Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Cách cải tạo dòng sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 11 trang )

BÀI DỰ THI
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
I. TÊN TÌNH HUỐNG:
Cải tạo cảnh quan môi trường dòng sông và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Huyện Kim Sơn – Ninh Bình là huyện vùng đồng bằng ven biển Đông có hệ
thống kênh mương tưới tiêu dày đặc, với chiều dài hơn 140km mang lại nhiều nguồn lợi
cho đời sống người dân trong huyện. Nhưng do chưa có ý thức bảo vệ môi trường nên
những người dân trong địa bàn huyện còn xả rác và nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các
con sông, mương gây ô nhiễm và làm mất cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó, do tập
tục canh tác nông nghiệp nên nước thải từ các đồng ruộng chứa nhiều lượng thuốc trừ
sâu cũng đổ tràn ra sông làm cho nước của các con sông đang đang dần bị xuống cấp
nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chính sức khỏe của người dân. Gần đây, chính
quyền địa phương và cơ quan bảo vệ môi trường cũng đã có những biện pháp cải tạo
môi trường các dòng sông nhưng chưa thực sự đem lại kết quả đáng kể và lâu dài. Xuất
phát từ thực tế trên cùng với kiến thức mà chúng em đã được học trong trường, chúng
em xin đề xuất giải pháp “cải tạo cảnh quan môi trường dòng sông và nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của người dân” nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm trên các
dòng sông trên địa bàn huyện Kim Sơn một cách rẻ tiền, hiệu quả lâu dài, đồng thời qua
đó cũng phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường sống
nói chung.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Khảo sát thực tế:
Qua khảo sát thực tế các con sông, con mương trên địa bàn huyện Kim Sơn-Ninh
Bình chúng em thấy hầu như các dòng sông đều đang bị ô nhiễm với hiện trạng rác thải
trong sinh hoạt, sản xuất, xác động vật chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Các loại rác
thải sinh hoạt, và xác động vật nổi trên sông theo dòng nước trôi đi khắp nơi nơi làm ô
nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt, nước nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc


trừ cỏ từ đồng ruộng đã xả tràn ra sông làm nước sông bị ô nhiễm ngày một nghiêm
trọng. Người dân lại dùng nguồn nước này để trồng cấy, sinh hoạt nên nguy cơ ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng.
1


Hình ảnh rác thải nổi trên sông Ân tập trung ở đầu cầu đầu cống

Ở Kim Sơn, cơ quan bảo vệ môi trường và người dân địa phương chưa thực sự
quan tâm tới việc vớt rác thải và bảo vệ các dòng sông. Nhiều người dân không ngần
ngại thẳng tay vất rác trực tiếp ra sông hoặc họ thờ ơ trước những thới quen xấu làm
phá hoại môi trường của người khác mà không có sự nhắc nhở, xử phạt,….

Hành động đổ rác xuống sông của người dân

Ngược lại, khi chúng em quan sát các ở hồ, sông nơi được trồng các loại cây thủy
sinh như sen, súng hoặc thả rong đuôi chó thì nước ở đó rất trong lành. Điều này chứng
tỏ có thể trồng các loại cây này để cải tạo nguồn nước.

2


Ao trồng sen, nước trong lành

Rong đuôi chó trong hồ nước tại khu du lịch sinh thái Tràng An – Ninh Bình
2. Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
+ Sử dụng kiến thức môn Tin Học: tìm kiếm thông tin trên mạng internet
+ Sử dụng kiến thức môn Công Nghệ và Hóa Học: khảo sát tình trạng ô nhiễm của các
dòng sông trên địa bàn huyện
+ Sử dụng kiến thức môn Sinh Học: tìm hiểu tác dụng cải tạo nguồn nước của các loại

cây thủy sinh; đặc điểm sinh trưởng, cách trồng, cách chăm sóc cây thủy sinh để có
cách chọn giống phù hợp với điều kiện sông ngòi hiện nay ở huyện.
+ Sử dụng kiến thức môn Vật Lý: lợi dụng dòng chảy để vớt rác ở cửa các dòng sông.
+ Sử dụng kiến thức môn Địa Lý: phân tích mạng lưới sông ngòi sẵn có về địa hình,
mực nước từng mùa, mức độ dòng chảy
+ Sử dụng kiến thức môn Toán: khảo sát số km sông cần cải tạo trên địa bàn, mật độ
trồng cây thủy sinh, xác định số lượng cửa sông đặt lưới vớt rác, dự định vật liệu làm
lưới
+ Sử dụng kiến thức môn Công Dân: tìm hiểu về chủ trương chính sách bảo vệ môi
3


trường của nhà nước và địa phương, thuyết phục cơ quan địa phương ủng hộ kế hoạch
vận động đoàn thanh niên xã đứng ra phụ trách triển khai và thực hiện.
+ Sử dụng kiến thức môn Văn Học: tìm hiểu tâm lí người dân, nghĩ ra những câu châm
ngôn ghi trên biển báo mang ý nghĩa nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường để treo dọc các
con sông góp phần giáo dục ý thức người dân.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Huy động Đoàn TNCS các xã tham gia thực hiện dự án
2. Lợi dụng dòng chảy đặt lưới vớt rác ở của sông
3. Trồng cây thủy sinh để cải tạo dòng nước và tạo cảnh quan đẹp
4. Giáo dục ý thưc bảo vệ môi trường bằng cách treo các biển báo, nhắc nhở ở dọc
các dòng sông
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Huy động Đoàn TNCS các xã tham gia thực hiện dự án
Bảo vệ môi trường là một vấn đề trọng tâm trong trong chính sách phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước của Đảng và nhà nước ta trong những năm qua. Nhà nước luôn
khuyến kích mọi cá nhân, đoàn thể tham gia hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Do
vậy dự dán cải tạo cảnh quan môi trường dòng sông phù hợp với các chủ trương chính
sách của Đảng và nhà nước nên chắc chắn sẽ được chính quyền địa phương nhất trí ủng

hộ. Đoàn thanh niên các xóm, xã là lực lượng đông đảo tiên phong trong các họat động
xã hội, nên nhận trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dự án.
2. Lợi dụng dòng chảy đặt lưới vớt rác ở của sông:
Huyện Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biến có hệ thống sông mương tưới
tiêu dày đặc, nước sông mương ở đây thường xuyên theo quy luật của con nước. Khi
nước lên rác từ các con sông lớn chảy vào các con sông, mương nhỏ kéo theo rác từ nơi
khác đổ về. Còn khi nước rút thì dòng chảy lại kéo theo rác tồn đọng trong các sông,
mương nhánh đổ ra sông lớn. Vậy nên ta cần bố trí lưới đặt ở của các nhánh sông để
hứng và vớt rác từ các sông lớn đổ về khi nước lên và vớt rác tồn đọng từ các nhánh ra
sông lớn khi nước xuống. Dùng lưới vớt rác sẽ tiết kiệm được công thu gom rác, vớt
được triệt để rác với chi phí rẻ mà không tốn nhiều công sức. Lưới vớt rác được thiết kê
như sau:
+ Dùng lưới mắt cáo buộc vào 2 thanh ngang thành dạng túi, bề rộng tùy thuộc vào cửa
sông
+ Dùng 2 cọc đứng cao từ 2 -> 2,5m, cắm sát bờ sông hoặc tựa vào thành cầu cống làm
làm trụ đỡ.
+ 2 thanh ngang đỡ trên và dưới, giúp lưới không bị giúm, thanh ngang dưới đặt chìm
xuống nước khoảng từ 0,5-1m; thanh ngang trên cách mặt nước khoảng 1m
4


+ Đặt lưới hướng dòng chảy để hứng rác, khi đầy rác, dùng 2 dây buộc sẵn vào 2 đầu
thanh ngang dưới kéo lên khỏi mặt nước, rác nằm gọn trong lưới ta lấy rác ra dễ dàng.

Mô hình lưới vớt rác

3. Trồng cây thủy sinh cải tạo nguồn nước
a. Tìm hiểu về cây thủy sinh
Môi trường nước có sự tồn tại của 3 đơn vị cấu thành: Động vật, vi sinh vật và
thực vật thủy sinh. Động vật chỉ ăn chất hữu cơ. Vi sinh vật có nhiệm vụ phân giải chất

hữu cơ thành vô cơ. Thực vật thủy sinh là các loài có lá, có rễ, phần lớn chúng đều có
bộ rễ rất lớn. Đây chính là bộ phận để hấp thụ chất hữu cơ và kim loại nặng có trong
nước.
Tất cả các loại chất thải trong nước sẽ được bộ rễ của loài thực vật này truyền lên
lá. Lá chứa chất vô cơ dư thừa, vì thế lá của chúng luôn có màu xanh rất đặc trưng và
nước ao, hồ thường trong vắt nhờ có họ hàng nhà thực vật thủy sinh này. Do đó, trồng
các loại cây thủy sinh như sen, sung, rong đuôi chó... sẽ giúp cải thiện đáng kể chất
lượng nước hồ. Các loài này giúp chuyển hóa, hấp thụ các loại vi khuẩn có hại trong
nước để làm sạch nguồn nước. Theo các chuyên gia, sử dụng thực vật thủy sinh để làm
giảm ô nhiễm là biện pháp có từ lâu. Nhiều nước trên thế giới như Đức, Bỉ áp dụng rất
thành công biện pháp này. Không những hút được chất độc, các cây này còn giúp tăng
khả năng làm sạch của sông hồ. Ta quan tâm tơi các loại cây thủy sinh sau:
+ Cây Hoa Sen:
Thân rễ của Sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì
nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to
và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và
có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, lá to với đường kính tới 60
cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm. Sen có nhiều giống
5


được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt.
Nó có thể chịu được rét tốt. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Cây Sen có giá trị thực dụng rất cao: lá sen gói thức ăn, lá non làm salad và soup
(Đại Hàn và Nhật), ngó sen làm dưa, gỏi..., củ sen nấu thức ăn ngọt lẫn mặn, hạt sen ăn
tươi hoặc để khô nấu chín làm chè, nhân bánh đủ loại, tua sen, cánh hoa làm salad, nhụy
sen(đặc biệt là phần hột gạo của tua sen) ướp trà... Sen lại là loại dược thảo siêu hạng,
từ hoa lá cho đến hạt, gương, ngó sen, củ sen, ngay cọng cứng của hoa lá... cũng đều
chứa chất thuốc cả. Ngoài giá trị thực dụng, cây hoa sen được sử dụng làm cây cây
cảnh. Với vẻ đẹp thanh cao, hoa sen không chỉ đem đến cho người thưởng thức sự lắng

đọng thuần khiết mà còn tạo sự thư thái, thanh thản cho tâm hồn.

Vẻ đẹp của hoa Sen

+ Cây Hoa Súng:
Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên
trên mặt nước. Lá súng hình tròn. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 - 12.
Cánh hoa nhiều, xếp lợp. Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm 5 - 35 lá noãn, hợp nguyên
lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Hoa súng có thể có mùi thơm. Hiện nay tồn tại
khoảng vài trăm giống hoa súng khác nhau.
Cây Súng ngoài có tác dụng cho hoa đẹp, cải tạo môi trường, nó còn có tác dụng
làm các bài thuốc chữa bệnh. Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây được dùng làm
thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu...
6


Vẻ đẹp hoa Súng

+ Rong đuôi chó:
Đây là thực vật thủy sinh sống ở tầng giữa của mặt nước, hay được tìm thấy trong
các loại ao, hồ, đầm lầy cũng như các dòng suối chảy chậm tại khu vực nhiệt đới và ôn
đới và hay được thả trong các bể cá cảnh. Loài rông này mọc hoàn toàn dưới mặt nước,
thông thường (mặc dù không phải luôn luôn) trôi nổi trong môi trường sống của chúng.
Thân cây có thể dài tới 1 m, tại các khoảng dọc theo các đốt của thân cây chúng sinh ra
các vòng lá màu xanh lục sáng, thường là hẹp bản và tạo nhánh. Các lá phân nhánh này
khá giòn và cứng. Chúng không có rễ, nhưng đôi khi phát triển các lá bị biến đổi có bề
ngoài tựa như rễ, với mục đích neo đậu cả cây xuống đáy nước. Hoa nhỏ và không hấp
dẫn, với hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Chúng sinh sống tốt trong môi trường
nhiều ánh sáng và khả năng tạo ra nhiều ôxy. Trong ao hồ nó tạo thành các chồi dày vào
mùa thu và chìm xuống đáy tạo ra cảm giác như thể nó bị sương giá làm chết nhưng khi

mùa xuân đến thì các chồi này sẽ phát triển trở lại dạng thân dài và dần dần phủ kín ao
hồ.
Việc nhân giống chúng khá dễ dàng. Chỉ với một mẩu nhỏ thân cây thì cuối cùng
nó cũng sẽ phát triển thành một cây mới. Nó tiết ra các chất có độc tính đối với các loài
tảo (hành vi cảm nhiễm) và trong điều kiện thích hợp với nó thì gần như nó ngăn cản
một cách có hiệu quả sự phát triển của các loại tảo.

Cây rong đuôi chó

7


b. Cách trồng
Qua tìm hiểu trên cho thấy, trồng thực vật thủy sinh là biện pháp vừa rẻ vừa hữu
hiệu, tuy nhiên khi thực hiện cần phải có sự kiểm soát bởi không cẩn thận sẽ gây ra tác
dụng ngược. Cách tốt nhất là trồng thành từng khóm, với mật độ thích hợp. Cách này
vừa kiểm soát được sự phát triển quá mức của cây thủy sinh, vừa tạo cảnh quan đẹp cho
mặt nước. Ta có thể tưởng tượng, vào mùa thu, đi dạo dọc các con sông, có từng khóm
hoa sen, hoa súng đua sắc trên mặt nước, tỏa hươg thơm dịu mát thì thật là tuyệt!
Trước tiên ta phải khảo sát trên địa bàn xem có bao nhiêu mét sông cần cải tạo,
để chuẩn bị lượng cây giống và bố trí nhân lực lao động phù hợp. Giống cây có thể liên
hệ với phòng Nông Nghiệp các huyện để được tư vấn hỗ trợ.
Cách trồng các cây thủy sinh như sau:
+ Trồng cây hoa Sen hoặc Súng thành từng khóm, mỗi khóm khoảng trồng khoảng 3
đến 4 gốc trong diện tích 1m2.
+ Mỗi khóm cách nhau khoảng 4m. Nếu lòng sông rộng thì cấy thành hai hàng so le
lệch về hai phía bò sông. Nếu lòng sông hẹp thì cấy thành 1 hàng ở giữa sông.
+ Có thể trồng đan xen nhiều loại hoa có màu khác nhau để khi hoa nở tạo ra cảnh quan
đẹp.
+ Cây rong đuôi chó trồng thành từng cụm ở giữa sông đan xen với các cụm hoa sen

hoặc súng. Mỗi cụm có diện tích khoảng 1m2, cụm này cách cụm kia khoảng 4m

Mô hình cách trồng cây thủy sinh ở đáy sông

c. Cách chăm sóc
Trong quá trình trồng các loài này cũng phải thường xuyên vớt bỏ những cây già
cỗi để tránh việc các cây này sau khi chết, thối rữa và làm bẩn nước sông.
Nếu sau một thời gian, khóm cây nào chết ta phải bổ sung thường xuyên, hoặc
khi các khóm phát triển quá nhanh, ta cũng phải tỉa bớt để giữ ở một mật độ hợp lý và
tránh gây hạn chế dòng chảy.
4. Giáo dục ý thưc bảo vệ môi trường bằng cách treo các biển báo, nhắc nhở ở dọc
các dòng sông
8


Mặc dù trồng thực vật thủy sinh là biện pháp hữu hiệu, nhưng không phải là tuyệt
đối. Ta cần phải kết hợp nhiều biện pháp tổng thể như nạo vét sông hồ, hạn chế không
cho nước thải chảy vào sông mương và thả các loại động vật có lợi như trai, ốc ...
Nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bảo vệ nước hồ là ý thức của cộng
đồng. Một khi cộng đồng vẫn hồn nhiên xả rác, nước thải xuống sông hồ thì không có
một biện pháp nào có thể giúp sông hồ thoát bẩn.
Vậy nên, song song với các biện pháp trên, ta phải tìm cách nâng cao ý thức của
cộng đồng bằng cách in các danh ngôn ngắn gọn, ý nghĩa lên các biển báo để treo dọc
dòng sông. Hãy thử tượng xem, trên một dòng sông sạch, có hoa đủ màu đua sắc, có
những câu châm ngôn ý nghĩa, còn ai nỡ xả rác nước thải nữa không? Như vậy tạo ra
cảnh quan đẹp là cánh giáo dục ý thức môi trường hiệu quả nhất so với mọi cách tuyên
truyền chunh chung, nó chạm tới cảm xúc của mọi người, nó thúc đẩy mọi người yêu
quý và bảo vệ các dòng sông.
Các câu châm ngôn có thể dùng:
DÒNG SÔNG – LÒNG MẸ!

VÌ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG!
NGUỒN NƯỚC – SỰ SỐNG
……………………………..
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Về mặt môi trường:
Đây là giải pháp cải tạo môi trường bằng biện pháp sinh học nên nó giải quyết
được triệt để vấn đề, đem lại tác dụng lâu dài và không làm phát sinh thêm hóa chất
trông quá trình xử lý giống như các biện pháp cải tạo môi trường khác. Nếu các giải
pháp trên được thực hiện, chỉ sau thời gian không lâu môi trường thủy sinh trên các
dòng sông được hình thành, nó sẽ héo theo cả hệ sinh thái dưới nước phát triển và tự nó
đẩy lùi được ô nhiễm. Khi mà cả hệ thống sông trong huyện là những con sông sạch
đẹp, hoa nở tràn ngập hương sắc thì quang cảnh đó sẽ vun đắp thêm tình yêu các con
sông quê hương của mỗi người dân. Chúng em tin rằng bằng lỗ lực của đoàn thanh
niên, thế hệ trẻ chúng em, dòng sông quê em sẽ được cải tạo thành những dòng sông
đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng quê hương.
2.Về mặt xã hội:
Các giải pháp trên tạo ra cảnh quan, không gian đẹp, thân thiện trên các dòng
sông, có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Chính
những việc làm nhiệt tình của đoàn thanh niên khi tham gia dự án đã mang một ý nghĩa
giáo dục môi trường mạnh mẽ, việc làm thiện nguyện của các đoàn viên trở thành tấm
gương bảo vệ môi trường tạo sự lan tỏa hành động ra toàn xã hội. Chúng em mong
muốn được thực hiện dự án trên như khát khao góp sực trẻ vào công công xây dựng quê
hương.
9


Cảnh quan dòng sông được cải tạo, có các khóm hoa tô điểm

3.Về mặt kinh tế:
Đây là biện pháp cải tạo môi trường bền vững, rẻ tiền do huy động được sức lao

động từ cộng đồng thực hiện. Vì thế sẽ tiết kiệm được chi phí bảo vệ môi trường, góp
phần chống biến đổi khí hậu phát triển bền vững. Cũng có thể tạo được nguồn thu kinh
tế trong việc nuôi trồng các loại cây thủy sinh vật trong giải pháp trên, như khai thác
các giá trị về dinh dưỡng, dược liệu từ các bộ phận của cây sen, cây súng.

10


Kim Sơn, ngày 15 tháng 01 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA

NHÓM HỌC SINH

BAN GIÁM HIỆU

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×