Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Savvycom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.88 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
---***---

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần Savvycom

Sinh viên thực hiện
Giảng viên hướng
dẫn

: Nguyễn Phan Hoàng Anh
: ThS. Lê Thế Bình

Tháng 8/2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG.........................5
1.1.

Vốn lưu động..................................................................................................5

1.1.1.

Khái niệm:................................................................................................5


1.1.2.

Phân loại...................................................................................................5

1.1.3.

Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng................................6

1.1.4.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.......................7

1.2.

Quản trị vốn lưu động...................................................................................9

1.2.1.

Quản trị tiền mặt.....................................................................................9

1.2.2.

Quản trị khoản phải thu.......................................................................10

1.2.3.

Quản trị hàng tồn kho...........................................................................11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SAVVYCOM..............................................................................................................14

2.1.

Công ty Cổ phần Savvycom.......................................................................14

2.1.1.

Cơ sở pháp lý..........................................................................................14

2.1.2.

Chức năng...............................................................................................14

2.1.3.

Quan điểm chất lượng và giá trị cốt lõi..............................................14

2.1.4.

Tầm nhìn.................................................................................................15

2.1.5.

Ngành nghề kinh doanh........................................................................15

2.1.6.

Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị.................................15

2.1.7.


Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị......................................16

2.1.8.

Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Savvycon...............17

2.2.

Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Savvycom.....19

2.2.1.

Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Savvycom..19

1


2.2.2.

Thực trạng quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần Savvycom
22

2.3.

Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu

động tại Công ty Cổ phần Savvycom..............................................................................26
CHƯƠNG 3: NHẬT KÝ THỰC TẬP.................................................................................28
3.1.


Khái quát quá trình thực tập.....................................................................28

3.2.

Bài học kinh nghiệm....................................................................................29

KẾT LUẬN............................................................................................................31

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 – 2017............19
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán và các
khoản mục chi phí của Savvyycom......................................................................20
Bảng 3: Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần..........................................23
Bảng 4: Tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt.................................................23
Bảng 5: Bảng tỷ lệ % quy mô của khoản phải thu.....................................24
Bảng 6: Tỷ lệ % quy mô của hàng tồn kho.................................................25

3


LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế ngày càng phát triển của cuộc Cách mạng 4.0, các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghệ đứng trước những thách thức phải không ngừng cập nhật,
không ngừng đổi mới về sản phẩm cũng như công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ
yêu cầu khách hàng. Để thực hiện được những mục tiêu ấy, tiềm lực tài chính tốt là

một yếu tố hết sức quan trọng, đặc biệt là vốn lưu động. Vì thế, việc quản trị hiệu
quả vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề cốt lõi.
Công ty Cổ phần Savvycom là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực công nghệ. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu
động một cách hiệu quả và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh
đó, công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sử dụng
vốn lưu động. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu
động là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần Savvycom” làm nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực
tập của mình.
Bài báo cáo của em gồm 2 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động
Phần 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Savvycom
Mặc dù đã rất cố gắng song vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên
bài báo cáo của em chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Do vậy em rất
mong nhận được ý kiến góp ý từ phía thầy cô.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Lê Thế Bình, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thiện báo cáo này cùng với Công ty cổ phần
Savvycom nói chung và bộ phận kế toán tại đơn vị nói riêng đã tạo cơ hội để em
được tiếp xúc, làm quen với công việc của một kế toán viên qua đó cho em rất nhiều
trải nghiệm thực tế quý báu.
4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

1.1. Vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm:
Vốn lưu động là chỉ số liên quan đến lượng tiền mà doanh nghiệp cần để duy

trì hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Hay nói cách khác, đó là lượng
tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành sản phẩm
bán ra thị trường. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động
được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các khoản có khả năng thanh khoản cao, các
khoản phải thu và hàng tồn kho.
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của
chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn
ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu
động hoàn thành một vòng chu chuyển. Các nhà phân tích thường xem xét các
khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một công ty. Quản lý và sử
dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu chung
của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại
a. Căn cứ vào vai trò vốn lưu động được chia thành ba loại:
 Vốn lưu động trong khâu dự trữ bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ
tùng thay thế, công cụ lao động.
 Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển.
 Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn
bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quý..), các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký
cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản phải thu.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong
trong từng khâu của quá trình kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ
cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
b. Căn cứ theo hình thái biểu hiện. vốn lưu động chia làm hai loại:
5


 Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao
động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…Đối

với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lí để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu
động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.
 Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý..); các khoản
đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh
toán…
c. Căn cứ theo mối quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và
vốn vay. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được
hình thành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các
quyết định trong việc huy động và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn.
d. Căn cứ theo nguồn hình thành.
Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn: vốn
điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay.
Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp. Mỗi một nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó
doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn.
e.





Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền, vốn lưu động gồm:
Vốn bằng tiền.
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Vốn tài sản lưu động khác như tạm ứng, chi trả trước, ký cược, ký quỹ ngắn

hạn.
1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.

Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa
thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác
nhau thì có kết cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động
theo các cách thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những
đặc điểm riêng về vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó có được các biện pháp
quản lý phù hợp.
6


Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể chia thành ba nhóm
chính:
 Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi
cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư.
 Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất;
trình độ tổ chức và quản lý.
 Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán, thủ tục thanh
toán, việc chấp nhận kỷ luật thanh toán…
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác,
sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối
cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hóa thông quá hệ thống các chỉ
tiêu:
a. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ
luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh
thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân
chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay

vốn).
 Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện
trong một thời kì nhất định, thường tính trong một năm, công thức tính:

 Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu
động.

7


b. Chỉ tiêu hệ số thanh toán:
 Hệ số thanh toán nhanh
Ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ
ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ sự
bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

 Hệ số thanh toán hiện hành:
Hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp là dấu
hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng, tuy nhiên quá cao lại biểu hiện
tình trạng quản trị vốn lưu động kém hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi
hay có quá nhiều nợ phải đòi. Cũng như rất nhiều chỉ số tài chính khác, hệ số thanh
toán tức thời lệ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, giai đoạn kinh
doanh và chiến lược kinh doanh.

c. Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng lớn càng tốt.

1.2. Quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về

tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn
ra thường xuyên và liên tục.
Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng
rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc quản lí
tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp. Có
thể nhận thấy vốn lưu động thay đổi theo nhịp độ sản xuất của từng chu kì kinh
doanh, chính vì vậy vốn lưu động được coi là một chỉ báo về khả năng thanh toán
tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai, hơn thế nữa vốn
8


lưu động cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn của
doanh nghiệp. Vì vậy quản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.2.1. Quản trị tiền mặt
a. Sự cần thiết quản trị tiền mặt
Tiền mặt có thể tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng
và tiền đang chuyển. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm
đến ba mục đích chính:
 Mục đích kinh doanh: Đảm bảo cho các giao dịch kinh doanh hằng ngày
được diến ra thông suốt: mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chi
phí cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động bình thường (trả lương công nhân, nộp
thuế…). Bởi nếu sử dụng một loại tài sản khác có thanh khoản thấp có thể làm các
chi phí giao dịch cao, mất nhiều thời gian hơn dối với một giao dịch kinh doanh
thông thường.
 Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá
tức thời về nguyên vật liệu, chiết khấu để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Mục đích dự phòng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền mặt
có điểm luân chuyển không theo một quy luật nhât định nào. Do vậy doanh nghiệp
cần phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ.

b. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tiền mặt :
 Vòng quay tiền mặt:
Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, nó phản ánh hiệu quả sử dụng và sự luân chuyển tiền mặt trong doanh
nghiệp. Xét trên phương diện lý thuyết thì đa phần vòng quay tiền mặt nhỏ tức thời
gian quay vòng vốn của doanh nghiệp là nhỏ thì hiệu quả sử dụng và thu hồi tiền
mặt của doanh nghiệp là cao. Ngược lại, chỉ số này cao chứng tỏ vốn của doanh
nghiệp bị chiếm dụng với hiệu quả sử dụng thấp.

Trong đó, tiền mặt bình quân = (tiền mặt đầu kỳ + tiền mặt cuối kỳ) / 2
 Chu kỳ vòng quay tiền mặt:
9


1.2.2. Quản trị khoản phải thu
a. Khoản phải thu
Khoản phải thu của một doanh nghiệp thường bao gồm
 Phải thu khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụ chưa thu được, nhưng đã
được khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ, kể
cả trường hợp cấp tín dụng thương mại ngắn và dài hạn.
 Trả trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho
người bán mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo.
 Các khoản phải thu khác như: các khoản phải thu về bồi thường vật chất đã
có quyết định bồi thường, các khoản phải thu về lãi đầu tư tài chính...
 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi: là khoản dự kiến bị tổn thất của các
khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả
năng thanh toán. Giá trị của các khoản phải thu được xác định trên báo cáo tổng kết
tài sản là giá trị toàn bộ các khoản phải thu sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó
đòi tại thời điểm báo cáo.
b. Các chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu.

 Vòng quay khoản phải thu: càng cao( tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng
tỏ tình hình quản lí và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định
và uy tín, thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, hệ số này quá cao thể hiện phương thức
bán hàng cứng nhắc của doanh nghiệp, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó
cạnh tranh, mở rộng thị trường.
 Kỳ thu tiền bình quân: về nguyên tắc thì càng thấp càng tồt tuy nhiên phải
căn cứ vào phương thức thanh toán, chiến lược kinh doanh, tình hình cạnh tranh
trong thời điểm hay thời kỳ cụ thể.

1.2.3. Quản trị hàng tồn kho
Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi tất cả các công đoạn mua,
sản xuất và bán không diễn ra vào cùng một thời điểm. Mặt khác, cần có hàng tồn
kho để duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt
10


động phân phối, ngăn chặn những bất trắc trong sản xuất. Vì vậy quản trị hàng tồn
kho là một việc làm rất quan trọng.
a. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán
ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng:
 Hàng tồn kho nằm trong quá trình dự trữ (chuẩn bị) sản xuất, gồm:
 Hàng mua đang đi trên đường là hàng hoá doanh nghiệp đã thanh toán
hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho.
 Nguyên vật liệu tồn kho (đã nhập kho).
 Dụng cụ trong kho: loại tài sản không thể dùng đến đâu mua sắm đến
đó mà phải luôn có một số lượng dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất
được liên tục.
 Hàng tồn kho đang trong quá trình trực tiếp sản xuất: Tồn tại dưới dạng chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm. Có loại tài sản này

là do quy trình công nghệ sản xuất không thể cho ra thành phẩm ngay được. Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang không chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu được sử
dụng vào sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung (chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình
chế tạo sản phẩm như chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định của
phân xưởng...)
 Hàng tồn kho nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ, gồm:
 Thành phẩm tồn kho là thành phẩm do doanh nghiệp chế tạo còn chưa
tiêu thụ. Loại tài sản này chỉ có ở doanh nghiệp sản xuất. Giá trị thành
phẩm tồn kho được đánh giá theo giá thành công xưởng, bao gồm các
loại chi phí chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chuyển vào thành
phẩm.
 Hàng hoá tồn kho là hàng hóa còn tồn trong kho hàng, quầy bán hàng ở
các doanh nghiệp thương mại. Giá trị hàng hoá tồn kho tính theo giá
thực tế.
 Hàng gửi đi bán là thành phẩm, hàng hoá đang gửi đi bán dưới dạng ký
gửi, đại lý hoặc dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận
thanh toán. Những tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh

11


nghiệp nên chưa được tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ hay chưa
được tính vào các khoản phải thu trong kỳ.
 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành
phẩm, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Chủ yếu
xảy ra đối với thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. Trong doanh nghiệp có 3
loại tài sản có khả năng bị giảm giá trị thực tế so với giá trị ghi trên sổ sách nên cần
phải lập dự phòng, đó là dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn
kho và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Ý nghĩa của việc lập dự phòng giảm giá

giống như dự phòng phải thu khó đòi.

Chỉ tiêu hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại hàng tồn
kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi đã trừ dự phòng giảm giá
hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho
 Vòng quay hàng tồn kho: diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất
lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường. Hệ số này càng
cao (số ngày cho một vòng càng ngắn) càng tốt, tuy nhiên với số vòng quá cao sẽ
thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng cho
khách hàng, gây mất uy tín của doanh nghiệp.

 Chu kỳ hàng tồn kho

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SAVVYCOM
2.1. Công ty Cổ phần Savvycom
2.1.1. Cơ sở pháp lý
 Tên Tiếng Việt: Công ty cổ phần Savvycom
 Tên giao dịch quốc tế: Savvycom joint stock company
 Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà Việt Á, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng









Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Lĩnh vực hoạt động chính: Công nghệ thông tin
Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
Người đại diện: Tổng giám đốc Đặng Thị Thanh Vân
Mã số thuế: 0104302936
Website: www.savvycomsoftware.com
Email:
Vốn điều lệ: 3 tỷ đồng

2.1.2. Chức năng
Hiện nay công ty cổ phần Savvycom là một công ty cổ phần có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được vay vốn và mở tài khoản tại các ngân hàng để thực
hiện chức năng của một doanh nghiệp thương mại.
Công ty luôn tổ chức cung cấp các sản phẩm một cách tốt nhất, không ngừng
hoàn thiện công tác quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, tiền
vốn, hàng hóa kinh doanh. Đồng thời, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với
cán bộ, công nhân viên trong công ty.
2.1.3. Quan điểm chất lượng và giá trị cốt lõi
Về quan điểm chất lượng, Savvycom luôn cho rằng: Chất lượng là yếu tố
quyết định sự hài lòng của khách hàng cũng như thành công của Savvycom. Vì vậy,
Công ty luôn dành ưu tiên hàng đầu cho công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm và
dịch vụ. Savvycom cam kết cung cấp cho khách hàng của mình các sản phẩm và
dịch vụ phần mềm chất lượng cao ngang tầm quốc tế, đúng thời hạn với giá cả hợp
lý.

13



Về giá trị cốt lõi, trong suốt các năm hình thành và phát triển, Savvycom luôn
hoạt động và tuân thủ giá trị cốt lõi đã được đặt ra từ những ngày đầu thành lập: Tự
chủ công nghệ, am hiểu khách hàng, dẫn đầu trong hành động, tiên phong trong suy
nghĩ.
2.1.4. Tầm nhìn
Tầm nhìn của công ty trong tương lai là tiếp tục giữ vững uy tín trong ngành
xây dựng, phát triển hơn nữa thị trường nội địa đồng thời mở rộng quy mô và ra thị
trường quốc tế. Công ty luôn hướng tới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho các cán bộ
công nhân viên với tiêu chí: Công việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn, môi trường tốt
hơn.
2.1.5. Ngành nghề kinh doanh
 Xuất bản phần mềm (mã ngành J58200)
 Lập trình máy vi tính (mã ngành J62010)
 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan đến máy vi
tính (mã ngành J62090)
2.1.6. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
Công ty Cổ phần Savvycom được thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ
năm 2009, với đội ngũ chuyên gia tài năng và giàu kinh nghiệm ngày một gia tăng,
hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng được mở rộng. Là một doanh
nghiệp chuyên cung ứng dịch vụ phần mềm công nghệ thông tin, Savvycom xây
dựng chiến lược với tiêu chí “lấy khách hàng làm trọng tâm” từ đó nâng cao chất
lượng sản phẩm công ty thông qua các phương thức mới và tối ưu. Tính đến nay,
Savvycom đã và đang kết nối với trên 30 khách hàng trên khắp các châu lục: Mỹ,
Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Singapore..
Trong quá trình phát triển, Savvycom đã đạt được một số thành tựu nhất định:
 Danh hiệu “30 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội phần
mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) bình chọn.
 “Thương hiệu hàng đầu- Top Brands 2014” do tổ chức Liên kết Thương mại
Toàn cầu Global Trade Association tổ chức.


14


 Đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 - Chuẩn mực về quản lý chất lượng
công nhận trên phạm vi toàn cầu.
2.1.7. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị
Savvycom là một công ty Công nghệ thông tin chuyên sâu về các giải pháp
phần mềm trên nền web và điện thoại thông minh. Trong quá trình hoạt động và
phát triển, Savvycom luôn tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu các bên quan tâm nhằm
cung cấp cho khách hàng và các bên quan tâm những sản phẩm, dịch vụ phần mềm
sáng tạo và hoàn thiện nhất. Các khách hàng đã hợp tác với Savvycom đều hài lòng
về chất lượng sản phẩm và các dịch vụ mà Công ty cung cấp.
a. Các lĩnh vực hoạt động
 Hợp tác cùng thực hiện hoặc hỗ trợ gia công phần mềm các dự án:
 Ứng dụng Android: Crave pass C, Crave Vend C, IheartLocal, Eva
Diary…
 Ứng dụng iOS: Jio Health, E-Publisher…
 Phát triển Web: The Vietnamese Human Genome, Large Vehicle
Referral, Fast Hotel Booking, Customer Feedbank Management,
Intelligent Logistic…
 Cung ứng các dịch vụ phần mềm cho các doanh nghiệp, chủ yếu là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm:
 Giải pháp công nghệ thông tin: thiết kế, tư vấn và hỗ trợ quản lý
website cho các doanh nghiệp; kiểm tra và tư vấn về tính khả thi của dự
án cho các doanh nghiệp; tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ cho
các ứng dụng phần mềm; cung cấp giải pháp giúp gia tăng trải nghiệm
của người dùng; tư vấn và đưa ra giải pháp quản lý dự án công nghệ
phần mềm.
 Thiết kế đồ họa: giải pháp thiết kế Responsive Design và Flat Design.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề phát triển các ứng dụng trên

IPhone/IPad, Android, Blackberry,Window Phone.
 Phát triển Web: thiết kế và phát triển website trên cả máy tính để bàn và
các trình duyệt di động, giải pháp phát triển website thông suốt trên hệ
thống các thiết bị khác nhau, dịch vụ điện toán đám mây, tích hợp Giải
pháp Web và ứng dụng di động, phát triển Website và giải pháp CMS.
f. Phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh
15


Xuất phát từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ, Savvycom có cách thức để tổ
chức hoạt động kinh doanh cho phù hợp quy mô, đặc điểm kinh doanh của mình.
Sản phẩm mà công ty cung ứng ra thị trường không mang hình thái vật chất, rất khó
định lượng thật chính xác giá trị, cho nên, trong những năm này, Savvycom vẫn
đang thực hiện hình thức quản lý theo từng đơn đặt hàng (hay từng dự án, dịch vụ
cung cấp) và mỗi đơn đặt hàng đều được xem xét định giá phù hợp trước khi thực
hiện báo giá cho đối tác. Việc tổ chức kinh doanh như vậy đảm bảo tính ổn định và
chủ động cho công ty nhưng cũng phải chấp nhận những rủi ro trong quá trình thực
hiện dự án do không lường trước được hết toàn bộ những chi phí phát sinh để hoàn
thành, trong khi việc báo giá đã được thực hiện và cách xác định doanh thu đã được
ghi nhận cố định trong hợp đồng.
2.1.8. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Savvycon
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý
được phân chia cho các bộ phận theo mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh
doanh, chức năng, nhiệm vụ của Công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động
của cán bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinh
doanh.
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm :
 Chủ tịch hội đồng quản trị
 Ban giám đốc: gồm Tổng giám đốc, Giám đốc công nghệ và Phó giám
đốc.

 03 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Hành chính – Nhân sự Kế toán, phòng Phát triển, phòng Marketing - Sales.

16


Sau đây là từng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban trong Công ty;
 Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người đứng đầu hội đồng quản trị có nhiệm vụ
lập kế hoạch hoạt động, tổ chức việc thông qua quyết định, giám sát quá trình tổ
chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
 Tổng Giám đốc: đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty. Giám đốc
thực hiện tất cả các chức năng quản trị, là người điều hành mọi hoạt động xảy ra
trong công ty. Giám đốc định ra chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển cho
công ty.
 Giám đốc công nghệ: là người hoạch định chiến lược, cũng như điều hành
những hoạt động công nghệ thông tin của công ty. Bên cạnh đó cũng là người quản
lý việc thực hiện tiến độ, kết quả dự án ký kết với khách hàng.
 Phó giám đốc: Giúp cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động
của công ty theo sự phân công của Giám đốc, đồng thời chủ động tích cực triển
khai, thực hiện nhiệm nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về hiệu quả các hoạt động.
 Phòng Hành chính – Nhân sự - Kế toán: là sự kết hợp của hai bộ phận nhỏ
bao gồm hành chính nhân sự và kế toán.
17


 Bộ phận Hành chính - Nhân sự thực hiện việc tham mưu cho giám đốc về tổ
chức quản lý và sử dụng lực lượng công nhân viên, thực hiện chế độ và
chính sách đối với người lao động.
 Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm ghi nhận các thông tin tài chính và phi tài
chính được cung cấp từ phòng kinh doanh, bên cạnh đó có chức năng tham

mưu cho Giám đốc tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán
kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời quản lý vốn,
hành hóa, tiền mặt đảm bảo sử dụng có hiệu quả không để thất thoát vốn,
đảm bảo tính kịp thời chính xác trung thực cá nghiệp vụ phát sinh trong toàn
công ty.
 Phòng Phát triển: Tiến hành sản xuất theo kế hoạch được giám đốc phê
duyệt, thực hiện các dự án, đơn hàng của khách hàng mới được cung cấp từ phòng
marketing- sales. Hiện tại phát triển 2 mảng chỉnh là Web và Moblie. Việc phân
công thực hiện các mảng do giám đốc công nghệ đảm nhận.
 Phòng Marketing - Sales: chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng để tạo uy tín cho công ty. Đưa ra đơn hàng và các hợp đồng kinh tế,
theo dõi việc thực hiện hợp đồng của đối tác, tạo sức ép để khách hàng có trách
nhiệm thực hiện hợp đồng. Phối hợp với phòng phát triển tiến hành lập kế hoạch
sản xuất và đưa ra sản phầm phù hợp chất lượng và kịp tiến độ.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Savvycom
2.2.1. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Savvycom
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 – 2017
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Doanh thu hoạt động
tài chính
5. Chi phí tài chính
6. Chi phí quản lý kinh
doanh
7. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh


2016
15.684.871.424

2017
21.720.746.895

11.739.261.840
3.945.609.584
29.285.794

15.783.098.376
5.937.648.519
81.443.195

42.007.916
3.025.541.549

23.132.845
3.309.444.725

907.345.913

2.686.514.144
18


8. Thu nhập khác
9. Chi phí khác
10. Lợi nhuận trước thuế

11. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
12. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp

2.917.986
407.647
909.856.252
59.239.729

3.437.251
1.807.016
2.684.883.909
165.903.937

850.616.523

2.518.979.972

Nhận xét:
 Các khoản mục chi phí:
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán và các
khoản mục chi phí của Savvyycom
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng
bán
Chi phí tài
chính
Chi phí quản



Chênh lệch tuyệt đối
4.043.836.536

Tỷ lệ tăng/ giảm
34,45%

(18.875.071)

(44,93%)

283.903.176

9,38%

Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2016 – 2017, điều
này có thể giải thích bằng việc đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động của Công ty cùng
với sự thay đổi lớn tromg cơ cấu ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển
phần mềm.
Chi phí tài chính trong năm 2017 đã được điều chỉnh và giảm đáng kể so với
năm 2016, chi phí quản lý tăng nhẹ. Sự thay đổi này là do những chính sách quản lí
chặt chẽ các chi phí trong Công ty để tránh lãng phí như sự cắt giảm trong chi phí
công tác của nhân viện, chi phí chung,…
 Phân tích lợi nhuận
Chỉ tiêu
Mức chêch lệch
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và 1.992.038.935
cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 1.779.168.231
doanh

19


Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

1.775.027.657
1.668.363.449

Lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2016 – 2017 tăng khá cao (trên 1 tỷ
đồng). Kết quả này trước hết đến từ mức tăng mạnh trong doanh thu. Có được điều
này là do những cải tiến trong quy trình hoạt động kinh doanh của công ty. Việc
phân bổ quản lý theo từng dự án giúp công ty có thể kiểm soát được một cách toàn
diện các khâu của dự án, nhanh chóng phát hiện và khắc phục những hạn chế trong
quá trình triển khai.
Sự gia tăng của lợi nhuận còn đến từ hoạt động quản lý chi phí, đặc biệt là chi
phí tài chính của công ty. Do đa phần các khách hàng của Savvycom là các công ty
nước ngoài, vì vậy giao dịch của công ty chủ yếu liên quan đến ngoại tệ. Do đó,
việc kiểm soát chi phí về rủi ro tỷ giá là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn 2016 –
2017, chi phí tài chính của công ty đã giảm đáng kể chứng tỏ Savvycom đã có
những kiểm soát tốt hơn đối với rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, với đặc thù hoạt động kinh
doanh của mình, Savvycom cần thiết có những cách thức tối ưu hơn trong việc kiểm
soát các chi phí hoạt động, chi phí tài chính.
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần Savvycom
a. Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Savvycom
Chỉ tiêu
2016
2017
Số vòng quay vốn lưu 2,92
3,08

động
Kỳ luân chuyển vốn lưu 123
117
động
Hệ số thanh toán nhanh
1,99
4,33
Hệ số thanh toán hiện 2,51
4,53
hành

Số vòng quay vốn lưu động của Savvycom giai đoạn 2016 – 2017 đều ở mức
cao và có xu hướng tăng từ 2,92 lên 3,08. Kèm theo đó, kỳ luân chuyển vốn lưu
động cũng được rút ngắn từ 123 ngày xuống 117 ngày. Hệ số thanh toán nhanh cũng
như hệ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh khoản thực sự của Công ty
dao động rất mạn (Hệ số thanh toán nhanh tăng từ 1,99 lên 4,33 và hệ số thanh toán
20


hiện hành tăng từ 2,51 lên 4,53). Mặc dù Công ty có một lượng hàng tốn kho tương
đối lớn, tuy nhiên giá trị hàng tồn kho này lại chiếm phần nhỏ trong tổng tài sản lưu
động của Công ty, nên sự chênh lệch về giá trị giữa hệ số thanh toán nhanh và hệ số
thanh toán hiện hành không đáng kể. Điều này cho thấy tình hình tài chính của
Savvycom được duy trì một cách khá ổn định.
b. Thực trạng quản trị tiền mặt
Khởi điểm của việc kiểm soát đầu tư vào tài sản ngắn hạn là sự kiểm soát một
cách hữu hiệu tiền mặt hay những khoản tương đương tiền mặt. Tiền mặt của Công
ty thường được giữ dưới hình thức tiền mặt tồn tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và dạng
ngân phiếu.
Phân tích sự luân chuyển tiền mặt thuần của Savvycom trong giai đoạn qua ta



Bảng 3: Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần
Chỉ tiêu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SX- KD
Lưu chuyển tiền thuận từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuận từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

2016
427.793.496
(32.151.837)
0
395.641.659
2.159.628.574
2.562.523.269

2017
(1.593.747.782)
0
0
(1.593.747.782)
2.562.523.269
968.767.562

Bảng 4: Tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt

Tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn

2016
39,12%
43,24%

2017
11,4%
11,87%

Tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt so với tổng tài sản và tài sản lưu động có xu
hướng giảm trong giai đoạn 2016 - 2017. Điều đó thể hiện việc sử dụng tiền mặt
một cách hiệu quả của Công ty, tránh tình trạng tiền nhàn rỗi quá nhiều. Tuy nhiên
bản thân Công ty cần phải hạch toán nhu cầu tiền mặt dự trữ cần thiết một cách
chính xác nhất có thể đủ để trang trải cho các hoạt động kinh doanh thường nhật của
21


Công ty và sử dụng trong những trường hợp cấp bách.
Dựa vào lí thuyết đã được trình bày ở chương I ta có vòng quay tiền mặt qua
các năm 2016 - 2017 như sau
Chỉ tiêu
Vòng quay tiền mặt

2016
6,64

2017
12,3


Trong 2 năm vừa qua vòng quay tiền mặt của Technoimport liên tục tăng cao.
Đây là một tín hiệu không tốt cho hiệu quả kinh doanh của Công ty. Với đặc thù
kinh doanh gia công phần mềm, Savvycom thường luôn ở trong tình trạng Tuy
nhiên, chính sách bán hàng này lại cũng là một nguyên nhân quan trọng trong việc
làm giảm mức khách hàng không trả tiền ngay mà phải đợi một khoảng thời gian
kiểm tra phần mềm mới thu hồi được. Điều này ảnh hưởng lớn đến độ dự trữ tiền
mặt của Công ty, tạo ra trở ngại lớn đối với Công ty nếu Công ty không đủ tiền mặt
trang trải cho các khoản đầu tư ngắn hạn. Vốn bị chiếm dụng không phải là điều mà
các doanh nghiệp dễ dàng chấp nhận đánh đổi trong hoạt động kinh doanh của
mình. Nó sẽ tạo ra một chi phí cơ hội khá lớn trong việc sử dụng tiền mặt. Nhưng có
thể nói, khách hàng của Savvyycom hầu hết là những khách hàng đã quen thuộc và
làm ăn lâu dài với Công ty, nên việc áp dụng chính sách trả chậm này không quá rủi
ro đối với Savvycom.
Cùng với biện pháp đẩy mạnh doanh số bán hàng và mở rộng đối tượng khách
hàng, Savvycom cũng đã biết vận dụng một số các biện pháp nhằm tăng tốc độ thu
hồi tiền mặt cụ thể như sau:
 Sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền thông qua hệ thống Ngân hàng.
Phương thức này không chỉ giúp cho việc thanh toán được thực hiện dễ dàng mà
còn giúp tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn để phát triển
kinh doanh và Công ty thu được một khoản lợi nhuận từ tiền gửi này.
 Cố gắng thuyết phục nhà cung cấp bán hàng theo phương thức trả chậm để
tranh thủ sử dụng các khoản tiền vào các hoạt động đầu tư ngắn hạn khác.

22


g. Thực trạng quản trị khoản phải thu
Bảng 5: Bảng tỷ lệ % quy mô của khoản phải thu

Tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn

2016
22,45%
24,82%

2017
18,95%
19,72%

Giá trị khoản phải thu ở mức trung bình và giảm trong giai đoạn 2016 - 2017.
Điều này cho thấy công ty đã có những thay đổi trong chính sách bán hàng của
mình. Đặt ra những tiêu chí khắt khe hơn cho những khách hàng trả chậm và liên
tục kiểm soát, nhắc khách hàng thanh toán đúng hạn:

 Tư cách tín dụng: là thái độ tự nguyện có nghĩa vụ trả nợ của khách hàng
qua những lần trao đổi mua bán khởi đầu với Công ty áp dụng đối với các khách
hàng mới.
 Năng lực trả nợ: dựa vào những lần thanh toán tiền hàng nhanh, đúng hạn
thì uy tín khách hàng được đánh giá cao và ngược lại, thanh toán quá hạn uy tín của
họ ngày một giảm sút.
 Vốn: nhân viên có thể đánh giá vốn của khách hàng qua tài sản vật chất của
doanh nghiệp họ. Đôi khi việc đánh giá này không chính xác do tài sản này có thể
được đầu tư bằng các khoản vay.
Dựa trên tất cả các yếu tố này, Công ty sẽ xem xét để cấp cho khách hàng một
khoản tín dụng hợp lí. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện quy trình đánh giá vị
thế khách hàng này còn gặp nhiều khó khăn do mất nhiều thời gian, năng lực đánh
giá còn yếu.
Chính vì các nguyên nhân trên nên việc bán hàng chịu của Công ty hầu như
không được đảm bảo. Mặc dù hầu hết đều là các khách hàng có uy tín, nhưng bên

cạnh đó còn có những doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến hạn
quy định với Savvycom. Để việc thu hồi tiền có thể diễn ra một cách hiệu quả thì
Công ty đã đưa ra biện pháp như: nếu khách hàng không thực hiện đúng theo quy
định về thời hạn thanh toán và số tiền phải thanh toán hết thì Công ty sẽ cưỡng chế
việc thực hiện các hợp đồng tiếp theo và nếu kéo dài liên tục thì ngưng việc thực
hiện hợp đồng…
23


h. Thực trạng quản trị hàng tồn kho
Bảng 6: Tỷ lệ % quy mô của hàng tồn kho

Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn

2016
18,62%
20,58%

Chỉ tiêu
2016
Số vòng quay hàng tồn 8,47
kho
Chu kỳ hàng tồn kho
43

2017
4,41%
4,58%


2017
19,81
18

Số vòng quay hàng tồn kho tăng trong giai đoạn 2016 – 2017. Đây là một tín
hiệu tốt cho thấy khả năng quản lý của công ty đã cải thiện rõ rệt. Vì Savvycom là
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm nên lượng hàng tồn kho
của công ty là rất ít.
2.3. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu
động tại Công ty Cổ phần Savvycom
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Muốn vậy thì một trong
những vấn đề mà Công ty phải chú trọng đó là quản trị tốt vốn lưu động.
Qua việc nghiên cứu phân tích thực trạng vốn lưu động của Công ty cổ phần
Savvycom, ta có thể rút ra một số kết luận:
 Việc quản trị tiền mặt đáp ứng tốt hai mục đích: Thông suốt quá trình giao
dịch và dự phòng
 Chính sách tín dụng quản trị khoản phải thu còn một số điểm phải khắc phục:
áp dụng tỷ suất chiết khấu, chú trọng nhiều hơn đến các khoản phải thu để giảm nợ
quá hạn, nợ khó đòi, tăng lợi nhuận
 Quản trị hàng tồn kho khá tốt
Từ những kết luận trên, em đề xuất một số giải pháp sau:
 Cần tăng cường thực hiện dự báo tình hình biến động của tỷ giá ngoại tệ trên
thị trường để có những chính sách điều chỉnh phù hợp, ổn định kịp thời những tình
huống xấu xảy ra, nhanh chóng đưa ra những quyết định dự trữ ngoại tệ có hiệu
quả.
24



×