Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 6 bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.96 KB, 4 trang )

Bài 5
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A.Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Thấy được sự khác biệt về những điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành
các quốc gia cổ đại phương tây khác với các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Nắm được các quốc gia chính trong xã hội cổ đại phương Tây.
- Hiểu được chế độ chiếm hữu nô lệ và hình thức nhà nước.
2. Tư tưởng:
- Thấy rõ được sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Căm ghét chế độ áp bức, bóc lột.
3. Kĩ năng:
- Làm quen với việc tự lập bảng so sánh về sự giống và khác nhau giữa hai
khu vực.
- Thấy được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế -xã
hội của hai khu vực Đông và Tây
B. Chuẩn bị của GV và HS.
- Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Các tranh ảnh , tài liệu cóa liên quan…
C. Tiến trình dạy-học:
1. Giới thiệu bài mới:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên điều kiện tự nhiên là
nằm ven các con sông lớn, đất đai phì nhiêu với các ngành kinh tế phát triển…Các
quốc gia cổ đại phương Tây ra đời và phát triển trong điều kiện khác với phương
Đông như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp các thắc mắc trên.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
Trước hết, GV treo bản đồ các quốc gia cổ đại
phương Đông và phương Tây đến thế kỉ II


TCN lên bảng và giới thiệu cho HS vị trí địa
lí, địa hình, điều kiện tự nhiên…( vùng Nam
Âu, địa hình bờ biển khúc khuỷu tạo ra những
hải cảng…ít sông ngòi…không thuận tiện cho
phát triển nông nghiệp…)
?:So với các quốc gia cổ đại phương Đông thì

Nội dung kiến thức cần đạt
1. Sự hình thành các quốc gia cổ
đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên: Hai bán đảo
vươn dài, thuận lợi cho giao thông
vận tải biển.


các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sớm
hơn hay muộn hơn?
HS dựa vào lược đồ và SGK , vốn hiểu biết
của mìnhđể trả lời, HS khác bổ sung,GV KL
và nhấn mạnh: Tuy không thuận lợi về phát
triển nông nghiệp , song là một vùng nằm ở
ven bờ địa trung hải, không có sóng to, gió
lớn, thuyền bè đi lại dễ dàng nên con người
cũng dần tụ tập tại đây.
Ra đời chậm hơn các quốc gia cổ đại phương
Đông. Địa hình của các quốc gia cổ đại
phương Tây không hình thành trên lưu vực
các con sông lớn, nông nghiệp không phát
triển.
Hoạt động 2:

- GV yêu cầu HS quan sát và chỉ trên bản đồ
vị trí hai quốc gia cổ đại phương Tây.
?:Nghề sản xuất chính ở đây là gì?
HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét, bổ
sung và kết luận: Do điều kiện tự nhiên không
thuận lợi cho việc trồng lúa nên người dân ở
đây đã trồng một số loại cây lưu niên như nho,
ô liu để nấu rượu và các nghề thủ công phát
triển…
Bấy giờ các quốc gia cổ đại phương Đông đã
phát triển, Người Hi Lạp, Rô-ma đã biết sử
dụng lợi thế phát triển nghề hàng hải của mình
sang các quốc gia xcoor đại phương Đông để
buôn bán trao đổi hàng hóa…
Hoạt động 3
?: Nền kinh tế chính của hai quốc gia này là
gì? Với nền kinh tế đó xã hội đã hình thành
tầng lớp nào?
( Công thương nghiệp và ngoại thương; chủ
xưởng, chủ lò, chủ thuyền và những người
giàu, có thế lực chính trị. Họ là tầng lớp chủ
nô).
Hoạt động 4:
GV cho HS thảo luận nhóm:

- Kinh tế ở đây chủ yếu là thủ
công và thương nghiệp.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây
ra đời muộn hơn so với ở phương
Đông.


2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma
gồm những giai cấp nào?
- Sự phát triển của sản xuất thủ
công và thương nghiệp đã hình
thành hai giai cấp: chủ nô và nô
lệ.

+ Chủ nô: giàu có và có thế lực


?:Em hãy trình bày về cuộc sống của chủ nô
và nô lệ?
HS dựa vào SGK thảo luận, trình bày kết quả,
nhóm khác bổ sung.
GV KL, đồng thời nhấn mạnh: Tầng lớp nô lệ
làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng
thủ công, chèo thuyền…Thân phận của họ
hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô. Họ bị coi
như một thứ hàng hóa để mua bán, bị đánh
đập…Xã hội như vậy gọi là xã hội chiếm nô.
Do cuộc sống khổ cực và bị đối xử tàn bạo
nên họ đã nổi dậy. Năm 73-71 TCN ở Ro-ma
nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn do Xpac-ta-cút lãnh
đạo…
Hoạt động 5
GV nêu rõ về số lượng nô lệ ở Hi Lạp và Rôma và những đóng góp của họ trong xã hội.
?: Về số lượng, mối quan hệ giữa chủ nô và
nô lệ như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời, HS khác bổ sung.

Cuối cùng GV kết luận:
Hoạt động 6:
?: Xã hội cổ đại phương Tây có những giai
cấp nào?
HS dựa vào SGK trả lời, HS khác bổ sung,
GV KL, đồng thời nhấn mạnh: Xã hội có hai
giai cấp chính là chủ nô và nô lệ. Nô lệ rất
đông đảo, là lực lượng sản xuất chủ yếu nuôi
sống xã hội , nhưng bị bóc lột tàn nhẫn…
Chủ nô nắm nọi quyền hành về kinh tế, chính
trị…
Trong các quốc gia này, dân tự do và quý tộc
có quyền bầu ra những người cai quản đất
nước theo hạn định.
Như ở Hi Lạp, họ bầu ra “Hội đồng công xã”
hay còn gọi là “ Hội đồng 500”, cơ quan có
quyền lực tối cao của quốc gia ( có 50
phường, mỗi phường cở ra 10 người điều hành
công việc trong một năm. Chế độ này có từ
thế kỉ I TCN tồn tại đến thế kỉ V)

chính trị, sống sung sướng.
+ Nô lệ: Nghèo khổ, là công cụ
biết nói.

- Nhiều cuộc nổi dậy của nô lệ,
tiêu biểu là khởi nghĩa do Xpacta-cút lãnh đạo (73-71 TCN).
3. Chế độ chiếm hữu nô lệ:
- Nô lệ là lực lượng chính tạo ra
của cải, vật chất…song họ không

có bất cứ quyền hành gì.
- Chủ nô nắm mọi quyền hành về
chính trị , kinh tế.

- Chế độ chính trị: Người dân tự
do có quyền bầu cử người đứng
đầu đất nước.


Đó là chế độ dân chủ không có vua. Ở Rô-ma
có vua đứng đầu.
3. Kiểm tra HĐNT – Bài tập:
- Kiểm tra HĐNT:
?:Những nét cơ bản về sự hình thành, kinh tế, xã hội các quốc gia cổ
đại phương Tây?
?: Thế nào là nhà nước chiếm hữu nô lệ?
- Bài tập:
?: Tìm hiểu về các công trình kiến trúc văn hóa cổ đại?



×