý cũng tồn tại những khó
khăn như:
+ Việc phân cấp quản lý càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát
được. Thậm chí nếu kiểm soát không tốt, phân cấp quản lý có thể dẫn đến
tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của toàn DN. Do các giám đốc trung tâm
trách nhiệm chỉ tập trung vào lợi ích của đơn vị, không xem xét quyết định đó
có ảnh hưởng đến DN như thế nào, làm lệch mục tiêu chung của DN
+ Việc phân cấp quản lý dẫn đến sự tách bạch về quyền lợi và trách
nhiệm giữa các bộ phận có thể dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ
phận, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn DN.
1.2.2. Các trung tâm trách nhiệm.
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức, nơi mà nhà
quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về việc hoàn thành trách nhiệm của bộ phận
mình. Tuỳ thuộc vào tính phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp
quản lý mà DN thiết lập các trung tâm trách nhiệm cho phù hợp.
Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống cấp bậc: Ở cấp thấp là
các trung tâm trách nhiệm cho từng phân xưởng sản xuất, từng đội thi

công,…Nhà quản lý ở mỗi cấp này là trưởng bộ phận, trưởng xưởng, quản đốc
hay đội trưởng. Ở cấp cao hơn là các bộ phận hoặc các thành phần gồm nhiều
đơn vị nhỏ như các trung tâm trách nhiệm theo khu vực, theo chức năng kinh


13

doanh…và cấp cao nhất là cả công ty. Nhà quản trị cấp cao nhất chính là giám
đốc công ty.
Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức
quản lý thể hiện thông qua sơ đồ 1.2
Hệ thống Kế toán
trách nhiệm

Cơ cấu tổ chức
quản lý

Chỉ tiêu đánh
giá

Trung tâm
đầu tư

Hội đồng quản trị

RI
ROI

Trung tâm
lợi nhuận


Tổng công ty, công
ty, chi nhánh độc
lập

Chênh lệch lợi
nhuận, Tỷ lệ thực
hiện lợi nhuận

Trung tâm
doanh thu

Chi nhánh, bộ
phận bán hàng

Chênh lệch DT, Tỷ
lệ DT thực tế so
với DT dự toán

Trung tâm
chi phí

Các đơn vị, bộ
phận sản xuất

Chênh lệch chi
phí, Tỷ lệ chi phí
thực tế so dự toán

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với

cơ cấu tổ chức quản lý
Căn cứ vào sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra đã được lượng hoá của
các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người quản trị
trung tâm mà ta có thể xây dựng các trung tâm trách nhiệm thành 4 loại như


14

sau: Trung tâm đầu tư; Trung tâm lợi nhuận; Trung tâm doanh thu; Trung tâm
chi phí.
a. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ có
quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó.
Trung tâm chi phí thường trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián
tiếp phục vụ kinh doanh mà không có quyền hạn đối với các doanh thu, lợi
nhuận và đầu tư vốn. Tuỳ theo tính chất của chi phí và kết quả làm ra mà
người ta chia trung tâm chi phí thành trung tâm chi phí định mức và trung tâm
chi phí tuỳ ý.
Trung tâm chi phí định mức (Standard Cost Center): là trung tâm có chi
phí đầu vào được xác định tương ứng với đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ.
Thông thường chi phí định mức được xác định để tính mức hiệu quả công
việc, ngoài ra còn đánh giá kết quả thực hiện với dự toán.
Trung tâm chi phí tuỳ ý (Discrectionary Expense Center): là trung tâm có
chi phí không xác định được mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra hay là không
thể tính được đầu ra rõ ràng được. Chẳng hạn như trung tâm chi phí là các
phòng ban quản lý, bộ phận nghiên cứu và phát triển, hoạt động tiếp thị và
khuyến mãi, kho bãi .... DN thường kiểm soát các bộ phận này bằng cách giám
sát nguồn lực cung cấp như: Con người, thiết bị, chi phí công cụ dụng cụ....
Tóm lại, mục tiêu của trung tâm chi phí là quản lý tiết kiệm chi phí, thông
qua việc đánh giá tình hình chi phí thực tế của bộ phận so với kế hoạch giúp

cho nhà quản trị xác định và kiểm tra chi phí nhằm giúp việc sử dụng chi phí
đạt hiệu quả cao
b. Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được
quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó.


15

Đối với các DN thuộc loại hình sản xuất sản phẩm và kinh doanh hàng
hoá thì trung tâm doanh thu là các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng bán
sản phẩm, hàng hoá của DN.
c. Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được
quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ phận đó.
Trung tâm lợi nhuận có thể quyết định về hoạt động SXKD như: sản xuất
sản phẩm, dịch vụ nào, tổ chức thực hiện ra sao, chất lượng như thế nào...
Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí nên các nhà quản trị của trung
tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở bộ phân
đó. Vì vậy, nhà quản trị được quyền quyết định về những vấn đề như: định giá,
chi phí quảng cáo, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán…
d. Trung tâm đầu tư:
Trung tâm đầu tư là trung tâm có quyền cao nhất, trung tâm này không
chỉ có quyền và trách nhiệm đối với trung tâm lợi nhuận, doanh thu, chi phí
mà còn có quyền và trách nhiệm đối với vốn hoạt động và tài sản kinh doanh.
Trung tâm này thường thuộc về các chủ đầu tư hay đại diện của một nhóm
người bỏ vốn vào DN. Các trung tâm đầu tư phải nắm rõ mối quan hệ giữa lợi
nhuận thu được và tài sản được đầu tư. Một đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhà quản lý của trung tâm đầu tư có trách nhiệm
lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp.

Qua trình bày trên ta thấy, các trung tâm trách nhiệm có đặc điểm
-Quyền quyết định được phân định rõ ràng cho mỗi trung tâm trách nhiệm
-Việc đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm dựa trên các thông
tin nội bộ do hệ thống kế toán quản trị cung cấp.


×