Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 5 trang )

Giáo án Lịch sử 7
Bài 16

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Tình hình kinh tế- xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan
tâm đến sản xuất làm cho đời sống của người dân ngày càng cực khổ.
- Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tỳ diễn ra rầm rộ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - SGK, SGV; Lược đồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV
2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C.Hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Trình bày một số nét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học dưới
thời Trần? Tại sao văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần lại phát triển?
3. Bài mới: Sau các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên, tình hình kinh
tế-xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ góp phần cho sự phát triển của đất nước. Nhưng
đến cuối thế kỉ XIV,nhà Trần suy sụp nghiêm trọng, những nguyên nhân nào dẫn đến điều đó
và hậu quả của nó như thế nào.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
? Sau 3 cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên,
nhà Trần đã có những biện pháp gì để phát triển
kinh tế?
? Những biện pháp đó đã giúp cho kinh tế phát
triển như thế nào?


? Đến cuối thế kỉ XIV, kinh tế có còn phát triển
như trước không?
? Nêu những biểu hiện của sự kém phát triển đó?
- Hs đọc hàng chữ nhỏ Sgk.
? Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến tình
trạng trên?
Hs trả lời- Gv khái quát lại.
? Nhà nước không quan tâm đến kinh tế mất
mùa, từ đó dẫn đến cuộc sống của người dân như

NỘI DUNG
1. Tình hình kinh tế.

- Ruộng đất nằm trong tay vương hầu
quý tộc, quan lại , địa chủ.
- Công tác thuỷ lợi không chăm lo , tu
sửa.
- Thuế khoá nặng nề.
-> Cuối thế kỉ XIV: nhà nước không
quan tâm đến sản xuất nông nghiệp,
ruộng đất bị chiếm làm của tư. Lụt lội,
mất mùa, đói kém  nhân dân cực khổ,
bấp bênh.


thế nào?(Làng xã tiêu điều, xơ xác, nông dân bán
vợ đợ con,phiêu tán khắp nơi)
Hoạt động cá nhân, nhóm.
? Trước tình hình đời sống của nhân dân như vậy,
vua quan nhà Trần đã làm gì?

- Hs đọc hàng chữ nhỏ Sgk- Gv giảng thêm về
Trần Dụ Tông.
- Đáng chú ý nhất là thầy giáo Chu Văn An đã
dâng sớ chém 7 nịnh thần, vua không đồng ý ông
cáo quan về quê dạy học.
? Việc làm của Chu Văn An nói lên điều gì?
- Xã hội quá nhiều người xu nịnh, ăn chơi.
- Ông là người thanh liêm, đặt lợi ích quốc gia lên
lợi ích cá nhân.
- Hs đọc phần in nghiêng.
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan
nhà Trần cuối thế kỉ XIV? Đs đó đã báo hiệu cho
điều gì sắp xẩy ra?
? Ngoài những khó khăn trong nước, nhà Trần
còn phải chịu những khó khăn gì nữa?
? Như vậy ta thấy trước những khó khăn chồng
chất, trước đời sống khó khăn của nhân dân tất
yếu dẫn đến những hậu quả gì?
(giai cấp thống trị >< nhân dân  khởi nghĩa nổ ra
khắp nơi)
? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nông
dân thời kì này?
* Thảo luận nhóm.
- Gv phát phiếu học tập.
- Hs tìm hiểu Sgk: thời gian, địa điểm, tên người
đứng đầu.
- Gv treo bản đồ câm Hs điền tên, thời gian các
cuộc khởi nghĩa vào bản đồ.
Gv nhận xét bài làm của Hs  trình bày lại một
vài cuộc khởi nghĩa.

? Vì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại?
? Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối
triều Trần báo hiệu điều gì? (phản ứng mãnh liệt
của nhân dân suy sụp của nhà Trần đòi hỏi

2. Tình hình xã hôi .
- Vua quan, vương hầu ăn chơi sa đọa.

- Nhà Trần ngày càng suy sụp.
- Quân Cham-pa xâm lược, quân Minh
đưa yêu sách.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt  khởi
nghĩa.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ: 1344-1360 ở Hải
Dương.
+ K/n Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ :
1379 ở Thanh Hoá.
+ K/n Phạm Sư Ôn: 1390 ở Sơn Tây ->
Thăng Long.
+ K/n Nguyễn Nhữ Cái: 1399 ở Sơn
Tây – Vĩnh Phúc- Tuyên Quang.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị
dập tắt.
- Ý nghĩa: phản ứng mãnh liệt của nhân
dân suy sụp của nhà Trần.


một triều đại mới lên.)
4. Củng cố: Gv sử dụng bảng phụ – Hs làm bài tập trắc nghiệm: (Đánh dấu x vào

ý đúng nhất). Cuối thế kỉ XIV kinh tế nước ta suy thoái,đời sống nhân dân sa sút,
xã hội rối loạn vì:
Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đến đời
sống của nhân dân.
Nông dân bị bóc lột nặng nề.
Giặc ngoại xâm tràn vào cướp phá
Vương hầu, quý tộc, nhà chùa… chiếm nhiều ruộng đất.
Ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi ở Sgk. - Xem trước bài 16 mục II.
Bài 16:

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV (tiếp).
NHÀ HỒ VÀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.

A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh nhà Hồ lên thay nhà Trần lúc đất nước gặp nhiều khó khăn loạn lạc.
- Những cải cách của Hồ Quý Ly.
2. Kĩ năng: Biết phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao động trong lịch sử.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: - SGK, SGV; Tranh ảnh. Bản đồ Đại Việt đến thế kỉ XVI. Tranh di
tích thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Trình bày tình hình kinh tế nước ta nữa sau thế kỉ XIV?
? Vì sao cuối thế kỉ XIV các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tỳ liên tiếp nổ ra?
3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: Tiết trước ta đã tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta cuối
thế kỉ XIV, vua quan nhà Trần lao vào ăn chơi sa đọa, dân tình đói khổ, mâu thuẫn xã hội gay

gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tỳ liên tiếp nổ ra. Mặc dù đều thất bại nhưng
nó báo trước cho một sự thay đổi mới trong xã hội. Đó là những thay đổi gì ta tìm hiểu bài 16
tiết 2.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
? Cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nhân
dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì?
- HS trả lời.

NỘI DUNG
1. Nhà Hồ thành lập.
+ Hoàn cảnh:
Nhà Trần suy sụp cực độ, xã hội


? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh như thế
nào?
- Hs đọc hàng chữ nhỏ.
? Em hãy tóm tắt vài nét về Hồ Quý Ly.
( Tài giỏi, yêu nước, Chức vụ cao trong triều, tiến
bộ...)
- Gv: Trong hoàn cảnh đất nước như vậy, nhà Trần
không đủ khã năng đảm nhiệm vai trò lịch sử của
mình, nhà Hồ lên thay là một tất yếu.
Hoạt động cá nhân, cả lớp.
Trước tình hình nhà Trần lung lay và đặc biệt sau
khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải
cách trên mọi lĩnh vực.
? Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên

những lĩnh vực nào?
? Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện những
biện pháp nào?
? Vì sao Hồ Quý Ly lại thay hết những người họ
Trần?
- Hs đọc hàng chữ nhỏ.
? Em hiểu chính sách hạn điền là gì? Chính sách
đó có ý nghĩa gì?(Hạn chế ruộng đất tư)
? Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của Hồ
Quý Ly? (Phần nào giúp kinh tế thoát khỏi khủng
hoảng và đi lên)
? Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã ban hành chính
sách gì?
? Chính sách hạn nô để làm gì? (Hạn chế nô tỳ,
tăng số người sản xuất)
? Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn
hoá, giáo dục?
- Hs đọc hàng chữ nhỏ.
? Những cải cách về văn hoá, giáo dục có tác dụng
gì?
? Nhà Hồ đã làm gì để củng cố quốc phòng?
- Cho Hs quan sát H40- Sgk  nhận xét.
? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc
phòng của Hồ Quý Ly?
(Sự kiên quyết muốn bảo vệ tổ quốc).
Hoạt động nhóm, cá nhân.

khủng hoảng sâu sắc, nguy cơ
ngoại xâm đe dọa.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi lập

ra nhà Hồ, lấy tên nước Đại Ngu.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ
Quý Ly .
* Chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ quan lại: thay quan lại
họ Trần bằng những người tài thân cận
với mình.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính.
- Cử quan thăm hỏi đs nhân dân.
* Về kinh tế:
- Phát hành tiền giấy(1396)
- Ban hành chính sách hạn điền( 1397)
- Quy định lại thuế đinh, thuế
ruộng(1402)
* Về xã hội:
- Thực hiện chính sách hạn nô.
- Cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.
* Văn hoá, giáo dục:
- Dịch chữ Hán  chữ Nôm.
- Thay đổi chế độ thi cử.
* Quốc phòng:
- Làm tăng quân số
- Chế tạo nhiều súng mới
- Phòng thủ nơi hiểm yếu
- Xây dựng thành kiên cố.
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ
Quý Ly.
* Ý nghĩa: Giải quyết một số khó khăn,
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

* Tác dụng:
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng


? Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa ntn
trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ?
? Em đánh giá ntn về Hồ Quý Ly?
(Đó là một nhà cải cách có tài, yêu nước thiết tha)
? Nêu những mặt tiến bộ của những cải cách đó?
* Thảo luận nhóm.
? Vì sao những chính sách đó không được nhân
dân ủng hộ?
- Gia nô, nô tỳ chưa giải phóng được thân phận.
- Chưa phù hợp với tình hình thực tế.

đất
- Làm suy yếu thế lực của nhà Trần
- Tăng thu nhập  đất nước thoát khỏi
khủng hoảng.
* Hạn chế: chưa triệt để, chưa phù hợp
với tình hình kinh tế, chưa giải quyết
được những yêu cầu bức thiết của đông
đảo nhân dân.



×