Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

NỘI DUNG TRÀO LỘNG TRONG hồi ký tự TRUYỆN của tô HOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.31 KB, 42 trang )

NỘI DUNG TRÀO
LỘNG TRONG HỒI
KÝ - TỰ TRUYỆN
CỦA TÔ HOÀI

1


Cái cười với thực tại đời sống.
Thực ra, con người thường hay ngộ nhận về vị trí, khả
năng của mình trong thế giới tự nhiên. Con người luôn tự hào
mình là giống loài đẹp nhất, hoàn hảo nhất so với muôn loài.
Nhưng từ khi chủ nghĩa khai sáng ở Châu Âu xuất hiện
khoảng cuối thế kỉ XVII cùng với cuộc cách mạng khoa học
tự nhiên lần thứ nhất đã sản sinh ra chủ nghĩa hiện thực. Nó
buộc con người phải nhìn lại chính mình với đầy rẫy khiếm
khuyết, thiếu sót. Trong văn học từ góc nhìn con người luôn ở
phạm trù của cái cao cả, cái lí tưởng đã dịch chuyển dần sang
lăng kính đời thường với hình tượng con người như nó vốn là
với vô vàn nhược điểm và những điều đáng cười.
Tô Hoài với những trải nghiệm già dặn về đời sống đã
rất tinh nhạy khi nhìn cuộc đời như một tấn hài kịch. Trong
bản chất tự nhiên con người vốn rất đáng cười. Lật xới những
vỉa quặng giản dị của đời sống, nhà văn đã phơi bày những
góc khuất, những mâu thuẫn, những chiều sâu đầy bất ngờ,
thú vị. Ẩn sau những “ người thường việc thường’’ Tô Hoài
đã phát hiện ra những ý nghĩa khác thường bằng con mắt hóm
hỉnh, tinh quái, sâu sắc. Đi sâu vào những sáng tác Hồi kí - tự

2



truyện Tô Hoài, người đọc không khỏi bị bất ngờ bởi một
hiện thực đời sống nóng rẫy, sôi nổi, ngồn ngộn những mặt
đối lập: xấu - tốt, hay - dở, khóc - cười… Tất cả đều hiện ra
qua kênh thẩm mĩ giàu tính trào lộng của tác giả.
- Cái hài trong bản chất tự nhiên của con người.
Cái lạ lùng của con người là rất hay ảo tưởng về vẻ đẹp
cũng như sức mạnh của bản thân. Đặc biệt sự ảo tưởng đó sẽ trở
nên đáng cười khi nó trở thành bệnh khoe khoang. Bởi vậy
trước hết tiếng cười trào lộng của Tô Hoài thường hướng đến
căn bệnh khoe khoang. Mỗi một nhân vật trong trang văn Tô
Hoài, theo cách riêng của mình lại có cách khoe mẽ rất khác
nhau, rất hài hước.
Cứ nhìn vào cung cách khoe sang đầy láu cá của Nguyễn
Công Hoan thì không ai có thể nhịn cười: “ Dự quốc khánh,
lễ lạt ở sứ quán nào Nguyễn Công Hoan đi đôi giày da bóng
lộn, tôi chưa thấy khi nào’’. Tô Hoài ngỡ rằng Nguyễn Công
Hoan có một đôi giày “mồi” cất đi chỉ khi dịp quan trọng mới
bỏ ra. Không ngờ ý nghĩ ấy đã bị Nguyễn Công Hoan chê
thẳng mặt: “ Cậu nhận xét cũng xoàng”. Bởi lí do thật sự là: “
Giày tớ đi mượn… Có là giày đi mượn thì mỗi tiệc mới một

3


đôi khác nhau chứ’’ . Tiếng cười hóm hỉnh nhưng cũng đầy
chua chát với cái cách buộc phải “khoe sang’’ của Nguyễn
Công Hoan chỉ vì “dự tiệc đứng thì hay đi đi lại lại, người ta
cứ phải nhìn giầy mình, cho nên cần có giày tử tế’’. Đó cũng
chính là cách ngụy trang của các văn nghệ sĩ giàu tài năng mà

nghèo vật chất. Tô Hoài còn hóm hỉnh hơn nữa khi bật mí về
gốc gác của đôi giày đi mượn đó. Có lẽ nó được mượn từ một
người anh em chuyên làm nghề vá giày, mông má lại những
đôi giày cũ của Nguyễn Công Hoan. (Chiều chiều- tr
105,106).
Nếu việc khoe giày của Nguyễn Công Hoan chỉ làm bật
lên tiếng cười hài hước thì hình ảnh của mấy ả đi buôn trá
hình lại mang một sắc điệu khác: “ Áo cánh trắng quần thâm
mới, vẻ trễ tràng, vừa ta đây vừa bất cần đời, tay các ả đeo
nhẫn, cổ dây chuyền vàng”. Hình ảnh ấy vốn dĩ đã gợi ra một
cái gì đó khoe mẽ, hời hợt, hợm hĩnh. Cho đến khi Tô Hoài
chú thích “ chắc vàng tây” thì tiếng cười không thể không bật
ra đầy phấn khích với người đọc. Tác giả đã nhìn thấy rõ bản
chất hợm của, thích phô trương của bọn người này. Cũng như
chỉ vài nét vẽ thoáng qua là hình ảnh mụ chủ chứa đã hiện ra
sinh động: “ nửa tỉnh nửa quê, cổ tay đeo cái vòng xanh
4


xanh, chẳng biết vòng nhựa hay đá thật”. Cái “ chẳng biết”
của tác giả đã gợi lên bao điều nghi ngờ trong lòng độc giả
với hàm ý giễu cợt quá rõ ràng. ( Chiều chiều- tr 107).
Đến nhân vật cậu Quáng trong Tự Truyện nữa thì đúng
là cái sự khoe khoang đã mang màu kệch cỡm. Cậu giải thích
cho cái việc chuyển anh chàng bán giày mới vụng về ra đứng
cửa trông nhà đối diện và huýt sáo báo hiệu cho cậu vì một lí
do rất chính đáng : ‘‘ Các cô bên ấy mê cậu Quáng lắm.
Nhưng sức cậu chỉ kham nổi một cô thôi. Đấy, đấy... Cái cô
Bích mặc áo dài lụa Vân lại vừa lượn ra. Nỡm chưa cứ ưỡn
ẹo ra liếc trộm người ta cả ngày’’. Nhưng hỡi ôi, sự thực là

cậu Quáng mê người ta mà người ta lại không thèm để mắt
tới, thậm chí còn không biết cả sự có mặt của cậu ở trên đời
này. Nên cậu phải nhờ anh giúp việc đứng cửa trông chừng để
mỗi lần thấy cô Bích lại báo hiệu cho cậu biết, để cậu lao ra
cố dơ thật cao cái cổ tay đeo vòng vàng và sợi dây chuyền
lủng lẳng ở cổ. Mỗi lần như thế hình ảnh cậu Quáng hiện ra
thật ngớ ngẩn và tức cười : ‘‘ Cậu Quáng xổ ra. Cô Bích vừa
bước lên chiếc xe nhà kiểu ‘‘ ô mích’’ sơn đen lùn tịt... Cậu
Quáng đứng trơ mắt ếch ra ngó theo cho đến lúc cái xe bóng
nhoáng lẫn vào đám đông xuống phía bờ hồ’’. Vậy là ai cũng
5


đã tỏ tường cái me gái của cậu Quáng.Cậu cố để khoe giàu,
khoe gái mê mà cái sự thật nhãn tiền là cậu đang thuộc loại ‘‘
đũa mốc mà chòi mâm son’’ và cậu mới là kẻ mê gái cứ chẻ
hoe ra qua cách kể vừa khách quan vừa tinh quái của Tô Hoài.
Loại đối tượng tiếp theo được Tô Hoài chú ý chính là
những kẻ hay khoác lác, ba hoa. Đây là kiểu người mà hễ nói
ra điều gì đều theo kiểu ‘‘ nói như đúng rồi’’. Nhưng thực tế
lại hoàn toàn trái ngược. Họ luôn vuốt ve những ý nghĩ của
mình, cố ngụy tạo cho mình vẻ uyên thâm, bí hiểm. Thậm chí,
họ còn tự cho rằng những điều mình nói là chuẩn mực, là
chân lí. Nhân vật Hồ- một trong những người bạn đầu tiên của
tác giả khi tham gia hoạt động Ái hữu- tiêu biểu cho kiểu
người này. Cái gì Hồ cũng tỏ ra xuất chúng : ‘‘ Hồ mặc áo
tanh quát trắng. Hồ hay nói chủ nghĩa cộng sản nhưng cũng
lại hay bàn kinh Phật và nói về chùa chiền’’. Hồ lại tỏ ra giỏi
cả thơ phú khi anh rất hay ngâm bài thơ Trường Tình của
Tchya giọng buồn não nùng. Về mặt trải nghiệm thực tế thì

Hồ lại càng tỏ ra là một tay cừ khôi khi ngày nào anh cũng đi.
Chỉ có điều là chẳng biết Hồ đi đâu. Mới chỉ qua một vài nét
như vậy, chắc hẳn nhiều người phải tin tưởng rằng, Hồ là một
kiểu thanh niên mới, ham hiểu biết, giỏi giang lại có chút khí
6


phách giang hồ. Chính tác giả cũng từng thần tượng và tôn
sùng Hồ như thế. Còn các anh em đồng chí chỉ dám thì thầm
mà đoán rằng : ‘‘ Hồ là người có chính trị cao và bí mật’’.
Cái mẽ ngoài Hồ đã khéo léo dựng lên trong suy nghĩ của mọi
người thật trớ trêu thay lại khác xa sự thật. Đi vài lần với Hồ,
tác giả té ngửa ra, dù đi bất cứ đâu Hồ cũng tìm đến chui vào
nhà người mõ đầu làng để kiếm bữa. Mọi điều ở Hồ hóa ra chỉ
là sự giả tạo, chỉ là Hồ đang cố thổi phồng mình lên. ‘‘ Anh
cắt nghĩa cho chúng tôi nghe Ái hữu khác nghiệp đoàn thế
nào nhưng anh không hoạt động Ái hữu. Anh giải thích về
ngày Quốc tế lao động mà anh lại không ra Hà Nội biểu tình
ngày 1/5 ở Đấu Xảo. Anh bảo anh viết sách chính trị. Tôi
chưa thấy đâu chỉ biết anh viết cho chùa Hương quyển Trỏ
nẻo chùa Hương quảng cáo, giới thiệu cảnh đẹp với khách
chơi chùa’’. Chẳng cần ai phải tố cáo hay vạch trần, bệnh ‘‘
một tấc đến giời’’ của Hồ đã bị chính những mâu thuẫn trong
lời nói với việc làm của Hồ bóc mẽ. Hồ đã nhanh chóng bị hạ
bệ từ ‘‘ anh Hồ’’ xuống ‘‘ thằng Hồ’’. Đây cũng là cái cười
chế giễu Tô Hoài muốn cảnh tỉnh những con người mắc bệnh
lí thuyết xuông, bốc giời mà xa rời thực tế.( Tự Truyện- tr
16,17).

7



Lại có nhân vật của Tô Hoài thích khoác lác theo kiểu
lừa dối chính mình, tự làm ra vẻ thần bí, quái đản cho mình.
Trong cuộc sống, khoác lác đôi khi có thể chỉ là để đùa vui,
để xóa tan đi những căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng nó cần phải
có mức độ, có giới hạn và điểm dừng. Còn khi nó đã trở thành
bản chất, thành sự tha hóa nhân cách thì thật đáng cười. Cư
trong Tự Truyện từ dáng vẻ cho đến ngôn ngữ đều là biểu
hiện của một người theo đạo tin lành, một con chiên ngoan
đạo : ‘‘ Cư vẫn xa xa một góc… Chồng sách ôm trên ngực,
tay Cư che miệng lẩm nhẩm, mắt lờ đờ. - Ơn trên xuống khắp
hoàn vũ xa gần. Ơn trên… Chúa Giêhôva sẽ cứu mày. Vì lỗi
tôi ngài phải hạ trần’’. Bao nhiêu cái linh thiêng, huyền diệu
ấy hóa ra là Cư đang ngụy trang cho nghề bán sách dạo,‘‘ lĩnh
sách nhà thờ đem bán ăn tiền hoa hồng’’, gạt tiền của những
người nhẹ dạ cả tin. Cái đức tin của Cư đúng là một trò cười
cho thiên hạ. Tiếng cười bật lên do chính sự nhàm chán, nhạt
nhẽo, vô vị mà lại cứ tưởng mình cao siêu, thần thánh của
nhân vật mà ra.
Cùng với loại nhân vật này còn có kiểu người thích bắt
chước, giả dạng người khác nhưng lại luôn tỏ ra mình là đấng
bậc, vượt trội hơn người. Chắc bạn đọc chưa thể quên hình
8


ảnh của một ông ‘‘ Nguyễn Tuân rởm’’ mang tên Lê Đức. Chỉ
là dân nghiệp dư ‘‘ tập tọng’’ viết văn. Nhưng về nhà đã bán
hết ruộng đất, ra để khoe cái mẽ nghệ sĩ với đời bằng cách
‘‘giắt trong cạp quần lá tọa một cái tẩu thuốc, chiếc ấm mạnh

thần với cái chén hạt mít để theo đòi trà đạo’’. Tưởng rằng
mấy cái vật ngoài thân ấy sẽ biến mình thành đấng bậc. Rồi
cũng mặc áo gấm trần, chít khăn lượt, đi giày Gia Định, cầm
quạt thước y hệt Nguyễn Tuân. Thậm chí chải tóc, xõa tóc
cũng ‘‘ nhái’’ lại y chang. Nếu người ta vì thần tượng, vì hâm
mộ mà bắt chước cũng là chuyện thường. Cái buồn cười là ở
chỗ: ‘‘Ông Nguyễn Tuân rởm ấy đi nước ngoài, lên máy bay,
mặc sơ mi ngắn tay kẻ ca rô, tay chống ba-toong nghênh ngáo
nhìn xem người ta có nhìn mình như nhìn ông Nguyễn
không’’. Một bức chân dung đầy dị hợm và lố bịch. Có thể
nói, ở nhóm đối tượng này, Tô Hoài đã phát hiện ra sự đối
nghịch giữa những lời ba hoa khoác lác, những hành động trái
khoáy, ngớ ngẩn với thực tế bản chất và đời sống của họ. Họ
tự biến mình thành những trò cười đáng giễu cợt.
Với bản tính hồn nhiên, dí dỏm cùng quan niệm ‘‘ cái gì
đã là tự nhiên thì mãi mãi’’ nên con người đời thường trong
sáng tác Tô Hoài hiện ra với những gì người nhất, với đầy đủ
9


những khiếm khuyết và sai lầm. Các nhân vật của ông thường
hiện ra với đúng bản chất vốn có, trong đó điểm khá nổi bật là
bản năng tính dục. Thực tế, bản năng tính dục chính là một
trong những biểu hiện tự nhiên nhất của con người. Tô Hoài
đã không ngại ngần động chạm đến địa hạt được coi là thầm
kín, riêng tư, là ‘‘ vùng cấm kị’’ theo quan niệm cổ điển. Ông
đã nhìn nó với con mắt đầy hài hước.
Họa sĩ Nguyễn Sáng, một tên tuổi khá nổi bật của làng
nghệ thuật Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Vậy mà dưới
ngòi bút Tô Hoài lại hiện ra rất trần trụi. Giữa lúc tất cả mọi

người đang hăm hở tham gia phong trào đi thực tế để tìm cảm
hứng sáng tác thì họa sĩ từ chối đi chỉ vì bệnh ‘‘ mê gái, hay
để ý những cô gái mới lớn’’. Nguyễn Sáng lấy cớ bận vẽ
nhưng thực chất có vẽ vời gì đâu chẳng qua là do nghệ sĩ của
chúng ta bận ra hiệu kem Tiến Đạt ăn kem. Có đủ các loại
kem : Kem dứa, kem cốm, kem mùi ổi, mùi mít, mùi na, mùa
nào thức ấy. Nguyễn Sáng ăn một lúc đến mấy que kem làm
độc giả phải liên tưởng đến hình ảnh nhà văn Nguyên Hồng
ăn một chặp mười cặp bánh cuốn vì ngon quá. Nhưng không
phải vậy, cái ẩn tình nằm ở chỗ Nguyễn Sáng đâu có khoái
kem mà vì " nhà có mấy cô mười ba, mười bảy hay hay mắt.
10


Cái anh chàng trên 40 tuổi này cứ lăn lóc mê tơi’’.( Chiều
chiều- tr 10). Người đọc khó lòng để kiềm chế một nụ cười
tủm tỉm trước một họa sĩ có hạng lại đã trung niên mà vẫn ‘‘
mê gái’’ một cách ngây thơ như thế.
Cùng là cái máu phiêu lưu của những người nghệ sĩ,
chuyện tình bay bướm của Nguyên Hồng cũng là cả một sự
khôi hài. Mặc dù vợ con dắt díu cả đàn nhưng Nguyên Hồng
vẫn không thể bỏ thói chăng hoa. Mẫu hình ưa thích của
Nguyên Hồng là ‘‘ những bà nạ dòng, má phúng phính bánh
đúc, áo cánh chồi, nhai trầu, môi cắn chỉ là ưng lắm’’.
Nhưng cũng chính vì cái tính lăng nhăng ấy mà đôi khi
nảy ra những tình huống dở khóc dở cười. Nguyên Hồng ‘‘
câu’’ được mụ hàng xén tản cư từ lúc nào không ai biết, chỉ
biết sau trận đánh ghen của chị cả mụ hàng xén phải bán xới
đi. Cái phì cười là ở chỗ nhà văn không tiếc hồng nhan mà lại
nhăn nhó vì : ‘‘ Mất mẹ nó cái màn’’. Tiếng cười bật ra từ sự

bụi bặm của đời thường không giống như sự lãng mạn mọi
người hay gán bừa cho các văn nhân. Bản tính Nguyên Hồng
là thế, cứ hồn nhiên nghĩ sao nói vậy. Mà cái thói lăng nhăng
cũng chỉ ít lâu sau lại đâu đóng đó. Đó là câu chuyện tình với
bà Cai ách. Nhưng lần này kịch tính hơn bởi có sự cạnh tranh
11


của ‘‘ Sơn Tinh xích lô và Thủy Tinh Nguyên Hồng’’ thay nhau
trổ mã trước ‘‘ bà nạ dòng phì lộn’’. Cái chuyện đáng lẽ phải
giấu đi, Tô Hoài lại cứ khơi khơi kể ra làm cho tiếng cười cứ
òa ra, vỡ ra lảnh lót. Rồi đến chi tiết khi Nguyên Hồng ở Liên
Xô nữa thì đúng là khôi hài hết chỗ nói : ‘‘ Nguyên Hồng
xuống Khackop đi xem bóng đá, thấy những pha đẹp mắt ,
ông đứng trên khán đài huara huara loạn xạ rồi ôm đại các
bà đầm hai bên, nhảy lên. Cô phiên dịch Galina khiếp quá
phải điện về hỏi Matxcova, cô Ina - lại một người đàn bà
khác , cũng sợ quá lập tức bảo đưa ông về ngay’’. ( Cát bụi
chân ai- tr 325). Cái giả vờ phấn khích vì bóng đá mà thực ra
vì thứ khác và chiêu lợi dụng sự vô tình mà cố ý để đụng
chạm của nhà văn Á Đông đã sáng tỏ như giữa ban ngày.
Người đọc được một trận cười lăn cười lóc thỏa thuê. Ở đây,
Tô Hoài đã đề cập đến vấn đề ‘‘ tính dục’’ đầy nhạy cảm của
con người nói chung và các văn nghệ sĩ nói riêng không phải
để châm chích, chế giễu. Ông muốn khẳng định nó giống như
một ‘‘ căn tính’’ cơ bản của con người, một đòi hỏi, một nhu
cầu tất yếu. Nên đó là tiếng cười hồn nhiên, bao dung, bông
đùa mang đậm sắc thái dân dã, đậm màu sắc phồn thực
thường thấy trong dân gian Việt Nam tự bao đời.


12


Mỗi một con người luôn tồn tại với những góc khuất sâu
kín, những phức tạp, phong phú vốn có của nó. Bằng một cái
nhìn hài hước, hóm hỉnh, Tô Hoài đã khám phá, phát hiện ra
những vỉa tầng góc cạnh, xù xì của đời sống con người. Từ
những câu chuyện tưởng như bình thường, thậm chí tầm
thường với những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt, ít to tát, Tô Hoài
đã khắc dựng lên chân dung con người với tất cả bản tính tự
nhiên không mực thước. Tiếng cười Tô Hoài là tiếng cười tếu
táo, vui vẻ trước bản năng tự nhiên của con người nhưng đồng
thời cũng là tiếng cười chế giễu, châm biếm trước những lệch
lạc, những gì còn khiếm khuyết con người chưa hoàn thiện.
Cái đáng nói hơn ở đây là hình ảnh những con người này
được hiện lên trong thể tài Hồi kí- tự truyện của Tô Hoài
nên nó không phải là sản phẩm của sự sáng tạo hay hư cấu mà
chân thực, gần gũi như chính đời thường vậy. Đó cũng là cách
Tô Hoài gửi một thông điệp nhân văn sâu sắc : Con người
luôn là con người theo đúng nghĩa của nó, con người bất toàn.
Hãy nhìn con người bằng cái nhìn bao dung và mỗi con người
cũng cần nhìn lại chính mình để vươn đến những giá trị tốt
đẹp Chân- Thiện- Mỹ.
- Cái hài từ nghịch lí đời thường
13


Con người vốn dĩ đã phức tạp, cuộc sống của con người
với các mối quan hệ chằng chịt, đan xếp lại càng phức tạp
hơn. Đã có giai đoạn văn học đơn giản hóa cuộc sống của con

người và lí tưởng hóa những phẩm chất của con người.
Nhưng khi chiến tranh đã lùi xa,cuộc sống quay trở lại với
guồng quay quen thuộc của nó và văn học cũng nhìn con
người đa diện hơn. Là một sở trường, Tô Hoài viết về mình,
những người xung quanh mình, bạn bè đồng nghiệp mình,
ngay cả những người chỉ lướt qua cuộc đời mình vẫn với một
nụ cười tinh nghịch. Trang văn của ông vẫn miệt mài ghé sát
vào những cảnh huống thường nhật, nhiều khi oái oăm, dở
khóc dở cười. Nếu Nguyễn Tuân đầy tài năng trong việc tìm
kiếm , tôn thờ cái đẹp, phụng sự cái đẹp, luôn tìm ra những
điều phi thường, tuyệt mỹ, hùng tráng của cuộc sống ;
Nguyên Hồng chú ý đến những cảnh đời bé mọn, khốn khổ
mà chan chứa tình người... Tô Hoài vẫn luôn nhạy bén phát
giác ra những chuyện hài hước trong cuộc sống giản dị. Đó có
thể là tiếng cười nhẹ nhàng, đùa vui cho cuộc sống thanh thản
nhưng đôi khi còn là tiếng cười chua chát trước những nghịch
lí cuộc đời khiến ta phải suy ngẫm, chua xót.

14


Cuộc đời Tô Hoài là những dòng trải nghiệm phong phú,
là những năm tháng đầy biến động,nhiều sôi nổi và thú vị.
Chính những tháng năm ấy đã tôi luyện nên một Tô Hoài bản
lĩnh ‘’ khi nói chuyện với người ta thì gần gặn ‘’ như ngửa bàn
tay cho người ta ngồi’’ nhưng khi đứng xa thì khinh bạc, chả
coi ai ra gì’’ ( Vương Trí Nhàn ). Lần theo những dòng Hồi kí
- tự truyện của Tô Hoài loang loáng hình ảnh những con
người, trong đó có chính bản thân tác giả, hiện ra vừa dung dị,
gần gũi vừa hài hước, nực cười.

Việc tiếp cận với cái mới theo yêu cầu của thời đại để
kiếm công ăn việc làm vốn dĩ là chuyện của muôn đời, nhưng
với Tô Hoài cái sự đi học đánh máy chữ cũng là cả một tấn
hài kịch. Đi học đánh máy mà mặt mày ai cũng ‘‘ đăm đăm,
hầm hầm, không dời mắt khỏi cái máy’’ không phải vì chăm
chỉ hay có chí tiến thủ gì cả. Chẳng qua ‘‘ họ cố học vì xót
tiền’’. Chân dung ông thày dạy đánh máy cũng rất tức cười : ‘‘
một thày người còm nhom, mặt choắt chéo như hai ngón tay
kẹp. Tuy thày có để hai sợi ria nhọn ngạnh trê trên mép
nhưng trông chỉ buồn cười và thật khó biết thày ấy chạc tuổi
bao nhiêu’’ ( Tự Truyện - tr 29). Mấy cái máy đánh chữ cà
tàng thì tha hồ mà hành hạ những ngón tay của người tập
15


đánh. Có anh còn phải ‘‘quấn giẻ vào ngón tay rồi ngắm
nghía, nhăn nhó, chốc chốc rón rén mổ một phát rồi lại im.
Nhưng rồi chợt nhớ ra, sốt ruột vì một phút một tiền anh lại
cắm cổ, bặm môi đập, đập, đập ráo riết, đập...Cái máy chữ
rên lên thình thịch...thình thịch...cái máy chữ’’. Mặc dù rất cố
gắng và có vẻ quyết tâm như người đang đánh trận nhưng
băm bổ cũng chỉ được một chốc. Đau quá anh đứng phắt lên
văng ra : ‘‘tiên sư nhà máy’’. Theo tiếng chửi của anh chàng,
tiếng cười thoát ra vừa vui vừa thương hại cho những kiếp
người, những con người thất nghiệp khốn khổ đang vật lộn
với cơm áo gạo tiền. Sự hài hước còn được đẩy lên đến đỉnh
điểm khi anh ta bị chèn ép, bức xúc quá độ đã quạng luôn ông
thày dạy một trận mê tơi. Thế là cả bọn hùa lên ‘‘ đánh đòn
hội chợ’’. Bao nhiêu uất ức dồn cả vào ‘‘ cái máy khốn nạn,
trút cả vào lão thày máy chữ ma tịt’’. Cái nực cười ở chỗ, ông

thầy chữ bị đánh bầm dập mà không sợ những người đang
hùng hổ đánh mình, ông phát vía trước tiếng rít của con mụ ‘‘
lặc lè, mặt xam xám như mặt những mụ béo ngồi trước những
thúng nhòi đổi tiền ở cửa chợ Đồng Xuân’’ đang dọa tống cổ
thầy ra khỏi nhà. ‘‘Mặt thày dạy máy chữ xám đen như mặt
sàn gỗ. Hai con mắt vì sợ quá đã trắng bóng lên như mắt

16


mèo... thày lồm cồm bò dậy đứng run phần phật hai ống quần
nhìn bà chủ’’. Đúng là một tình huống cười ra nước mắt. Họ
đều là những con người khốn khổ, khốn nạn như nhau mà
thôi. Họ bị dồn ép vào nhũng tình huống oái oăm của cuộc
đời mà không có cách nào thoát ra được. Cái cười của Tô
Hoài ở đây là một cái cười buồn.
Đến khi Tô Hoài làm tổ trưởng tổ dân phố thì đúng là
bao câu chuyện tủn mủn đầy éo le và đến phải phì cười lại kéo
nhau ùa ra trang giấy. Từ sự việc với anh chàng chót đâm
người phải đi tù tám năm về rồi, chỉ có một việc là hàng ngày
đi nhặt đá ngoài đường về đắp lò nung đem bán vôi cho các
bà hàng trầu cau trên chợ Đồng Xuân. Vậy mà cũng bị cảnh
cáo chỉnh huấn. Tưởng gì to tát hóa ra ‘‘ đợi tiểu khu cho
phép thì ban bảo vệ sẽ phá cái lò vôi của nó chỉ to bằng cái
chõ’’ (Chiều chiều - tr 196) . Cái biệt hiệu ‘‘ông hòa giải’’ của
Tô Hoài đã ngầm chứa một sự đáng cười. Làm cán bộ trưởng
khu phố nhưng hình như nhiệm vụ chính của nhà văn là đi
giải quyết những vụ cãi vã, những cái lặt vặt của đời sống
thường nhật. Giống như vụ ông đi hòa giải cho chuyện cãi vã
của gia đình có ông chồng nát rượu dọa giết vợ. Hình ảnh hai

con người ấy hiện ra thật nực cười : ‘‘Trông lão gầy kheo khư
17


mà bà lão thì to béo như con trâu trương’’. Một sự tương
phản, đối lập rõ rệt về ‘‘lực lượng’’. Vậy mà bà lão vẫn mếu
máo kể lể, tố khổ, van xin : ‘‘Xin ông bắt nó lên đồn công an
đêm nay, không có thì nó giết em mất’’ . Nghe cứ tưởng sắp có
xô xát đổ máu đến nơi, không can thiệp không được nhưng
hóa ra ‘‘lão đã nằm quay mặt vào tường ngáy khò khò’’
(Chiều chiều - tr 210).
Hay nhân vật cái ông lão ‘‘ người nhỏ thó, mắt và râu
nhợt nhạt, áo sơ mi trong áo vét tử tế nhưng đã cũ’’ trong
Chiều chiều cũng là một chân dung đầy hài hước. Cụ có một
hành động rất khác người khiến cho bọn trẻ con đả đảo và
luôn tìm cách trêu chọc cụ : ‘‘Cụ ra vỉa hè, ngồi xuống vén
ống quần. Mấy đứa trẻ như đã rình đằng kia, vừa chạy lại
vừa la : chúng mày ơi ! Lại xem cụ đái...cụ sắp đái’’. Đó cũng
mới chỉ là cái cười hồn nhiên, bông đùa vì ‘‘người già cũng
như trẻ con đứng đâu đái chẳng được’’. Điều đáng cười hơn
không phải từ hành động ‘‘đái đường’’ của cụ mà lại từ lời
nhắc nhở của cô Đàng công an liên quan đến cái lí lịch của cụ.
Cô yêu cầu cụ phải được tôn trọng, phải được các cháu trẻ
con lễ phép vì trước đây cụ là ‘‘cán bộ cao cấp’’ - Vi Văn
Định. Cụ tổng đốc Hà Đông của một thời nổi tiếng hách dịch,
18


dữ tợn, tai ác. Bây giờ trước hành động cụ ra vỉa hè ‘‘ngồi
xuống, vạch quần ra đái tự nhiên’’ lại vẫn có cô cán bộ yêu

cầu cụ phải được tôn trọng. Bản thân cụ cũng vẫn tưởng mình
có cái oai phong ngày trước : ‘‘Ông nhặt cho tôi hòn đá tôi
ném vỡ đầu có thằng. Ông trông tay tôi cứng gân thế này’’.
Nhưng thực tế thì ‘‘khi cụ giơ cánh tay , cổ tay cụ nổi gân
xanh như que đóm’’. Như một trò hề, một tiếng cười mỉa mai
đầy kín đáo.
Những chuyện như thế, những nghịch lí đời thường,
những mâu thuẫn bé mọn mà đầy ý nghĩa như thế không hiếm
gặp trong trang sách Tô Hoài. Điều này càng khẳng định cảm
quan thẩm mỹ Tô Hoài giành cho ‘‘ người thường việc
thường’’ lúc nào cũng qua con mắt trào lộng hóm hỉnh mà gợi
lên nhiều suy ngẫm.
Cát bụi chân ai là một trong những cuốn tự truyện hiếm
hoi mà ở đó Tô Hoài viết về những người nghệ sĩ ở một
khoảng cách rất gần. Viết về những người bạn, những con
người đều ít nhiều có ảnh hưởng đến nền văn nghệ dân tộc,
thậm chí trong số họ có những người còn là biểu tượng, là
đỉnh cao một thời của văn học nước nhà. Nhưng trước hết Tô
Hoài thấy họ rất gần gũi và cũng rất đời thường. Chính sự
19


đối lập giữa một bên là những thứ lớn lao, kì vĩ, hào nhoáng
với một bên là những gì bụi bặm, nhem nhuốc, thô ráp đã tạo
ra những tiếng cười đầy thú vị.
Một Nguyễn Tuân cầu kì, kiểu cách, mực thước không
chỉ trong văn chương mà trong cả cách sống. Ấy vậy mà Tô
Hoài đã thấy rõ bác Nguyễn cùng với Trọng Hứa cũng có tính
‘‘tắt mắt’’. Trong chuyến đi nên Sà Phìn, theo Vù Mý Kẻ đến
nghỉ chân ở nhà Sùng Dúng Lù : ‘‘lúc nãy đi qua một cái

miếu mỗi người nhấc trộm đi một cái tượng gỗ con con’’. Khi
vào nhà ‘‘phải vắt cái túi ngoài cọc rào, nó biết trong túi có
tượng nó chửi cho’’. Đã vậy, không biết sau đó trời xui đất
khiến thế nào mà chuyến ấy về lái xe Tiến ốm lao, rồi bệnh
đái tháo đường mấy năm. Thầy bói bảo ma làm, một thời gian
sau Tiến chết. Dẫu cho Tiến không hề lấy tượng nhưng đã là
ma làm thì chỉ có chuyến lên ngược ấy. Vậy là bác Nguyễn
Tuân chưa bao giờ biết sợ ai, không biết sợ cái gì trên đời,
ngay cả khi vì Phùng Cung bị đi ‘‘căng’’ vẫn thản nhiên, bây
giờ cũng biết sợ ma. ‘‘Chẳng biết từ lúc nào không thấy
những cái tượng quỷ dạ tràng xanh xỉn gớm chết bày trên giá
sách ở buồng Nguyễn Tuân và trên lò sưởi phòng Trọng Hứa
nữa’’. Riêng Nguyễn Tuân - con người của chủ nghĩa xê dịch
20


nay ‘‘còn cứ ghê ghê mãi vùng này lắm, những chữ Đường
Âm, Bắc Mê’’. Rõ ràng, người đọc thấy một Nguyễn Tuân
khác hẳn trong tưởng tượng, Nguyễn Tuân của đời thực với
những tình cảm rất ‘‘người’’, không hề kiêu bạc hay ngông
ngạo như bạn đọc thường nghĩ. Ta cũng nhận ra cái cười mủm
mỉm, ý vị của Tô Hoài đang hấp háy sau con chữ.
Cái tầm thường nhất trong những cái tầm thường của dời
sống con người có lẽ là chuyện ăn uống, sinh hoạt, nhất lại là
đối với những nhà văn, nhà thơ tầm cỡ của dân tộc. Nhưng
với Tô Hoài cái chuyện tưởng ít văn chương ấy cũng lắm
đường thú vị. Ai có thể tưởng tượng được tác giả Thời thơ
ấu, con người của những trang văn thổn thức, dễ xúc động lại
trở thành kẻ ‘‘chỉ biết hốc’’ theo cách nói của Nguyễn Tuân.
Món đặc sản ưa thích của Nguyên Hồng là nem Sà Gòong gói

nhân bằng rau bà đẻ, hay là cái món thịt chó đi đâu Nguyên
Hồng cũng mang theo. ‘‘ Thoạt trông cũng biết không phải là
gói nguyên. Chắc chưa nay Nguyên Hồng đã đánh chén ngoài
ấp còn thừa thi cầm đi nốt. Hổ lốn tịt luộc, lòng gan trộn với
húng riềng, cả đùm con con muối tiêu’’. Đã vậy cái buồn cười
là vì Nguyên Hồng giở món thịt cầy ra không đúng chỗ, làm
cho lão Tiểu Lạc Viên hoảng hồn trâm hương mù mịt khắm
21


căn phòng. Nguyên Hồng tức tối như một gã hề chèo : ‘‘Phổ
Ky ! Câm đi !’’. Nguyên Hồng lật đật gói lại bọc thịt chó, bỏ
vào cặp. ‘‘Lúc nãy ở tổ chúng nó đòi đuổi ông bây giờ thằng
Tàu này lại đuổi ông, tỉu cái nhà ma lớ’’. Nhà văn của chúng
ta đã phải văng tục vì gói thịt cày hổ lốn. Một lần khác, theo
Nguyễn Tuân đến quán bánh cuốn ông Lâm, Nguyên Hồng
vẫn cứ hồn nhiên cái thú ‘‘ăn lấy được’’ của mình như thế : ‘‘
Nguyên Hồng đã sà đến. Bà xếp cho một chục bánh... Nguyên
Hồng đã chén gọn cả chục chiếc bánh’’. Và xúc động đến
mức ‘‘ hai hàng nước mắt đã chan chứa hai gò má rồi lại
ngồi xuống nhồm nhoàm ăn, nước mắt vẫn lã chã’’. Tô Hoài
thật khéo khiến người ta phải bật cười vì những chuyện tủn
mủn kiểu như thế.
Ngay trong cái sự ăn uống này, cũng thật nhiều kiểu thú
vị. Kiểu của Xuân Diệu là kiểu ăn để mà sống, để yêu đời : ‘‘
Không phải Xuân Diệu ăn mà một người nào khỏe lắm gắp
hộ, nhai hộ biến Xuân Diệu thành con ma ăn trông đến
thương’’. Chuyến đi Lào, cũng vì cách ăn đó mà nhà thơ đã có
một kỉ niệm nhớ đời. ‘‘ Nhà bàn bưng ra nhiều món,Xuân
Diệu cứ thong thả vừa nhai, vừa ngắm từng miếng và ăn đến

hết’’. Cái bi hài và tai hại xảy ra ngay sau đó : ‘‘ Đêm ấy đau
22


bụng phải đi cấp cứu’’. Xuân Diệu cũng tự than thở ‘‘ cái
miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn’’. Nhưng
thói thường ‘‘ giang sơn dễ đổi bản tính khó rời’’ nên sau đó ‘‘
rồi lại cứ thong thả quét sạch mâm như mọi khi’’. Chắc chỉ có
Tô Hoài mới viết thế, mới dám viết thế. Một ông hoàng thơ
tình, một đỉnh cao Thơ mới, một tượng đài trong lòng độc giả
yêu thơ, vậy mà lại có lúc đời thường đến thế. Con mắt tinh
đời của Tô Hoài đã đi qua những lớp bề mặt, lớp vỏ ngoài của
đời sống để đến với cái bình dị mà cốt lõi, giản đơn mà sâu
sắc, ẩn chứa trong mỗi con người.
Hướng đến cuộc sống đời thường, Tô Hoài hay chú ý
tìm vào những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống chứ không cố
gắng xây dựng những hoàn cảnh điển hình. Chính điều đó đã
làm cuộc sống hiện lên qua ngòi bút ông thật gần gũi, mộc
mạc theo cách thức ‘‘ văn chính là đời vậy’’ . Cuộc sống với
tất cả nhũng bề bộn của nó đã phơi bày các mâu thuẫn vốn có
đủ màu sắc, đủ thanh âm. Thấu hiểu, thấu cảm sâu sắc để từ
đó thêm tin yêu, trân trọng những gì đời thường nhất, có lẽ là
thông điệp đầy tính nhân văn mà Tô Hoài muốn gửi gắm với
đời.
- Cài hài từ cơ chế sinh ra
23


Cuộc đời Tô Hoài gắn với nhiều biến cố lịch sử, nó đã
giúp ông có một cái nhìn đa diện và tỉnh táo hơn với chính

mình và với cả thời đại. Khi mọi tác động của thể chế chính
trị, của những giàng buộc quyền lực từ các giai cấp qua đi,
cũng là lúc Tô Hoài có thời giờ để nhìn lại lịch sử cá nhân
mình và cũng là lịch sử của toàn xã hội. Tô Hoài không chỉ
phát hiện tính chất hồn nhiên, hài hước trog cuộc sống đời
thường mà bằng một góc nhìn ‘‘ phi chính thống’’, ‘‘giải
thiêng’’, nhà văn đã dùng tiếng cười trào lộng để phanh phui,
vạch trần những vấn nạn, những bất cập của cơ chế xã hội
thuộc địa rồi đến thời kì bao cấp và sau này là cơ chế thị
trường. Khác với những cây bút hiện thực khác thường có xu
hướng nhìn lại lịch sử bằng một cái nhìn nghiêm khắc, phê
phán dữ dội. Tô Hoài lựa chọn cái nhìn nhẹ nhàng mà sâu cay
để phủ định những thói hư tật xấu một thời một cách vui vẻ.
Các Mác đã từng nói : ‘‘Khi muốn đưa một hình thái xã hội
đã già cỗi đến huyệt thì lịch sử đã trải qua rất nhiều giai
đoạn, giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử chính là
tấn hài kịch của nó... Tại sao lịch sử lại diễn ra theo tiến trình
ấy ? Là để cho nhân loại rời bỏ được quá khứ một cách vui
vẻ’’. Tiếng cười Tô Hoài khi nhìn lại cơ chế xã hội một thời

24


chính là tiếng cười mang sắc điệu ấy. Nó giúp con người nhìn
rõ và từ bỏ những điều ti tiện, tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ
không đáng có.
-. Cái hài từ cơ chế thuộc địa.
Cùng với quá trình xâm lược của thực dân Pháp đã đưa
xã hội Việt Nam từ thể chế phong kiến sang xã hội phong kiến
nửa thực dân. Chế độ chính trị xã hội thay đổi kéo theo sự

thay đổi của văn hóa, của các giai tầng trong xã hội. Những
chính sách của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống của nhân dân ta. Qua góc nhìn của con người đã đi qua
những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử nước nhà, Tô
Hoài đã điểm trúng huyệt những vấn đề, những cái ‘‘quái
thai’’ do cơ chế thuộc địa sinh ra. Vẫn bằng một thái độ tỉnh
táo, thận trọng, nhà văn tung ra những ngón đòn châm biếm
vừa nhẹ nhàng vừa sâu cay. Ở đó tác giả tập trung tiếng cười
vào sự lạc hậu, lố lăng, lỗi thời đã đem đến cho con người
không ít bi hài kịch.
Đầu tiên phải kể đến chính sách bắt buộc người An Nam
học tiếng Pháp trong chiêu bài ‘‘khai hóa văn minh’’ của
chúng. Tô Hoài đã biến những bài học ấy thành một trò cười

25


×