Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.92 KB, 9 trang )

Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Trong ba lần xâm lược nước ta (nhất là lần thứ 2 và 3) nhà Nguyên đã chuẩn bị
rất công phu và chu đáo.
- Những nét chính về diễn biến 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới
thời Trần. So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, song dân
tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần chiến thắng đó.
2. Về tư tưởng
Bồi dưỡng và nâng cao lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước và lòng tự hào
dân tộc. Biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ trong học lịch sử.
- Phân tích, đối chiếu, so sánh.
II- Thiết bị dạy học
- Bản đồ lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ (1258)
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhà Trần đã làm những gì để xây dựng và cũng cố quốc phòng ?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
I- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân xâm lược Mông Cổ (1258).
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của
Mông Cổ.
(Giảm tải)


2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành
kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Cổ.
* Mục tiêu : HS nắm được diễn biến
cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân Mông Cổ
* Nhà Trần chuẩn bị:


- Nhà Trần đã chuẩn bị những gì để
đối phó với giặc ?
- Quan sát bản đồ, đọc chú thích em
hãy kể lại diễn biến cuộc kháng chiến
qua bản đồ ?
- Vậy em nào phát hiện ra cách đánh
giặc của nhà Trần là gì ?

- Kết quả cuộc kháng chiến như thế
nào?
- Theo em, do đâu cuộc kháng chiến
của nhân dân ta giành thắng lợi ?

- Lệnh cho cả nước sắm vũ khí.
- Quân đội, dân binh ngày đêm luyện tập
* Diễn biến cuộc kháng chiến:
GV treo lược đồ, giới thiệu các kí hiệu
chú giải trên lược đồ.
+ Gọi 1HS khá - giỏi lên chỉ trên bản đồ.
+ Yêu cầu 1 HS khác nhận xét.
=> “Vườn không nhà trống”

Tránh chỗ mạnh, chờ thời cơ phản
công tiêu diệt địch.
GV tường thuật lại qua lược đồ:
- Đầu tháng 1/1258, 3 vạn quân địch do
Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tràn vào
nước ta theo đường sông Thao -> Bạch
Hạc -> Bình Lệ Nguyên -> Phù Lỗ ->
Thăng Long.
- Sau nhiều trận đánh làm chậm bước
tiến và tiêu hao sinh lực địch, quân ta lui
về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng.
- Thực hiện chính sách “vườn không nhà
trống”
- Quân địch rơi vào hoàn cảnh khó khăn,
nhân thời cơ đó 29/1/1258 quân ta phản
công ở Đông Bộ Đầu -> Quân địch thất
bại rút chạy về nước.
=> - Chính trị - xã hội ổn định
- Quân đội vững mạnh - Kinh tế phát
triển.
- Sự đoàn kết của toàn dân.
- Đường lối kháng chiến đúng đắn,
sáng tạo.

4. Củng cố bài:
- Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Cổ lần thứ nhất ?
IV- Bài tập - Dặn dò:
1. Bài tập:
Sưu tầm những tấm gương yêu nước tiêu biểu thời Trần ?

2. Dặn dò:
- Học bài cũ, làm bài tập.


- Chuẩn bị mục II.
V- Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...

Bài 14:
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
<TIẾP THEO>
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Trong ba lần xâm lược nước ta (nhất là lần thứ 2 và 3) nhà Nguyên đã chuẩn bị
rất công phu và chu đáo.
- Những nét chính về diễn biến 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên dưới
thời Trần. So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, song dân
tộc ta đã chiến thắng vẻ vang.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần chiến thắng đó.
2. Về tư tưởng
Bồi dưỡng và nâng cao lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước và lòng tự hào
dân tộc. Biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ trong học lịch sử.
- Phân tích, đối chiếu, so sánh.
II- Chuẩn bị :

- Bản đồ lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
- Bản đồ lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)
- Ảnh chụp tượng Trần Hưng Đạo.
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ
nhất của nhân dân ta thời Trần ?
3. Dạy bài mới


Hoạt động của GV và HS

Em hãy suy nghĩ xem vì sao nhà Nguyên
âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt ?
- Thực hiện âm mưu đó nhà Nguyên đã
làm gì ?

- Trước âm mưu xâm lược của nhà
Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị những gì
để đối phó ?
Thảo luận nhóm:
Theo em, những biểu hiện nào chứng
tỏ quyết tâm đánh giặc của quân và
dân ta ?
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Học sinh nhận xét - bổ sung.
+ Giáo viên nhận xét.

- Những chi tiết nào chứng tỏ trong lần

xâm lược này nhà Nguyên quyết tâm tiêu
diệt Đại Việt ?
Giáo viên giới thiệu chú giải, các ký hiệu
trên bản đồ

Nội dung kiến thức cơ bản
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN
THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC NGUYÊN (1285)
1. Âm mưu xâm lược Cham - pa và
Đại Việt của nhà Nguyên.
* Mục tiêu : HS nắm được âm mưu
xâm lược Champa để làm bàn đạp
tấn công Đại Việt của nhà Nguyên.
- Xâm lược Cham - pa tạo một gọng
kìm tấn công Đại Việt.
- Sau đó làm bàn đạp tấn công các
nước khác.
- 1283, Toa Đô kéo quân tấn công
Cham pa nhưng bị thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
* Mục tiêu : HS nắm được quá trình
chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
- Hội nghị Bình Than triệu tập các
vương hầu bàn kế đánh giặc.
- Hội nghị Diên Hồng (1285): Tập
trung ý chí của các bô lão.
- Tổ chức tập trận và duyệt binh lớn ở
Đông Bộ Đầu.
Nhấn mạnh: ngoài những sự kiện

trên còn có:
- Hoài Văn Hầu (Trần Quốc Toản) bóp
nát quả cam...
- Quân lính thích lên cánh tay hai chữ
“Sát Thát”.
3. Cuộc kháng chiến bùng nổ và
thắng lợi.
* Mục tiêu : HS nắm được diễn biến
và kết quả cuộc kháng chiến
+ Chuẩn bị kỹ lưỡng: Toa Đô phía nam
..
+ Lực lượng đông (khoảng 50 vạn
quân)
+ Tướng giỏi - con trai vua nguyên chỉ huy...


- Qua đó em nào có thể tóm tắt diễn biến .
cuộc kháng chiến qua lược đồ ?
* Diễn biến:
Giáo viên nhật xét câu trả lời. Sau đó
tường thuật qua bản đồ.
- Em hãy cho biết kết quả cuả cuộc kháng
chiến ?
* Kết quả:
- Toa Đô bị chém đầu.
- Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy
- Nhận xét cách đánh của nhà Trần trong thoát về nước.
cuộc kháng chiến lần 2?
- Tránh khi giặc mạnh -> rút lui chờ
thời cơ phản công.

- "Vườn không nhà trống"
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN
THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC NGUYÊN (1287 - 1288).
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
* Mục tiêu : HS nắm được quá trình
chuẩn bị và xâm lược nước ta lần thứ
3 của nhà Nguyên.
- Thái độ của vua Nguyên như thế nào + Bộ: Thoát Hoan.
sau 2 lần bị thất bại ở Đại Việt ?
+ Thủy: Ô Mã Nhi.
- Cuộc xâm lược lần thứ ba này của quân + Đoàn thuyền lương: Trương Văn Hổ.
Nguyên có gì khác với ba lần trước ?
=> 12/1287 ồ ạt tiến vào nước ta.
2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt
đoàn thuyền của Trương Văn Hổ.
* Mục tiêu : HS nắm được diễn biến
trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư.
(Giáo viên giới thiệu bản đồ)
- Quan sát lược đồ, em hãy trình bày diễn + Học sinh trả lời.
biến của trận chiến ở Vân Đồn ?
+ Giáo viên nhận xét - bổ sung.
* Kết quả:
- Kết quả của trận đánh ra sao và có ý - Phần lớn đoàn thuyền lương bị đắm,
nghĩa như thế nào đối với quân ta ?
còn lại bị ta chiếm.
=> Địch khốn đốn, thiếu lương thực.
3. Chiến thắng Bạch Đằng.
* Mục tiêu : HS nắm được diễn biến,
kết quả trận Bạch Đằng

* Hoàn cảnh lịch sử:
- Em hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử - Thoát Hoan tiến vào Thăng Long,
trước khi diễn ra trận Bạch Đằng ?
Thăng Long vắng lặng ("vườn không


nhà trống")
- Đợi mãi không thấy đoàn thuyền
lương -> thiếu lương thực -> rút về
nước.
- Quân ta chọn sông Bạch Đằng để tiêu
diệt địch.
- Qua đó em hãy tường thuật lại diễn * Diễn biến:
biến trận Bạch Đằng lịch sử ?
(GV giới thiệu diễn biến trận Bạch
Đằng qua lược đồ)
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Kết quả trận chiến như thế nào ?
* Kết quả:
- Thuyền địch va vào bãi cọc ..
- Quân ta tấn công -> phần lớn quân
địch bị tiêu diệt.
- Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Có ý nghĩa như thế nào ?
=> Đập tan hoàn toàn ý định xâm lược
Đại Việt của nhà Nguyên.
4. Củng cố bài
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai
và thứ ba (qua lược đồ) ?

- Theo em những thắng lợi đó để lại cho hậu thế những bài học gì ?
IV- BÀI TẬP - DẶN DÒ
1. Bài tập
So sánh cách đánh giặc của nhà Trần với nhà Lý ?
2. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài Mục IV.
V- Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...

Bài 14:
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
<TIẾP THEO>


I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần chiến thắng quân xâm lược
Mông - Nguyên.
2. Về tư tưởng
Bồi dưỡng và nâng cao lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước và lòng tự hào
dân tộc. Biết ơn các anh hùng dân tộc.
3. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ trong học lịch sử.
- Phân tích, đối chiếu, so sánh.
II- Chuẩn bị

- Ảnh chụp tượng Trần Hưng Đạo.
III- Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần
thứ ba của nhân dân ta thời Trần (qua lược đồ) ?
Lớp
71:..........................................................................................................................
Lớp
72:..........................................................................................................................
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
IV- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA
LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN.
1. Nguyên nhân thắng lợi.
(Gọi HS đọc SGK)
- Qua phần bạn đọc em hãy rút ra - Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết
nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng của nhân dân ta.
(Yêu cầu HS phân tích)
chiến chống quân xâm lược Mông - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi
Nguyên ?
mặt.
(Yêu cầu HS lấy dẫn chứng)
- Tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng
của toàn dân - đặc biệt là quân đội thời
Trần. (Yêu cầu HS lấy dẫn chứng)



- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng
tạo của người chỉ huy.
(Yêu cầu HS nhắc lại những chiến lược,
chiến thuật, người chỉ huy - tiêu biểu là
Trần Quốc Tuấn).
=> GV bổ sung, nhấn mạnh: Ông được
xếp vào 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế
- Quan sát bức ảnh chụp bức tượng giới (nước ta có 2 người là Trần Quốc
Trần Quốc Tuấn, em hãy nêu những Tuấn và Võ Nguyên Giáp).
hiểu biết của mình về người anh hùng
dân tộc Trần Quốc Tuấn ?
2. Ý nghĩa lịch sử.
* Đối với dân tộc ta:
- Đập tan ý chí, tham vọng xâm lược của
- Ba lần kháng chiến chống quân xâm nhà Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc
lược Mông - Nguyên có ý nghĩa lịch sử lập dân tộc.
như thế nào đối với dân tộc ta ?
- Xây dựng truyền thống yêu nước và
truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học vô cùng quý giá
cho dân tộc ta.
* Đối với thế giới:
Ngăn chặn sự xâm lược của quân
- Với quốc tế, những chiến thắng đó có Nguyên đối với các nước khác.
ý nghĩa gì ?
* Bài học lịch sử:
+ Dùng mưu trí để đánh giặc.
- Qua đó em rút ra bài học lịch sử gì ?
+ Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.


3. Củng cố bài
- Trình bày nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên ?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
?
- Theo em những thắng lợi đó để lại cho hậu thế những bài học gì ?
IV- BÀI TẬP - DẶN DÒ
1. Bài tập
Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến
thắng quân xâm lược Mông - Nguyên ?
2. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập.


- Chuẩn bị bài 15 - Mục I.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...



×