Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm dược niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ ANH ĐÀO

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
TRONG NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ ANH ĐÀO

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
TRONG NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN GIA DŨNG

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

HUỲNH THỊ ANH ĐÀO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BMI

Tổ chức Giám sát kinh doanh quốc tế

BV

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

CPI


Chỉ số giá tiêu dùng

DCF

Mô hình chiết khấu dòng tiền

DIV

Tỷ lệ chi trả cổ tức

DSE

Sở giao dịch chứng khoán Dhaka

DPS

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội


HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

NAVPS
P
P/E

Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu
Giá cổ phiếu thị trường
Hệ số giá thị trường của cổ phiếu trên thu nhập

UAE

Các nước tiểu Ả rập thống nhất

Size

Quy mô doanh nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Báo cáo số liệu thống kê của HOSE trong giai đoạn 2010-


31

bảng
2.1

2014
2.2

Thang đo các nhân tố nội sinh

36

2.3

Thang đo các nhân tố ngoại sinh

36

2.4

Xếp hạng các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến giá cổ

37

phiếu ngành thực phẩm
2.5

Xếp hạng các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng đến giá cổ


38

phiếu ngành thực phẩm
2.6

Danh sách 15 công ty trong ngành thực phẩm được niêm

40

yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh
2.7

Danh sách 10 công ty chọn mẫu trong ngành thực phẩm

41

được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh
2.8

Bảng các biến tham gia vào nghiên cứu

43

2.9

Tỷ lệ chi trả cổ tức của 10 công ty trong ngành thực phẩm

45


được niêm yết trên sàn HOSE
2.10

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu của các 10 công ty trong

47

ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn HOSE
2.11

Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu của 10 công ty ngành

49

thực phẩm được niêm yết trên sàn HOSE
2.12

Doanh thu thuần của 10 công ty ngành thực phẩm được
niêm yết trên sàn HOSE

51


Số hiệu

Tên bảng

Trang


bảng
2.13

Thống kê chỉ số CPI trong cả nước từ năm 2010-2014

53

2.14

Tổng sản phẩm quốc nội của cả nước từ năm 2010-2014

54

3.1

Thống kê mẫu khảo sát (N = 200)

59

3.2

Ma trận tương quan giữa các biến

61

3.3

Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy

62


3.4

Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình

63

3.5

Phân tích phương sai (hồi quy)

63

3.6

Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter

64

3.7

Phân tích phương sai theo thời gian

68

3.8

Kiểm định ANOVA - thời gian

68


3.9

Phân tích phương sai theo công ty

68

3.10

Kiểm định ANOVA - công ty

69


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ

23

hình
1.1

phiếu


tại thị trường tài chính UAE của Hussein A.

Hassan Al- Tamimi (2007)
1.2

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ

24

phiếu của các Ngân hàng thương mại ở Jordan (2010)
1.3

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ

25

phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Amman (2014)
1.4

Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định biến động giá

27

cổ phiếu ở Bangladesh (2009)
2.1

Biến động giá cổ phiếu của 10 công ty trong ngành thực

33


phẩm được niêm yết trên Sở chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh
2.2

Quy trình nghiên cứu

34

2.3

Mô hình nghiên cứu đề xuất

42

3.1

Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

70


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn............................................................................. 4

7. Tổng quan tài liệu tham khảo ............................................................... 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................9
1.1. CỔ PHIẾU........................................................................................9
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 9
1.1.2. Phân loại ......................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm....................................................................................... 13

1.2. GIÁ CỔ PHIẾU..............................................................................13
1.2.1. Giá phát hành cổ phiếu................................................................. 13
1.2.2. Thị giá của cổ phiếu ..................................................................... 14
1.2.3. Giá trị hiện tại của cổ phiếu ......................................................... 14
1.2.4. Giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu ................................... 14
1.2.5. Một số phương pháp định giá cổ phiếu thường ......................... 15

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ
PHIẾU ..................................................................................................18
1.3.1. Các điều kiện kinh tế vĩ mô.......................................................... 18
1.3.2. Tình hình chung của ngành .......................................................... 19
1.3.3. Tình hình tài chính của bản thân công ty niêm yết .................... 19


1.3.4. Diễn biến của các thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường
bất động sản, lĩnh vực kinh doanh khác.................................................. 21
1.3.5. Một số nhân tố khác ..................................................................... 22

1.4. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....................................23
1.4.1. Mô hình nghiên cứu của Hussein A. Hassan Al - Tamimi ... 23
1.4.2. Mô hình nghiên cứu của Faris Nasif AL- Shubiri ...................... 24
1.4.3. Mô hình nghiên cứu của Mohammad A. Almumani .................. 25

1.4.4. Mô hình nghiên cứu của Shohrab Hussain Khan ...................... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................28
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..........................................30
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỰC PHẨM ..................................30
2.1.1. Tình hình Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE).................................................................................................... 30
2.1.2. Tình hình chung của ngành Thực phẩm tại Việt Nam ................ 31

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................34
2.2.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................... 34
2.2.2. Nghiên cứu định tính.................................................................... 35
2.2.3. Nghiên cứu định lượng................................................................. 39

2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ VÀ CÁC GIẢ THUYẾT...42
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................... 42
2.3.2. Mô tả các thành phần trong mô hình nghiên cứu......................... 43
2.3.3. Các giả thuyết ban đầu ................................................................. 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................58
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU........................................................58
3.1.1. Giá cổ phiếu (P) ............................................................................ 58


3.1.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) ............................................................. 58
3.1.3. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)................................................ 58
3.1.4. Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) .......................... 59
3.1.5. Quy mô doanh nghiệp (Size) ........................................................ 59
3.1.6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ............................................................ 59

3.1.7. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ................................................... 59

3.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG PHÂN TÍCH HỒI
QUY ....................................................................................................60
3.2.1. Phân tích tương quan ................................................................... 60
3.2.2. Phân tích hồi quy........................................................................... 61

3.3. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................65
3.3.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H1............................................ 65
3.3.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H2............................................ 66
3.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H3............................................ 66
3.3.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H4............................................ 66
3.3.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H5............................................ 67
3.3.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu H6............................................ 67

3.4. KIỂM TRA SỰ KHÁC NHAU THEO THỜI GIAN .....................68
3.5. KIỂM TRA SỰ KHÁC NHAU THEO CÔNG TY ........................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................70
CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ..................71
4.1. TÓM TẮT MỘT SỐ KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA
NGHIÊN CỨU ......................................................................................71
4.1.1. Kết quả .......................................................................................... 71
4.1.2. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................. 73

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ......................................75


4.2.1. Đối với các công ty ngành thực phẩm .......................................... 75
4.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 76

4.2.3. Đối nhà đầu tư .............................................................................. 77

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ..................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã trải qua
các giai đoạn phát triển thăng trầm cùng với sự biến động của nền kinh tế
trong nước lúc tăng, lúc giảm. Song, nó cũng đã thể hiện đầy đủ đúng bản
chất của một thị trường, là nơi mà các chủ thể kinh doanh huy động vốn
nhanh nhất và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh kịp thời,
thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Trong đó, nhóm ngành thực
phẩm được đánh giá có độ hấp dẫn khá cao.
Theo Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, mười tháng đầu năm 2013,
trong khi tốc độ tăng trưởng một số ngành công nghiệp giảm mạnh thì ngành
chế biến thực phẩm lại có mức tăng trưởng mạnh, lên tới 15,5% so với cùng
kỳ năm ngoái, chiếm 16,5% tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành
phố Hồ Chí Minh.
Theo các chuyên gia và các công ty nghiên cứu thị trường, sức tiêu thụ
sản phẩm thực phẩm chế biến của thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là mì ăn
liền và bánh kẹo còn rất lớn. Khoảng 56% số dân ở thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nội độ tuổi dưới 30, có xu hướng tiêu dùng bánh kẹo nhiều hơn thế hệ
cha ông. Tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo ở thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt khoảng 10%. Theo

dự báo của tổ chức Giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), mức tiêu thụ thực
phẩm bình quân đầu người Việt Nam đang tăng 4,3%/năm. Vì vậy, thị trường
thực phẩm Việt Nam được đánh giá có độ hấp dẫn khá cao.
Từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty
trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)”. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những nhân


2
tố ảnh hưởng biến động giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm,
từ đó, đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu giá cổ phiếu của các
công ty trong ngành thực phẩm trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển
thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán của các công ty
ngành thực phẩm nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận văn là tập trung nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu của các công ty trong ngành
thực phẩm, trường hợp nghiên cứu: các công ty được niêm yết trên sàn
HOSE. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn tập trung vào:
- Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về các nhân tố ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu.
- Tổng hợp sự biến động giá cổ phiếu trong mối tương quan với các nhân tố.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến giá
cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn
HOSE.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các nhà quản lý bình ổn giá cổ phiếu
của các công ty trong ngành thực phẩm trên Sở giao dịch chứng khoán thành

phố Hồ Chí Minh.
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Các nhân tố ngoại sinh tác động mạnh hơn hay yếu hơn nhân tố nội sinh.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có ảnh hưởng hay không đến giá cổ phiếu
của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh.


3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành
thực phẩm được niêm yết trên sàn HOSE.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu 15 công ty trong ngành
thực phẩm niêm yết trên HOSE.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: dữ liệu dùng để thực hiện luận văn được
thu thập từ năm 2010- 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về giá cổ
phiếu và thông qua các mô hình từ những nghiên cứu trước đây nhằm thiết lập
bảng câu hỏi sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức. Phỏng vấn, thu thập ý
kiến chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất.
Phương pháp định lượng
Được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các
giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Xác định mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm
yết trên sàn HOSE.
Dữ liệu và mẫu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ nhà đầu tư có liên quan đến doanh
nghiệp chia sẻ bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc. Các số liệu liên


4
quan đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đã công bố trong các Bản cáo
bạch cũng như trong các Bản tin Chứng khoán của HOSE qua các năm. Số
lượng các công ty được chọn lựa để phân tích và chạy hồi quy phải hoạt động
xuyên suốt từ năm 2010 tới nay thì đề tài mới có ý nghĩa. Do vậy tôi lấy số
liệu 10 công ty thuộc ngành thực phẩm đã niêm yết trên thị trường chứng
khoán từ năm 2010 để phân tích. Và các công ty được chọn phải đảm bảo vẫn
niêm yết trên sàn HOSE cho tới nay.
Dữ liệu thứ cấp: các thống kê về lạm phát, lãi suất của Tổng cục Thống
kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các phân tích về các nhân tố ảnh hưởng
đến giá cổ phiếu của các tác giả, các chuyên gia trong và ngoài nước. Các
phân tích, tổng hợp số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam của các công
ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh
mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục
theo 4 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu.
- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị

7. Tổng quan tài liệu tham khảo
Tài liệu 1
Đề tài " Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại thị trường tài chính
các nước tiểu Ả rập thống nhất (UAE)" (2007) [10]
Nghiên cứu này tìm ra các yếu tố chính quyết định giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán UAE. Các dữ liệu nghiên cứu bao gồm các giai đoạn


5
1990-2005. Các mẫu bao gồm 17 công ty dựa trên sự sẵn có của các dữ liệu
trong thời gian đó. Mô hình hồi quy mẫu được chạy cho thị trường tài chính
UAE với 5 biến độc lập sau khi loại bỏ biến giá dầu và cổ tức trên mỗi cổ
phiếu vì những vấn đề đa cộng tuyến. Những phát hiện của nghiên cứu này
phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy tác động mạnh mẽ và tích cực của EPS trên giá cổ phiếu UAE. Các hệ số
của cung tiền và GDP là như mong đợi, tích cực nhưng không đáng kể về mặt
thống kê. Hơn nữa, các hệ số của chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất là như mong
đợi, tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% nhưng không đáng kể về mặt
thống kê trong trường hợp lãi suất.
Tài liệu 2
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá
chứng khoán trên thị trường: Một nghiên cứu thực nghiệm tại các Ngân hàng
Thương mại ở Jordan” (2010) [7].
Nghiên cứu này cho rằng chuyển động của giá cổ phiếu là kết quả của sự
chuyển động các nhân tố ngoại sinh vi mô và kinh tế vĩ mô. Các mẫu của
nghiên cứu bao gồm 14 ngân hàng thương mại của thị trường chứng khoán
Amman giai đoạn 2005 - 2008. Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến được
tiến hành để tìm ra các mối quan hệ giữa nhân tố ngoại sinh vi mô với giá cổ
phiếu và mối quan hệ có ý nghĩa rất tích cực giữa giá thị trường của cổ phiếu
và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu; giá thị trường với tỷ lệ chi trả cổ tức,

tổng sản phẩm trong nước, và mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực với tỷ lệ lạm
phát và lãi suất cho vay nhưng không có ý nghĩa với một số năm của thị
trường chứng khoán Amman ở Jordan.


6
Tài liệu 3
Đề tài “Các yếu tố quyết định giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm
yết trên sản giao dịch chứng khoán Amman: Phương pháp định lượng”
(2014) [6].
Nghiên cứu này giúp xác định các yếu tố định lượng ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu của các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Amman giai đoạn 2005 – 2011, sử dụng phân tích thực nghiệm của một tập
hợp các biến độc lập và phụ thuộc. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, có
mối tương quan giữa các biến độc lập DPS, EPS, BV, PE và S với biến phụ
thuộc MP và mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm thêm rằng, có
một mối quan hệ tích cực giữa EPS và MP của các ngân hàng niêm yết ở
Jordan. Hơn nữa, có một mối quan hệ giữa BV và MP của các ngân hàng.
Một phát hiện thực nghiệm từ phân tích hồi quy cho thấy một mối quan hệ
tích cực giữa P/E và MP. Kết quả thực nghiệm từ phân tích hồi quy về mối
quan hệ giữa S và MP chỉ ra rằng có một mối quan hệ nghịch đảo giữa S và
MP. Và các biến số khác như DPS và DP có tác động đáng kể MP.
Tài liệu 4
Đề tài “Yếu tố quyết định biến động giá cổ phiếu ở Bangladesh: Cổ tức
và lợi nhuận giữ lại” (2009) [12].
Nghiên cứu này đã áp dụng một số mô hình đi trước khi xem xét để kiểm
tra các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến số tài chính khác nhau. Dữ
liệu được lựa chọn từ các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Dhaka (DSE) giai đoạn 2000 - 2006 đã được thu thập từ các báo cáo
hàng năm của công ty tương ứng, báo giá hàng ngày của DSE. Kết quả nghiên

cứu được phân tích từ các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng cổ tức, lợi
nhuận để lại và các yếu tố khác có mối quan hệ năng động với giá thị trường
cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động tổng thể của cổ tức lên


7
giá cổ phiếu là tương đối tốt hơn lợi nhuận giữ lại và dự kiến cổ tức sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong việc xác định giá cổ phiếu.
Tài liệu 5
Đề tài “Tác động của lãi suất lên giá cổ phiếu tại UAE” (2010) [8].
Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của lãi suất trên giá cổ phiếu tại
UAE. Mặc dù theo lý thuyết tài chính, lãi suất là một yếu tố quyết định yếu tố
chính của giá cổ phiếu, nhưng tác giả lại đưa ra giả thuyết cho rằng trong
UAE lãi suất không có một sức mạnh dự đoán giá cổ phiếu. Tác giả sử dụng
hồi quy, kiểm tra quan hệ nhân quả Granger và sử dụng dữ liệu hàng tháng để
hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết. Phát hiện của tác giả có một ý nghĩa quan
trọng: sẽ là một sai lầm khi dựa vào dự báo và xu hướng lãi suất để đưa ra
quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán UAE.
Tài liệu 6
Đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của Việt Nam. Một số
điểm cần lưu ý” (2013) [1].
Nghiên cứu này cho rằng giá cả chứng khoán là một chỉ tiêu rất nhạy
cảm trong môi trường tổng thể của hệ thống kinh tế xã hội, trước hết là độ an
toàn của nền tài chính quốc gia. Nếu xét một cách tổng hợp, nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và biến động giá cả chứng khoán bao gồm: Những
nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và một số nhân tố ảnh hưởng khác.
Dựa vào nghiên cứu, kết quả của các đề tài trên là cơ sở khoa học giúp hoàn
thiện hơn nữa trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Một là, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bổ sung vào hệ thống lý
thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đối với các công

ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, đặc biệt là các công ty trong
ngành thực phẩm.


8
Hai là, khả năng điều chỉnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho những
đo lường về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá cổ phiếu.
Ba là, quy trình nghiên cứu trong các chuyên đề này có thể tham khảo về
quy trình và phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo lường.
Bốn là, kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho các công ty sản xuất và
kinh doanh tham khảo để xác định các nhân tố chủ yếu tác động đến giá cổ
phiếu các công ty, qua đó tìm ra các nguồn lực chủ chốt trong việc tạo ra giá
trị đó và tập trung để nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực cốt lõi đó.


9
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. CỔ PHIẾU
1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6 năm 2009
của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Cổ
phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty
phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán
ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người
nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty
phát hành.[2,tr114]

Lịch sử ra đời cổ phiếu gắn liền với lịch sử hình thành công ty cổ phần cổ phiếu chính là sản phẩm riêng của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công
ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua
cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần
gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở
hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong
công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy,
cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
1.1.2. Phân loại
Khi xem xét cổ phiếu của công ty cổ phần, thường có sự phân biệt cổ
phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu
đang lưu hành.


10
Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập,
thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng luật pháp các nước
quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong
điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu
đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một
công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá
trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát
hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ
công ty.
Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các
nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ
phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát
hành.
Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được
chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này
có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp

một số nước quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ
phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó;
do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền
tham gia bỏ phiếu.
Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu
hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu
hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành - Số cổ phiếu quỹ
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang
lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.


11
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ
phiếu vô danh.
Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ
phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải
đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty
cho phép.
Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu
này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân
biệt cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách
phân loại phổ biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta
thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu phổ thông
Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của
công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ
đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty,

được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.
Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là
khoản nợ đối với công ty.
Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau
khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi
công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức
bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế.
Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời
cũng hấp dẫn nhà đầu tư.


12
Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới
để tăng vốn.
Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.
Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải,
tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi
số lượng vốn góp vào công ty.
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty,
đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số
quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông về mặt tài chính nhưng bị hạn
chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi
được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:
Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ
phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được
trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ
phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường

được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu
hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty,
nhưng sau người có trái phiếu.
Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu
đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định
những vấn đề quan trọng của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh
giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi.
Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu


13
phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý
hay giải thể công ty.
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được
nhận cổ tức khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ).
1.1.3. Đặc điểm
a. Không có kỳ hạn và không hoàn vốn
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần.
Chỉ có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn.
(Khi công ty phá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu).
b. Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố
định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận
nhiều hơn so với các loại chứng khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại, khi
làm ăn khó khăn hoặc thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức.
c. Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại

của tài sản thanh lý
d. Giá cổ phiếu biến động rất mạnh
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác
động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của
công ty.
1.2. GIÁ CỔ PHIẾU
1.2.1. Giá phát hành cổ phiếu
Giá phát hành của cổ phiếu là giá bán ra khi đơn vị phát hành cổ phiếu.
Do mức doanh lợi của công ty và giá cả thị trường không giống nhau cho nên


14
giá phát hành của các cổ phiếu cũng không giống nhau. Thông thường có mấy
loại giá sau:
- Bình giá: là giá phát hành dựa trên mệnh giá cổ phiếu
- Thời giá là giá dựa vào giá hiện hành của các cổ phiếu đang lưu thông
trên thị trường để xác định mức giá phát hành.
- Giá trung gian: là giá dựa vào giá trung gian giữa giá cổ phiếu và giá
thị trường để xác định mức giá phát hành.
- Chiết giá phát hành: là giá phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá.
1.2.2. Thị giá của cổ phiếu
Thị giá của cổ phiếu là chỉ giá cổ phiếu được mua bán tại thị trường giao
dịch cổ phiếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu là rất nhiều.
Công thức để tính thị giá:
Thị giá

=

Mệnh giá cổ phiếu


x

Lợi tức dự tính
Lợi tức thị trường

Đây chỉ là mức giá theo lý thuyết. Khoảng cách giữa mức giá lý thuyết
này so với giá thực tế là tương đối lớn.
1.2.3. Giá trị hiện tại của cổ phiếu
Giá trị hiện tại của cổ phiếu là giá trị mà cổ phiếu thể hiện một cách
chính thức tại một thời điểm nào đó.
1.2.4. Giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu
- Giá mở cửa
Là giá đầu tiên được mua bán của một loại cổ phiếu nào đó tại thời điểm
mở của thị trường trong ngày tại nơi giao dịch cổ phiếu.
- Giá đóng cửa
Là giá cuối cùng của một loại cổ phiếu nào đó được mua bán vào thời
điểm cuối cùng trong ngày tại nơi giao dịch cổ phiếu.


×