Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh ngũ hành sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.9 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ MINH THANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ MINH THANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN



Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Minh Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................1
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................2
7. Kết cấu luận văn................................................................................. 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...........................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.............................................7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về cho vay tiêu dùng..............................7
1.1.2. Vai trò cho vay tiêu dùng............................................................. 9
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng.......................................................11

1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
TIÊU DÙNG...................................................................................................18
1.2.1. Phân tích mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu trong cho
vay tiêu dùng........................................................................................18
1.2.2. Các tiêu chí phân tích kết quả cho vay tiêu dùng...................... 22
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng.........27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................34
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI NHÁNH NGŨ
HÀNH SƠN................................................................................................... 35


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI
NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN...........................................................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................. 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban.........36
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh................................................... 39
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN...............47
2.2.1. Đặc điểm khách hàng vay tiêu dùng tại VietinBank Ngũ Hành Sơn 47

2.2.2. Qui định cho vay tiêu dùng tại VietinBank Ngũ Hành Sơn.......48
2.2.3. Thực trạng các biện pháp thực hiện mục tiêu cho vay tiêu dùng
VietinBank – Ngũ Hành Sơn đã tiến hành...........................................53
2.2.4. Kết quả Cho vay tiêu dùng.........................................................58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG.................69
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc....................................................................... 69
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................74
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI NHÁNH

NGŨ HÀNH SƠN..........................................................................................75
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................75
3.1.1. Đánh giá nhu cầu vay tiêu dùng trên địa bàn.............................75
3.1.2. Mục tiêu phát triển của VietinBank Ngũ Hành Sơn..................76
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI NHÁNH NGŨ HÀNH
SƠN.................................................................................................................79
3.2.1. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trƣờng và cung ứng sản phẩm
đa dạng, phù hợp..................................................................................79


3.2.2. Đẩy mạnh công tác khai thác và chăm sóc khách hàng.............80
3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động quảng bá các sản phẩm cho vay tiêu dùng
................................................................................................................. 82

3.2.4. Hoàn thiện sản phẩm, quy trình, thủ tục cho vay.......................84
3.2.5. Duy trì kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng.......................86
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực........................................88
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ...........90
3.3. KIẾN NGHỊ.............................................................................................92
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ............................................................92
3.3.2. Kiến nghị với NHNN.................................................................94
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN..................95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...............................................................................97
KẾT LUẬN....................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

KHCN

: Khách hàng cá nhân

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

CVTD

: Cho vay tiêu dùng

TNHH MTV

: Trách nhiện hữu hạn một thành viên

KH

: Khách hàng


NHNN

: Ngân hàng nhà nƣớc

TCTD

: Tổ chức tín dụng

NHCT VN

: Ngân hàng công thƣơng Việt Nam

PGD

: Phòng giao dịch

CN

: Chi nhánh

CBTD

: Cán bộ tín dụng

UBND TP

: Ủy ban nhân dân thành phố

ĐV


: Đơn vị

TDQT

: Tín dụng quốc tế

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

GDV

: Giao dịch viên

CP

: Cổ phần

ĐVCNT

: Đơn vị chấp nhận thẻ

TSBĐ

: Tài sản bảo đảm

TSCĐ

: Tài sản cố định



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

41

2.2

Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2011 – 2013

44

2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

46

2.4

Cơ cấu dƣ nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011 – 2013


59

2.5

Kết quả dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo cơ cấu sản phẩm

60

2.6

Cơ cấu tài sản bảo đảm CVTD giai đoạn 2011 - 2013

63

2.7

Số lƣợng khách hàng cho vay tiêu dùng giai đoạn 2011 –
2013

64

2.8

Dƣ nợ CVTD bình quân giai đoạn 2011 – 2013

65

2.9


Tỷ trọng cho vay tiêu dùng

65

2.10

Tỷ lệ nợ nợ xấu CVTD giai đoạn 2011 – 2013

67

2.11

Thu nhập từ hoạt động CVTD giai đoạn 2011 – 2013

68


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
hình

Tên bảng

Trang

1.1

Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

15


1.2

Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp

15

1.3

Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp

17

2.1

Bộ máy quản lý của Vietinbank Ngũ Hành Sơn

37

2.2

Quy trình cho vay tiêu dùng Vietinbank Ngũ Hành Sơn

53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh tình hình sản xuất khó khăn, khách hàng là doanh
nghiệp có tiềm năng không nhiều. Vì vậy, nhiều ngân hàng chuyển hƣớng vào
cho vay đối tƣợng khách hàng cá nhân, đẩy mạnh cho vay lĩnh vực tiêu dùng.
Hƣớng mục tiêu vào phân khúc khách hàng này, ngân hàng vừa có thể thu
đƣợc lãi suất cao hơn, lại vừa phân tán đƣợc rủi ro. Nhiều chuyên gia cho
rằng, việc chuyển hƣớng cho vay này giống nhƣ hình thức “nhặt bạc lẻ” của
các ngân hàng.
Mặt khác, có thể thấy tiềm năng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam còn lớn,
đặc điểm dân số Việt Nam khá trẻ, chủ yếu ở độ tuổi có nhiều nhu cầu mua
sắm, tiêu dùng, bên cạnh đó lƣợng ngƣời dân ở tầng lớp trung lƣu ngày càng
tăng, đó là cơ sở để các ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Không nằm ngoài xu thế trên, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt
Nam đang hƣớng đến phát triển dịch vụ ngân hàng Bán lẻ trong đó đẩy mạnh
hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay. Nhằm thực hiện tốt chủ
trƣơng của Ban lãnh đạo VietinBank đã đề ra, công tác đẩy mạnh cho vay tiêu
dùng đang đƣợc Chi nhánh Ngũ Hành Sơn quan tâm chú trọng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích tình
hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN – Chi nhánh
Ngũ Hành Sơn” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp nhằm phân tích cụ
thể về hoạt động cho vay tiêu dùng. Qua đó có thể đánh giá thực trạng hoạt
động cho vay và đồng thời tìm kiếm các giải pháp để mở rộng hoạt động cho
vay tiêu dùng tại chi nhánh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động cho vay
tiêu dùng của NHTM


2
- Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn để
đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay, đồng thời đánh giá những kết quả


và nhất là những hạn chế tại Chi nhánh.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Về lý luận, cho vay tiêu dùng của NHTM là gì? Các nội dung phân
tích tình hình cho vay tiêu dùng bao hàm các chỉ tiêu gì, các nhân tố ảnh
hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng?
- Tình hình cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn đã diễn ra
nhƣ thế nào? Có những thành công gì, hạn chế và nguyên nhân nào?
- Những giải pháp gì có thể giúp Ngân hàng khắc phục những hạn chế
trong hoạt động cho vay tiêu dùng?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Bao gồm những vấn đề lý luận liên quan cho
vay tiêu dùng và thực tiễn cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích tình hình cho vay tiêu
dùng của Vietinbank Ngũ Hành Sơn từ năm 2011 đến 2013 từ đó đƣa ra những
giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho đến năm 2018.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng kết hợp
nhiều phƣơng pháp cụ thể khác nhau nhƣ phƣơng pháp điều tra, tổng hợp, so sánh
thống kê, khảo sát trực tiếp hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ngũ Hành Sơn…
nhằm phân tích, đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận văn đã góp phần hệ thống những
vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng . Đề tài nghiên cứu phân



3
tích tình hình của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn,
những thành quả cùng những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
những tồn tại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đƣa ra những giải pháp thiết thực góp
phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn đƣợc trình bày gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Phân tích hình hình cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Ngũ
Hành Sơn
Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Vietinbank Ngũ Hành Sơn
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng trong thời kỳ kinh tế
hiện nay cũng nhƣ thời gian tới, tác giả muốn đi vào phân tích tình hình cho
vay tiêu dùng hiện tại nhằm đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay
tiêu dùng.
Do đó, để nghiên cứu sâu hơn về đề tài của mình tôi có nghiên cứu
thêm các đề tài có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng, cụ thể nhƣ sau:
- Luận văn cao học “Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn” của Nguyễn Thị Yến năm 2013. Nghiên cứu
luận văn này có thể rút ra những kết luận sau:
Trong chƣơng 1, tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận mở rộng cho vay
KHCN. Trong đó, nêu lên các nội dung mở rộng cho vay KHCN, các tiêu chí
đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN, các nhân tố ảnh hƣởng đến mở
rộng cho vay KHCN. Trên cơ sở nghiên cứu các cơ sở lý luận của tác giả,



4
luận văn của tôi bổ sung và làm rõ mục tiêu và biện pháp cho vay tiêu dùng
đối với cơ sở lý thuyết luận văn của mình.
Trong chƣơng 2, dựa trên nền tảng lý luận đã xây dựng, tác giả đã nhận
định, đánh giá đƣợc thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Trong
đó, tác giả đã nêu lên đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế nhất định
trong công tác mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Từ đó, đƣa ra các giải
pháp hoàn thiện công tác mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, đề
tài chủ yếu nêu lên thực trạng trong công tác tiếp thị khách hàng sản xuất kinh
doanh và tập trung vào đƣa ra giải pháp đối với khách hàng này, chƣa đƣa ra
giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
- Luận văn cao học “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Đông Nam Á- Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Giang Nguyễn Thu Nguyên,
năm 2013.
Với đề tài nghiên cứu tác giả cũng đã nêu đƣợc vai trò của cho vay tiêu
dùng, thực trạng mở rộng hoạt động cho vay tại Chi nhánh qua các tiêu chí
nhƣ tăng trƣởng dƣ nợ, số lƣợng khách hàng, sự đa dạng trong cơ cấu sản
phẩm, thu nhập, chất lƣợng khoản vay. Đồng thời, đã phân tích các nhân tố
ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên luận văn của tác giả có
những hạn chế.Cụ thể nhƣ sau:
+ Tác giả chƣa đánh giá đƣợc đầy đủ thực trạng về chất lƣợng dịch vụ
cho vay tiêu dùng. Cụ thể, cơ sở vật chất, phong cách giao dịch của nhân viên
không đƣợc đề cập đến.
+ Trong chƣơng 3, tác giả có đƣa ra một số giải pháp để mở rộng cho
vay tiêu dùng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp để
kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng.
- Luận văn cao học “ Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Phương Nam- Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Phú
Vinh, năm 2013.



5
Ở luận văn này, trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày khái quát về
CVTD trong NHTM với các nội dung cơ bản: khái niệm, đặc điểm, vai trò và
phân loại cho vay tiêu dùng. Từ đó, tác giả đã khái quát những nội dung chính
của mở rộng CVTD nhƣ quan niệm về mở rộng CVTD, mục tiêu mở rộng
CVTD và các chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng CVTD.
Trên cở sở lý thuyết Chƣơng 1, tác giả đã tiến hành phân tích thực
trạng mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình qua các chỉ tiêu
phản ánh nhƣ : thị phần cho vay tiêu dùng, tăng trƣởng số lƣợng khách hàng,
tăng trƣởng dƣ nợ, đa dạng hóa sản phẩm, nợ xấu và thu nhập từ cho vay tiêu
dùng.
Sau khi phân tích các thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát các nhân
tố ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng từ đó đƣa ra các giải pháp liên
quan đến các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ lãi suất, qui trình cho vay, tác động từ
các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giải pháp trƣớc những tác động của đối thủ
cạnh tranh chƣa đƣợc tác giả đƣa ra tại Chƣơng 3, chẳng hạn nhƣ chính sách
chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc đề cập đến.
- Luận văn cao học “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Á Châu - Chi nhánh Ninh Thuận” của tác giả Nguyễn Thị Tiểu Phụng năm
2013.
Cơ bản với nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết
về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại khá cụ thể ở nội
dung các tiêu chí phản ánh mở rộng CVTD và các nhân tố ảnh hƣởng mở
rộng CVTD. Qua đó, giúp tôi tham khảo thêm để hoàn thiện luận văn của
mình.
Ở luận văn này, tác giả đã nêu lên đƣợc thực trạng hoạt động cho vay
tiêu dùng của Chi nhánh trên cơ sở các tiêu chí đã đề cập tại Chƣơng 1. Tuy
nhiên, điểm hạn chế của đề tài là tác giả không phân tích đƣợc thực trạng tình



6
hình cho vay tiêu dùng theo cơ cấu sản phẩm đo đó chƣa thấy đƣợc ngân
hàng hiện đang mở rộng sản phẩm nào và những sản phẩm nào chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức và cần đẩy mạnh. Vì vậy, các giải pháp đƣa ra chƣa cụ
thể đối với từng loại sản phẩm.
Từ các nghiên cứu nêu trên, tôi đã nhận định đƣợc một số ƣu điểm của
các đề tài để tham khảo. Đồng thời, thấy đƣợc những hạn chế từ đó khắc phục
nhằm hoàn thiện hơn cho luận văn của mình và góp phần đảm bảo đƣợc tính
sâu sát với thực tiễn, các giải pháp đƣa ra phù hợp và có ý nghĩa vận dụng
vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


7
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.1 . Khái niệm và đặc điểm về cho vay tiêu dùng
a. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm mục đích tài trợ cho

những nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình. Các nhu cầu tiêu
dùng cụ thể : mua nhà, xây sửa nhà, phƣơng tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt …
thông qua Ngân hàng, các cá nhân có nhu cầu sẽ đƣợc bổ sung vốn nhất định
trong một khoảng thời gian cụ thể kèm theo những điều kiện vay vốn cụ thể.

Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch …cũng có
thể đƣợc tài trợ thông qua vay tiêu dùng.
b. Đặc điểm
Cho vay tiêu dùng thực tế cũng là một hình thức cấp tín dụng của ngân
hàng. Vì vậy, bên cạnh việc mang các đặc điểm của khoản vay thông thƣờng
nhƣ khách hàng phải cam kết hoàn trả cả gốc và lãi với thời gian xác định,
khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo mục đích thỏa thuận với ngân
hàng….thì cho vay tiêu dùng còn có một số đặc điểm khác. Đó là:


Thứ nhất, quy mô món vay nhỏ nhƣng số lƣợng các món vay lớn
Các món vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân,
hộ gia đình. Giá trị các sản phẩm mà khách hàng của ngân hàng có nhu cầu tiêu
dùng thƣờng không lớn, không quá đắt (kế cả vay mua nhà hoặc sửa chữa nhà).
Do vậy, so với các món vay sản xuất kinh doanh khác thì nhu cầu vốn cho vay
tiêu dùng nhỏ hơn rất nhiều. Mặt khác, không một ngân hàng nào cho vay tiêu
dùng 100% nhu cầu vốn mà thƣờng đòi hỏi khách hàng phải có tỷ lệ


8
tích lũy nhất định so với tổng nhu cầu vốn. Do vậy, quy mô các món vay tiêu
dùng nhỏ. Bên cạnh đó, khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân trí ngày
càng cao, nhu cầu vay vốn ngân hàng để phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng và
phồ biến. Vì thế, số lƣợng các món vay tiêu dùng lớn.


Thứ hai, nguồn trả nợ không ổn định

Nguồn trả nợ của các khoản vay tiêu dùng là các nguồn thu nhập dự tính
bao gồm lƣơng, thƣởng, thu nhập từ hoạt động khác. Tuy các nguồn này phải

đảm bảo độ chắc chắn nhƣng nó cũng không phải là biến cố định mà còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là:


Sự biến động của chu kỳ kinh tế có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của

nơi mà khách hàng đang làm việc, ví dụ khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thóai,
việc kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra rất khó khăn, từ đó khách hàng của ngân
hàng có thể bị giảm thu nhập, lƣơng hoặc thậm chí bị mất việc. Bên cạnh đó, kinh tế
suy thoái còn làm cho ngƣời dân không có sự lạc quan về tƣơng lai, nhu cầu tiêu dùng
vì thế cũng sụt giảm theo.

Những sự cố bất thƣờng xảy ra với khách hàng nhƣ thay đổi vị trí,
chức vụ công tác, tình trạng sức khỏe không tốt, tai nạn…


Đạo đức của ngƣời vay: có vai trò quan trọng, quyết định sự hoàn trả
của món vay nhƣng không dễ xác định.

Thứ ba, khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất


Về cơ bản, đối tƣợng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình.
Nhu cầu vay tiêu dùng của họ hầu nhƣ ít co dãn với lãi suất. Thông thƣờng
họ quan tâm tới số tiền hàng tháng hoặc hàng quý họ phải trả cho ngân hàng
hơn là lãi suất mà ngân hàng áp dụng.


Thứ tư, chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng cao


Nhƣ đã đề cập ở trên, các món vay tiêu dùng thƣờng có quy mô nhỏ


9
nhƣng số lƣợng lớn, lại rời rạc, không tập trung. Mặt khác, đây cũng là các
khoản cho vay của ngân hàng nên đều phải đảm bảo đủ quy trình, từ gặp gỡ,
tiếp xúc khách hàng đến theo dõi, quản lý, kiểm sóat khỏan vay, do vậy chi
phí của hoạt động cho vay tiêu dùng cao.


Thứ năm, lãi suất cho vay tiêu dùng thƣờng cao

Lãi suất là giá cả của quyền đƣợc sử dụng vốn vay của ngân hàng trong
một thời gian nhất định, là chi phí của dịch vụ tài chính và phụ thuộc vào độ
rủi ro của khoản vay. Do chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng lớn, đồng
thời đây là hoạt động đƣợc đánh giá là rủi ro cao nhất trong danh mục tài sản
cho vay của ngân hàng do nguồn trả nợ không ổn định nên ngân hàng yêu cầu
mức lãi suất tƣơng đối cao so với các khoản tín dụng khác.


Thứ sáu, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng lớn.

Các khoản vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu mang tính cấp
bách của khách hàng, họ muốn sở hữu hàng hóa hay sử dụng dịch vụ ngay
trong hiện tại, mà thời hạn của khỏan vay không dài nên họ chấp nhận mức
lãi suất cao hơn. Đồng thời số lƣợng các món vay tiêu dùng lớn nên lợi nhuận
ngân hàng thu đƣợc từ cho vay tiêu dùng khá lớn.
1.1.2 . Vai trò cho vay tiêu dùng




Đối với người tiêu dùng

Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con ngƣời vốn phong phú,
đa dạng càng gia tăng. Họ mong muốn đƣợc thụ hƣởng các tiện ích, các sản
phẩm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mình.Tuy nhiên, không
phải lúc nào khả năng tài chính nói chung và thu nhập nói riêng cũng cho
phép họ đáp ứng các nhu cầu đó tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, cho vay tiêu
dùng giúp họ đƣợc hƣởng các dịch vụ, tiện ích đó một cách nhanh chóng
trƣớc khi họ có đủ tiền bởi thay vì trả một khoản tiền lớn tại thời điểm mua
sản phẩm, dịch vụ, họ chỉ phải trả dần trong một khoảng thời gian xác định


10
tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn thu nhập của họ. Mặt khác, không phải cá
nhân, hộ gia đình nào cũng có đủ tích lũy dự phòng cho các khoản chi tiêu
mang tính đột xuất, cấp bách nhƣ giáo dục, y tế. Nhƣ vậy, ngân hàng đã giúp
ngƣời tiêu dùng kết hợp đƣợc nhu cầu chi tiêu hiện tại và khả năng thanh
toán trong tƣơng lai. Điều này rất phù hợp với những cá nhân, hộ gia đình có
thu nhập trung bình, chiếm tỉ trọng lớn trong xã hội.
Ngoài ra, cho vay tiêu dùng còn kích thích ngƣời tiêu dùng tích cực lao
động để nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng, trở thành ngƣời sở hữu thực sự
với hàng hóa hay dịch vụ. Có thể nói các cá nhân, hộ gia đình là những ngƣời
đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ cho vay tiêu dùng.


Đối với nhà sản xuất

Hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu
dùng mà cả ngƣời sản xuất. Khi ngƣời sản xuất bán hàng hóa, họ mong muốn

tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh chóng và có lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng của họ cũng có đủ khả năng thanh
tóan đƣợc ngay, nhất là các sản phẩm có giá trị nhƣ nhà, ô tô,… Với sự xuất
hiện của cho vay tiêu dùng, khách hàng có thể dễ dàng, nhanh chóng thanh
tóan cho nhà sản xuất, nhờ đó nhà sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh
chóng, tăng vòng quay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng nhƣ mở rộng
thị phần, từ đó tăng lợi nhuận. Nhƣ vậy, tín dụng tiêu dùng đã gián tiếp thúc
đẩy sản xuất, quá trình luân chuyển hàng hóa, đồng thời đặt ra yêu cầu cho
nhà sản xuất phải đổi mới, cải tiến công nghệ, mẫu mã, chủng loại sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.


Đối với Ngân hàng thương mại

Trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thƣơng mại, khoản mục cho
vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhờ sự
chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đối với hoạt động cho


11
vay tiêu dùng, do số lƣợng các món vay nhiều, lãi suất cho vay lớn nên lợi
nhuận mà ngân hàng thu đƣợc từ hoạt động này là rất đáng kể. Mặt khác, đối
tƣợng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình. Nếu so với số lƣợng
các doanh nghiệp thì gấp nhiều lần. Vì thế, các ngân hàng không có lý do gì
để bỏ qua thị trƣờng đầy tiềm năng, thị trƣờng khách hàng cá nhân.
Cho vay tiêu dùng là hoạt động có chi phí lớn và rủi ro cao, tuy nhiên khi
phát triển, mở rộng hoạt động này thì các ngân hàng có thể mở rộng quan hệ
với khách hàng, tạo thói quen tiếp cận với các dịch vụ tiện ích của ngân hàng
cho khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động vốn, đa dạng hóa các sản
phẩm dịch vụ, phân tán rủi ro, góp phần tăng thu nhập cũng nhƣ khả năng

cạnh tranh cho ngân hàng.


Đối với nền kinh tế

Có thể thấy vai trò của cho vay tiêu dùng với nền kinh tế là không thể
phủ nhận, bởi mục đích của nó là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, cải thiện đời
sống của dân cƣ. Khi cho vay tiêu dùng đƣợc mở rộng và phát triển, ngƣời
dân sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà với
khả năng thanh tóan hiện tại, họ không thể có. Nhờ vậy kích thích ngƣời dân
tiêu dùng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống , tạo điều kiện cho con ngƣời phát
triển, tòan diện. Điều này cũng là đòn bảy kích thích nền sản xuất phát triển,
thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng khả năng đầu tƣ, xây dựng, phát triển xã
hội, giảm đói nghèo… Đồng thời cho vay tiêu dùng còn là nhân tố quan trọng
góp phần loại bỏ tình trạng “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi… vốn là vấn đề
nhức nhối trong xã hội.
1.1.3 . Phân loại cho vay tiêu dùng
a. Căn cứ vào mục đích cho vay
Có thể chia cho vay tiêu dùng thành 2 loại:
 Cho vay tiêu dùng cƣ trú: là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu


12
về nhà ở nhƣ xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà ở của khách hàng là cá nhân,
hộ gia đình.
 Cho vay tiêu dùng phi cƣ trú: là các khoản cho vay nhằm cải thiện đời sống
nhƣ mua sắm phƣơng tiện, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch…

b. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: khoản vay có thời hạn tối đa là 1 năm.





Cho vay tiêu dùng trung hạn: bao gồm các khoản vay có thời hạn từ 1
năm đến 5 năm.

Cho vay tiêu dùng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm
c. Căn cứ vào tài sản bảo đảm



Cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà
theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện
bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng
vay hoặc đƣợc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản áp dụng đối với khách hàng uy tín
không cao đối với ngân hàng. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng
có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ từ hiệu quả dự án,
phƣơng pháp đầu tƣ sản xuất kinh doanh của dự án mang lại.


Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là việc tổ chức tín dụng cho
khách hàng vay vốn không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc không có bảo
lãnh của ngƣời thứ ba. Ngân hàng cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng để xem xét cho vay.

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản chỉ áp dụng đối với khách hàng
có uy tín. Là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài


13

Số tiền trả 1 kỳ =

chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, có tín nhiệm với ngân hàng cho vay
trong sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ.
d. Căn cứ vào phương thức hoàn trả


Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả có thể chia thành 3 loại:


Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức vay mà ngƣời đi vay trả cho ngân
hàng một số tiền bằng nhau nhất định trên mỗi kỳ hạn (hàng tháng, quý hoặc 6
tháng).

Số tiền thanh toán định kỳ gồm nợ gốc (là khoản tiền nhất định trả mỗi kỳ
hạn, thƣờng bằng nhau) và nợ lãi tính trên dƣ nợ thực tế. Phƣơng thức này

thƣờng áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ
của ngƣời vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đây là
hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại, loại hình vay này
giúp cho khách hàng vay không bị áp lực trả nợ vào cuối kỳ cao. Trong
phƣơng thức cho vay này, ngân hàng thƣờng thoả thuận với khách hàng một
số điều khoản nhƣ: Loại tài sản đƣợc tài trợ, số tiền trả trƣớc, chi phí khoản
vay nhƣ lãi vay và các chi phí liên quan khác, điều khoản thanh toán nhƣ kỳ

hạn trả nợ, số tiền trả mỗi kỳ và thời hạn cho vay.
- Kỳ hạn trả nợ: thƣờng đƣợc tính theo tháng vì nguồn trả nợ của
ngƣời vay là tiền lƣơng đƣợc nhận hàng tháng của khách hàng.
- Số tiền trả mỗi kỳ: phải phù hợp với thu nhập và hài hoà với nhu cầu
chi tiêu của khách hàng tại thời điểm trả. Số tiền này có thể đƣợc tính theo
phƣơng pháp lãi gộp hoặc lãi đơn.
Tiền gốc x lãi xuất x thời hạn vay + Tiền gốc
Số kỳ hạn phải thanh toán
Theo phƣơng pháp lãi gộp, số tiền này đƣợc tính bằng cách lấy gốc
nhân với lãi suất và thời hạn cho vay, sau đó cộng gộp vào gốc rồi chia cho số
kỳ hạn phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn nợ. Theo phƣơng pháp lãi đơn thì số tiền


14
trả mỗi kỳ bằng nhau và bằng vốn vay ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán,
số lãi trả mỗi kỳ tính trên số tiền gốc mà khách hàng chƣa trả ngân hàng.


Cho vay tiêu dùng phi trả góp: tiền vay đƣợc khách hàng thanh toán
cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thƣờng khoản cho vay tiêu dùng phi
trả góp chỉ đƣợc cấp cho các khoản vay giá trị nhỏ, thời hạn vay không dài
(thƣờng dƣới 1 năm), đối tƣợng khách hàng thu nhập khá cao[10].


Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là khoản vay mà ngân hàng sẽ cấp cho
khách hàng một hạn mức tín dụng đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định, khách hàng có quyền vay và trả nhiều lần mà không vƣợt quá hạn
mức tín dụng của mình. Loại vay này thƣờng đƣợc áp dụng cho vay thấu chi,
thẻ tín dụng. Loại vay tuần hoàn dễ áp dụng, thuận tiện cho khách hàng trong
việc chủ động sử dụng nguồn tiền linh hoạt.

e. Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng
Cho vay tiêu dùng đƣợc chia thành cho vay tiêu dùng trực tiếp và
cho vay tiêu dùng gián tiếp


Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua
các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ
cho ngƣời tiêu dùng và thu lại từ khách hàng. Hình thức này ngân

hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà
không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Hình thức tín dụng này đƣợc thực hiện bằng một trong hai cách:
Cách 1: Ngân hàng, ngƣời bán, ngƣời mua phải thoả thuận với nhau về
số tiền vay, mức vay và thời hạn trả dần, sau đó ngân hàng cho ngƣời mua
hàng vay phần tiền chƣa trả đủ cho ngƣời bán để giao cho ngƣời bán và giữ
lại quyền sở hữu tài sản cho đến khi ngƣời mua trả góp đủ số tiền vay. Quá
trình này đƣợc mô tả nhƣ sau:


15

(1)
Ngƣời mua
(5)

Ngƣời bán
(2)

(3)


NHTM
(4)

Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp
Trong đó:
(1) Ngƣời mua trả trƣớc 20-30% giá trị của tài sản
(2) Ngƣời bán giao tài sản cho ngƣời mua đồng thời giữ lại quyền sở
hữu tài sản
(3) Ngƣời bán giao quyền sở hữu cho ngân hàng làm thế chấp và phiếu
bán hàng
(4) Ngân hàng trả phần tiền còn thiếu cho ngƣời bán
(5) Ngƣời mua trả góp cho ngân hàng theo mức và kỳ hạn đƣợc xác
định trƣớc
Cách 2: Đƣợc thực hiện tƣơng tự theo cách 1 về thời hạn và mức trả
dần nhƣng khác ở một số điểm là: ngƣời bán giao tài sản và giao sở hữu,
ngƣời bán và ngƣời mua thực hiện hành vi mua bán chịu tài sản nên xuất hiện
kỳ phiếu, ngân hàng chiết khấu kỳ phiếu cho ngƣời bán. Quá trình này đƣợc
thực hiện nhƣ sau:
(1)
Ngƣời mua

Ngƣời bán
(4)

(2)

(5)
NHTM
(3)


Sơ đồ 1.2 Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp


×