Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MAI XUÂN BÌNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG
CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HSX

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MAI XUÂN BÌNH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG
CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HSX

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ THỊ THÚY ANH

Đà Nẵng – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Mai Xuân Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY
ĐẾN RỦI RO CỦA CÔNG TY ...................................................................... 7
1.1. RỦI RO CỦA CÔNG TY .......................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm rủi ro ............................................................................... 7
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro.................................................................... 8
1.1.3. Rủi ro của công ty ............................................................................ 8
1.1.4. Phân loại rủi ro của công ty ............................................................. 9
1.1.5. Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro ......................................................... 10
1.2. ĐÒN BẨY TRONG KINH TẾ ................................................................ 12
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đòn bẩy ....................................... 12
1.2.2. Đòn bẩy hoạt động ......................................................................... 13

1.2.3. Đòn bẩy tài chính ........................................................................... 17
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO CỦA CÔNG TY ............ 22
1.3.1. Đặc trƣng của các công ty niêm yết............................................... 22
1.3.2. Tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro .................................. 23
1.3.3. Tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro .................................... 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 32
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI
RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 33


2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................... 33
2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới .............................................................. 33
2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam ........................................................... 35
2.1.3. Khái quát về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ........................... 37
2.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 41
2.2.1. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo các nhóm ngành tiêu biểu . 41
2.2.2. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo độ lớn của đòn bẩy ............ 65
2.2.3. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở hữu vốn của
công ty ............................................................................................................. 73
2.2.4. Tác động của đòn bẩy đến rủi ro phân theo quy mô công ty ........ 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 79
CHƢƠNG 3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 80
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI
RO CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................ 80
3.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................ 83
3.2.1. Hàm ý chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ............. 83

3.2.2. Hàm ý chính sách đối với ngân hàng và các tổ chức cho vay ....... 85
3.2.3. Hàm ý chính sách đối với công ty niêm yết .................................. 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

CV

Hệ số biến thiên

DOL

Độ bẩy hoạt động

DFL

Độ bẩy tài chính

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay


EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phần

HSX

Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

TB

Trung bình

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng

Trang

1.1.

Xác định độ bẩy hoạt động

26

1.2.

Đo lƣờng rủi ro công ty

27

1.3.

Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy hoạt động
đến rủi ro theo ngành kinh tế

1.4.

28

Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy hoạt động
đến rủi ro theo độ bẩy

28


1.5.

Xác định độ bẩy tài chính

30

1.6.

Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính
đến rủi ro theo ngành kinh tế

1.7.

30

Giả thiết nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính
đến rủi ro theo độ bẩy

31

2.1.

Tổng hợp độ bẩy trung bình và rủi ro theo ngành kinh tế

42

2.2.

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Sản xuất và chế biến giai đoạn 2010 - 2014


2.3.

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Sản
xuất và chế biến giai đoạn 2010 - 2014

2.4.

2.7.

46

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Xây
dựng-bất động sản giai đoạn 2010 - 2014

2.6.

44

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Xây dựng – bất động sản giai đoạn 2010 - 2014

2.5.

43

47

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Thƣơng mại giai đoạn 2010 - 2014


49

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành

50


Thƣơng mại giai đoạn 2010 - 2014
2.8.

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Tiện ích cộng đồng giai đoạn 2010 - 2014

2.9.

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Tiện
ích cộng đồng giai đoạn 2010 - 2014

2.10.

2.20.

59

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Nông – lâm – ngƣ nghiệp giai đoạn 2010 - 2014

2.19.


59

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Dịch
vụ lƣu trú và ăn uống giai đoạn 2010 - 2014

2.18.

58

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Dịch vụ lƣu trú và ăn uống giai đoạn 2010 - 2014

2.17.

57

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Khai
khoáng giai đoạn 2010 - 2014

2.16.

56

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Khai khoáng giai đoạn 2010 - 2014

2.15.

55


Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Công
nghệ truyền thông giai đoạn 2010 - 2014

2.14.

54

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Công nghệ truyền thông giai đoạn 2010 - 2014

2.13.

53

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Vận
tải và kho bãi giai đoạn 2010 - 2014

2.12.

52

Độ bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính của các công ty
ngành Vận tải và kho bãi giai đoạn 2010 - 2014

2.11.

51

60


Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty ngành Nông
– lâm – ngƣ nghiệp giai đoạn 2010 - 2014

61

Tổng hợp tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro

62


theo ngành
2.21.

Tổng hợp tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro theo
ngành

2.22.

Độ bẩy hoạt động trung bình và rủi ro của các công ty
có độ bẩy hoạt động cao

2.23.

67

Độ bẩy tài chính trung bình và rủi ro của các công ty có
độ bẩy tài chính cao

2.25.


66

Độ bẩy hoạt động trung bình và rủi ro của các công ty
có độ bẩy hoạt động thấp

2.24.

63

68

Độ bẩy tài chính trung bình và rủi ro của các công ty có
độ bẩy tài chính thấp

69

2.26.

Tổng hợp tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo độ bẩy

70

2.27.

Tổng hợp tác động của đòn bẩy đến rủi ro theo xu
hƣớng thay đổi độ lớn của đòn bẩy

2.28.

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty có vốn đầu

tƣ của nhà nƣớc

2.29.

74

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty có quy mô
nhỏ.

2.31.

73

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty không có
vốn đầu tƣ của nhà nƣớc

2.30.

72

77

Độ bẩy trung bình và rủi ro của các công ty có quy mô
lớn

78


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1.

Tăng trƣởng kinh tế Việt Nam qua các năm

2.2.

So sánh tác động đòn bẩy đến rủi ro theo tính chất sở
hữu vốn

Trang
36

75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, công ty càng phải
đối mặt với những nguy cơ từ môi trƣờng kinh doanh bên trong và bên ngoài
trong việc hƣớng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu. Một trong
những trở ngại đó chính là rủi ro.
Rủi ro thƣờng có hai mặt, song mặt tiêu cực thƣờng đƣợc nhắc đến
nhiều hơn, nó có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con ngƣời nhƣng

cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội. Nếu đầu tƣ nghiên cứu rủi ro,
ngƣời ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu
cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tƣơng lai. Trong
công ty thƣờng có hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh do
không chắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động. Mối quan tâm của nhà
quản trị là ảnh hƣởng của kết cấu chi phí (tỉ trọng giữa chi phí cố định và chi
phí biến đổi) đối với khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đến mức đủ tiền thanh
toán các định phí trong sản xuất. Mặt khác, đầu tƣ vào chi phí cố định để gây
ra sự thay đổi trong số lƣợng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận
(lỗ), khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh hƣởng của đòn bẩy hoạt động.
Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp
với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài trợ có
chi phí cố định (nợ dài hạn và cổ phiếu ƣu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn. Tác
động của chúng đƣợc gọi là đòn bẩy tài chính.
Nhà bác học vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một
điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên". Có nghĩa ngƣời ta sẽ dựa vào điểm
tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó.


2

Tƣơng tự nhƣ vậy trong kinh tế học thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng
chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của công ty. Tuy nhiên, đòn bẩy
trong kinh tế học là con dao hai lƣỡi. Nếu hoạt động của công ty tốt, đòn bẩy
sẽ khuếch đại cái tốt lên nhiều lần. Ngƣợc lại, nếu hoạt động công ty xấu thì
đòn bẩy cũng khuếch đại cái xấu lên bội lần.
Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các công ty cần phải có
một cơ cấu vốn và chính sách quản lý tài sản hợp lý để tận dụng nguồn lực
sẵn có, nắm bắt cơ hội thị trƣờng để đƣa công ty phát triển. Việc sử dụng đòn

bẩy hợp lý là một trong những công cụ tích cực giúp công ty đạt đƣợc lợi
nhuận kỳ vọng nhƣ mong muốn. Tuy nhiên, với bản chất rủi ro sẵn có, nếu sử
dụng đòn bẩy không hiệu quả cũng có thể đẩy các công ty vào khủng hoảng,
nhất là khi công ty đã đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán, chịu sự chi phối
lớn từ thị trƣờng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tác động của đòn bẩy
đến rủi ro của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ
Chí Minh (HSX)” là điều cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính
và tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đến rủi ro của các công
ty tiêu biểu niêm yết trên HSX.
- Đo lƣờng tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đến rủi
ro của các công ty niêm yết trên HSX.
- Hàm ý chính sách rút ra từ hƣớng tác động của đòn bẩy đến rủi ro
trong đề tài.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Xác định đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính của các công ty nhƣ
thế nào?
- Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính đến rủi ro


3

của các công ty niêm yết trên HSX nhƣ thế nào, tổng hợp kết quả đánh giá ra
sao?
- Hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu nhƣ thế nào?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động của đòn bẩy hoạt động
và đòn bẩy tài chính đến rủi ro của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch

chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX).
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về tác động của đòn bẩy hoạt
động, đòn bẩy tài chính đến rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX.
- Phạm vi về thời gian: Các công ty thuộc những ngành tiêu biểu niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2014.
- Phạm vi về không gian: Đề tài sử dụng dữ liệu của 30 công ty niêm
yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong thời gian
đã chọn ở trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chỉ tiêu nghiên cứu: Đề tài sử dụng các công cụ tính toán để xác định
độ bẩy và các chỉ tiêu thống kê để đo lƣờng rủi ro thông qua các mức độ biến
thiên.
- Tiến trình nghiên cứu:
 Thu thập thông tin: Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính
của công ty, tìm hiểu về loại hình và ngành nghề kinh doanh của công ty.
 Xác định độ bẩy và các chỉ tiêu liên quan đến đòn bẩy
 Đo lƣờng rủi ro thông qua các chỉ tiêu thống kê
 Xử lý số liệu: Phân loại và tổng hợp số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải
quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin, mô tả xu hƣớng


4

để đƣa ra giải pháp và kiến nghị.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu đƣa ra những nền tảng lý luận và thực tiễn về đòn bẩy
hoạt động, đòn bẩy tài chính và tác động của nó đến rủi ro của các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra những hàm ý chính sách thích hợp đối với

công ty, nhà nƣớc và các đơn vị liên quan để công ty sử dụng chính sách đòn
bẩy một cách hiệu quả.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tác động của đòn bẩy đến rủi ro của công ty
Chƣơng 2: Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro của các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về đòn bẩy và tác động của nó
đến rủi ro đã đƣợc thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, thƣờng các chủ đề chỉ tập
trung phân tích về đòn bẩy ở các doanh nghiệp cụ thể, thƣờng là đòn bẩy tài
chính và chƣa có cái nhìn tổng quan về tác động của đòn bẩy đến rủi ro trên
thị trƣờng. Ở quốc tế, có một số công trình đã nghiên cứu về vấn đề này và
đúc kết thành các bài báo khoa học.
[1] Afkar Majeed Bhatti [2010], Affect of Leverage on Risk and Stock
Returns: Evidence from Pakistani Companies, International Research Journal
of Finance and Economics ISSN 1450-2887.
Bài viết nhằm mục đích điều tra tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận và
rủi ro hệ thống tại các công ty của Pakistan. Nghiên cứu xác định mối quan hệ
giữa đòn bẩy và rủi ro với dữ liệu thu thập từ tám ngành công nghiệp của


5

nƣớc này. Tác giả sử dụng các công cụ thống kê để đo lƣờng rủi ro là độ lệch
chuẩn (STD) và hệ số biến thiên (CV). Kết quả cho thấy độ lớn của đòn bẩy
cao gây nên rủi ro hệ thống lớn, dẫn đến sự biến động cao trong giá cổ phiếu.
[2] Mohammad Ali [2014], Relationship between Financial Leverage
and Financial Performance, Research Journal of Finance and Accounting

ISSN 2222-1697 (Paper).
Bài viết đề cập đến vấn đề tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả
tài chính của các công ty ngành công nghiệp hóa chất tại Pakistan. Kết quả
cho thấy các công ty ngành hóa chất có thể nâng cao các chỉ số sinh lời cơ bản
(ROE, ROA) bằng việc duy trì một chính sách đòn bẩy tài chính hợp lý.
[3] Peyman Akbari and Ehsan Mohammadi [2013], A Study of the
Effects of Leverages Ratio on Systematic Risk based on the Capital Asset
Pricing Model Among Accepted Companies in Tehran Stock Market, Journal
of Educational and Management Studies ISSN 2322-4770
Bài viết nghiên về tác động của đòn bẩy đến rủi ro hệ thống dựa trên
mô hình định giá tài sản vốn ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Tehran, Iran. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa
đòn bẩy (biến độc lập) và hệ số beta đại diện cho rủi ro hệ thống (biến phụ
thuộc). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại chỉ ra hai biến này không có mối
quan hệ ý nghĩa với nhau.
[4] Lê Thị Hồng [2009], Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn ngành
Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại Thƣơng.
Luận văn nêu lên chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Kết quả cho thấy độ bẩy tài chính của các
doanh nghiệp này chƣa cao, các công ty vẫn chƣa tận dụng đƣợc những nguồn
vốn huy động để khuếch đại lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay thu nhập của


6

cổ đông thƣờng. Luận văn cũng cho thấy chính sách đòn bẩy tài chính ở các
công ty chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi sự thay đổi lãi suất ảnh hƣởng đến
việc gia tăng chi phí lãi vay.
Với cơ sở lý luận về đòn bẩy và kế thừa, phát huy những nghiên cứu

trƣớc đã thực hiện, trong đề tài tác giả tính toán độ bẩy hoạt động và độ bẩy
tài chính và đo lƣờng rủi ro của các công ty niêm yết trên HSX thông qua các
chỉ tiêu liên quan đến mức độ biến thiên của tỷ suất sinh lời. Từ đó tìm ra xu
hƣớng tác động của đòn bẩy đến rủi ro, là cơ sở để đƣa ra những hàm ý chính
sách hợp lý từ kết quả nghiên cứu của đề tài.


7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN
RỦI RO CỦA CÔNG TY
1.1. RỦI RO CỦA CÔNG TY
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu nhƣ ai cũng có thể biết đến phạm
trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro.
Những trƣờng phái khác nhau, các tác giả khác nhau đƣa ra những định nghĩa
rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, có thể kế
đến nhƣ:
Allan Willett cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc
xuất hiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này nhận đƣợc sự ủng hộ
của một số học giả nhƣ Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup,
Anghell,...
Trong một nghiên cứu của John Haynes, và đƣợc nhắc lại một lần nữa
trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của Irving Pfeffer thì rủi ro là : “
khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lƣờng
đƣợc bằng xác suất”.
Tuy nhiên, quan điểm đƣợc xem là hiện đại và nhận đƣợc sự đồng tình
cao là của Frank H. Knight khi ông cho rằng : “ Rủi ro là sự không chắc chắn

có thể đo lƣờng đƣợc”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó
cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không
chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả
năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đƣa đến kết quả không mong muốn. Và


8

kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tƣợng gặp rủi ro.”
1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro
Nguyên nhân khách quan: các nguyên nhân đƣợc coi là khách quan nếu
nó độc lập với hoạt động của con ngƣời. Có thể là:
- Trƣờng hợp bất khả kháng gắn với tự nhiên, hoặc gắn với đời sống xã
hội;
- Các trƣờng hợp ngẫu nhiên: gắn liền với hoạt động của con ngƣời
nhƣng nguyên nhân không rõ ràng, không xác định đƣợc. Các trƣờng hợp này
không ai gây ra các thiệt hại đã phát sinh, các sự cố xẩy ra không có sự tham
gia của con ngƣời.
Nguyên nhân chủ quan: Biến cố xẩy ra dƣới sự tác động của con ngƣời.
Có thể là:
- Trƣờng hợp chính bản thân nạn nhân tự gây ra tổn thất cho mình (sơ
xuất...). Nạn nhân không thể đòi ai khác bồi thƣờng cho mình (Ở đây chƣa đề
cập đến rủi ro đƣợc bảo hiểm).
- Trƣờng hợp do ngƣời thứ ba khác gây ra. Trong trƣờng hợp này, nạn
nhân có thể yêu cầu ngƣời thứ ba có trách nhiệm phải bồi thƣờng, tuy nhiên,
chỉ giới hạn trong khả năng tài chính của ngƣời đó.
1.1.3. Rủi ro của công ty
Rủi ro của công ty cũng mang đầy đủ những đặc điểm tổng quát của rủi

ro. Rủi ro này thƣờng dễ nhận thấy và đƣợc các nhà quản trị quan tâm nhiều
nhất. Trong hoạt động kinh doanh của công ty, lợi nhuận là động lực thúc đẩy
công ty phát triển. Tuy nhiên, trong sự phát triển của công ty thƣờng có nhiều
nhân tố tác động, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty và tạo ra bất trắc.
Những bất trắc xảy ra thƣờng xuyên trong môi trƣờng kinh doanh dẫn đến
những sai lệch trong kết quả lợi nhuận mong đợi của công ty.
Khác với rủi ro thông thƣờng khác, rủi ro trong công ty thƣờng cụ thể


9

hơn và có thể đo lƣờng đƣợc. Vì rủi ro gắn liền với lợi nhuận và nhiều công ty
chấp nhận mạo hiểm với khả năng xảy ra rủi ro cao để có đƣợc lợi nhuận kỳ
vọng lớn.
1.1.4. Phân loại rủi ro của công ty
Có nhiều cách để phân loại rủi ro của công ty, nhƣ phân loại theo
nguyên nhân của rủi ro ( rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan), theo tính chất
của rủi ro ( rủi ro tính toán đƣợc và rủi ro không thể tính toán),…Tuy nhiên, ở
phạm vi đề tài, tác giả nghiên cứu tác động của đòn bẩy đến rủi ro, vì vậy sẽ
lựa chọn cách phân loại theo hƣớng nghiên cứu của đề tài là rủi ro gắn liền
với tác động của đòn bẩy; đây là một quan điểm khá độc lập so với các cách
phân loại kia và nhằm cụ thể hóa hƣớng nghiên cứu của đề tài.
a. Rủi ro hoạt động (Rủi ro kinh doanh)
Rủi ro hoạt động là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất
kinh doanh. Rủi ro hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí
biến đổi và chi phí cố định. Khi nói tới rủi ro hoạt động là nói tới tính biến
thiên của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT). Có nhiều nguyên nhân tác
động tới sự thay đổi này nhƣ sự thay đổi về nhu cầu thị trƣờng, về giá cả đầu
vào và giá cả đầu ra. (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
Rủi ro hoạt động là một hàm số của nhiều yếu tố, gồm đòn bẩy hoạt

động (DOL) của công ty và tính không chắc chắn của doanh thu. Để đo lƣờng
mức độ rủi ro này, ngƣời ta dùng cách tính độ bẩy hoạt động DOL. Một công
ty có quy mô chi phí cố định trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn, biến thiên lợi
nhuận sẽ nhiều đồng thời rủi ro cũng tăng và ngƣợc lại.
Để hạn chế những rủi ro tiêu cực trong kinh doanh, cần phải mở rộng
thị trƣờng, tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm…Đặc
biệt, phải duy trì một quy mô kinh doanh hợp lý theo nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm trên thị trƣờng.


10

b. Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ. Nó gắn liền với
cơ cấu tài chính của công ty. Rủi ro tài chính chỉ tính không chắc chắn tăng
thêm trong thu nhập của những ngƣời góp vốn, hay thu nhập của cổ đông
trong công ty cổ phần (EPS) của một công ty do việc sử dụng đòn bẩy tài
chính. Và để đo lƣờng nó, ngƣời ta sử dụng độ bẩy tài chính DFL. Độ bẩy
phụ thuộc vào quy mô vay nợ trong kỳ, nợ vay trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn
và ngƣợc lại. (Nguyễn Minh Kiều, 2009)
Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng nợ vay nhƣ:
- Mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản.
- Vốn chủ sở hữu giảm nhanh nếu làm ăn thua lỗ.
Từ đó, chúng ta nhận thấy khi tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh lớn hơn
lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tích cực làm gia tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp lên cao. Ngƣợc lại, tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh nhỏ
hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tiêu cực làm công ty thua lỗ
bởi áp lực trả nợ vay.
Để hạn chế những tiêu cực của rủi ro tài chính công ty cần: tìm thị
trƣờng hiệu quả để đầu tƣ, thiết lập một cơ cấu tài chính hợp lý, đẩy nhanh tốc

độ luân chuyển của vốn, mở rộng thị trƣờng, tiết kiệm chi phí,...Khi làm ăn có
lời nhiều thì sử dụng nợ vay nhiều là tốt vì khi đó nó thúc đẩy và tạo ra một
sự tăng trƣởng nhanh cho công ty. Nhƣng khi làm ăn có lời ít hoặc bị thua lỗ
thì tài trợ nhiều bằng vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn. Một mặt, có tác dụng giảm
nợ, giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán, mặt khác phân tán rủi ro do chia
sẻ bớt cho các thành viên khác.
1.1.5. Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro
Rủi ro đƣợc đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận
thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lƣờng rủi ro ngƣời ta dùng phân phối


11

xác suất với hai chỉ tiêu đo lƣờng phổ biến là độ lệch chuẩn và hệ số biến
thiên.
Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
n

E ( R)   ( Ri )( Pi )

( ∑Pi = 1 )

i 1

Ri: lợi nhuận ứng với biến cố i
Pi: xác suất xảy ra biến cố i
n: số biến cố có thể xảy ra
Nhƣ vậy, lợi nhuận kỳ vọng là trung bình gia quyền của các lợi nhuận
có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra.

Để đo lƣờng độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận kỳ vọng, ngƣời ta dùng độ lệch chuẩn (). Độ lệch chuẩn chính là căn
bậc hai của phƣơng sai:


n

 R
i 1

i

 E ( R) ( Pi )
2

Nếu chúng ta chỉ có dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận trong một số giai đoạn
đã qua, độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận sẽ đƣợc tính theo công thức sau :
n

∑(r

t

σ=S=

- rAvg ) 2

t =1

n -1


Trong đó: rt là tỷ suất lợi nhuận thực tế của kỳ t và rAvg là tỷ suất lợi
nhuận bình quân trong n kỳ qua.
Hệ số biến thiên
Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác
khi so sánh rủi ro nếu nhƣ quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Để khắc
phục tình trạng này, chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến thiên:


12

CV 


E (R)

Rủi ro của công ty thƣờng là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ
phần kết hợp với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh do công ty sử dụng đòn
bẩy. Khi công ty gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ
cấu nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia
tăng. Hoặc công ty sử dụng chi phí hoạt động cố định không hiệu quả, việc
mở rộng quy mô gây cản trở kinh doanh. Kết quả là xác suất mất khả năng chi
trả tăng theo, xác xuất lỗ cũng tăng lên.
1.2. ĐÒN BẨY TRONG KINH TẾ
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đòn bẩy
Đòn bẩy trong kinh tế: Trong cơ học, chúng ta đã quen thuộc với khái
niệm đòn bẩy, nhƣ là công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành
một lực lớn hơn, tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Để làm đƣợc
điều này thì ngƣời ta dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục
tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Trong kinh tế, ngƣời ta mƣợn thuật ngữ

“đòn bẩy” để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh
lợi của công ty. Những chính sách sử dụng đòn bẩy trong kinh tế bao gồm
đòn bẩy hoạt động (đòn bẩy kinh doanh) và đòn bẩy tài chính .
Đòn bẩy hoạt động thƣờng dùng để phân tích rủi ro hoạt động, còn đòn
bẩy tài chính thƣờng dùng để phân tích rủi ro tài chính. Chúng có mối quan hệ
với nhau, chính vì vậy, các nhà quản trị có thể đánh giá rủi ro thông qua đòn
bẩy tổng hợp, là tích số giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy
liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài
chính cố định của một công ty .
Chi phí cố định (Fix cost) là những chi phí không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi, không bị tác động khi công ty thay đổi quy mô sản xuất.


13

Vì về cơ bản chi phí không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí
cố định tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngƣợc lại. Thông
thƣờng trên các báo cáo, chi phí cố định đƣợc thể hiện dƣới dạng tổng số. Chi
phí cố định gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà
xƣởng, cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý, chi phí lƣơng văn phòng, chi phí khấu
hao, thuê tài chính dài hạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi
phí đào tạo, bồi dƣỡng nghiên cứu…
Chi phí biến đổi (Variable cost) là những chi phí mà giá trị của nó sẽ
thay đổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động, quy mô sản xuất thay đổi thì
chi phí này thay đổi. Tổng số của chi phí biến đổi sẽ tăng khi mức độ hoạt
động tăng, và ngƣợc lại. Chi phí biến đổi gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói,
chi phí hoa hồng bán hàng…
Chi phí hỗn hợp (Mixed cost) là chi phí mà thành phần của nó bao gồm
cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn

hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của chi phí cố định, ở mức độ hoạt động
vƣợt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố biến đổi. Sự pha trộn
giữa phần cố định và biến đổi có thể theo những tỉ lệ nhất định.
Số dư đảm phí (Contribution margin) là chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí biến đổi. Số dƣ đảm phí đƣợc dùng để bù đắp chi phí cố định, số dôi
ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dƣ đảm phí có thể tính cho tất cả loại
sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
1.2.2. Đòn bẩy hoạt động
a. Khái niệm
Đòn bẩy hoạt động thể hiện mức độ sử dụng định phí trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lƣợng
thay đổi, có thể kể ra một số chi phí cố định nhƣ khấu hao, bảo hiểm, một bộ


14

phận chi phí điện nƣớc và một bộ phận chi phí quản lý.
Đòn bẩy hoạt động dùng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa.
Khi một công ty sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong
doanh thu sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn hơn trong lãi
trƣớc thuế và lãi vay (EBIT). Để đo lƣờng sự thay đổi này hay nói cách khác
là đo lƣờng mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, ngƣời ta dùng chỉ tiêu độ
bẩy hoạt động (DOL: Degree of Operating Leverage).
b. Độ bẩy hoạt động
Dƣới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lƣợng
hàng bán đƣa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo
lƣờng mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu độ
bẩy hoạt động (DOL). Độ bẩy hoạt động đƣợc định nghĩa là phần trăm thay
đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lƣợng (hoặc
doanh thu).

(1) DOL 

EBIT / EBIT
Q / Q

Cần lƣu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lƣợng (hoặc
doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức
sản lƣợng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi
công thức trên để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q*(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên:
∆EBIT = ∆Q*(P-V). Thay vào công thức (1) ta đƣợc:
Q( P  V )
Q( P  V )
Q
Q( P  V )
Q( P  V )
Q( P  V )  F

x

 DOLQ 
(2) DOLQ 
Q
Q( P  V )  F Q ( P  V )Q  F
( P  V )Q  F
Q

Công thức (2) thƣờng dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lƣợng Q,



15

công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn
chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn
vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy
theo doanh thu nhƣ sau:
DOLS 

S V
EBIT  F

S V  F
EBIT

S: doanh thu, V: tổng chi phí biến đổi.
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng
một lƣợng doanh thu nhƣ nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dƣ đảm phí
(doanh thu – chi phí biến đổi) lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc
độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy
những công ty mà tỷ trọng chi phí cố định lớn hơn biến đổi thì tỷ lệ số dƣ
đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với
sự thay đổi doanh thu, sản lƣợng bán.
c. Nhân tố tác động đến đòn bẩy hoạt động
Từ công thức xác định độ bẩy hoạt động, có thể thấy rằng, yếu tố tác
động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định chính là kết
cấu chi phí.
Những công ty có chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn, chi phí biến đổi
chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu
thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí cố định chiếm

tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tƣ lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát
triển nhanh. Ngƣợc lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ đƣợc, doanh
thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí cố định chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí biến đổi
chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dƣ đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu
thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí cố định chiếm tỷ


×