Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.63 KB, 5 trang )

Bài 20
CUỘC VÂN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939
1/ Mục tiêu .
a.kiến thức: giúp học sinh hiểu được những nét chính về tình hình thé giới và
trong nước ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1936-1939.
- Nắm được chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong thời kì 1936-1939,
kết quả, ý nghĩa của phong trào.
b.tư tưởng: Giáo dục học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
c. Kĩ năng: rèn kĩ năng so sánh và hình thức tổ chức đấu tranh thời kì 1936-1939,
với thời kì trước thời kì 1930-1931, để thấy được sự chuyển hướng của Đảng ta là
đúng đắn phù hợp
2/.Chuẩn bị của Gv và HS.
- Thày: Sử dụng tranh ảnh khu mít tinh tại khu đầu sảo hà nội
bản đồ VN các địa danh nơi nổ ra các cuộc đấu tranh.
- Trò; Đọc và sưu tầm một số tác phẩm sách báo về tình hình này.
3/Tiến trình bài dạy
*Sĩ số:
9C...................................................... 9D............................................................
A.Kiểm tra bài cũ: ( 5ph M) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã
tác động đến tình hình kinh tế,xã hội VN như thế nào?
Đáp án:
- Kinh tế: Chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng nông nghiệp, công nghiệp
đều bị suy sụp , Xuất khẩu đình đốn hàng hoá khan hiếm giá cả đắt đỏ.
(2đ)
- Xã hội : Nhân dân lao động đặc biệt công nông phải gánh chịu nhiều tác hại
nhất,công nhân không có việc làm, nông dân bị bần cùng hoá, phá sản ruộng đất
tập trung vào tay địa chủ Pháp, các tầng lớp khác cũng bị điêu đứng lâm vào cảnh
gieo neo, sập tiệm .(4đ)
- Tự nhiên: Lụt lội , hạn hán.
(2đ)
-Thực dân Pháp: Đánh thuế mỗi ngày một tăng, đẩy mạnh chính sách khủng bố (2đ)


B/ Dạy nội dung bài mới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những hậu quả của nó và những biến động của
thế giới đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến CMVN, đứng trước tình hình đó đảng
ta cần phải có chủ trương mới cho phù hợp.
I/ Tình hình thế giới và trong nước (13ph)
GV: Năm 1929-1933 trên thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng
có của chủ nghĩa TB đã tàn phá nặng nề kinh tế của các nước làm cho mâu thuẫn
xã hội trong các nước TBCN càng thêm sâu sắc.


?HS(TB): Trước tình thế đó các nước tư bản đã tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới như thế nào?
( Ở Mĩ tổng thống Ph.Ru-dơ-ven thực hiện chính sách mớ, đưa nước Mĩ ra khỏi
cuộc khủng hoảng kết quả là chế độ dân chủ tư sản được giữ vững còn giai cấp tư
sản lũng đoạn ở nhiều nước tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng = cách thiết lập
chế độ phát xít. Chúng ra sức xoá bỏ mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân các
nước và ráo riết chuẩn bị chiến tranh mới để chia lại thị trường thế giới, chúng có
mưu đồ hy vọng đẩy lùi phong trào CM vô sản thế giới. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý,
Nhật trở thành mối nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
- Thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Làm cho mâu thuẫn xã
hội trong các nước TBCN càng thêm sâu sắc chủ nghĩa PX lên cầm quyền ở
Đức, Ý, Nhật đang đe doạ hoà bình và an ninh trật tự thế giới.
?HS(TB): Trước nguy cơ CNPX Quốc tế Cộng sản có chủ trương gì?
( 7-1935 Quốc tế Cộng sản họp đại hội lần thứ VII ở Mát-xcơ-va xác định kẻ thù
nguy hiểm của nhân dân thế giới là chủ nghĩa PX, đại hội đề ra chủ trương thành
lập mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh
chống chủ nghĩa PX và nguy cơ chiến tranh)
+ Đại hội lần thứ VII(7-1935) tại Mát-xcơ-va xác định kẻ thù nguy hiểm
trước mắt của nhân dân thế giới là CNPX, Đại hội đề ra chủ trương thành lập

mặt trận nhân dân ở các nước chống phát xít và chiến tranh.
GV: Ở Pháp năm 1934, bọn phát xít chữ thập lửa tân công trụ sở QH nhằm thực
hiện âm mưu lật đổ chính phủ và thành lập CNPX. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
ĐCS Pháp đánh bại lực lượng phát xít. Tháng 5-1935, trong cuộc tổng tuyển cử
mặt trận nhân dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử vào nghị viện
lên nắm quyền.
?HS(KG): MTDN Pháp lên nắm quyền có những thuận lợi gì cho CMVN?
+ Ở Pháp: 1936, MTDN lên nắm quyền thực hiện một số cải cách dân
chủ áp dụng cho thuộc địa, Thả một số tù chính trị ở Việt Nam.
- Trong nước:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài ảnh hưởng đến đời sống các giai cấp
và các tầng lớp nhân dân,
+ Pháp và tay sai đẩy mạnh chính sách vơ vét bóc lột và khủng bố cách
mạng.
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do
dân chủ.(15ph)
GV: Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước tiếp thu đường lối của quốc tế
cộng sản Đảng Cộng sản Đông Dương cũng có sự chuyển hướng chiến lược để phù
hợp với tình hình thực tế.
?HS(TB): Trước tình hình đó Đảng ta có chủ trương NTN?


* Chủ trương của Đảng:
+ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản
động Pháp cùng tay Sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân
Pháp.
+ Tạm gác các khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn
toàn độc lập”, “ tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” thay bằng
khẩu hiệu "Chống phát xít, chống chiến tranh" đòi" tự do dân chủ, cơm áo hoà
bình".

?HS(KG): Để thực hiện chủ trương đó Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận
nào ? nhằm mục tiêu gì?
- Mặt trận: Chủ trương thành lập MTND phản đế Đông Dương(1935)>1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
GV: MTND phản đế Đông Dương từ năm 19363-1938 sau đỏi thành MTDC
Đông dương nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước tiến bộ đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai , nửa công
khai
GV: Dùng lược đồ Việt nam để trống vừa giảng vừa dùng kí hiệu diễn bién phong
trào để làm nổi bật các phong trào.
Năm 1936, được chính phủ Pháp sắp sử một phái đoàn sang điều tra tình hình
thuộc địa tại Đông Dương, Đảng phát động một phong trào đấu tranh công khai
rộng lớn là cuộc vận động lập ban trù bị ĐD đại hội, các uỷ ban hành động nối tiếp
nhau ra đời quần chúng sôi nổi mít tinh, diễn thuyết để thu thập dân nguyện, nhằm
đưa ra yêu sách đòi chính phủ mặt trận nhân dân Pháp phải trả tự do cho tù chính
trị, thi hành luật lao động ngày làm 8h
* Phong trào đấu tranh
+ Giữa năm 1936, nghe tin chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra
tình hình Đông Dương. Đảngchủ trương thực hiện phong trào Đông Dương đại
hội để thu thập"dân nguyện"để trình lên phái đoàn này..
Năm 1937, nhân dịp đón phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới của
Đông Dương nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đã diễn ra trong đó công nhân, nông
dân là lực lượng đông đảo ngoài các yêu sách mỗi tầng lớp, mỗi giai cấp đưa ra
yêu sách riêng của mình, phong trào công nhân với cuộc tổng bãi công của công
nhân than Hòn Gai và cuộc bãi công của công nhân Xe Lửa Trường Thi (Vinh),
ngày 1.5.1938, tại khu Đấu Xảo Hà Nội, quan sát ảnh toàn cảnh khu Đấu Xảo đã
diễn ra cuộc mít tính của 25 vạn người với các khẩu hiệu đòi tự, dân chủ, nghiệp
đoàn.
+ Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên và toàn quyền mới của Pháp: nhiều
cuộc mít tinh, biểu tình đưa yêu sách, Phong trào đấu tranh của quần chúng

công nhân, nông dân và các tầng lớp khác lên cao.


+ Ngày 1-5-1938, tại khu đấu xảo đã diễn ra cuộc mít tinh của 2,5 vạn
người đòi tự do lập hội, thi hành luật lao động, giảm thuế.
GV: Nhiều tở báo công khai của Đảng của Mặt trận dân chủ Đông Dương và các
đoàn thể quần chúng ra đời (Tiền phong, dấn chúng, Bạn dân, Tin tức....), một số
sách chính trị giới thiệu chủ nghĩa Mác - lê-nin và chính sách của Đảng cũng được
lưu hành .
+ Phong trào báo chí: Nhiều tờ báo của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông
Dương và các đoàn thể ra đời.
 Cuối năm 1938, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp  9-1939, thì
chấm dứt.
III. Ý nghĩa của phong trào.(10ph)
Gọi học sinh đọc phần III trong SGK
?HS(TB): Phong trào dân chủ 1936-1939, diễn ra có ý nghĩa như thế nào?
- Qua phong trào quần chúng được tập dượt đấu tranh, chủ nghĩa MácLê-nin được truyền bá sâu rộng trong cách mạng, một đội quân chính trị hùng
hậu được hình thành.
- Uy tín của Đảng càng cao trong quần chúng, Đảng đã đào tạo được đội
ngũ cán bộ trung kiên
- Đây là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho CM T8
c/Củng cố và luyện tập(1ph)
lập bảng so sánh phong trào năm 1936-1939 với phong trào năm 1930-1931 theo các nội dung
sau.

Nội dung
Mục tiêu.

1930 – 1931
Đánh đổ đế quốc Pháp và PK


Nhiệm vụ

Chống đế quốc giành độc lập
dân tộc, chống phong kiến
giành ruộng đất cho dân cày.

Mặt trận

Mặt trận thống nhất hội phản
đế đồng minh Đông Dương

1936 – 1939
Bọn phản động Pháp cùng tay
sai
Chống Phát xít, chống chiến
tranh đế quốc, chống bọn phản
dộng thuộc địa tay sai đòi tự do
cơm áo, hoà bình
Mặt trận nhân dân phản đế
Đông Dương 1938 Mặt trận
DCĐD
Hợp pháp, nửa hợp pháp, công
khai, nửa công khai.

Hình thức
- Bí mật, bất hợp pháp
phương pháp
- bạo động vũ trang
đấu tranh

d/Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà.(1ph)
- đọc bài Việt Nam trong những năm1939-1945
- Học và nắm các nội dung chính của bài
- Làm bài tập SGK
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy


- Thời gian:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Nội dung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
- Phương pháp



×